Vạn Thiên quốc thành lập trải qua hơn trăm năm, đã qua 3 đời vua, đến đồ thứ 4, Lý Thánh Đế lên ngôi vua, húy Lý Thiên Nguyên.
Sau khi lên ngôi không lâu, Lý Thánh Đế ban hành hàng loạt chính sách cải cách mọi mặt.
Sau 5 năm thực hiện cải cách, Vạn Thiên quốc ngày càng hùng mạnh, không bất kỳ quốc gia nào dám nhòm ngó.
Lý Thánh Đế lên làm vua không dễ, cận thần chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, trong đó phải kể đến Phùng Ngưng.
Tại khi Lý Thánh Đế chỉ là hoàng tử, chinh chiến sa trường cửu tử nhất sinh.
Ngay lúc tình huống cấp bách, mành chỉ treo chuông, Phùng Ngưng đem 1 vạn binh lính tới giải nguy, cứu Lý Thiên Nguyên một mạng.
Kể từ đó, cả hai bề ngoài quân thần nhưng thực chất tựa như huynh đệ vào sinh ra tử, không ít lần cứu nhau trong ngang tấc.
Sau khi Lý Thiên Nguyên làm vua, chia cả nước làm 20 đạo, chịu sự quản lí 5 phủ: Bắc phủ, Nam phủ, Đông phủ, Tây phủ, Trung phủ (nơi đặt kinh sư).
Đồng cai quản mỗi phủ là Tả, Hữu Đô đốc.
Tổng quản 5 phủ là Thái úy.
Dưới chiến công hiển hách phò tá Lý Thiên Nguyên lên làm vua, Phùng Ngưng được phong làm Thái Uý.
Có điều Phùng Ngưng lại lấy lý do không đảm đương nổi liền thoái thác.
Đẩy qua đẩy lại, Lý Thiên Nguyên liền phong Phùng Ngưng làm Tả Đô đốc cai quản Trung phủ.
Này chính là muốn đem Phùng Ngưng tại bên mình, đồng thời thể hiện tín nhiệm rất lớn tới Phùng gia.
Bên cạnh Phùng Ngưng được tín nhiệm, còn Dư Thừa Chí, lão đã làm quan phò tá 2 đời vua, chinh chiến theo tiên đế không biết bao trận, vốn định phò tá Lý Thiên Nguyên lên làm vua liền cáo lão về quê.
Không nghĩ tới bị đẩy lên làm Thái Uý, trong lòng chỉ biết thầm mắng Phùng Ngưng thấy khó mà đẩy lão già lên ngọn sóng.
Dư Thái Uý từ đó cứ hễ gặp Phùng Đô đốc liền không ngừng đâm chọc.
Lý Thánh Đế lên ngôi 5 năm, có 4 hoàng tử, 1 hoàng nữ.
Đại hoàng tử cùng ngũ công chúa do Triệu hoàng hậu sinh ra, cũng là người Lý Thánh Đế sủng ái nhất.
Vốn quốc thái dân an, nhưng các tù tưởng vùng biên giới lại không an phận, cấu kết bè đảng, tự ý chiêu binh, Phùng Ngưng lúc này vốn muốn xin cầm quân dẹp loạn nhưng không được.
Lý Thánh Đế thấy hắn mới trở về chưa được bao lâu đã muốn xuất chinh liền không chuẩn tấu, dù gì triều đình cũng không thiếu người, liền cử tướng khác.
Ấy vậy viên tướng kia không những không dẹp loạn đảng, còn trở thành thủ lĩnh của chúng.
Lúc này Phùng Ngưng tuyệt đối không thể làm ngơ, chính thân đem đầu phản thần hái xuống dâng lên Lý Thiên Nguyên.
Trải qua sự vụ lần này, Lý Thánh Đế càng quyết tâm xây dựng một bộ luật, điều chỉnh xã hội.
Bộ luật đầu tiên trong lịch sử cứ thế ra đời, mang tên Vạn Tường.
Nội dung Bộ luật Vạn Tường gồm 11 chương, chia làm 600 điều.
Bộ luật quy định đủ các mặt như:
Chương 1 quy định về quân đội bảo vệ kinh thành, hoàng tộc, các tội danh có liên quan.
Chươnng 2 quy định về hình phạt xử lý các quan lại triều thần.
Chương 3 liên quan đến các biện pháp quân sự nhằm răn đe, kỉ luật các tướng, sĩ triều đình.
Chương 4 quy định các vấn đề, giải quyết và xử lý tội phạm liên quan đến vấn đề hộ tịch, nhân thân, hôn nhân và gia đình.
Chương 5 quy định những vấn đề liên quan đến lĩnh vực ruộng đất, thừa kế, hương hỏa và các tội trạng có liên quan.
Chương 6 quy định về quy định xử trí các hành vi trộm cắp, giết người.
Chương 7 là về các tội danh liên quan đến quấy rối trật tự xã hội, bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác.
Chương 8 với các điều liên quan đến các tội giả mạo, lừa dối trong các lĩnh vực giao dịch dân sự, các quy định khác nhau về khế ước.
Chương 9 với các điều khoản là những vấn đề liên quan tới các tội phạm gây nguy hiểm cho xã hội mà chưa được quy định ở các chương khác.
Chương 10 nêu chi tiết cách quy định xử lý tội phạm đào tẩu, vượt ngục, chạy trốn.
Chương 11 chủ yếu là các điều khoản quy định về các lễ nghi, quan phục, hình cụ.
Dưới sự trị vì của Lý Thánh Đế, quốc thái dân an, dân chúng an cư lạc nghiệp, quốc gia ngày càng phồn thịnh, các quốc gia lân bang không dám nhòm ngó.
Một thời thịnh trị nhất trong lịch sử..