CHƯƠNG 80
Sơn ngoại thanh sơn lâu ngoại lâu, Tây Hồ ca vũ kỷ thời hưu? Noãn phong huân đắc du nhân tuý, Trực bả Hàng Châu tác Biện Châu (Lớp lớp non xanh, lớp lớp lầu. Tây Hồ múa hát đến bao lâu? Gió êm đã ngấm say lòng khách. Dám bảo Hàng Châu cũng Biện Châu!), bài thơ này là Đề Lâm An Để, ca ngợi thành Hàng Châu năm đó phồn hoa, cho đến bây giờ vẫn thịnh vượng như cũ.
Hàng Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, chỗ sông Tiền Đường nhập cửa biển, nam đoan kinh hàng Đại Vận Hà. Hàng Châu cũng từng là nơi đóng đô của triều đại Nam Tống, kinh tế phát đạt, tố có đất lành, tơ lụa đẹp nổi tiếng, cùng với Tô Châu được xưng tụng là Tô Hàng, cái gọi là “Trên có thiên đường, dưới có Tô Hàng”.
Ngày mười hai tháng năm, Long Khánh năm thứ mười một, triều đình ban chiếu thư tuyên bố hoàng đế và hoàng hậu sẽ khởi hành nam tuần Hàng Châu, thị sát dân tình, hoãn lại việc triều chính. Buổi sáng ngày hai mươi ba tháng năm, thuyền sẽ cập bến Hàng Châu, dừng chân một tháng. Trước lễ vạn thọ của hoàng hậu sẽ trở lại kinh thành.
Tổng đốc mân chiết Lưu Thụy Nhân, tướng quân Hàng Châu Lý Quốc Thường cùng với các văn võ quan lại đã sớm ở trước thuyền quỳ thành hai hàng, nhưng Tư Mã Ngung lại bảo Lý Trường An truyền lệnh cho chúng quan không cần tấn kiến, mau quay về bản vị, khiến chúng quan kinh hoàng. Lễ Trọng hối lộ Lý Trường An mới biết là đế hậu không muốn bọn họ quấy rầy, chứ không phải bất mãn bọn họ, vì thế ngoan ngoãn rời đi.
“Húc Nhi, tới nơi đó du ngoạn trước”. Tư Mã Ngung và Từ Húc cải trang thành thương nhân, Lý Trường An thì cải trang thành tùy tùng, còn có rất nhiều thị vệ giả dạng thường dân ở bên cạnh bảo hộ đế hậu.
Đế hậu đang ở lầu hai của một thanh lâu, nhấm nháp trà Long Tĩnh, một danh trà ở Tây hồ.
“Ngung, ta nghe người khác nói Hàng Châu Tây hồ có mười cảnh đẹp có một không hai, ta muốn xem”. Hắn một bên nhìn cảnh sắc bên ngoài, một bên phấn chấn nói với Tư Mã Ngung.
“Tiểu lễ tử, ngươi là người Hàng Châu, ngươi mau dẫn đường cho chúng ta”. Tư Mã Ngung tay cầm một phiến quạt tinh xảo quạt cho ái thê. Trên phiến quạt vẽ cảnh Tây hồ và một bài thơ về Hàng Châu của Bạch Cư Dị.
“Nô tài tuân chỉ”. Tiểu lễ tử đứng một bên hầu hạ lập tức đáp ứng.
Lúc này có một đám lưu manh thèm nhỏ dãi vẻ đẹp tuyệt sắc của Từ Húc nên muốn tiến lên gây sự, kết quả bị thị vệ bắt giữ, kéo đến quỳ trước mặt hoàng đế.
“Các ngươi ăn gan báo sao? Dám can đảm gây rối với trẫm, giải ra nơi khác chém đầu”. Tư Mã Ngung dùng phiến quạt gõ vào đầu một tên lưu manh.
“Xin Thánh Thượng, nương nương tha mạng”. Tất cả mọi người ở thành Hàng Châu đều biết đế hậu sẽ đến đây thị sát, theo sự phô trương của bọn họ, tên lưu manh tự nhiên sẽ biết người ngồi trước mặt đây chính là đương kim Thánh Thượng.
“Ngung, bọn họ sao biết ngươi là đương kim Thánh Thượng? Mà tội của bọn hắn cũng không đến mức phải chém”. Từ Húc uống một ngụm trà, nhìn nhìn đám lưu manh.
“Vậy được rồi, giải bọn họ đến nha môn, mỗi người đánh một trăm gậy, nếu về sau còn dám gây sự, giết không tha”. Tư Mã Ngung phân phó cho thị vệ.
“Tạ ơn Thánh Thượng, nương nương đã ban ân”. Đám lưu manh không ngừng dập đầu, sau đó nhanh chóng bị mang đi.
“Ngung, hay là chúng ta đi chơi thuyền ở Tây hồ đi, đợi đến buổi tối lại xem cảnh bình hồ thu nguyệt (trăng mùa thu trên hồ yên bình), được chứ?”. Bạch đê Tây hồ, tiền lâm ngoại hồ, phía bắc dựa vào Cô Sơn, ban đêm trăng sáng nhô lên cao, cảnh hồ bình yên phẳng lặng như gương, rất thanh bình. Tiền nhân có câu thơ: Nước Tây Hồ bình lặng như gương. Trăng đẹp bốn mùa nhất đêm thu. Dù rằng chẳng phải mùa thu đấy. Giang Nam tuyệt cảnh vẫn là đây. (*)
“Đương nhiên, Húc Nhi, chúng ta đi thôi”. Sau khi đế hậu rời khỏi, khách trong thanh lâu đều đoán ra được thân phận của bọn họ.
Phong cảnh Tây hồ tú lệ như tranh vẽ, lịch đại thi nhân mặc khách lại thêm ưu ái, đều lấy thơ mà tán tụng.
“Thủy quang liễm diễm tình phương hảo, sơn sắc không mông vũ diệc kì, dục bả Tây hồ tỉ Tây tử, đạm trang nùng mạt tổng tương nghi. (Trời tạnh long lanh hồ đã đẹp, mưa phùn mịt mịt núi càng xinh, tây hồ đâu khác nàng Tây tử, trang điểm cùng không nét vẫn tình)”. Từ Húc ngồi trên thuyền, nhìn thấy cảnh đẹp, không khỏi ngâm khẽ Ẩm Hồ Thượng Sơ Tình Phục Vũ của Tô Đông Pha.
“Tây hồ có đẹp đến đâu cũng không bằng Húc Nhi của trẫm, nếu trẫm sớm một chút thừa nhận là yêu ngươi, chúng ta đã không lãng phí mười năm quý giá đó”. Tư Mã Ngung thở dài buông mái chèo trên tay, chiếc thuyền lập tức dừng lại giữa Tây hồ.
“Ngung, mười năm sau sẽ không lãng phí, mười năm sau nữa cũng sẽ không lãng phí, chỉ cần ngươi không chán ghét ta”. Từ Húc nói xong còn chủ động hôn Tư Mã Ngung.
Tư Mã Ngung rốt cuộc nhịn không được, khẩn trương cởi y phục của hắn, ý định sủng hạnh hắn ngay trên thuyền.
“Ngung, sẽ có người nhìn thấy chúng ta, không được”. Đám người Lý Trường An đang ở trên chiếc thuyền khác cách đó không xa, hơn nữa trên hồ còn có nhiều du khách.
“Bọn họ dám ý kiến, Húc Nhi của trẫm, ngươi đáp ứng trẫm đi”. Tư Mã Ngung ai ai khẩn cầu.
“Được rồi, nhưng chỉ có thể làm một lần”. Hắn chỉ còn cách đáp ứng, chính là hắn không ngờ rằng gần đó có một thư sinh nghèo túng thấy rõ mọi việc, ngày sau nhân ngày hội thành vẽ tranh Đế hậu Tây hồ, nhờ đó trở nên giàu có, cuối cùng bức tranh này được đưa vào cung, Tư Mã Ngung còn chấp bút viết một bài thơ, khiến Từ Húc rất tức giận.
“Trẫm đáp ứng ngươi”. Hoàng đế lập tức ôn nhu hôn lên người hắn. Rất nhanh, âm thanh rên rỉ kiều diễm liền vang vọng khắp mặt hồ.
——————————————————————————————
Lời tác giả: Chuyện Tư Mã Ngung và cẩu nô Từ Húc đến đây đã kết thúc, muốn biết chuyện xưa của họ và người thân, hãy tiếp tục xem nam hoa đán cung đình sinh hoạt.
(*) Bài thơ này ta tìm mãi không thấy nên dựa vào nghĩa mà bịa đại. Mong mọi người thông cảm >///