Chân Long Kiếm

Kinh thành Thăng Long, nằm dọc theo bờ con sông Nhị, một nơi phồn hoa đô hội. Những đoàn thuyền nối đuôi nhau ra vào tấp nập, trên hai bờ, khung cảnh buôn bán sầm uất, chợ búa, hàng quán mọc lên khắp nơi. Hàng nghìn những mái nhà lớn nhỏ san sát nhau kéo dài vượt ra khỏi tầm mắt
Trời đã bắt đầu chuyển về chiều mà phố xá vẫn nhộn nhịp người lại qua, tiếng nói tiếng cười rộn rã. Cuộc sống đã bắt đầu trở lại với nhịp độ vốn có của nó sau khi quân Chiêm rút khỏi kinh thành.
Giữa khung cảnh tươi vui, xuất hiện 1 lão nhân tay xách túi nải, ông lão đó chính là Phùng Sĩ Chu. Quãng đường từ Yên Sơn đến Thăng Long nói gần chẳng gần, nói xa cũng không phải xa, bằng vào võ công bản thân, ông lão chưa mất đến một ngày đêm đã tới kinh thành.
Ông chọn một quán ăn nằm ở bờ Đông của Hồ Tây để nghỉ ngơi trong những ngày ở kinh thành. Ông không định sẽ ở đây lâu, bởi theo dự tính của ông thì sau khi xong việc tại kinh thành ông sẽ quay trở về bản môn, đã đi xa bản môn hơn hai chục năm, trong lòng tất nhiên sẽ nhớ nhung.
Đứng trên lầu ngắm cảnh hoàng hôn, trong lòng Phùng lão chợt dấy lên một nỗi niềm khó tả. Kí ức năm xưa chợt ùa về, nhớ ngày đó ông thường cùng vợ ra Hồ Tây ngắm cảnh, mỗi lần như thế nàng đều nói cười vui vẻ, ánh mắt long lanh, má hây hây đỏ làm ông ngây ngất. Nụ cười đó, ánh mắt đó, đôi môi đó, bòng hình thướt tha đó đã khắc sâu vào tâm khảm ông, cả đời cũng không thể nào quên được!
Ông nhìn xuống Hồ Tây, mặt hồ sóng gợn lăn tăn, nhìn sang bãi cỏ, gió thổi qua thảm cỏ có vẻ gì đó thật đìu hiu, trong lòng bỗng thấy buồn man mác. Ôi, cảnh còn nhưng người thì đã mất, cảm xúc trào dâng, bất giác ông ngâm lên:
Thập niên sinh tử lưỡng mang mang
Bất tư lượng
Tự nan vong
Thiên lý cô phần
Vô xứ thoại thê lương
Túng sử tương phùng ưng bất thức
Trần mãn diện
Mấn như sương
Dạ lai u mộng hốt hoàn hương
Tiểu hiên song
Chính sơ trang
Tương cố vô ngôn
Duy hữu lệ thiên hàng
Liệu đắc niên niên trường đoạn xứ
Mịnh nguyệt dạ
Đoản tùng cương.
Dịch thơ:
Mười năm sinh tử miên man
Lòng xuân khôn dứt muôn vàn ái ân
Quan san vạn dặm cô phần
Thê lương tình ấy phân trần nơi đâu
Tương phùng chẳng nhận được nhau
Tóc xanh mặt ngọc đượm màu phong sương
Đêm mơ về lại cố hương
Thấy em hiên vắng soi gương chải đầu
Nhìn nhau chẳng nói một câu
Tóc xanh ướt đẫm lệ sầu chứa chan
Biết khi trăng sáng thông ngàn
Đoạn trường chốn ấy gặp nàng được chăng
(Vi Nhất Tiếu dịch)
Tâm trạng của Phùng lão bây giờ bảy phần giống với Đông Pha cư sĩ thời nước Đại Tống khi nhớ vợ mình, nên mới tức cảnh sinh tình, buột miệng ngâm thơ. Nỗi nhớ người thương bùng cháy làm lòng ông đau như cắt.
Trời dần về đêm, ánh mặt trời cuối cùng cũng đã lặn xuống và những người nông dân cũng lặng lẽ về nhà lặng yên nằm ngủ như quá mệt mỏi vì vất vả cả ngày.
Những vì sao lung linh như mộng ảo phủ kín bầu trời đêm, trăng trên cao tỏa sáng vằng vặc, chiếu những sợi tơ vàng xuống mặt đất như phủ lên một tầng lụa mỏng mơ hồ, tất cả tạo nên một khung cảnh đẹp đến say lòng người, đáng tiếc lúc này Trần Thì Kiến lại không có tâm tình thưởng thức. Gương mặt ông hiện rõ sự bồn chồn lo lắng: "Triều chính rối ren, vận nước bất ổn, thế cục đảo điên, lại thêm ngoại xâm đe dọa, ôi, biết bao giờ mới thấy được hòa bình." Ông lòng không yên, cứ tới tới lui lui không ngừng, những nếp nhăn do thời gian hằn sâu trên trán. Thế rồi Trần lão bỗng mỉm cười nói:
- Sư huynh, huynh nấp ở đó cũng lâu rồi, sao vẫn chưa chịu xuất hiện đi.
- Ha ha ha!
Tiếnp cười của Phùng lão vang lên sang sảng:
- Ha ha ha, ta đã vận công bế khí, không ngờ vẫn bị đệ phát hiện.
Phùng lão từ trên mái nhà phi thân xuống, râu trắng phất phơ như thần tiên hạ phàm, vẻ mặt tươi cười, ông hiện tại rất vui. Trần lão cũng vui mừng không kém, hai sư huynh đệ ôm chặt nhau, cười to đầy sảng khoái. Trần Thì Kiến cười nói:
- Sư huynh, mấy chục năm không gặp, râu tóc đã bạc trắng cả.
Phùng lão cảm thán:
- Đệ cũng giống vậy thôi, chúng ta đều già hết rồi, già hết cả rồi.
Sau phút xúc động, Trần Thì Kiến thâm tình nói:
- Sư huynh, quá lâu chúng ta chưa có cơ hội gặp nhau thế này, huynh hãy ở đây vài ngày.
Phùng lão từ chối:
- Không, ta chỉ đến thăm đệ rồi sẽ rời đi.
- Hay nói rõ hơn, huynh đến để xem đệ giải thích với hoàng thượng như thế nào đúng không?
Làm sư huynh đệ đồng môn đã mấy chục năm nên Trần lão rất hiểu Phùng lão. Phùng lão cũng không nói dối, gật đầu trả lời:
- Không sai, khi nhìn thấy thiên tượng liên tục xuất hiện, ta đã rất lo cho đệ. Làm bạn với vua như làm bạn với hổ, chỉ một lần lỡ lời thì lập tức mất mạng.
Trần lão tiếp lời:
- Nhắc đến nhiệm vụ phò tá Hoàng Thượng và triều đình, đệ xin nói thật một câu, khi xưa sư huynh đệ chúng ta từng hợp sức trợ giúp tiên đế đánh bại quân Nguyên, sau đó vài năm, sư huynh đột ngột bỏ đi, khi biết tin, đệ đã rất buồn và thất vọng.
Chuyện cũ xảy ra từ rất lâu, nhớ lại nó, trong lòng không khỏi có chút hoài niệm, Phùng lão không vì lời thẳng thắn của sư đệ ông mà giận, ông chỉ cảm khái:
- Sư huynh biết chứ, có điều chẳng phải khi xưa, trước lúc chúng ta rời sư môn đi phò tá tiên đế, sư phụ từng nói sau khi đại phá quân Nguyên lần ba thì chúng ta nhất định phải rời đi. Nếu còn tiếp tục ở lại, hậu quả khôn lường.
- Tính tình huynh thích tiêu dao tự tại, đệ hiểu rõ nên chẳng chê trách sư huynh đâu. Những lời khuyên răn của sư phụ đệ nhớ chứ, mà bản thân đệ cũng muốn được như sư huynh, chỉ là quốc gia đang trong lúc dầu sôi lửa bỏng, đệ không thể khoanh tay đứng nhìn.
Hai tay Phùng lão siết chặt đầu vai Trần lão, đôi mắt ông mở lớn, sáng rực như tóe lửa:
- Ôi sư đệ của ta, sao đệ vẫn mãi chấp mê bất ngộ như vậy, Hoàng Thượng hiện tại ngồi trên ngai vàng hiện tại có đáng để đệ ra sức phò tá hay không? Mặt khác, đệ thân là trưởng môn, đệ phải nghĩ cho tâm huyết của các bậc tiền nhân đã sáng lập ra môn phái chứ.
Trần lão vẻ mặt cứng lại, không phục, lên tiếng phản bác:
- Không, người chấp mê bất ngộ là sư huynh chứ không phải là đệ. Tuy rằng huynh nói đúng, Hoàng Thượng tửu sắc vô độ, gian thần lộng triều nhưng dù sao vẫn còn một số ít trung thần luôn luôn ra sức cố gắng vực nó dậy, trong đó cả huynh lẫn đệ, chả lẽ nó không đáng sao? Không, đệ thấy đáng lắm, và chắc hẳn các bậc tiền nhân của bản phái cũng đồng ý với việc làm của đệ.
- Chỉ sức lực của một vài người như đệ liệu có thể làm được gì? Sư đệ à, không gì cả, tất cả công sức chỉ là muối bỏ bể mà thôi, nó không tạo ra ảnh hưởng gì cả đâu.
Trần lão cương quyết:
- Nhưng nếu như có thêm sư huynh thì sẽ khác, chỉ cần hai chúng ta hợp sức thì không gì không làm được, giống như bốn mươi năm về trước vậy.
Phùng lão bất lực buông tay ,thở dài chán nản:
- Quá khứ mãi mãi chỉ là quá khứ, đệ đừng nhắc nữa! Sư đệ, ta một lần nữa khuyên đệ hãy quay về đi, đừng ở đây nữa.
Trần lão vẫn lắc đầu:
- Thôi sư huynh đừng nói nữa, xem ra cả huynh và đệ đều là những kẻ chấp mê bất ngộ, khó có thể sửa đổi, giờ lòng đệ đã quyết, dù trời có sập đệ vẫn sẽ làm.
Phùng lão định nói thêm gì nữa, sau cùng thở dài xua xua tay:
- Được rồi, ta không nói nữa. Phận làm sư huynh, ta chỉ muốn tốt cho đệ, nhưng ta cũng không muốn thấy vì chuyện này mà gây ảnh hưởng đến tình cảm của sư huynh đệ chúng ta.
Lúc này một tên nô tài của phủ đi tới thông báo cho Trần lão:
- Đại nhân, Hoàng thượng giá đáo.
Trần lão không hề ngạc nhiên, ông hờ hững nói:
- Hoàng thượng đến đây ư? Được, ta ra ngay!
Phùng lão hướng mắt ra ngoài đại sảnh, rồi quay lại bảo sư đệ ông:
- Sư đệ, Hoàng Thượng đến, ta không tiện ở đây lâu, có lẽ ta tạm lánh đi một lát.
Trần lão gật đầu đồng ý:
- Sư huynh nói cũng có lý, vậy huynh ra hậu viện ngồi đợi đệ, khi Hoàng Thượng trở về rồi chúng ta sẽ lại tiếp tục hàn huyên.
- Được
Trần lão sau khi sắp xếp chỗ cho Phùng lão thì ra ngoài đại sảnh. Ông chỉnh lại y phục rồi quỳ xuống dập đầu hành lễ:
- Vi thần bái kiến Thánh thượng, cẩn mong Thánh thượng muôn muôn tuổi.
- Miễn lễ.
- Tạ ơn Thánh thượng.
Trần Phế Đế là vị vua thứ mười của triều Trần. Ông ta là một vị vua u mê, nhu nhược, không làm nổi việc gì, để cho uy quyền ngày càng rơi vào tay kẻ dưới, không ai khác mà chính là Lê Quý Ly. Ông ta lại có phần hơi háo sắc, không chịu tu tâm dưỡng tính nên võ công Hoàng triều của Trần gia chỉ luyện được chưa đến hai phần.
Ngay trong đêm thiên tượng xảy ra, khi vua đang say sưa với cung tần mỹ nữ thì bỗng dưng người mệt lả, cảm giác dương khí trên người thoát ra nhiều, không tự chủ được mà “thả quân”. Ông ta ở ngôi cửu ngũ chí tôn, võ công Hoàng triều có liên hệ mật thiết với Long khí, dù chỉ luyện ít ỏi nhưng nếu nó biến động, ông ta vẫn sẽ biết được. Vì thế ông ta hoảng hốt, chạy ngay đến Trần Thì Kiến hỏi.
Trần lão cứ giải thích đúng sự thật đó là do Quý Ly có ý đồ làm cướp ngôi, làm Tử Long khí suy yếu, ông bỏ qua Kim Long khí bởi sự uy hiếp lớn nhất hiện tại là Thanh Long khí. Phế Đế hỏi tiếp ông cách xử lý thì ông đáp lại rằng: “chỉ có cách duy nhất là trừ khử Quý Ly.”
Trong lòng Phế Đế e ngại quyền lực của Quý Ly trong triều quá lớn mạnh nên chưa dám quyết định, bề ngoài giả bộ nói là việc này quá lớn, cần phải xem xét kỹ lưỡng. Nhưng rồi dương khí mỗi lúc một yếu, vua càng thêm lo sợ nên hôm nay lại đến tìm Trần lão. Trần lão dù hiểu nhà vua đến đây với mục đích gì nhưng phận làm bề tôi vẫn phải hỏi:
- Đêm đã khuya, Hoàng Thượng nên nghỉ ngơi, Ngài thân chinh đến phủ của thần hẳn có việc gì gấp rút?
Vua trừng mắt nói:
- Ngươi còn giả ngốc nữa hả, đại kiếp của trẫm chưa hóa giải, ngươi nghĩ trẫm có thể ngủ yên được sao?
Ông lặp lại câu nói lần trước:
- Hoàng thượng, vi thần đã từng nói muốn hóa giải trường đại kiếp này và ngồi vững ngôi vàng, chỉ có duy nhất một cách là người phải trừ khử Quý Ly, không được để cho y tự tung tự tác, phá hoại triều đình nữa.
Phế Đế tức giận vung tay quát:
- Trẫm biết, đương nhiên trẫm biết, nhưng hiện giờ thế lực của hắn rất lớn, nhân tài của hắn nhiều vô số kể, còn trẫm chỉ có mình ngươi và tên thái giám hầu hạ bên cạnh là tâm phúc thì làm sao có thể diệt được hắn đây.
Trần lão vẫn chỉ trả lời lấp lửng:
- Hoàng thượng, chỉ cần người có lòng muốn diệt lão ta, tất sẽ có nhân tài giúp người.
Vua hiểu ý, hỏi ngay:
- Vậy ngươi có cách gì không?
- Dạ thưa Hoàng thượng, tai vách mạch rừng, vi thần khó mà nói ra được.
Rồi ông dùng phép Truyền Âm Nhập Mật truyền sang vua tâu trình kế hoạch.
***************Chú thích*******************
Năm 1165, vợ của Tô Thức là Vương Phất từ trần mới 27 tuổi. Mười năm sau (Ất Mão 1775), Tô Thức đang làm “Tri Châu” ở Mật Châu (Sơn Đông), xa cách quê hương (Tứ Xuyên) mấy ngàn dặm. Đêm mơ thấy người vợ đã khuất, ông làm bài từ điệu vong này. Tô Thức là người đầu tiên làm từ điệu vong.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui