Chàng Trai Của Tôi Là Thế Đó!


Nhà này tuy nghèo nhưng được cái bà ngoại ghẻ biết hưởng thụ, vật dụng trong nhà trừ mấy thứ lặt vặt ra thì còn lại đầy đủ, kể cả điện nước.
Tôi dạo một vòng quanh phòng bà ngoại ghẻ, quả nhiên nội thất có khác biệt lớn, tỷ như cái giường cái tủ hay cái bàn cái ghế chất lượng đều vượt xa các phòng khác.

Xem chất liệu này, kiểu dáng này, chậc chậc, tôi tự hỏi ngoài rút tiền Thị Sắc bà lão này còn kiếm tiền phạm pháp đâu đó không, một nông dân nghèo mất sức lao động không thể tự mình mua ngần ấy thứ đắt đỏ như thế này được.
Nhưng thôi, kệ đi! Tóm lại cái này nhà bây giờ chính thức thuộc về tôi.
Thằng nhóc Mai Thừa Vũ ngồi trước sân mười mấy phút vẫn chưa bước vào nhà.

Tôi thật muốn nghiền cái đầu nó ra xem thử bên trong chứa cái gì.

Bà ngoại ghẻ hành hạ thì nó vào, bà ngoại ghẻ cắp đồ bỏ đi nó lại không chịu vào.

Hay là nó sợ tôi hơn bà lão ấy? Không thể nào, tôi nhớ bà già kia đánh đập thằng bé còn dã man hơn cơ, Thị Sắc bình thường bực bội nhiều nhất chỉ véo nó một cái cho đỡ ngứa mắt.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, tôi bắt đầu có chút nghi ngờ vấn đề thần kinh của thằng bé này.

Mấy năm nay xảy ra nhiều chuyện như vậy, tâm lý nó có còn ổn định không đấy?
Nói chung đợi sau này có thu nhập, chắc chắn tôi phải kéo nó đến bác sĩ một chuyến.

Trẻ nhỏ bị tổn thương không hồi phục nhanh như người lớn, không ai bày cho nó phương hướng, không ai chỉ cho nó lối ra, mà người lớn không tinh ý phát hiện, những tổn thương về tinh thần có thể bám theo suốt cả đời.

Theo nguyên tác, Thị Sắc không thể tự nhiên khích lệ mai Thừa Vũ bước vào nhà.

Điều này quá kì quái, không thể xảy ra được! Thế là tôi xưng xỉa mặt mày, nói vọng ra, "Bác sĩ dặn tao nhắc mày uống thuốc.

Mày lo vào đây lấy thuốc uống đúng liều, mấy tuần sau tái khám xảy ra sai sót về thuốc men, ông ta khiển trách thì mày nhừ xương với tao!"
Mai Thừa Vũ ngoái đầu nhìn vào trong, nghe tôi nói thế chần chừ một lúc mới nhảy xuống ghế, đi cà nhắc bước vào.
Tôi chỉ vào phòng đối diện, nói "Mày tạm thời ở phòng ngoại, phòng đó chăn chiếu đủ ấm, chờ chân lành hẳn thì cút về phòng tao.

Mất công bác sĩ đến khám chê Thị Sắc này chăm sóc không đủ chu đáo, hừ!"
Tôi diễn cho tròn vai mới quay về phòng lấy đồ chuẩn bị tắm.

Ngọc xanh từ tối hôm qua đến giờ vẫn im re không động tĩnh, đúng ý tôi, lão này mỗi lần mở miệng cứ làm tôi rất không vừa lòng.
Trời trở lạnh, tôi vào bếp đun nước nóng để tắm.

Tôi cố ý đun nhiều chút, lát nữa còn kiếm cớ chia cho Mai Thừa Vũ, thời tiết thất thường thế này trẻ nhỏ dễ bị cảm, tắm nước ấm vẫn an toàn hơn.
Tắm xong quả nhiên người thoải mái thư thái hẳn, tôi dùng khăn lau tóc, hắng giọng gọi, "Thằng nhóc đâu, ra tắm kẻo bẩn giường tao!"
Mai Thừa Vũ ở trong phòng không có động tĩnh gì.
Tôi bước tới trước phòng, đập cửa ầm ĩ, "Này, lượn ra tắm kẻo bẩn giường!"
Cửa từ từ mở ra, Mai Thừa Vũ ngẩng đầu lên nhìn tôi, mắt nó lờ đờ, hình như vừa chợp mắt.
Tôi tỏ thái độ bực mình, "Tao gọi nãy giờ mà mày không nghe? Còn giả điếc? Bước ra tắm mau!"

Mai Thừa Vũ nhẹ nhàng gật đầu, một tay đỡ tường, một chân cà nhắc tới cửa phòng tắm.

Tôi sợ sàn nhà còn trơn, lén đi theo nhìn nó một chút.
Trước khi Mai Thừa Vũ đóng chốt cửa, tôi nói vọng lại, "Trong thùng còn nước nóng, pha cùng nước lạnh mà tắm, mày mà bị cảm làm vết thương trở tệ, bác sĩ mắng tao thì tao làm thịt mày!" Tôi nói tiếp, "Còn nữa, hạn chế để nước tiếp xúc vào vết thương."
Tôi đột ngột lên tiếng làm Mai Thừa Vũ bị giật mình, điện mờ, tôi không thấy rõ nét mặt thằng bé.
Vào phòng, tôi lôi nguyên tác ra đọc đi đọc lại cả chục lần.

Nội dung chỉ viết về cảnh bà cháu tôi hành hạ thằng bé như thế nào, Mai Thừa Vũ bị đánh đập chửi mắng thê thảm ra sao, vân vân và mây mây, còn chuyện Thị Sắc sau khi mất việc, kiếm tiền bằng cách nào thì không hề đề cập đến.
Con mẹ nó, đúng là cuốn sách biến thái!
Tôi mất cả buổi tối ngồi liệt kê, suy nghĩ một đống cách kiếm tiền, ghi ghi gạch gạch cả chục lần vẫn hoang mang.

Trăng đã lên cao, tôi mệt quá, ném bút ngã lăn ra giường, ngủ.
Thôi kệ đi, mai tính.
***
Sáng dậy đã có chuyện vui.

Quả nhiên trời cao không tuyệt đường sống.

Chuyện là cái đám tang cuối xóm đã hạ huyệt, nhưng vẫn chưa có ảnh thờ.


Thật ra chưa kịp chụp ảnh thì người đã mất, chỉ còn mấy tấm ảnh cũ nhưng đã bị úa màu theo năm tháng.

Thế là tôi mò qua đề nghị vẽ tranh chân dung của người vừa mất, tôi có thể phục chế ảnh cũ qua một vài nét có sẵn.

Người mất là Hoàng Trịnh, vợ anh ta tên Trần Lan, người vợ lúc đầu có hơi lưỡng lự cũng bởi nhân phẩm đồn xa của tôi, sau rồi vẫn đồng ý để tôi thử.

Họ biết gia cảnh tôi nghèo nên mua hẳn cả bộ dụng cụ vẽ, quan trọng là tôi có vẽ giống hay không thôi.
Gặp trúng nghề, tôi mừng rỡ, cười tươi như hoa cả buổi.

Hồi học đại học tôi cũng đi làm thuê nghề này, ít nhiều vẫn có một ít kinh nghiệm.
Tôi mua mấy cái bánh bao ném cho Mai Thừa Vũ, "Ăn đi" rồi lao vào phòng, đóng cửa, cài chốt, cặm cụi vẽ tận mấy tiếng đồng hồ.
Vẽ xong thì trời cũng chập tối, tôi đóng khung tranh đàng hoàng mới gói lại, đưa đến nhà Trần Lan.

Lúc mở giấy gói ra nhìn thấy bức chân dung, cả gia đình ai cũng giàn giụa nước mắt, Trần Lan kích động không kiềm nén nổi, ôm bức tranh vào lòng khóc nấc thật lâu.

Tôi im lặng đứng một bên, tim cũng nhoi nhói tang thương.

Bất chợt lại nghĩ đến bố mẹ, có phải họ cũng như thế này không, nhìn tôi nằm bất động trên giường bệnh cũng sẽ đau lòng, cũng thật uất ức, tổn thương rất nhiều? Đau lòng vì đứa con gái máu thịt sinh ra có thể sẽ không bao giờ tỉnh lại, uất ức và đứa con gái máu thịt sinh ra chưa kịp báo hiếu hay tận hưởng tuổi trẻ đã phải lặng lẽ chống chọi với tử thần, tổn thương vì đứa con gái máu thịt sinh ra hằng ngày phải tự mình đối mặt với cơn đau mà họ lại bất lực không thể làm gì được.
Mỗi lần nghĩ đến cảnh đó tôi lại cảm thấy xót vô cùng, khóe mắt trở nên cay cay.

Nhưng tuyệt nhiên, bây giờ tôi không thể khóc.


Thị Sắc không phải là người dễ động lòng.
Cảm xúc qua đi, gia đình cảm ơn rối rít về bức tranh, thậm chí họ còn trả thêm tiền công cho tôi, tóm lại số tiền rất hậu hĩnh.

Sống ở nông thôn chi tiêu đơn giản, ngần này cũng đủ trang trải hơn mấy tuần.
Mấy ngày sau đó càng có nhiều gia đình đến tìm tôi nhờ vẽ tranh, đa số toàn là các hộ có con là liệt sĩ, họ đưa đến những bức ảnh cũ đã phai nét nhòe màu, gửi gắm nỗi nhớ thương vào từng bức ảnh, họ tìm đến tôi, thủ thỉ rất nhiều chuyện, mong tôi có thể để họ một lần ngắm trọn vẹn chân dung của người đã khuất.
Tôi vốn thuộc kiểu người mau khóc, đặc biệt có niềm yêu mến và quý trọng sâu sắc về câu chuyện của người lính mãi nằm lại trên chiến trường, mỗi lần nghe kể là mỗi lần khóc, căn bản không thể khống chế nổi nước mắt.

Tôi sợ Mai Thừa Vũ nhận ra sự khác thường, vì thế cứ có người đến tìm tôi nhờ vẽ tranh tâm sự tôi đều cố ý lãng tránh thằng bé.
Cặm cụi vẽ mười mấy bức, đến tuần thứ ba tôi không nhận nữa, tôi muốn nghỉ ngơi một thời gian mới tiếp tục vẽ tiếp, có mấy nhà tiếc nuối vì biết đến tôi khá muộn, đứng ngoài cửa nài nỉ, tôi cười cười, hẹn họ lần sau hãy tới.
Thu nhập ổn định, tôi bắt đầu tính chuyện tương lai.
Thời gian qua chỉ lo kiếm tiền, bây giờ tôi mới có thời gian để ý Mai Thừa Vũ.

Bác sĩ hôm qua vừa đến khám, vết thương thằng bé đã đóng vảy, gần lành hẳn.

Trước khi đi cũng không quên một ít thủ tục như cường điệu nhấn mạnh, cảnh cáo tôi về an toàn sức khỏe trẻ nhỏ.

Tôi cười cười gật đầu.

Bác sĩ thấy tình trạnh sức khỏe của Mai Thừa Vũ ổn định cũng không làm khó tôi nữa, xoay người rời đi.
Mai Thừa Vũ ăn nằm một thời gian nhìn khỏe ra hẳn, không còn tiều tùy như hồi mới gặp, sẹo nhỏ chi chít trên người được tôi ném cho ông thuốc bôi lên gần tan hẳn, da dẻ cũng trắng hơn, mịn hơn một chút.

Đúng lắm đúng lắm, tôi xoa cằm cảm thán, đây mới đúng là trạng thái trẻ nhỏ nên có..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận