Chương 6
Sáng Chủ Nhật. Các anh chị công nhân trong dãy trọ lật đật chạy xuống dãy phòng tối qua có trộm đột nhập hỏi thăm đủ chuyện. Cô chủ nhà cũng có mặt, bực mình khi nghe ba chị em nói sẽ chuyển nhà.
“Mấy đứa tụi bay việc gì phải chuyển đi. Từ từ cô gọi thợ tới lắp lại cửa cho. Tụi bay thử đi hỏi khắp các chỗ cho thuê phòng ở xem chỗ nào tiền thuê rẻ như ở đây không? Cần gì cô cũng giúp hết”.
“Dzạ, tụi con biết mà cô, nhưng mấy chị em con không ở đây nữa đâu cô”. Dung xếp đồ vào túi xách cười nói.
“Tụi con ớn lạnh từ tối qua tới giờ nè. Cửa gì mà lỏng xịch cạy phát là ra. Tối qua suýt nữa thì con, chị Dung với con Diệp Anh bị trộm chém mấy nhát rồi. Ở đây nhà vệ sinh thì tuốt luốt ở đằng sau trong khi mấy khu trọ khác đều có nhà vệ sinh luôn trong phòng…”
“Sao lúc tới đây mày không chê giờ mới bị trộm vào có một lần thì mày chê bai đủ thứ”
“Con nói với cô nhan. Tụi con nhịn lâu lắm rồi đó. Lúc đầu nghe cô quảng cáo cô giảm tiền thuê nhà cho sinh viên tụi con nên tụi con mới ở. Cô còn bảo thoái mái xài điện nước mà cứ 2,3 ngày là bị cúp nước, còn đồng hồ điện chạy kiểu gì mà tụi con ngày đi học, tối đi làm thêm có xài điện bao nhiêu đâu mà cô tính một tháng 80 ngàn luôn”
“Tụi bay xài sao thì nó tính như thế chớ làm sao tao biết”. Cô Đông lừ mắt.
Dung lấy chân đá Trang một cái rồi cười xòa. Con nhỏ này thẳng tính quá. Cứ đốp chát thế này, “Mrs Keo” mà chửi thì mệt người lắm. Cô ở đây mấy năm trời quá quen với tính của cô chủ nhà này rồi. Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân nên chửi cũng văn vẻ và dài đằng đẵng hàng mấy tiếng đồng hồ, có nói lại cũng bằng thừa.
“Dạ, tụi con biết thời gian qua cô cũng rất quan tâm tới tụi con. Nhưng mà cô cũng biết rồi đó. Từ nhà trọ tới bệnh viện con làm xa quá, với lại cũng không gần chỗ mấy đứa làm thêm nên ba chị em định thuê nhà gần đó cho tiện đường”.
Tuần trước có một chị y tá tên Hương tám chuyện nói có bà chị gái cho thuê nhà, ai muốn thuê liên hệ với chị ấy. Thế là sáng nay Dung gọi điện ngay. Cũng hên là chưa có ai thuê cả. Tiền thuê căn nhà đó tuy mắc nhưng ba chị em chung tiền nên cũng chỉ nhỉnh hơn tiền thuê phòng ở đây một chút.
“Ừ, thế thì cũng được”.
Cô Đông ngồi xuống nền nhà, thấm nước bọt lật lật cuốn vở học sinh.
“Ba đứa bay coi trả tiền tháng này cho cô”
“Gì nữa cô?”. Trang gào lên. “Tháng này tụi con ở đây có hai ngày nhan cô”
“Thì tính cho tụi bay hai ngày. Tiền nhà, tiền điện, nước. Mấy đứa không biết giá điện tăng rồi hả. Ba đứa đưa cô 150 ngàn”
“Hả?”. Trang định “xăn tay áo” lên đối chất với cô chủ nhà thì Dung vội lên tiếng.
“Dzạ! Được rồi cô!”. Dung móc tiền từ trong túi quần jean ngố ra, đếm đếm mấy tờ tiền. “Để con trả…”
“Chịịị!”. Trang la toáng lên. “Tụi mình phải hỏi cô lại cho rõ ràng rồi mới đưa tiền chớ chị. Ở có hai ngày mà tính gì 150 ngàn dữ dzậy?”
“Trang, ồn ào quá!”. Dung gắt. “Cô nói rõ ràng rồi không có tính gì nữa hết. Để chị trả cho. Em lo dọn dẹp tiếp đi”.
Trang quăng cuộn băng keo, đứng bật dậy, mặt hầm hầm.
“Em đi mua kem ăn đây! Nóng chết đi được”
Trang đi tới cửa đẩy rầm cánh cửa cũ kỹ. Cô Đông liếc mắt:
“Đấy con coi! Con gái gì mà chẳng ý tứ gì hết. Đi với chả đứng. Đạp cửa ầm ầm thế kia ai còn ra thể thống gì nữa!”
“Dzạ… Con gửi cô tiền!”. Dung vuốt mấy tờ tiền thẳng thóm rồi đưa cho người phụ nữ với nickname “Mrs Keo”.
Mrs Keo cầm tiền đếm xoẹt xoẹt rồi nhét vào cuốn sổ, đang định nói gì đó thì điện thoại Dung rung bần bật trong túi. Cái điện thoại màu đỏ Viettel tặng kèm khi mua gói cước Super Sim gắn bó với cô đã được gần hai năm. Mấy lần các chị y tá trong khoa hỏi Dung mua lại điện thoại không để các chị ấy đổi cho điện thoại khác nhưng Dung đều lắc đầu. Với cô điện thoại chỉ cần nghe, gọi, nhắn tin, thêm tiện ích đèn pin nữa là đủ, không cần phải nghe nhạc, chụp hình hay đa phương tiện gì gì đó như mấy mẩu quảng cáo rầm rộ trên báo chí, ti vi.
“Alo! Chị nghe nè Lâm”. Lâm là em trai cô. Nhóc đang học lớp 12. Cô vừa nghe điện thoại vừa xếp mấy quyển sách vào thùng giấy. “Chị… Mẹ bị tai nạn, đang cấp cứu trong bệnh viện…”
Cô chỉ nghe tới đó liền tức tốc chạy một mạch ra ngoài, tới chỗ đứng đợi xe buýt. Cũng may đứng đó một lát thì có chiếc xe buýt chạy tuyến Kon Tum – Ngọc Hồi xuất hiện. Cô liên tục bấm số gọi cho Lâm nhưng cậu nhóc không nghe máy, gọi cho chị Hai thì chị bảo cũng đang được anh rể chở ra bến xe để về thành phố Kon Tum. Nước mắt Dung lúc này đã giàn giụa hai bên má. Tay cô run rẩy nắm chặt lấy điện thoại, lồng ngực thóp lại đau nhói. Mẹ bị tai nạn thế nào? Mẹ sao rồi? Mình lo quá… Lo ẹ quá. Huuuuu. Chưa bao giờ cô có cảm giác bất an như thế này.
Dung ngẩng đầu lên nhìn ra bên ngoài ô cửa kính. Bầu trời phủ một mảng trắng đục. Trời đang mưa. Mưa rơi trên tán lá ven đường ướt đẫm. Nước mưa tấp vào ô cửa thành những dòng nước chảy dài. Bất chợt, điện thoại rung mạnh làm Dung giật mình. Cô vội bấm nút nghe.
“Alo! Mẹ sao rồi em?”. Cô nói to. “Chị! Mẹ mất rồi…!Hic hic! Chị!…”. Giọng Lâm nghẹn lại. “Mẹ mất rồi chị…”
———-
Buổi chiều. 4h30. Khang tới bar K2K định rủ Quạ đen đi nhậu nhưng sực nhớ ra anh chàng phải đến gặp đại ca băng Đại bàng đen. Chết tiệt! Mình lại quên mất. Thôi, giờ tới nhà hàng Hoàng Khang xem đám nhân viên làm việc thế nào rồi ăn tối luôn.
Định quay người bước xuống cầu thang thì Khang nghe tiếng quát to um xùm cả lên ngay quầy bar.
“Anh không cho nghỉ thì hai đứa tụi em nghỉ việc luôn”. Diệp Anh bực bội. “Tụi em xin nghỉ ba ngày vì có việc mà anh làm như tụi em nghỉ đi chơi không bằng á”.
“Anh Nam! Em từ hồi làm ở đây đều đi làm chuyên cần giờ xin nghỉ sao anh lại không cho”. “Anh biết! Anh biết!”. Anh chàng quản lý tên Nam vò đầu bối rối. “Nhưng mà hai đứa nghỉ một lúc luôn thì lấy ai phục vụ đây. Bé Diệp Anh còn pha chế được cocktail nữa. Sao hai đứa lại lựa đúng lúc bar đang thiếu người mà nghỉ thế này”.
“Có chuyện gì?”
Việt Anh chống nạng đi lên mấy bậc cầu thang, đập mạnh lên vai Khang.
“Ủa? Việt Anh! Mày không đi gặp tên đại ca đại cá nào đó à?” Khang hỏi.
“Tên đó đi Thái Lan rồi. Tao chưa gặp được. MK mấy thằng đàn em nhìn muốn đấm vỡ mặt. Thấy tao tới cứ nghênh nghênh, có thằng còn nhìn tao cười khẩy. Lũ chết tiệt!” Việt Anh đi tới quầy bar, hỏi Nam:
“Có chuyện gì mà phải đứng đây cãi nhau?”
“Dzạ, thưa anh. Hai bé này xin nghỉ làm nhưng bar đang thiếu người nên em không đồng ý”.
“Sao hai đứa lại xin nghỉ?”. Anh quay sang hỏi Trang.
“Anh, mẹ của chị bạn tụi em vừa mất vì tai nạn. Tụi em muốn tới nhà chị ấy an ủi và dự đám tang”
“Ừ! Anh cho phép hai đứa nghỉ”. Anh nói ngay.
“Dzạ. Em cảm ơn anh”.
“Em cảm ơn anh”.
Diệp Anh và Trang líu ríu cảm ơn Việt Anh rồi xách túi xách đi nhanh tới cầu thang.
“Trang ơi! Chết tiêu!”. Diệp Anh cuống cả lên. “Chuyến xe buýt cuối cùng về Ngọc Hồi 1phút nữa đi rồi. Chạy nhanh lên mày”.
“Hả? Sao mình tới bến kịp”.
“Chạy nhanh đi! Còn đứng đó làm gì”
Khang nhìn theo hai cô gái chạy đi thật nhanh bật cười. Việt Anh cũng cười. Anh quay sang nói với Khang.
“Đi nhậu không mày?”
“Ừ. Đi! Tao tới đây cũng định rủ mày đi làm vài chai”.
Lúc Khang và Việt Anh ra trước bar nhìn về phía bên kia đường chỗ đợi xe buýt thấy Diệp Anh và Trang đang đứng đó nhăn nhó. Cả hai đi về phía đó.
“Hai đứa sao chưa đi?”. Khang hỏi.
“Dzạ, nãy tụi em vừa ra thì xe buýt đi mất ạ. Chạy theo kêu mà không kịp”. Trang trả lời anh. “Tụi em đang định gọi taxi anh”.
“Thôi, để anh lái xe chở đi”. Không nghĩ gì, Khang nói ngay.
“A ha! Ga lăng luôn là ưu điểm của mày”. Việt Anh bật cười. “Mà trời mưa chắc đường lên Ngọc Hồi dơ lắm. Mày không tiếc con xe Posrsche à?”
“Mày nói ít giùm đi!”. Khang gắt.
“Tụi em thấy làm phiền anh Khang quá ạ”. Diệp Anh nhìn Khang nói. Cô cũng ngại nữa. Tự nhiên lại lên xe của người lạ.
“Đừng có lo! Thằng này rãnh lắm”. Việt Anh xách túi của Trang băng qua đường. Khang cũng mỉm cười nhận túi xách từ tay Diệp Anh xách tới xe ô tô của anh.
Xe đến Ngọc Hồi đúng lúc trời mưa tầm tã và phải rẽ qua một quãng khá xa nữa mới tới được cái xã Đăk Giao. Chiếc xe ô tô bê bết bùn đất lại phải băng qua con đường lầy lội sụt lún xung quanh cây cối um tùm trong khi trời thì tối đen như mực, khó khăn lắm mới tới được khu dân cư. Dừng xe ăn cơm tại một quán ăn nhỏ, sau đó Khang hỏi nhà Dung rồi cả bốn lại lên xe.
Căn nhà nhỏ được bắt đèn điện sáng trưng, treo đầy cờ tang. Có mấy người đàn ông đang lui hui che lại bạt, dựng nhà vòm. Nước mưa đọng vũng lớn trên bạt bất ngờ đổ xuống ào ào ào, bắn tung tóe cả khoảng sân nhỏ. Khang và Việt Anh lùi người lại tránh vũng nước rồi đi vào dãy ghế nhựa, ngồi xuống hai chiếc ghế sát hàng rào dâm bụt. Một cậu nhóc khoảng mười tuổi chạy tới rót hai cốc trà ra ly để trên chiếc bàn gỗ đen đen. Cậu con trai cao lớn mặc quần tây xanh, áo sơ mi trắng đang phụ căng bạt bước xuống ghế đẩu, lại nói với cậu nhóc:
“Long! Đi ăn cơm đi em!”
“Em không đói! Em vào với mẹ!”. Thằng nhóc vuốt nước mắt đang chảy xuống má chạy đi mất. Thằng anh đứng nhìn theo rồi tới phụ người ta dựng nhà vòm. Khang nhìn Việt Anh. Cả hai đều biết đó là hai cậu em trai của Dung.
Lúc Diệp Anh và Trang bước vào nhà thì thấy Dung ngồi bệt xuống nền xi măng bên chiếc giường mẹ cô nằm. Hai mắt cô sưng húp, tóc tai rối mù. Mùi khói nhang bay thoang thoảng trong không khí đượm buồn làm lòng người ta chùn xuống hẳn.
Ba Dung bước lại gần hỏi:
“Hai cháu là bạn của Dung à?”
“Dzạ!”
Dung ngẩng đầu lên nhìn Diệp Anh và Trang, hai mắt đỏ hoe, giọng khàn đục:
“Hai…đứa…tới…hồi…nào?”
“Dzạ, tụi em mới tới!”. Diệp Anh trả lời. Cô nắm lấy bàn tay lạnh ngắt của Dung.
“Chị ơi! Chị cố gắng lên nha chị!”. Trang cũng ngồi xuống đất nói với Dung.
“Cố gắng vượt qua nha chị!”
“Ừ!”. Dung mệt mỏi gật đầu.