Chiến Tranh Và Hòa Bình

Chỉ có ý muốn của một vị thần linh không lệ thuộc vào thời gian mới có thể ảnh hưởng đến cả một loạt biến cố xảy ra trong vòng vài năm hay vài thế kỷ, chỉ có thần linh mới có thể dùng ý, nghĩa muốn của riêng mình để quy định phương hướng vận động của nhân loại mà không bị cái gì hạn chế. Trái lại, con người hoạt động trong thời gian và bản thân nó tham dự vào các biến cố.

Trong khi khôi phục lại điều kiện thứ nhất bị bỏ qua, tức là điều kiện thời gian, ta sẽ thấy rằng không có một mệnh lệnh nào có thể được thực hiện nếu không có một lệnh lệnh đi trước khiến cho nó có thể thực hiện được.

Không bao giờ một mệnh lệnh nào xuất hiện một cách tự phát và chứa đựng cả một loạt biến cố mà mệnh lệnh nào cũng xuất phát từ một mệnh lệnh khác, và không bao giờ liên quan đến cả một loạt biến cố mà chỉ liên quan đến một giây phút duy nhất của biến cố.

Chẳng hạn ta nói Napoléon ra lệnh cho quân đội xuất chinh, tức là ta đã quy lại trong một lệnh duy nhất được ban bố trong một giây phút nhất định, cả một loạt mệnh lệnh kế tiếp nhau và lệ thuộc vào nhau. Napoléon không thể ra mệnh lệnh xuất chinh sang Nga và không bao giờ ra mệnh lệnh ấy. Hôm nay ông ta ra mệnh lệnh gửi những công văn nào đó đến Viên, đến Bá linh, đến Petersburg, hôm sau ông ta lại chuyển những sắc lệnh và những nhật lệnh nào đó đến quân đội, đến cục quân nhu v.v… Ông ta đã ra hàng triệu mệnh lệnh trong đó có cả một loạt mệnh lệnh tương ứng với một loạt biến cố đã đưa quân đội Pháp đến nước Nga.

Trong suốt thời gian trị vì, Napoléon ra những mệnh lệnh về cuộc viễn chinh sang Anh, ông ta chưa bao giờ hao phí nhiều tâm lực và thời gian như vậy cho bất kỳ kế hoạch nào khác, tuy vậy trong suốt thời gian trị vì, ông ta không bao giờ thực hiện kế hoạch ấy. Trái lại, ông ta đã thực hiện cuộc viễn chinh sang Nga, mặc dầu ông ta thường phát biểu rằng liên minh với nước Nga là có lợi. Sở dĩ như vậy là vì những mệnh lệnh của ông về nước Anh, không phù hợp với cả một loạt biến cố, trái lại những mệnh lệnh về nước Nga thì lại phù hợp.

Muốn cho những mệnh lệnh được chấp hành một cách chắc chắn thì nó phải được ban ra dưới một hình thức có thể thực hiện được. Nhưng không thể nào biết được cái gì là có thể thực hiện hay không thể thực hiện, không những đối với cuộc viễn chinh của Napoléon chống lại nước Nga, trong đó có hàng triệu người tham dự, mà ngay cả đối với một biến cố ít phức tạp nhất cũng vậy bởi vì trong cả hai trường hợp này việc thực hiện bao giờ cũng có thể gặp hàng triệu trở ngại. Bên cạnh một mệnh lệnh được thực hiện bao giờ cũng có một số lớn mệnh lệnh không được thực hiện. Tất cả những mệnh lệnh không thể thực hiện đều không liên quan đến biến cố và không được chấp hành. Chỉ có những mệnh lệnh có thể thực hiện mới gắn liền với nhau làm thành một loạt mệnh lệnh nhất trí với nhau, tương ứng với các biến cố, và được chấp hành.

Sở dĩ ta có quan niệm sai lầm cho rằng mệnh lệnh đi trước biến cố và là nguyên nhân khiến cho biến cố xảy ra là vì khi biến cố xảy ra và trong số hàng nghìn mệnh lệnh được ban ra, chỉ có những mệnh lệnh liên quan không được chấp hành bởi vì không thể nào chấp hành được. Ngoài ra, nguyên nhân chính khiến chúng ta sai lầm về mặt này là trong cách trình bày của sử học, cả một loạt gồm vô số những biến cố khác nhau hết sức nhỏ nhặt, chẳng hạn tất cả những biến cố đã đưa quân đội Pháp đến nước Nga, đều bị khái quát hoá thành một biến cố duy nhất dựa vào kết quả của những biến cố kia và cứ theo lời khái quát hoá ấy người ta quy cả một loạt mệnh lệnh thành một sự biểu hiện ý muốn duy nhất.

Chúng ta nói: Napoléon muốn và được thực hiện cuộc viễn chinh sang Nga. Nhưng thật ra, trong toàn bộ hoạt động của Napoléon, ta sẽ không tìm thấy có cái gì giống như sự biểu hiện của ý muốn ấy, trái lại ta sẽ thấy những loạt mệnh lệnh hay những loạt biểu hiện ý muốn của ông ta, có những phương hướng hết sức đa dạng, hết sức mơ hồ. Trong vô số những mệnh lệnh của Napoléon có một loạt mệnh lệnh nhất định đã được chấp hành, nhằm tiến hành cuộc viễn chinh năm 1812, không phải vì những mệnh lệnh này có gì khác những mệnh lệnh không được chấp hành, mà chỉ vì loạt mệnh lệnh này đã phù hợp với một loạt biến cố đã đưa quân đội Pháp sang Nga. Điều đó cũng giống như khi dùng một cái khuôn dùng để vẽ hình, người ta có được hình này hay hình khác không phải vì người ta đã bôi màu ở một chỗ nào đó, theo một cách thức nào đó, mà w người ta đã lấy màu bôi lên khắp khuôn.

Do đó, khi ta quan sát quan hệ giữa các mệnh lệnh với các sự kiện ở trong thời gian, ta sẽ nhận thấy rằng một mệnh lệnh không bao giờ có thể là nguyên nhân của một biến cố, nhưng ở giữa hai cái đó có một mối liên hệ lệ thuộc nhất định.

Để hiểu rõ mối quan hệ này là cái gì, cần phải khôi phục một điều kiện khác, đã bị bỏ qua. Khi nói đến bất kỳ mệnh lệnh gì không phải do thần linh mà chính do con người ban bố, đó là việc bản thân con người ra mệnh lệnh cũng tham gia vào biến cố.

Chính mối quan hệ giữa người ra mệnh lệnh và những người chấp hành mệnh lệnh là cái mà người ta gọi là quyền lực. Nội dung của mối quan hệ ấy như sau:

Để cùng hoạt động, con người bao giờ cũng tập hợp lại thành những tập thể nhất định, trong mỗi tập thể tuỳ mỗi con người có một mục đích khác nhau nhưng quan hệ giữa người tham gia hành động bao giờ cũng giống nhau.

Trong khi tập hợp lại như vậy, giữa những con người ấy bao giờ cũng có mối quan hệ khiến đại đa số tham gia một cách trực tiếp nhất còn thiểu số tham gia một cách ít trực tiếp nhất và hành động chung đã khiến họ phải tập hợp.

Trong tất cả các tập thể mà con người lập nên để thực hiện những hành động chung, một tập thể rõ nét nhất và minh xác nhất là quân đội.

Quân đội nào cũng gồm những thành phần thấp nhất về quân hàm, đó là binh sĩ, họ bao giờ cũng là tối đại đa số, rồi đến người trên họ một bậc là các hạ sĩ, các trung sĩ, với số lượng ít hơn, rồi đến những cấp cao hơn, với một số lượng còn ít hơn nữa, và cứ như thế cho đến quyền chỉ huy tốl cao tập trung vào một nhân vật duy nhất.

Tổ chức quân sự có thể biểu trưng một cách hoàn toàn chính xác bằng một hình nón mà đáy là binh sĩ, những tiết diện ở trên đáy là những cấp bậc của quân đội theo thứ tự từ thấp đến cao và cứ thế cho đến đỉnh chóp của hình nón là vị tổng chỉ huy.

Binh sĩ, vốn chiếm tối đại đa số, là những điểm thấp của hình nón và cơ sở của nó. Binh sĩ trực tiếp đâm, chém, đốt nhà, cướp của và bao giờ họ cũng nhận được lệnh làm những việc ấy do những cấp trên ban ra, chứ họ không bao giờ ra lệnh. Các hạ sĩ quan (số các hạ sĩ quan đã ít hơn số lính) trực tiếp hành động ít hơn binh sĩ, nhưng họ đã có ra lệnh. Sĩ quan còn ít tham dự vào hành động trực tiếp hơn và ra lệnh nhiều hơn. Viên tướng chỉ huy cách hành quân, chỉ định mục tiêu cho quân đội và hầu như không bao giờ dùng đến vũ khí. Còn vị tổng tư lệnh thì không bao giờ tham dự trực tiếp vào hành động mà chỉ đưa ra những mệnh lệnh chung về cách vận chuyển của đại quân. Quan hệ này giữa người với người cũng thấy có trong mọi tập đoàn lập nên nhằm thực hiện một hành động chung trong nông nghiệp, trong thương nghiệp hay trong bất kỳ công việc gì.

Như vậy, không cần phải tăng thêm một cách giả tạo những tiết diện ngang của hình nón, tức là tăng thêm tất cảnhững cấp bậc của quân đội hày tất cả những chức tước và địa vị của bất kỳ cơ quan nào, hay của bất kỳ tổ chức tập thể nào, từ dưới lên trên ta đều thấy cái quy tắc sau đây: để thực hiện một hành động chung, con người bao giờ cũng phải ở trong một mối quan hệ nhất định biểu hiện ở chỗ những người càng tham dự trực tiếp vào hành động thì càng ít có thể chỉ huy và số lượng càng lớn, trái lại những người càng ít tham dự trực tiếp vào hành động thì càng chỉ huy nhiều hơn và số lượng nhỏ hơn. Ta cứ đi từ thấp lên cao như vậy cho đến con người duy nhất và cuối cùng là con người tham dự ít nhất vào biến cố và quyền ban bố mệnh lệnh nhiều hơl tất cả những người khác.

Chính quan hệ này giữa những người chỉ huy và những người bị chỉ huy là thực chất của cái khái niệm mà ta gọi là quyền lực.

Trong khi khôi phục lại những điều kiện thời gian trong đó các biến cố xảy ra, ta đã nhận thấy rằng một mệnh lệnh chỉ được chấp hành khi có liên quan đến cả một loạt biến cố tương ứng. Và trong khi khôi phục lại điều tất yếu của mối quan hệ giữa người ra lệnh với người chấp hành, ta thấy rằng những người ra lệnh, do chính bản chất của họ, ít tham dự vào biến cố hơn và hoạt động của họ chỉ thuần tuý hướng vào việc ra mệnh lệnh.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui