Chiêu Hồn

Sau khi mười ba châu ở biên giới phía Bắc rơi vào tay Đan Khâu, Ngọc Tiết đại tướng quân Từ Hạc Tuyết cũng từng đoạt lại sáu châu ở Yên Quan. Khi hắn còn sống, Cư Hàm Quan chính là tuyến phòng thủ của Đại Tề, Mười sáu năm sau khi hắn chết, Cư Hàm Quan rơi vào tay giặc, cứ điểm quan trọng Ung Châu trở thành tuyến phòng thủ cuối cùng của Đại Tề ở biên giới phía Bắc.
 
Mười sáu năm qua, nơi này vẫn thường có người Hồ đến gây sự quấy rối, Chính Nguyên Đế hạ sắc lệnh đóng quân canh phòng nghiêm ngặt, tuy quốc khố thâm hụt, nhưng chi tiêu cho quân sự trong những năm qua lại rất rõ ràng.
 
Ung Châu có hai thị tộc lớn, một là họ Tần, hai là họ Nguỵ, hai nhà là hai bên thông gia trăm năm, cũng là hai viên Đại tướng đóng quân ở Ung Châu sau khi Ngọc Tiết tướng quân nhận tội phản quốc.
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Luvevaland. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang không có sự đồng ý của LuvEva land fanpage. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
 
Tướng lĩnh Tần gia quân Tần Kế Huân là chế trí sứ Ung Châu, và tướng lĩnh Nguỵ gia quân Nguỵ Đức Xương kết bái thành huynh đệ khác họ, hợp lực trấn thủ vùng biên giới mười sáu năm, lập công trạng lớn.
 
Đầu mùa xuân, Nghê Tố rời Vân Kinh, khi đến biên giới Ung Châu thì trời cũng vừa vào mùa hạ, nàng sinh ra ở huyện Tước của tỉnh Giang Nam, nếu không phải tận mắt nhìn thấy, nàng tuyệt đối không thể tưởng tượng ra những dãy núi muôn hình vạn trạng cao chót vót và cao nguyên hùng vĩ mênh mông ở nơi đây.
 
Sau khi trời đã vào hạ, sự chênh lệch giữa ngày và đêm ở đây rất lớn. Ban ngày, Nghê Tố học theo người dân bản địa dùng khăn bông che mặt, cũng không đến mức phơi nắng làm tổn thương hai má, ban đêm lại mặc dày một chút để không bị lạnh.
 
“Tiểu nương tử, cháu trai của ta còn sống không?”
 
Bà lão đi đi lại lại bên ngoài mành, nghe tiếng con dâu ở bên trong kêu đau đến tê tâm liệt phế, bà lão ở bên ngoài cũng không ngừng lầm bẩm.
 
Hai tay Nghê Tố dính đầy máu, ngón tay đỡ lấy phần đầu của thai nhi, lại thấy nó không động đậy gì, tâm trạng nàng trầm xuống: “Sinh nở ba ngày không được, các người mới biết tìm đến thầy thuốc, thì còn giữ thế nào được?”
 
“Hả?”
 
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Luvevaland. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang không có sự đồng ý của LuvEva land fanpage. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
Bà lão như muốn ngất đi, người con gái vẫn chưa xuất giá đỡ lấy bà ấy, bà ấy nhìn bóng hình đang bận rộn bên trong mành: “Vậy thì chúng ta mời ngươi đến còn có tác dụng gì nữa?”
 
“Vương thẩm tử, tử thai vẫn đang ở cửa mình, nếu không lấy ra thì Bình nương sẽ chết đấy!” Bà đỡ vén mành ra, tức giận nói với bà lão.
 
“Khi ta sinh A Phong cũng không có yếu ớt giống như nàng ta, sao lại không hạ sinh được chứ!” Bà lão oán trách.
 
“Hoàn cảnh giữa người với người vốn khác nhau mà, xương mu không mở nên thai nhi bị kẹt ở sản đạo, không sinh được thì cũng không phải lỗi của nàng ấy.”
 
Giọng nữ phía trong mành rất rõ ràng, bà đỡ nhìn qua tấm mành thấy nàng đút cho Bình nương ăn cái gì đó, vội vàng nói: “Tiểu nương tử, thai nhi đã chết rồi cũng không nên cho nàng ấy uống thuốc mở xương mu vào lúc này đâu!”
 
“Không phải thuốc mở xương mu, là viên thuốc bổ khí huyết thôi.” Nghê Tố nói, rồi an ủi Bình nương đang nằm trên giường, khắp người mồ hôi nhễ nhại: “Ngươi yên tâm, nếu thuốc này có vấn đề gì, ta đền mạng cho ngươi.”
 
Câu này của nàng là nói cho Bình nương nghe, cũng là nói với bà lão và bà đỡ đang không tin tưởng nàng.
 
Bình nương đau đến mức không nói được thành lời, nước mắt giàn dụa khắp mặt nàng ấy. Nghê Tố quan sát phần dưới váy của Bình nương, một lát sau, nàng lập tức gọi bà đỡ vào.
 
Ước chừng khoảng một nén nhang sau, cổ họng của Bình nương khô khốc, cả người rời rạc, bà đỡ cũng đổ đầy mồ hôi, dùng khăn vải bọc lấy tử thai mà nàng ấy sinh ra.
 
Hai bên thái dương của Nghê Tố cũng lấm tấm mồ hôi, nàng rửa tay, rồi vén mành đi ra ngoài. Vị cô nương vẫn chưa xuất giá nhìn những vết máu tanh dính trên người nàng, rồi lại nghĩ đến tiếng kêu khóc lúc nãy của tẩu tẩu, mặt nàng ta tái mét, lần đầu tiên nàng ta biết được thì ra việc nữ tử sinh con lại đau đớn như vậy.
 
“Ta kê một đơn thuốc, mọi người nhất định phải đi bốc thuốc để nàng ấy bồi bổ cơ thể.”
 
Nghê Tố nói xong thì thấy bà lão kia đang do dự, cũng không đáp lại, nàng bèn nói tiếp: “Cũng không phải là loại thuốc quý gì, trên đời này, nữ tử sinh con đều không dễ dàng. Năm đó chắc chắn bà cũng từng đau như vậy. Nàng ấy mất đứa con rồi, trong lòng chắc chắn sẽ càng buồn hơn.”
 
Nghê Tố kê đơn thuốc xong thì đưa cho cô con gái, sau đó đi ra ngoài cùng với bà đỡ.
 
“Tiểu nương tử từng học y thật à?”
 
Bà đỡ nói chuyện với nàng.
 
“Gia đình có truyền thống hiếu học, từ học ta thường nghe thấy, nhìn thấy nên học được thôi.”
 
Nghê Tố nói.
 
“Thì ra là xuất thân từ gia tộc toàn lương y thật, tiểu nương tử, viên thuốc đó của ngươi thật sự rất hiệu quả, ta còn tưởng là thuốc mở xương mu, chứ không biết đó là để bổ khí huyết.”
 
Bà đỡ vẫn chưa từng gặp tiểu nương tử nào giống như nàng, tuổi còn rất trẻ mà lại có chút bản lĩnh về mặt phụ khoa, đối xử với ai cũng rất lễ phép, chu toàn.
 
“Tiền khám bệnh hôm nay ta sẽ đưa đủ cho bà, tiện thể nhờ bà giúp ta một việc.”
 
Nghê Tố suy nghĩ một lát rồi dừng lại, nói với bà đỡ.
 
“Tiểu nương tử nói đi.”
 
Bà đỡ không ngờ còn có chuyện này, mặt mày rạng rỡ.
 
“Ta đoán bà lão Vương đó sẽ không nỡ bỏ tiền ra bốc thuốc cho con dâu uống đâu, chỗ tiền này của ta bà cứ giữ lấy, một nửa dùng để bốc thuốc cho Bình nương, đưa cho tiểu cô* của nàng ấy, nửa còn lại thì bà cứ cầm đi.”
 
*Chỉ cô con gái chưa xuất giá của bà đỡ, chị dâu gọi em gái của chồng là tiểu cô.
 
Bà đỡ không ngờ nàng lại nhờ mình giúp chuyện này, bà ấy sửng sốt, một lúc lâu sau mới gật đầu: “Tiểu nương tử lương thiện. Nhưng chuyện như vậy có nhiều lắm, ngươi cứ thế này… sao mà giúp hết được?”
 
“Người ta nghèo khó, cứu sống được cũng không dễ dàng gì, trước đây cha của ta cũng thường hay thăm bệnh miễn phí cho những gia đình nông dân ở dưới quê.” Nghe Tố dừng lại một chút rồi lại nói: “Ta còn muốn mời bà nói cho ta biết tất cả những vấn đề khó giải quyết bà gặp phải từ khi đi đỡ sinh đến giờ. Ta còn trẻ, kỳ thực cũng vẫn chưa gặp nhiều bệnh nhân. Ta muốn nghe xem khi mọi người gặp vấn đề nan giải thì sẽ giải quyết thế nào.”
 
“Phương thuốc dân gian của bọn ta, tiểu nương tử cũng muốn học à?”
 
Bà đỡ thấy hơi ngại.
 
“Chỉ cần có hiệu quả thì đều là phương thuốc tốt. Nếu đã là thầy thuốc, thì phải biết dùng nhiều cách khác nhau để mang lại hiệu quả.”
 
“Cái gì cơ?”
 
Bà đỡ nghe không rõ.
 
Nghê Tố không khỏi híp mắt lại: “Ta nói là, mời bà dạy ta, ta biết bà là bà đỡ giỏi nhất nơi này, nếu bà đồng ý làm thầy của ta, thì ngày mai ta sẽ mang học phí đến nộp cho thầy.”
 
Bà đỡ lớn lên ở mảnh đất nghèo khó này, đỡ đẻ cả nửa đời người cũng đều là con cháu của những gia đình nghèo khó. Trong thành Ung Châu không phải là không có bà đỡ tốt hơn, họ đều đỡ đẻ cho các gia tộc lớn, cũng có chút địa vị và tiền của. Sao bà ấy có thể sánh được với những người đó chứ. Trước giờ bà ấy cũng chưa từng được người ta gọi là thầy một cách trịnh trọng như vậy. Bà cũng mới chỉ nghe những đứa trẻ ở học đường gọi tú tài dạy học như vậy thôi.
 
“Ta đâu được coi là thầy chứ, tiểu nương tử đừng nói như vậy.” Trên gương mặt của bà đỡ đã lộ ra chút ý cười, bà ấy nhét tiền khám bệnh mà Nghê Tố đưa cho mình vào tay nàng: “Nửa còn lại ta không lấy đâu, phần còn lại ta giữ để bốc thuốc cho Bình nương. Ngươi muốn biết điều gì thì cứ đến nhà tìm ta.”
 
Nghê Tố cảm ơn bà đỡ, rồi tạm biệt bà ấy, đi về phía ngõ Liễu ở phía Tây thành. Ánh chiều tà phía chân trời giống như tờ giấy son thiếp vàng đã bị vò nát. Nghê Tố còn chưa đi đến gần cái giếng ở cuối ngõ, đã thấy nắp gỗ trên miệng giếng bị ai đó đẩy ra từ bên trong, một cái đầu quấn vải thò ra, đôi mắt màu đồng trong veo của người đó ngước lên nhìn nàng và nói: “Nghê cô nương, hình như cha của ta về rồi!”
 
Nghê Tố đi theo Thanh Khung đến Ung Châu, nhưng vẫn chưa nhìn thấy cha của Thanh Khung, ông ấy để lại một bức thư trong ngôi nhà ở dưới giếng, dòng chữ nghiêng nghiêng ngả ngả trên đó chỉ có Thanh Khung đọc được.
 
Trong thư viết, ông ấy sang huyện bên cạnh làm ăn.
 
Chân của ông ấy không tốt, đi không được xa, cũng không làm được việc nặng, đi đến đó cũng chỉ đơn giản là làm hòm làm rương, tủ cho người ta thôi.
 
Nghê Tố và Thanh Khung đã ở Ung Châu nửa tháng rồi, cũng không thấy ông ấy về.
 
“Trên bàn có kẹo, chắc là cha mua cho ta.”
 
Thanh Khung vừa nói vừa chui từ trong giếng ra, khoá nắp gỗ phía trên cẩn thận. Kể từ sau khi nương của Thanh Khung về đến âm phủ, Thanh Khung và cha đã đến sống ở dưới cái giếng này.
 
Thi thể dưới đáy giếng năm đó đều đã được Ngọc Tiết tướng quân cho người đào lên mang đi chôn cất toàn bộ, cha của Thanh Khung là thợ mộc, đào được một nơi rộng rãi hơn ở dưới đáy giếng, làm cho nó giống như một ngôi nhà.
 
“Vậy ông ấy lại đi đâu rồi?” Nghê Tố hỏi.
 
“Chắc là ra ngoài thành rồi.”
 
Thanh Khung đoán: “Đã sắp hoàng hôn rồi, giờ này chắc không còn ai đi qua Tang Khâu nữa đâu. Cha ta chắc là đi quét mộ cho Từ tướng quân…”
 
Giọng nói của cậu đột nhiên dừng lại.
 
Ngẩng đầu lên thì bắt gặp ánh mắt của Nghê Tố.
 
“Sao trước giờ ngươi không nói với ta rằng huynh ấy có mộ?” Nghê Tố vội đi đến gần hắn.
 
Thanh Khung im lặng một lúc, rồi mới nói: “Đó cũng không phải là bia mộ được dựng lên sau khi làm lễ truy điệu để thờ Từ tướng quân đâu.”
 
Những người ở đây sẽ thờ huynh ấy thật sao?
 
Nghê Tố biết, mười sáu năm trước, quan gia hạ sắc lệnh ban Từ Hạc Tuyết tội chết, mà Tưởng Tiên Minh đã tiến hành hình phạt lăng trì đối với Từ Hạc Tuyết theo ý kiến của người dân, mà người dân ở đây, chính là nhân dân Ung Châu.
 
Bia mộ được đặt trên vách đá hiểm trở ở trong khe xanh mướt dưới chân đồi.
 
Gió lạnh thổi vào khăn che mặt của Nghê Tố. Trên đường vào kinh chỉ có một cô hồn làm bạn, nàng đã học được cách cưỡi ngựa. Lúc này, trên lưng ngựa, tay này nắm chặt dây cương, chưa đến gần nhưng cũng có thể nhìn rõ tên của hắn được khắc trên bia đá.
 
Cây thương bạc bị gãy được khảm ở trước bia mộ, Thanh Khung nói, đó là thứ mà hắn đã dùng khi còn sống, mà sau mười sáu năm dãi nắng dầm mưa, cây thương bạc ấy đã rỉ sét và thay đổi hoàn toàn.
 
“Cha ơi, cha đừng trốn nữa!”
 
Thanh Khung nhìn bóng người đang nấp sau bia mộ.

 


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui