Thứ bảy, ngày nắng, Lý Mậu lái xe đưa Kỷ Nguyên ra khỏi thành phố, chạy trên đường cao tốc hai giờ, tới một thị trấn nhỏ.
Tại trấn có một vườn hoa lan, Lý Mậu lái xe tiến vào, đỗ ở trong sân.
Kỷ Nguyên xuống xe, thấy bên cạnh mảnh sân có mấy gian phòng, có lẽ là khu tiếp đãi và khu văn phòng.
Nhà kính hoa lan là một cái nhà kính lớn mang kết cấu nửa tường gạch, thông gió bóng râm, kéo dài vào chỗ sâu trong thung lũng.
Một cậu thiếu niên từ trong phòng đi tới, Lý Mậu hỏi: “Anh cậu không ở nhà à?”
Cậu thiếu niên nói: “Anh ấy ra ngoài mấy hôm trước, đến Vân Nam vẽ vật thực.”
Lý Mậu nói: “Tôi đến ở hai ngày.”
Cậu thiếu niên cười nói: “Vậy anh tùy ý đi dạo, buổi trưa sẽ gọi anh ăn cơm.”
Lý Mậu mỉm cười nói được, mượn xe đạp của cậu thiếu niên kia, nói: “Nhóc Nguyên, anh chở em đi dạo khắp nơi.”
Kỷ Nguyên ngồi trên xe đạp, nắm lấy áo trên lưng Lý Mậu, rất vui vẻ.
Anh đạp xe chở cô, đi qua cạnh nhà kính hoa lan, cô loáng thoáng thấy một gốc lan, um tùm xanh mượt.
Ngẫu nhiên đi qua vài mảnh sân thưa thớt, mái ngói màu đen, chắc là của người ở.
Phía cuối vườn lan là một lều nấm, phía cuối lều nấm là cánh đồng hoa quế, có công nhân đang làm cỏ trong cánh đồng.
Hai bên núi nhỏ là cánh đồng trà, là rừng trúc, cũng là rừng quýt, rừng nhãn, rừng hồng.
Anh chở cô, chạy quanh một vòng lớn, cuối cùng dừng tại một cánh đồng phơi nắng nhỏ.
Tại đó có người đang hong khô quả nhãn, có người đang tách mật ong, còn có người đang hấp gạo nếp.
Mật theo thùng nuôi ong tách ra, đặt vào máy ly tâm xoay tròn, chảy ra mật màu hổ phách trong suốt.
Lý Mậu nói: “Cái này là nhãn mật ong, có thể nếm thử.”
Người nông dân biết Lý Mậu, lập tức hứng một lon cho anh.
Kỷ Nguyên cầm lên ngửi, mùi hoa rất nhẹ, có lẽ là hoa nhãn.
Anh cười nói: “Nhóc Nguyên, em thích lén uống rượu nếp như vậy, có muốn giúp nghiền mem rượu không?”
Kỷ Nguyên cười nói: “Được đó.”
Men rượu là con men, trộn vào gạo nếp hấp chín để nguội, chứa trong cái vò đậy kín, có thể ủ ra rượu mới.
Lý Mậu nở nụ cười, hỏi công nhân ủ rượu, men rượu ở đâu.
Công nhân vội vàng thêm bó củi vào lò bếp, chưng gạo nếp, chỉ qua mảnh sân bên cạnh.
Lý Mậu đưa Kỷ Nguyên đi qua.
Hai người ngồi cạnh một cái bàn, trải ra giấy trắng, dùng dao trúc nhỏ nghiền nát men rượu, nghiền thành bột khô.
Kỷ Nguyên nghiền rất nghiêm túc.
Lý Mậu cười nói: “Nhóc Nguyên, để em ở đây làm công nhân, có muốn không?”
Kỷ Nguyên hỏi: “Anh thì sao? Anh trở về thành phố ư?”
Lý Mậu nói: “Cùng em ở đây nuôi dê.”
Kỷ Nguyên nhoẻn miệng cười.
Hai người nghiền xong men rượu, đi theo nông dân trồng hoa ngâm đường với hoa quế, mùi hoa quế rất nồng, Kỷ Nguyên lại cầm một lọ mứt hoa quế.
Vốn đang muốn lên núi làm quả hồng, hái quả quýt, cậu thiếu niên gọi bọn họ ăn trưa.
Lý Mậu nói: “Hồng và quýt đều có sẵn, lúc đi mang theo là được.”
Kỷ Nguyên hỏi: “Chúng ta vừa lấy vừa ăn như vậy, có phải rất không khách khí không?”
Lý Mậu nhoẻn miệng cười.
Buổi trưa, bọn họ ăn món nhà nông, có táo đỏ cẩu kỷ hấp gà, măng mùa đông nướng thịt, canh đậu phụ nấm hoang dã, đậu cà vỏ xào rau.
Một bàn ăn, ngoại trừ cậu thiếu niên kia còn có hai cô học sinh xinh đẹp.
Lý Mậu nói: “A Nam, tôi nhớ nhà cậu không có con gái.
Hai người này đều là bạn gái cậu à?”
A Nam cười nói: “Anh đừng trêu em.
Các cô ấy đều là bạn trung học của em, cuối tuần đến tham quan vườn hoa lan.”
Hai cô bạn học tự giới thiệu, một vị gọi là A Liên, một vị gọi là Lâm Thấm.
Lý Mậu nói: “Tôi còn tưởng anh cậu không ở nhà, cậu muốn làm trời.”
A Nam ngượng ngùng nở nụ cười.
Kỷ Nguyên cũng cười.
A Nam trông mảnh khảnh thanh tú, rất được con gái yêu thích.
Buổi chiều Kỷ Nguyên theo Lý Mậu vào trong nhà kính hoa lan, phân gốc cho hoa lan.
Hai người ở cùng hoa lan, làm nông dân trồng hoa hơn nửa ngày.
Kỷ Nguyên thích lan tố tâm, nhánh hoa tựa như miếng ngọc trong suốt.
Lý Mậu thấy cô thích, anh chọn một chậu, nói mang về nhà trồng ở bàn học.
Thời gian lẳng lặng ung dung, ánh nắng rất nhẹ, mùi lan thơm ngát.
Bên ngoài có người nói chuyện, nghe tiếng giống A Liên.
“Loại đại tiểu thư giống như Lâm Thấm, không phải cùng loại người như chúng ta, tôi hoàn toàn không coi cô ta là bạn.
Trong trường chơi cùng cô ta, người bình thường không dám bắt nạt tôi, thiếu tiền thì mượn cô ta, cô ta cũng rất sẵn lòng.
Cô ta là đồ ngốc.”
A Nam im lặng một lúc, nói: “Có lẽ cậu ấy không ngốc, cậu ấy chỉ là quan tâm cậu hơn thôi.”
A Liên không vui, đi mất.
Buổi chiều, A Nam đi tìm Lâm Thấm, lên núi hái quýt,
mang về một vài con nhộng, quấn lá cây, còn sống, có thể phá kén bay ra bươm bướm.
Lý Mậu không khách khí chọn một con nhộng lớn đưa cho Kỷ Nguyên.
A Nam và Lâm Thấm cười hì hì, đi xa.
Lý Mậu nói: “Cái đứa đầu óc minh mẫn giống anh, còn cái đứa ngốc nghếch ngớ ngẩn thì giống em.”
Cô nói: “Em ngốc chỗ nào?”
Anh nói: “Chỉ số thông minh không thấp, cảm xúc lại giống như con nít, còn không ngốc ư?”
Cô nói: “Chính anh cũng như vậy.”
Anh mỉm cười.
Anh cùng cô tản bộ dọc theo con đường nhỏ, ven đường trồng mấy khóm hoa tú cầu màu xanh da trời.
Trong tay Lý Mậu đúng lúc có công cụ, anh cắt mấy cành cho Kỷ Nguyên, một bó hoa lớn, rất đẹp.
Kỷ Nguyên hỏi: “Người trồng hoa có thể tìm chúng ta tính sổ không?”
Lý Mậu nói: “Không đâu.”
Cô nói: “Bạn anh tốt thật.”
Anh nở nụ cười, nói: “Năm ngoái anh đặc biệt bảo công nhân trồng.
Chúng ta có quyền sở hữu tại nơi này, hôm kết hôn anh đã cho em xem giấy tờ bất động sản đất đai.
Em quên rồi ư?”
“Em không nhìn kỹ.”
“Nói em ngốc còn không thừa nhận.”
“…”
Buổi tối, hai người ở trong mảnh sân nhỏ xem phim ngoài trời, màn ảnh nho nhỏ, theo kiểu hình chiếu, có thể xem một buổi tối.
Hai người chọn Casablanca, Cuốn theo chiều gió, ngồi trên ghế gấp.
Anh uống chút rượu, cô ăn quýt, ăn hồng, uống trà nhãn táo đỏ.
Cô thỉnh thoảng ngẩng đầu nhìn bầu trời đêm, mây dày che trăng, vài ánh sao thưa thớt.
Anh nói: “Trên đời có nhiều thành phố thị trấn như vậy, ở đó có nhiều nông trại như vậy, cô ấy lại đi vào nơi của tôi.”
Cô nhoẻn miệng cười, anh sửa loạn lời thoại phim của người ta.
Bỗng nhiên, trời đổ mưa nhỏ, hai người vội vàng thu dọn.
Có một loại lãng mạn, gọi là chợt dừng.
Nửa đêm, mưa to tầm tã, rơi sột soạt trên mái ngói.
Kỷ Nguyên tỉnh dậy, Lý Mậu cũng tỉnh theo, hai người gác chân trò chuyện.
Anh hỏi: “Em có phải rất yêu anh không?”
Cô nói: “Được.”
Anh nở nụ cười, nói: “Vẫn còn mơ màng à? Hỏi một đằng, trả lời một nẻo.”
Cô hỏi: “Gì cơ?”
“Nhóc Nguyên, có phải em rất yêu anh không?”
“Anh thì sao?”
“Anh rất yêu em.”
“Ờ, vậy em cũng rất yêu anh.”
Anh hôn lên cổ cô, cô nói buồn ngủ.
Anh dỗ dành cô nói: “Chúng ta chơi một lúc.”
Vườn lan núi nhỏ, mưa đêm dai dẳng, bọn họ chơi rất lâu.
Ngày hôm sau tạnh mưa, hơi nước lềnh bềnh, Lý Mậu đạp xe chở Kỷ Nguyên dạo khắp nơi, ra ngoài vườn hoa lan, xuống sườn núi dài, đi qua cây cầu dài.
Cô ôm chặt eo anh, gió rất lớn, người rất vui vẻ.
Cô hỏi: “Lúc về làm sao lên sườn núi?”
Anh nói: “Em ngồi trên xe đạp, anh đẩy em đi lên.”
Cô nở nụ cười.
Hai người tới trấn trên, ăn bánh bao, ăn súp thịt.
Lý Mậu nói: “Chúng ta đưa ngỗng tới đây dưỡng lão, thế nào? Trời lạnh rồi, ngỗng ở ban công sẽ mắc cúm gia cầm.”
Kỷ Nguyên nghĩ nghĩ, đồng ý.
Lý Mậu nở nụ cười.
Buổi trưa, bọn họ lái xe về nhà, trong xe chứa rất nhiều đồ đạc, có mật, rượu nếp, trái quýt, trái hồng, nấm, có mứt hoa quế, có lan tố tâm, có một con bướm sắp phá kén, còn có một bó hoa tú cầu lớn…
A Nam đến tiễn bọn họ, Kỷ Nguyên cảm thấy mọi thứ ở vườn hoa lan đều rất đáng yêu, cô hỏi Lý Mậu: “Lần sau khi nào sẽ đến?”
Lý Mậu mỉm cười, nói: “Có thời gian thì đến, mang ngỗng tới luôn.”