Chuyện của những cô nàng ế chỏng chơ

Chương 4: Nhị tỷ và căn bệnh của chủ nghĩa hình thức
            Định nghĩa chủ nghĩa hình thức:
-          Theo dân gian: đi với ma mặc áo giấy đi với bụt mặc áo cà sa à ngụ ý một cách hiện đại bây giờ: đi với ma mà mặc áo khác thì không tự tin, đi với bụt dù đang trong hình dáng ma thì mặc áo cà sa vào vẫn là bụt.
-          Theo đương đại: Chủ nghĩa hình thức là chủ trương chỉ tạo hình thức bề ngoài cho có mà thôi chứ không để ý đến phần thực hành nội dung bên trong . à nói một cách dễ hiểu là cái ví dụ ở trên đấy đấy, các bạn có thể lật lại chương hai phần giới thiệu nhị tỷ.
Tại sao tôi lại phải nói rõ ràng về học thuyết chủ nghĩa hình thức như vậy, bởi vì chỉ có dùng chữ nghĩa ấy tôi mới có thể hình dung được con người nhị tỷ.
Thế nào nhỉ? Các bạn hình dung nhị tỷ nhé. Áo sơ mi phải được là ủi cẩn thận, đầu tóc buộc phải có nơ mà thả thì phải chải cúp đầu. Váy nàng phải mặc theo hai trường phái : kín cổng cao tường ở nơi công sở, và dịu dàng nhí nhảnh nơi bạn bè đô hội. Nhà nàng có thể bừa bộn nhưng đi chơi nàng phải là thục nữ chính xờ hiệu.
Nói thế này có giống nói xấu bạn bè không nhỉ? Chắc nó xem được nó sẽ tức lên mà coi nhưng tức ai thì tức, chửi ai thì chửi chứ chắc nó trừ mình ra.
Gia đình nàng vô cùng bề bộn với chồng  chéo những sai lầm của thế hệ đi trước. Nàng đứng ở giữa chẳng thể dọn dẹp được, giống như đứng giữa hai làn nước trôi theo dòng nào cũng là lũ là thác. Nàng luôn trưng ra tất cả những gì đẹp đẽ nhất để người ta không bao giờ nhớ đến gia đình nàng. Nàng muốn người ta đánh giá à con bé này học giỏi ra sao, xinh đẹp ra sao chứ không phải kiểu như là à con bé con nhà ấy thế mà cũng làm nên chuyện. Bố mẹ ly thân, người anh tật nguyền đang ngày ngày chữa trị tại bệnh viện thần kinh, chị gái thì xa nhà đi lấy chồng. Kim đứng ở giữa lẻ loi cô độc nhưng chưa bao giờ sống cho chính mình. Đi về đằng ngoại thì đằng ngoại trách mày chỉ biết có bố, chả chăm mẹ được ngày nào. Đi về đằng nội thì đằng nội trách mày chỉ biết thương mẹ, bố mày tuy có lỗi nhưng mà giờ đây bệnh tật già yếu mày chả quan tâm gì cả. Kim chạy lại hai nơi nhưng chả thể vừa lòng ai cả. Kim tự nhận ra rằng mình yếu đuối đến mức nào. Tiền nàng không có nhiều chỉ đủ sống nhưng ai cũng nghĩ nàng rất sung túc bởi cái hình thức của nàng. Hào nhoáng đấy thôi nhưng trái tim nàng thì đang chắp nhiều mảnh vá. Trong một bữa cơm nàng nói:
-          Tao dù có đi xa mệt mỏi giận hờn ai ở trong nhà đi chăng nữa, tao cũng sẽ về nhà, đóng đô ở nhà bởi vì chữ nhà quan trọng hơn với tao.
-          Mày cần nhà nghĩa đen đấy phỏng?
Nàng cười buồn- Ừ nghĩa đen, chỉ cần có nhà, tao sẽ lại gây dựng được cuộc sống.
Chuyện tình cảm của nàng cũng vậy, nàng luôn phải lựa chọn cân nhắc giữa hai người đàn ông. Người này đến thì người ta cũng đến ,cứ như thế, nàng yêu rất nhiều nhưng để đến được với trái tim nàng, nàng tỉnh táo gạt đi. Với bản lĩnh lạnh lùng và vô cùng tỉnh táo nàng biết được khi nào yêu để cho đỡ cô đơn và yêu để có một bến đỗ thích hợp. Chính vì hai cái song song tồn tại trong nàng như vậy mà nàng yêu cũng rất kì lạ. Yêu một người chỉ để yêu, nàng giống như một cô bé muốn được cưng chiều, nâng niu và chăm chút. Nàng thể hiện ra sự cô đơn và nhợt nhạt đúng con người nàng. Những người này yêu thương nàng đấy, thậm chí yêu hết mực nhưng một người thì công ăn việc làm chẳng đủ nuôi thân, một người thi như đứa trẻ chẳng thể làm bờ vai chỗ dựa. Nàng yêu mà xác định:
-          Chúng tao chẳng đến với nhau thôi.
Nhưng những mối quan hệ kiểu này của nàng thường rất đậm sâu và bền vững nhiều lúc tôi đùa:
-          Mày không chia tay nhanh sao để thằng chồng mày tới được, thế này ế mất thôi.
-          Tao không chịu được sự cô đơn, chồng đến là do duyên thôi.
Yêu để lấy chồng:
Yêu cũng tìm hiểu hoàn cảnh như tam tỷ nhưng vì điều kiện gia đình chỉ có thế thôi, nàng chẳng quan tâm gì hơn chỉ mong người ấy và mình xây được lâu đài hạnh phúc bình dị, kéo nàng ra khỏi mối quan hệ gia đình nội ngoại phức tạp, vun vén cho gia đình nhỏ bé là đủ rồi. Nàng nghĩ mình ích kỷ vì còn bố, còn mẹ, còn anh, còn chị, nhưng chẳng bao giờ muốn trở về cả.
Tôi chơi với Kim lâu nên hiểu nàng, bỏ mặc vậy thôi nhưng ngày nào chả mong ngóng được trở về nhà. Tết đến hoặc nghỉ lễ, nàng lại gọi điện cho hội bạn hỏi tao đến nhà chúng mày chơi được không? Rồi lại cười buồn, nhà nội bố ở với các bác, nhà ngoại mẹ ở với chị gái lấy chồng xa, hai ngôi nhà, hai quê nhưng rêu phong phủ kín. Nàng bảo nàng về mà không biết sẽ ở đâu.
Đến với người thứ hai nàng đã xác định đây sẽ là mối tình cuối cùng của mình, người mà mình sẽ gắn bó cả cuộc đời. Nàng đến với anh rất nhanh, tình cảm cũng vô cùng tốt đẹp, hai người cảm thấy thực sự hòa hợp và có thể tiến tới lâu dài. Nhưng rồi, ngay từ lúc chọn anh, nàng lại chọn người chứ hoàn cảnh không chọn nàng. Anh ở quá xa đối với nàng. Một người ở thành phố Hồ Chí Minh không biết đường nào về, còn một người ở Hà Nội mệt mỏi chờ người ra. Để rồi, chính là lúc nhận thấy sự mong manh đó, hai người dần có những khoảng cách, anh không thể nói lời yêu thương gắn bó khi thực sự điều kiện không thể đến với nhau được trọn vẹn. Anh không thể hứa hẹn một cuộc sống ấm cúng cho nàng. Anh không đảm bảo được ngôi nhà và những đứa trẻ được một mái nhà mà người bố lúc nào cũng ở bên cạnh. Nàng không muốn lại phải chờ đợi, lại phải mỏi mòn trong ngôi nhà đến tối vắng bóng anh. Hai người chia tay, đôi người đôi ngả.
Nàng dừng yêu. Không giống như Thị Nở dừng yêu để về hỏi bà cô xem có tiếp tục yêu nữa không. Nàng dừng yêu vì cảm thấy giờ này yêu vẫn quá đỗi mong manh. Nhưng, khi nàng bắt đầu chán nản thì một tình cảm non xanh nữa lại nhen nhóm trong trái tim nàng. Một cậu bạn bằng tuổi, một đồng nghiệp tính hãy còn trẻ con ngỏ lời thích. Cậu ấy không nói yêu bởi vì chưa thực sự cảm thấy an toàn khi bắt đầu một mối quan hệ. Cậu ấy sợ tình bạn mà hai người xây đắp bỗng chốc bị đạp đổ nếu sau này không thành. Hai bên vẫn như vậy, tình cảm nồng thắm nhưng lại không rõ ràng. Tôi có đùa:
-          Nếu nó không ngỏ lời gắn bó thì bỏ sớm đi còn lấy chồng.
-          Uh, bạn ấy chưa bao giờ nói yêu tao.
Vậy mối quan hệ này là gì? Chẳng ai trả lời nổi, nhưng nàng là kiểu người ăn xổi ở thì, biết đến đâu hay đến đấy. Yêu đã giờ tính sau, dù sao đây cũng là một mối quan hệ được xác định là cho có. Mình thầm nghĩ, để rồi đến khi thắm thiết lại chẳng thể quay đầu.
Đối với Đại tỷ và Nhị tỷ hai người đều xót ruột lấy chồng nhưng chỉ biết trở mắt ếch ra mà chờ sung rụng. Hai người thường xuyên đi xem bói, có những nơi chém 300k mà vẫn chưa thỏa được ước vọng tìm được đức lang quân của mình. Mấy ông, bà thấy bói dường như đã bó tay với những ứng cử viên nặng kí của sự “ế”.
 


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui