Chuyến du hành kỳ lạ của ngài Daldry

Tôi luôn nhớ rằng nhờ có anh mà tôi được thế này, Daldry ạ, nhờ anh và chỉ mình anh. Tôi những muôn một buổi tối nào đó được thấy anh đẩy cánh cửa nhà hàng của Mama Can bước vào, anh sẽ được khám phá những món ăn hẳn sẽ khiến mắt anh nhòa lệ. Lúc nào tôi cũng thấy nhớ anh. Tôi mong sớm nhận được tin anh, nhưng lần này không phải là một bản danh sách nữa, thư trước của anh chẳng nói gì về bản thân anh mà đó mới chính là điều tôi muốn được đọc.
Bạn của anh,
Alice
Alice,
Sáng nay người bưu tá đã chuyển thư cho tôi, nói thế là hơi quá, thực ra ông ấy đã ném vào mặt tôi. Người đàn ông ấy rất bực bội, từ hai tuần nay ông ấy không thèm nói chuyện với tôi nữa. Đúng là tôi đã bắt đầu lo lắng vì không có tin tức gì của cô, tôi sợ có chuyện gì xảy đến với cô và ngày nào cũng trách móc bưu điện. Vậy nên tôi đã nhiều lần đến đó kiểm tra xem liệu thư của cô có bị thất lạc không. Tôi đã có chút xích mích với người trực quầy giao dịch, và xin thề với cô là lần này lỗi không phải tại tôi, tất cả chỉ vì anh ta không chịu đựng được việc tôi nghi ngờ tính trung thực của dịch vụ anh ta cung cấp. Cứ như thể bưu điện của Nhà vua anh ta chưa bao giờ biết đến chuyện làm mất mát hoặc để chậm trễ! Tôi chỉ ám chỉ y như vậy với người bưu tá và ông ta cũng rất tức giận. Những con người mặc đồng phục ấy dễ tự ái đến mức chả còn chút khiếu hài hước nào.
Vì cô mà giờ đây tôi phải tới xin họ tha lỗi. Nếu như thời gian biểu của cô kín đến mức cô không tìm đâu ra một khoảng thời gian trống để dành cho tôi thì tôi xin cô ít nhất cũng dành ra vài phút viết cho tôi mấy chữ thông báo rằng cô không có thời gian viết thư cho tôi. Chỉ vài chữ thôi cũng đủ dập tắt được một mối lo lắng vô ích. Cô hãy hiểu cho rằng tôi cảm thấy mình có trách nhiệm trước việc cô có mặt ở Istanbul, vì vậy việc cô bình an vô sự ở đó đương nhiên thuộc bổn phận của tôi.
Tôi rất mừng khi thấy cô và Can ngày càng hòa hợp, bởi theo những gì cô viết thì ngày nào cô cũng ăn trưa cùng anh ta, hơn nữa lại ăn ở nghĩa trang, với tôi đó dù sao cũng là một nơi khá kỳ cục để dùng bữa, nhưng thôi, vì việc ấy khiến cô thấy vui, nên tôi không còn gì để nói.
Tôi rất tò mò về công việc của cô. Nếu đúng là cô đang tìm cách tái hiện ký ức về bụi thì ở lại Istanbul chẳng ích chi, cô nên quay về càng sớm càng tốt, cô sẽ nhận thấy trong căn hộ của mình, bụi vẫn y nguyên như trong ký ức.
Cô đã nói là cô muốn biết tin tức của tôi… Giống như cô, tôi cũng chăm chỉ làm việc và cây cầu Galata đang dần hiện ra dưới cọ vẽ của tôi. Mấy ngày vừa qua tôi bắt tay vào phác họa những nhân vật sẽ có mặt trong tranh, sau đó tôi trau chuốt chi tiết cho các ngôi nhà ở Üsküdar.
Tôi đã tới thư viện và tìm được những bức tranh cổ tái hiện quang cảnh tuyệt đẹp phía bờ thuộc châu Á của eo Bosphore, chúng sẽ rất có ích với tôi. Trưa nào tôi cũng rời căn hộ ra quán bar đầu phố dùng bữa, cô biết chỗ đó rồi nên tôi không cần phải tả nữa. Cô còn nhớ bà góa ngồi một mình ở cái bàn phía sau chúng ta vào hôm cả hai ta tới đó không? Tô có tin vui đây, tôi nghĩ thời kỳ ở góa của bà ấy đã kết thúc và bà ấy đã gặp được người đàn ông khác. Hôm qua bà ấy bước vào quán cùng với một người đàn ông trạc tầm tuổi bà, ông ta ăn mặc khá cẩu thả nhưng khuôn mặt lại dễ gây thiện cảm và tôi thấy họ dùng bữa cùng nhau. Tôi hy vọng chuyện của họ được bền lâu. Chẳng gì ngăn nổi người ta yêu, dù cho ở bất kỳ lứa tuổi nào, phải vậy không?
Đầu giờ chiều, tôi tới căn hộ của cô dọn dẹp một chút, sau đó ngồi vẽ đến tận tối. Ánh sáng rọi xuống qua tấm mái kính nhà cô gần như là thần khải đổi với tôi, tôi chưa bao giờ làm việc hiệu quả đến vậy.
Hôm thứ Bảy tôi đi dạo ở Công viên Hyde. Mưa suốt hai ngày cuối tuần nên tôi gần như chẳng gặp ai ở đó và tôi thấy thích như vậy.
Lại nói đến chuyện gặp người quen, hôm đầu tuần tôi đã gặp một trong những cô bạn của cô trên phố. Một cô Carol nào đó đột nhiên xuất hiện trước mặt tôi. Tôi đã nhớ ra khi cô ấy kể lại buổi tối tôi đột ngột xông vào nhà cô. Tiện đây tôi cũng muốn nói là tôi lấy làm tiếc vì đã cư xử như vậy. Nhưng bạn cô tới bắt chuyện với tôi không phải để trách cứ tôi vì chuyện lần đó mà bởi cô ấy biết chúng ta đã đi du lịch cùng nhau và trong thoáng chôc hy vọng rằng cô đã trở về. Tôi bảo cô ấy không phải thế rồi chúng tôi cùng đi uống trà, tranh thủ khoảng thời gian ấy tôi đã mạn phép thông báo tin tức của cô. Đương nhiên là tôi không đủ thời gian để kể với cô ấy mọi chuyện, cô ấy phải tới bệnh viện; cô ấy là y tá, còn tôi thì thật ngu ngốc lại đi nói với cô điều ấy bởi cô ấy là bạn thân của cô, nhưng tôi rất ghét phải gạch xóa. Carol tỏ ra rất hào hứng với câu chuyện về những ngày chúng ta lưu lại Istanbul và tôi đã hứa tuần tới sẽ ăn tối cùng cô ấy để kể tiếp cho cô ấy nghe. Cô đừng lo, chuyện này chẳng có gì khó nhọc cả, bạn cô rất thú vị.
Vậy đấy Alice thân mến ạ, qua những gì vừa đọc hẳn cô đã nhận ra, cuộc sống của tôi không có nhiều mới lạ như của cô nhưng cũng giống như cô, tôi thấy hạnh phúc.
Bạn của cô,
Daldry
TB: Trong thư trước, vẫn trong lúc nói về anh chàng Can thân mến, cô đã viết: “Sáng nào Can cũng đợi tôi dưới nhà:. Phải chăng ý cô muốn nói giờ Istanbul đã trở thành “nhà cô”?
(trang 296 trong sách truyện - ảnh chụp quá mờ không nhìn thấy)
gặp anh ta, anh ta chính là chủ cửa hàng nhạc cụ nơi tôi mua cây kèn trompet. Nhưng nói về tôi thế là đủ rồi. Vậy là anh đã gặp Carol? Tôi rất mừng vì điều ấy, cô ấy có một trái tim vàng và đã tìm được nghề phù hợp với trái tim ấy. Tôi hy vọng anh có quãng thời gian dễ chịu bên cô ấy. Chủ nhật tới, nếu trời đẹp, thời tiết cũng đã dịu đi rất nhiều rồi, chúng tôi, tức là có cả Can và cháu ông Zemirli, sẽ đi dã ngoại trên đảo Các Hoàng tử; tôi từng kể anh nghe về đảo ấy trong thư trước đây rồi. Mỗi tuần Mama Can cho phép tôi được nghỉ một ngày,vậy nên tôi thuận theo thôi.
Tôi rất vui khi biết việc thực hiện bức tranh đã tiến triển và anh thấy thích khi làm việc dưới mái kính nhà tôi. Tóm lại, tôi thích hình dung ra cảnh anh ở nhà tôi, cầm cọ vẽ trên tay, tôi hy vọng mỗi tối lúc rời đi anh sẽ để vương lại chút màu vẽ cũng như chút ngông cuồng của mình để làm nơi ấy thêm vui mắt (anh cứ coi đay là lời khen chỗ bạn bè với nhau).
Tôi lúc nào cũng thấy muốn viết thư cho anh nhưng tôi mệt đến mức lại thường xuyên từ bỏ mong muốn ấy. Thêm nữa, tôi sẽ dừng bút sớm ngay tại đây dù còn muốn kể với anh hàng nghìn điều khác vì hai mắt tôi đang trĩu xuống. Mong anh biết rằng tôi vẫn luôn trung thành với tình bạn của anh và mỗi tối trước khi đi ngủ tôi đều gửi đến anh những suy tư trìu mến nhất từ cửa sổ phòng mình ở Üsküdar.
Ôm hôn anh.
Alice
TB: Tôi quyết định học tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và điều ấy khiến tôi vui lắm. Can đang dạy cho tôi và tôi tiến bộ nhanh chóng khiến anh ấy chưng hửng, anh ấy bảo rằng tôi nói gần như không có trọng âm nữa, rằng anh ấy tự hào về tôi. Tôi hy vọng anh cũng thế.
Suzie vô cùng thân mến!
Xin đừng ngạc nhiên… Cô đặt cho tôi cái tên mới, Anton, trong khi tên tôi vốn là Ethan và khi viết cho tôi, cô vẫn luôn mở đầu bằng dòng “Daldry thân mến”.
Ai là anh chàng Anton mà cô nghĩ đến trong lúc ngồi viết cho tôi lá thư vừa rồi ( nó cũng đến muộn chẳng kém thư trước là bao)?
Nếu không cực kỳ ghét chuyện gạch xóa thì hẳn tôi đã gạch đi tất cả những gì vừa viết mà ắt sẽ khiến cô nghĩ rằng tôi đang bực bội. Cô nghĩ thế cũng không sai, tôi không hài lòng với công việc đã hoàn thành từ nhiều ngày nay. Những ngôi nhà ở Üsküdar và đặc biệt là ngôi nhà cô đang ở khiến tôi gặp rất nhiều khó khăn. Chắc cô cũng biết nếu nhìn từ chỗ chúng ta đứng trên cầu Galata thì những ngôi nhà ấy vô cùng bé, nhưng giờ khi đã biết cô sống ở đó, tôi muốn vẽ chúng lớn hơn, có thể phân biệt để cô còn nhận ra được nhà mình.
Trong thư trước, tôi thấy cô không hề nói về công việc của mình. Không phải tôi lo lắng với tư cách người cộng tác làm ăn với cô mà chỉ là người bạn đang tò mò thôi. Công việc của cô tiến triển đến đâu rồi? Cô đã tái hiện được ký ức về bụi chưa hay là cô muốn tôi gửi sang ột gói bụi nhỏ?
Chiếc Austin cũ của tôi không còn chạy được nữa rồi. Rõ ràng là không đáng buồn bằng việc ông Zemirli qua đời nhưng tôi biết cái xe lâu hơn quen biết ông Zemirli rất nhiều và tôi không giấu cô rằng trái tim tôi nhói đau khi phải để nó lại garage. Mặt tích cực đó là tôi sẽ có thể phung phí thêm chút nữa món thừa kế của mình, bởi vì cô đã không chịu giúp tôi phung phí khoản đó, và tuần sau tôi sẽ đi mua một chiếc xe mới toanh. Tôi hy vọng (nếu ngày nào đó cô trở về) được vinh dự chỉ cho cô cách lái nó. Có vẻ như thời gian cô lưu lại Istanbul sẽ kéo dài nên tôi đã quyết định thay cô trả tiền thuê cho người chủ nhà của chúng ta, mong cô hãy tử tế đừng cự nự tôi một lần, làm thế là hết sức hợp lý bởi tôi là người duy nhất sử dụng căn hộ ấy.
Tôi hy vọng chuyến đi dạo của cô trên đảo Các Hoàng tử mang lại nhiều thú vị đúng như cô mong đợi. Về chuyện đi chơi cuối tuần thì cuối tuần này tôi sẽ để cô bạn Carol của cô lôi kéo đến rạp chiếu bóng thì đó quả là một ý tưởng vô cùng độc đáo.
Tôi chưa thể tiết lộ tên bộ phim chúng tôi sẽ xem với cô được bởi đó còn là một bất ngờ. Tôi sẽ kể cho cô về buổi đi xem phim trong thư sau.
Xin gửi đến co những suy tư trìu mến nhất từ căn hộ của cô, trước lúc tôi trở về nhà mình vào sẩm tối.
Mong sớm được gặp lại cô, Alice thân mến ạ. Tôi nhớ trong bữa tối của chúng ta ở Istanbul và những điều cô kể về nhà hàng của Mama Can cùng người chồng đầu bếp của bà ấy khiến tôi thấy ngon miệng hơn.
Daldry
TB: Tôi rất vui mừng trước năng khiếu ngôn ngữ của cô. Tuy nhiên, nếu chỉ có Can dạy cô thì tôi dứt khoát khuyên cô nên kiểm tra lại trong một cuốn từ điển chính thống những gì anh ta dịch cho cô.
Dĩ nhiên, đây chỉ là một gợi ý…
Daldry,
Từ nhà hàng về, tôi ngồi viết thư cho anh giữa một đem không tài nào chợp mắt được. Hôm nay có một chuyện xảy ra khiến tôi vô cùng bối rối.
Như mọi sáng, Can đến đón tôi. Chúng tôi xuôi theo những ngọn đồi ở Üsküdar xuống phía eo Bosphore. Trong đêm trước, một dinh thự bị thiêu rụi, mặt tiền tòa nhà cổ đổ sập ngay giữa con phố chúng tôi vẫn qua hằng ngày khiến chúng tôi phải đi vòng tránh đống đổ nát. Phố xá quanh đó cũng ngổn ngang tắc nghẽn nên chúng tôi đã đi qua vòng khá xa.
Trong thư đã có lần tôi kể với anh rằng chỉ cần một mùi hương cũng đủ giúp ta tìm lại được ký ức về một nơi không còn nữa đúng không? Trong lúc đi dọc một bờ rào sắt chằng chịt dây hồng leo, tôi dừng khựng lại; một mùi hương quen thuộc đến mức lạ thường với tôi, mùi cây đoạn hòa lẫn với hương hồng dại. Chúng tôi đẩy một đoạn rào sắt và phát hiện ra một căn nhà bị lãng quên phủ bụi thời gian nằm sâu trong con ngõ cụt.
Chúng tôi liền bước vào sân, một người đàn ông đứng tuổi đang tỉ mẩn chăm sóc đám cây cối vừa đâm chồi nẩy lộc cùng với mùa xuân. Bất chợt tôi nhận thấy mùi hương hoa hồng, mùi những viên sỏi, mùi của bức tường vôi và một chiếc ghế băng bằng đá nằm dưới tán cây đoạn, vậy là hình ảnh nơi ấy trỗi dậy trong ký ức tôi. Tôi như thấy lại khoảnh sân ấy khi xưa lúc còn đầy trẻ con, tôi nhận ra cánh cửa màu xanh phía trên bậc thềm nhà, những hình ảnh đã bị lãng quên ấy lần lượt hiện về trong tôi như một giấc mơ.
Người đàn ông đứng tuổi lại gần hỏi xem chúng tôi cần gì. Tôi hỏi ông ấy xem khi xưa từng có ngôi trường nào ở đây không?
“Có đấy, ông tiết lộ, một ngôi trường nhỏ thôi, nhưng từ lâu nó đã trở thành nơi ở của người làm vườn rồi.”
Người đàn ông cho tôi biết hồi đầu thế kỷ ông là giáo viên tiểu học, ngôi trường là của bố ông. Năm 1923 khi cách mạng nổ ra thì ngôi trường đóng cửa rồi không bao giờ mở lại nữa.
Ông đeo kính vào, tới gần sát tôi và nhìn tôi chằm chằm khiến tôi khó chịu. Sau đó ông ấy đặt cái cào của mình xuống rồi nói:
“Tôi nhận ra cô rồi, cô bé Anouche đây mà.”
Ban đầu tôi nghĩ hẳn ông ấy cũng không còn minh mẫn nữa, nhưng tôi nhớ ra là cả hai chúng ta cũng đã nghĩ như vậy về ông Zemirli tội nghiệp, vậy nên tôi gạt thành kiến của mình và đáp rằng có lẽ ông nhầm rồi, rằng tên tôi là Alice.
Ông khăng khăng vẫn nhớ tôi. “Ánh mắt của cô bé bị lạc này, bác không thể nào quên được”, ông nói và đã mời chúng tôi vào nhà dùng trà. Khi chúng tôi vừa vào đến phòng khách, ông liền nắm lấy tay tôi rồi thở dài:
“Anouche tội nghiệp của bác, bác rất buồn vì chuyện bố mẹ cháu.”
Làm thế nào mà ông ấy lại biết chuyện bố mẹ tôi đã thiệt mạng trong trận ném bom Luân Đôn? Tôi thấy ông ấy càng thêm bối rối khi nhận được câu hỏi ấy.
“Bố mẹ cháu đã chạy trốn được sang Anh ư? Cháu nói gì vậy Anouche, không thể thế được.”
Những lời ông ấy nói chẳng có ý nghĩa gì nhưng ông ấy lại tiếp tục.
“Bố bác biết rất rõ bố cháu. Trò tàn bạo của những thanh niên điên rồi, thật là bi kịch! Mọi người không bao giờ biết được chuyện gì đã xảy đến với mẹ cháu. Cháu biết đấy, không phải chỉ có cháu gặp nguy hiểm. Chính vì thế mà tất cả chúng ta đều quên đi rằng họ đã buộc chúng ta phải câm miệng.”
Tôi chẳng hiểu chút gì trong câu chuyện của ông ấy, lại càng không hiểu những gì người đàn ông ấy vừa kể, Daldry ạ, nhưng giọng ông ấy thành thực đến mức khiến tôi thấy hoang mang, lung lay.
“Cháu là một cô bé chăm chỉ, thông minh, dù cho cháu không không nói bao giờ. Không thể nghe được bất cứ âm thanh gì phát ra từ miệng cháu. Điều ấy khiến mẹ cháu tuyệt vọng. Nhìn cháu là có thể biết được rằng cháu giống mẹ. Lúc trông thấy cháu trong ngõ khi nãy, bác tưởng như đã nhận ra mẹ cháu, nhưng dĩ nhiên là không thể thế được, mọi chuyện xảy ra quá lâu rồi. Thỉnh thoảng vào buổi sáng, mẹ cháu vẫn dẫn cháu tới, vô cùng hạnh phúc vì cháu có thể học ở đây. Chỉ có mình bố bác chịu nhận cháu vào trường của ông, những nơi khác đều từ chối vì cháu cứ khăng khăng không chịu nói.”
Tôi đã hỏi cắt ngang lời ông, tại sao ông lại ám chỉ rằng mẹ tôi lại có số phận khác với bố tôi, trong khi chính mắt tôi đã nhìn thấy hai người tan biến dưới trận bom?
Ông nhìn tôi vẻ hối tiếc rồi nói.
“Cháu biết không, bà vú nuôi của cháu vẫn sống khá lâu trên những ngọn đồi ở Üsküdar, thỉnh thoảng bác vẫn gặp bà ấy đi chợ, nhưng gần đây thì không thấy bà ấy nữa. Có thể bà ấy mất rồi.”
Tôi hỏi ông ấy xem ông ấy đang nói về bà vú nào.
“Cháu không nhớ bà Yilmaz à? Vậy mà bà ấy đã yêu cháu biết bào… Cháu chịu ơn bà ấy rất nhiều.”
Không thể tìm lại được khoảng ký ức về những năm sống ở Istanbul khiến tôi bực tức và tâm trạng khi ấy lại càng tồi tệ thêm kể từ lúc tôi được nghe câu chuyện không mấy rõ ràng của ông giáo già đã gọi tôi bằng một cái tên khác không phải tên tôi.
Ông dẫn chúng tôi đi thăm căn nhà và chỉ tôi căn phòng nơi tôi từng học. Giờ nơi ấy đã biến thành phòng đọc sách nhỏ. Ông muốn biết hiện giờ tôi làm gì, đã lập gia đình và sinh con chưa? Tôi kể với ông nghe về nghề nghiệp của mình và gần như không hề ngạc nhiên trước việc tôi chọn hướng đi này, ông nói thêm:
“Đa số những đứa trẻ khác khi được đưa cho thứ gì thì đều đưa lên mồm nếm thử; còn cháu thì cháu ngửi, đó là cách riêng hết sức đặc biệt của cháu để biết xem nên nhận hay nên từ chối thứ ấy.”
Rồi ông dẫn chúng tôi ra tận hàng rào đầu con ngõ cụt, khi đi ngang qua chỗ cây đoạn lớn đổ bóng xuống nửa khoảng sân tôi lại nhận thấy những mùi hương ấy và tôi hiểu rõ rằng đây không phải lần đầu mình tới nơi này.
Can bảo chắc hẳn trước kia tôi hay lui tới trường này, mà người đàn ông đứng tuổi kia thì không còn minh mẫn nữa, ông ấy đã nhầm tôi với đứa trẻ khác rồi lẫn lộn kỷ niệm với nhau giống như tôi vẫn pha trộn các mùi hương với nhau. Anh ấy nói rằng sau khi có một số chuyện xảy đến với tôi thì những kỷ niệm khác rồi cũng sẽ sống lại, rằng chỉ cần kiên nhẫn và tin vào số phận. Nếu như dinh thự ấy không bốc cháy, chúng tôi hẳn sẽ không bao giờ đi qua hàng rào của ngôi trường cũ ấy. Dù tôi biết anh ấy còn có ý khác ngoài chuyện muốn an ủi tôi, nhưng Can hoàn toàn không sai.
Biết bao câu hỏi không lời giải đáp cứ luẩn quẩn trong tâm trí tôi, anh Daldry ạ. Tại sao ông giáo ấy lại gọi tôi là Anouche, trò tàn bạo ông ấy nhắc đến là thế nào? Bố mẹ tôi vẫn ở bên nhau cho tới tận lúc chế vậy tại sao toi lại nghe nói điều ngược lại? Ông ấy có vẻ tin chắc vào điều mình vừa nói và rất buồn vì tôi không nhớ gì nữa.
Xin anh thứ lỗi vì đã viết cho anh những điều vô nghĩa này, vậy nhưng hôm nay tôi đã tận tai nghe thấy những điều ấy.
Ngày mai, tôi sẽ quay lại xưởng ở Cihangir; dù thế nào thì tôi cũng biết được điều cốt yếu. Tôi đã sống ở đây hai năm và vì một lý do nào đó tôi không rõ, bố mẹ đã gửi tôi đến tận ngôi trường ở bên kia eo Bosphore, trong một con ngõ cụt hẻo lánh tại Üsküdar, có lẽ là cùng với bà vú nuôi tên Yilmaz.
Tôi hy vọng là về phần mình anh vẫn khỏe, việc vẽ bức tranh vẫn tiến triển và niềm hứng khởi của anh vẫn tăng lên trước giá vẽ. Mách với anh là căn nhà tôi ở có ba tầng, tường nhà màu hồng nhạt còn cửa sổ thì màu trắng.
Ôm hôn anh.
Alice
TB: Xin lỗi anh vì tôi đã nhầm tên, tôi thật đãng trí. Anton là người bạn cũ mà tôi vẫn thư từ. Nhân nói về bạn bè, anh có thích bộ phim đã cùng đi xem với Carol không?
Alice thân mến,
(Mặc dù Anouche là một cái tên rất đẹp.)
Quả thực tôi nghĩ ông giáo già ấy đã nhầm cô với một bé gái khác thường lui tới ngôi trường ấy. Cô hẳn không nên day dứt bởi những câu chuyện nảy ra trong trí nhớ của một người đàn ông không minh mẫn.
Tin tốt là cô đã tìm được lại ngôi trường từng theo học suốt hai năm tuổi thơ ở Istanbul. Vậy là cô đã có bằng chứng chứng tỏ bố mẹ cô ngay trong thời kỳ khó khăn cũng không lơ là chuyện học hành của cô. Cô còn muốn kiếm tìm gì hơn nữa?
Ngẫm về những câu hỏi không lời đáp của cô, tôi đã tìm ra cho chúng một logic không thể chối cãi được. Trong thời chiến và với hoàn cảnh của họ (tôi cần phải nhắc cô rằng những điều đặc biệt họ làm cho người dân ở Beyoğlu không phải là nguy hiểm), rất có thể bố mẹ cô muốn gửi cô đến một khu khác hơn. Rồi bởi vì hai người đều làm ở bệnh viện nên cũng có thể họ đã thuê một vú em. Đó là lý do tại sao ông Zemirli không nhớ gì về cô. Khi ông ấy tới lấy thuốc thì cô đang ở lớp hoặc được giao cho bà Yilmaz kia. Bí ẩn đã được khám phá và cô có thể bình tâm quay về với công việc mà tôi hy vọng là đang tiến triển nhanh chóng.
Về phần tôi, bức tranh cũng đang dần hiện ra, không nhanh như tôi mong muốn nhưng tôi nghĩ là mình xoay sở khá tốt. Tóm lại là mỗi tối khi rời căn hộ của cô tôi đều tự nhủ như vậy, rồi lại nghĩ hoàn toàn ngược lại khi trở lại vào ngày hôm sau. Nào có thể mong gì hơn, đó là cuộc đời nghiệt ngã của một họa sĩ ảo, ảo tưởng rồi lại vỡ mộng, ta tưởng đã làm chủ được bản thể của mình nhưng chính những cây cọ tệ hại kia mới thống lĩnh ta, mà chúng chỉ cần dùng đầu để làm việc ấy. Dù cho không phải chỉ mình chúng phải dùng đầu…
Và rồi, bởi vì qua thư tôi nhận thấy cô càng lúc càng bớt nhớ Luân Đôn hơn trong khi tôi lại thường xuyên nhớ đến thứ rượu raki tuyệt vời đã uống ở Istanbul cùng với cô, một vài tối tôi bắt đầu mơ tưởng đến bữa tối trong nhà hàng Mama Can; tôi ước một ngày nào đấy có thể tới thăm cô tại đó, dù biết rằng đó là điều không thể vì thời gian này tôi phải làm việc.
Người bạn tận tụy của cô,
Daldry
TB: Cô đã quay về đi dã ngoại trên đảo Các Hoàng tử chưa, nó có xứng với tên gọi ấy không, cô có gặp chàng hoàng tử nào ở đó không?
Daldry thân mến,
Anh hẳn sẽ trách cứ tôi vì thư này đến muộn nhưng đừng giận tôi nhé, tôi đã làm việc không nghỉ suốt ba tuần vừa rồi.
Tôi đã có nhiều tiến bộ và không chỉ trong môn tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Với người thợ ở Cihangir, chúng tôi đã tiến đến được điều gì đó xác thực hơn. Lần đầu tiên chúng tôi có được một sự kết hợp tuyệt vời. Mùa xuân cũng đã giúp sức rất nhiều. Daldry thân mến của tôi ơi, giá như anh biết được Istanbul đã thay đổi thể nào kể từ khi những ngày đẹp trời quay lại. Cuối tuần vừa rồi Can dẫn tôi đi thăm thú vùng nông thôn ngoại vi thành phố và tôi tìm lại được ở đó những mùi hương lạ thường. Xung quanh thành phố giờ phủ toàn hoa hồng, phải có đến cả trăm loại khác nhau. Đào và mơ đều đang giữa mùa hoa nở, những cây tử kinh thì nhuộm tím hai bên bờ Bosphore.
Can bảo với tôi rằng chẳng mấy nữa sẽ tới lượt hoa đậu kim vàng rực rỡ, hoa mỏ hạc, hoa giấy, tú cầu cùng nhiều loại hoa khác. Tôi đã khám phá ra thiên đường trên mặt đất dành cho thợ làm nước hoa và tôi chính là người thợ may mắn nhất được có mặt ở đó. Anh có hỏi tôi về đảo Các Hoàng tử, hòn đảo ấy thật rạng rỡ với thảm thực vật phong phú còn ngọn đồi Üsküdar nơi tôi sống thì không chỉ có thế. Sau khi xong việc ở nhà hàng, tôi thường cùng Can đi nhấm nháp chút gì đó tại những quá cà phê nhỏ ẩn mình trong những khu vườn nằm kín đáo giữa Istanbul.
Chỉ một tháng nữa thôi trời sẽ ấm dần lên và chúng tôi có thể ra biển bơi. Anh thấy đấy, ở đây tôi hạnh phúc đến mức đã gần như mất đi tính kiên nhẫn. Mùa xuân mới qua chưa được một nửa mà tôi thì đã rình chờ hạ tới.
Daldry thân mến, tôi không biết phải trả ơn anh thế nào vì chính nhờ có anh mà tôi mới biết đến một cuộc sống khiến mình say sưa đến vậy. Tôi yêu những giây phút ngồi làm việc bên người thợ nước hoa ở Cihangir, tôi yêu công việc của mình tại nhà hàng Mama Can, bà trìu mến với tôi đến độ như đã trở thành người thân trong nhà, còn bầu không khí dịu ngọt của những đêm Istanbul lúc tôi trở về nhà sau giờ làm việc mới tuyệt vời làm sao.
Tôi chỉ ước sao anh có thể tới thăm tôi, dù chỉ là một tuần, để có thể sẻ chia với anh những điều tuyệt diệu tôi khám phá ra.
Giờ đã muộn rồi, cuối cùng thì thành phố cũng chìm vào giấc ngủ, tôi cũng phải làm thế đây.
Ôm hôn anh và hứa sẽ viết cho anh ngay khi có thể.
Bạn của anh,
Alice
TB: Anh nhắn với Carol là tôi nhớ cô ấy, tôi sẽ rất mừng nếu nhận được tin của cô ấy.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui