Sau đó Lý Trí Viễn đã giữ hiếu với với đại bá của mình trong vòng 27 tháng, điều này đã khiến con đường công danh của hắn ta bị trì hoãn.
Mãi cho đến khi để tang xong, hắn mới tham gia khoa cử và đạt được tôn xưng tú tài khi còn khá trẻ.
Trong sách mô tả rằng sự ảnh hưởng của Lý Trí Viễn đối với Lý thị rất sâu sắc, thậm chí có thể nói rằng là một người đắc đạo gà chó lên trời.
Sau đó Lý thị đã mua một căn nhà và một cửa hàng nhỏ trong thành, rồi an gia lập nghiệp ở trong thành.
Là con trưởng của đứa con trai thứ hai, Lý Trí Viễn đã thay đại bá gánh vác trách nhiệm của con trưởng, phụ trách hương hỏa cho đại bá, chu cấp cho tổ phụ và phụ thân cho đến khi họ qua đời, còn kiêm luôn cả việc chiếu cố gia đình nhà tiểu thúc, thật sự là một người con/người cháu hiếu thảo!
Về phần thê nữ của đại bá Lý Hiền Đông, nghe nói sau khi Lý Trí Viễn dọn vào thành, hắn ta cũng muốn sắp xếp ổn thỏa cho mẹ con hai người, nhưng đáng tiếc là đại bá mẫu nhất quyết ở lại trong thôn với nữ nhi, nhưng không may vào một mùa đông nọ đã rơi xuống sông và chết cóng.
Trong sách còn cảm khái rằng, Lý Trí Viễn là một người hiếu thảo, từng muốn giữ đạo hiếu với đại bá mẫu của mình, nhưng mọi người đều khuyên bảo rằng bà ấy phúc mỏng đoản mệnh không xứng nên Lý Trí Viễn mới từ bỏ.
Bởi vậy, người dân các thôn xung quanh đều kính trọng Lý Trí Viễn, cho rằng tuy không tài hoa bằng nam chính nhưng dựa vào cách làm người, đặc biệt là lòng hiếu thảo của hắn ta, lại vô cùng vượt trội.
Dù sao sau khi nam chính làm ăn phát đạt, nghe nói còn hung hăng vả mặt trưởng lão trong tộc trước đây từng ức hiếp gia đình của mình, cũng không dìu dắt người trong tộc, thế nên thanh danh của gia tộc cũng trở nên khá vi diệu.
Lý Tiểu Hàn chỉ cảm thấy đầu choáng váng không thôi.
Hóa ra nàng không chỉ xuyên không mà còn xuyên vào trong sách, trở thành một nhân vật phụ còn chẳng có cả tên họ, là kiểu nữ phụ có cũng được mà không có cũng chẳng sao.
Mà nhà nàng lại còn là bàn đạp cho đường ca.
Đây chẳng phải là bàn đạp sao, hi sinh bản thân để thành toàn cho lòng hiếu thảo của đường ca.
Tay chân Lý Tiểu Hàn nhũn ra, nàng ngã xuống trước mộ, tay chạm vào tấm bia đá của bà nội La thị.
Tấm bia đá vô cùng thô ráp, bàn tay truyền tới từng trận đau đớn, khiến tâm trí của Lý Tiểu Hàn lập tức quay trở lại.
Nàng cố gắng đè nén cảm giác choáng váng trong đầu, chăm chăm nhớ lại nội dung trong sách.
Nếu Lý Trí Viễn trong sách thực sự là đường ca của nàng, thì khi nào đại bá Lý Trí Viễn sẽ qua đời ở trong sách?
Vào năm Lý Trí Viễn mười ba tuổi, cũng không phải là năm nay.
Đúng rồi, ông nội bắt nhà họ ra ở riêng, ruộng đồng được chia quá ít nên phụ thân nàng phải đi sâu vào trong núi tìm nhân sâm, mong rằng có thể thắp lên một tia hy vọng.
Có những truyền thuyết về nhân sâm ở vùng núi này nhưng tất cả đều chỉ là nhân sâm giả.
Phụ thân có lẽ muốn mạo hiểm, ông muốn hái nhân sâm bán lấy tiền để chữa khỏi bệnh cho Vương thị, muốn xây một ngôi nhà tốt có thể che gió che mưa, muốn mua thêm một ít ruộng đất để cả nhà không đến mức chết đói, nhưng không ngờ lại mất mạng.
Tay chân Lý Tiểu Hàn càng thêm vô lực, nàng nhìn phụ thân mình đang lặng lẽ che mặt rơi lệ ở bên cạnh.
Có vẻ như phụ thân thật sự sẽ làm theo lời của ông nội, nuốt xuống nỗi uất ức này…
Nàng phải khiến phụ thân từ bỏ ý định đó!
Không thể để phụ thân đi vào núi sâu hái nhân sâm rồi bị rắn độc cắn chết được!
Trong xã hội phong kiến nam quyền, nàng không có huynh đệ, phụ thân thì lại qua đời, số mệnh của nàng và mẫu thân sẽ hoàn toàn mặc cho người khác bài bố.
Chẳng phải trong sách đã viết nàng và mẫu thân đã rơi xuống nước mất mạng giữa mùa đông lạnh giá sao?
Lý Tiểu Hàn đã vật lộn suốt ba ngày trong trận động đất, nàng vừa lạnh vừa đói, chỉ có thể dựa vào nước mưa thấm xuống dưới để tự cứu bản thân.