Rã rời sau một buổi học bài phải bổ sung vào não biết bao nhiêu là chữ, tôi ăn vài hột cơm rồi leo lên giường định đánh một giấc.
Nói gì thì nói chứ mà tôi cũng thấy mình hơi bị hiu với cái mục đích sắp tới.
Bờ mờ, ngày nào đi học Olympic trá hình thế này thì còn khuya mới cưa cẩm gì được.
Nhưng dù sao thì ngày thứ 2 đã giải quyết ổn thỏa, tôi có đủ tự tin vô cái cuốn bài tập Toán của mình sẽ không có con sâu nào làm sầu nồi canh cả.
Và bắt đầu nghĩ đến chiều hôm nay, khi làm bài, chốc chốc tôi sẽ buông lời ong bướm dụ hoặc cô giáo.
Có thể tôi không cao bằng chúng bạn, nhưng ít nhất cô giáo sẽ phải ngước nhìn hề hề.
Chiều hôm ấy, đúng 6h tôi có mặt ở nhà cô với biết bao nỗi lo không nói thành lời.
Tuy nhiên trời tính không bằng tôi tính, cô giáo không nhắc gì đến vụ thứ 3 học cái quái gì mà chỉ cho bài tập Toán nâng cao, bài nào dạng mới thì ngồi giảng cho tôi hiểu.
Cái giảng khi chỉ có 2 người nó khác xa với cái giảng cho 1 lớp các bác ạ.
Nào là ngồi kế cô này, được cô rót mật vào tai này.
Chả hiểu sau lúc sáng cô hùng hổ như vậy mà giờ lại đằm thắm đến thế.
Thêm cái mùi hương đặc trưng nữa, tôi không nghĩ đây là mùi nước hoa, chỉ là thoang thoảng trong gió và có sức mị hoặc người khác vô cùng tận.
– À mà cô, tôi ngồi xoay viết khi cô đang cắm “face” vào “book” nghiên cứu một bài toán.
– Nói đi – Chả thèm nhìn mặt tôi nữa các bác ạ, không như cô Yến, mỗi lần tôi nói là dù làm bất cứ cái gì cũng ngước lên cười và lắng nghe.
À mà… không được nghĩ đến cô ấy nữa.
Nam mô a di đà Phật!
– Cái số điện thoại hôm trước em nhắn tin ấy, cô đừng liên lạc với số đó nhé! – Tôi quệt mũi.
– Để xem, cô giáo chủ nhiệm có gì mà phải cần liên lạc với Sao đỏ nhỉ? – Cô ngước lên ra chiều suy nghĩ, mà tôi thấy đang trêu tôi thì đúng hơn.
– Thì em nói vậy đó, số đó là của ba em nên có gì cô cứ gọi máy bàn.
– Được rồi, làm thấy ghê à! – Cô cười, tôi thề là cái nụ cười đó sẽ làm tôi chết trân tại chỗ nếu nhìn thấy.
Đáng tiếc là tự dưng hơi quạu nên cúi đầu và khi ngước lên thì nụ cười đã sớm tắt.
Ôi, đen thật!
Thế rồi lại tiếp tục chỉ chỉ, tiếp tục làm làm, và tiếp tục ngắm trộm.
Không biết từ khi nào tôi đã có cái tật ấy, cứ làm bộ chăm chú vào bài nhưng mắt vẫn cứ láo liên nhìn về một hướng.
Hôm nay cô giáo cột tóc búi cao lên chứ không phải là kẹp tóc bằng cái kẹp màu xanh đọt chuối hay là hồng phấn nữa.
Trong khi những cái kẹp làm cho cô trở nên dịu dàng mộc mạc, quyến rũ con người ta qua những cử chỉ nhẹ nhàng mà không kém phần tinh tế.
Còn những lần cột tóc cao, trông cô năng động hẳn lên, và tôi chợt nhận ra, cái mục đích trong tôi lại ngày càng lớn mạnh hơn bao giờ hết.
Thề là lúc đó muốn ôm cô, hôn lên trán cô và thì thầm vào tai: “Cô giáo! Em thích cô từ lâu lắm rồi đó!”.
Nhưng ngặt một nỗi, cứ hễ tôi tưởng tượng lần nào là y chang lần đấy cái mặt đần thối ra trông như mấy thằng bị thiểu năng nặng hết thuốc chữa.
Và hình như cô giáo rất thông hiểu vấn đề này, cô đã áp dụng một biện pháp ngay tức thì có hiệu quả mà chẳng cần tốn nhiều công sức:
– A… A… Đau… Đau cô… A á! – Tôi la oái oái khi nhận ra cái tai của mình đang bị cô bấm một phát nhói thấu trời xanh.
– Lo mà học, tơ tưởng mãi thôi – Lời cô nói nghe cứng lúc đầu nhưng lại mềm lúc sau, nhất là từ “thôi” thì do ngồi gần và cố lắm nên tôi mới nghe được.
Ngồi thêm lát nữa, nhìn đồng hồ đã gần 8 giờ mà tôi chưa xong được bài thứ 3, làm thế quái nào khi cô giáo cứ ngồi đây mà “tỏa hương” mị hoặc nhau đến thế chứ.
Nghĩ nghĩ, tôi lại đọc câu thần chú: “Tâm an vạn sự an, tâm bình thế giới bình”.
Tất nhiên đâu có điên mà đọc lớn lên cho hàng xóm người ta nghe được, cứ đọc trong đầu, lâu lâu lẩm nhẩm cái miệng.
Hệt như một con chiên ngoan đạo đang niệm kinh vậy.
– Em lại làm trò gì vậy? Đang chửi thầm hả?
– Dạ? Hở? Chửi ai cô? – Tôi ngơ ngác quay qua thì thấy cô giáo đang chống cằm nhìn tôi với vẻ khó hiểu.
– Thì cứ nói gì trong miệng ấy, không chửi người ta chứ làm gì?
– Uầy, cô cứ nghĩ xấu cho em thôi – Lạy chúa, nhìn mặt tôi lúc đó bộ rất tà khí hay sao mà bảo tôi đang chửi thầm nhỉ? Cô có biết là em đang lập tường rào để ngăn mình không vồ cô không hả?
– Ai biết được em – Sau cái nhún vai, cô giáo lại tiếp tục chọn bài tập để giao.
Ngồi bứt râu thêm tí nữa, nhìn qua thì cô cứ chăm chú lắm, chẳng quan tâm đến thằng oắt tôi đang làm gì.
Sao đây nhỉ, có nên hỏi không ta? Không hỏi thì khó chịu, thắc mắc hoài.
Mà hỏi thì…
– Cô, tối qua trong này có mưa không? – Tôi hỏi một câu rất chi là “liên quan” đến chuyện cần khai thác.
– Có, mưa lắc rắc.
– Cô giáo vẫn thản nhiên đáp, chân còn nhịp vài nhịp.
– Vậy, à… Cô có bị mắc mưa không?
– Cũng có!
Ủa sao kỳ vậy ta, chẳng lẽ nguyên cái tỉnh tôi hôm qua đều mưa lắc rắc hết hay sao nhỉ? Chẳng lẽ trên thị xã nó cũng mưa kiểu này?!
– Vậy… Cô có bị ướt tóc không? – Tôi ngừng 2s rồi hỏi tiếp.
Đến lúc này thì cô giáo vừa cố nín cười vừa quay qua nhìn tôi với ánh mắt đầy cảm thông cho một số phận tội nghiệp.
Còn tôi? Vẫn ngơ ngác vì chả hiểu sao cô lại cười.
Tôi hỏi không đúng sao? Bị mắc mưa thì điều đầu tiên là có bị ướt tóc không chứ!
– Rốt cuộc là em muốn hỏi gì đây Nguyên – Cô chống cằm cười hiền, đẹp quá sức chịu đựng của con người luôn.
– Thì sợ cô hôm qua… Đi về bị ướt á mà! – Tôi gãi đầu.
– Sơ sơ thôi, nãy cũng nói rồi mà.
Mới 8h đã về đến nhà rồi.
– Ủa cô đi đâu mà về sớm vậy? – Thế là tôi đã thả mồi câu thành công, bất chấp là thả bằng cách ngu xuẩn nào.
– Đi Tân gia nhà thầy Kiên thôi mà.
– Ủa? Là thầy thể dục á hả cô? – Tôi vừa hỏi vừa tưởng tượng ngay cái mặt của ổng, bờ mờ, vẫn còn cay vụ đầu năm nhé!
– Ừ, trường mình còn ai tên Kiên đâu.
– Cô nói rồi nhìn vào sách tiếp.
Thế là hoàn thành cái mục đích cao cả của ngày hôm nay.
Cô không đi chơi với thằng nào hết, chỉ đơn giản là đến nhà ông thầy đó dự Tân gia, xong đi về, mà còn lại về sớm nữa chứ.
Hề hề, mình đúng là lo hão mà.
Cơ mà vấn đề đáng quan tâm nhất và ảnh hưởng đến mục đích lâu dài nhất là: Cô là hoa có chủ chưa?! Nói thật chứ đẹp người đẹp nết như cô mà nói thì đàn ông có mà theo xách dép trồng cây si đầy cả ra.
Cũng không có gì chứng minh cô chưa có bồ hết.
Ngoài cái chuyện cả tuần cô ở đây, đến chủ nhật mà còn dạy cho tôi thì khả năng có bạn trai ở thành phố rất thấp, nhưng không phải là không có.
Họ có điện thoại mà, họ gọi điện tâm sự tỉ tê nhau mấy hồi.
Ôi đệch, sao mà như mớ bòng bong vầy nè trời.
– Em tắm hồi nào vậy Nguyên – Cô giáo lại tiếp tục nhìn qua nheo mắt.
– Dạ? Mới hôm qua cô.
– Sao nãy giờ thấy em gãi đầu gãi tai hoài vậy?
Ôi đệch, ra là nãy giờ lo suy nghĩ tay tôi cứ vô thức gãi như điên, cô không nghĩ tôi ở dơ cũng không được.
Nhục quá! Quá nhục! Hic!
– Dạ, hề hề, bài này làm khó quá á mà!
– Khó gì, áp dụng Bất đẳng thức Bu – nhia – cốp – xki là xong chứ gì.
– Cô, cô nhớ cái giai thoại đó không cô – Tôi nhướng mày cười đầy hàm ý.
– Giai thoại gì?
– Thì hồi đó kỳ 1 mà cho em làm Bất đẳng thức đó, cô không nhớ à? Đến giờ mà tụi trong lớp còn chưa học đâu nhé! – Tôi làm mặt quạu đến nơi rồi.
– Hì hì, thì lúc đó xem em hiểu đến đâu, công nhận cũng tiếp thu được – Cô cười cầu tài.
– Thì tất nhiên… À à, cô thử em à?
– Nên giờ em mới ngồi đây chứ – Cô giáo hí hửng tợn.
Ra là vậy, tính xa kinh! Mà sao… Lúc đó không đề nghị luôn để tôi chưa ôn Lý.
Cô à, cô suy nghĩ gì mà lâu dữ vậy, nhanh chút có phải dễ thở cho em không?
Tối đó về, dẹp cái suy nghĩ hơi bực cô không chịu đề nghị sớm, tôi nghĩ về “Chậu và hoa”, tóm lại giờ tôi phải làm gì để xác định mà không phải hỏi thẳng đây nhỉ.
Vậy là mất 2 tiếng nghĩ kế sách.
Tôi quyết định sáng mai sẽ đi mua… Điện thoại.
Nói gì thì nói chứ vẫn phải có sự đầu tư mới tương quan lực lượng được, nếu đặt trường hợp cô có bạn trai thật.
Còn không thì chả sao, coi như có phương tiện liên lạc khi không gặp được, càng tốt!
Nghĩ vậy tôi đánh một giấc ngon lành, không quên gửi gió lời chúc cô giáo nhà tôi ngủ thật ngon.