2.
Tôi lại mơ giấc mơ đó.
Trong giấc mơ tôi trở lại mùa thu năm 17 tuổi, bà ngoại vì bảo vệ tôi mà chết.
Tôi lau khô nước mắt, ngồi dậy.
Giao diện di dộng còn dừng lại ở bản đồ phối cảnh Baidu.
Mùa hè năm 2015, bà ngoại khom lưng nhìn mấy người hàng xóm đánh cờ.
Đó là hình ảnh duy nhất còn lại của bà ngoại.
Bao nhiêu năm qua, bà không chụp mấy bức ảnh.
Tôi nhìn di động, bất tri bất giác nước mắt lại rơi.
Một giọt nước mắt nóng hổi rơi xuống màn hình điện thoại, tôi đưa tay lau đi nhưng có một sức hút khó cưỡng kéo tôi vào trong điện thoại---
Tôi giật mình mở mắt ra.
Bài trí xung quanh lại không phải là căn hộ chung cư nhỏ của tôi năm 2023.
Những chiếc gối đầu được bà ngoại phơi khô, những chiếc chăn có mùi xà phòng cũ, những bộ đồ ngủ…
Tôi xòe bàn tay, mười ngón trắng trơn sạch sẽ, không có vết sẹo rất sâu do năm ấy nắm dao hằn lại.
Đây là năm 2015, nhà của bà ngoại và tôi.
Đồng hồ báo thức kêu reng reng.
Tôi nhìn thời gian.
Ngày 17 tháng 10 năm 2015.
Ngày bà ngoại mất…
Rất lâu tôi mới nhớ tới việc tắt đồng hồ báo thức, cửa phòng bị đẩy ra.
Bà ngoại đeo tạp dề, cười tủm tỉm: “Hôm nay làm bánh bao thịt bò cho con, mau dậy đi.
”
Nắng xuyên qua tấm màn mỏng, chiếu lên mái tóc bạc của bà.
Thấy tôi im lặng, bà bước vào, lau lau tay vào tạp dề rồi sờ đầu tôi: “Sao vậy con? Muốn ngủ nướng hả?”
Lòng bàn tay ấm nóng.
Tôi giang tay ôm chặt lấy bà.
Nước mắt nhẹ nhàng lặng lẽ rơi ra, thấm lên chiếc tạp dề của bà.
Bà ngoại sửng sốt, vỗ nhẹ lưng tôi: “Gặp ác mộng sao? Không sao đâu, mơ với thực lúc nào cũng ngược nhau.
”
Giấc mơ sẽ trái ngược, chắc chắn phải vậy.
Tôi lau nước mắt đi ăn sáng.
Bánh bao thịt bò nóng hầm hập là hương vị quen thuộc trong trí nhớ.
“Bà bỏ gia vị gì vậy ạ?” Tôi hỏi.
Bà múc cho tôi chén cháo, nói: “Thịt bò băm nhỏ với miến, thêm nước gừng, hành, dầu ăn, muối, nước tương với ít tiêu trắng.
”
Thảo nào nhiều năm sau tôi vào bếp làm đi làm lại cũng không làm được những chiếc bánh bao như xưa.
Thì ra… hương vị của bà ngoại, là hạt tiêu trắng xay.
Hơi nóng ập vào mắt tôi, tôi lại muốn khóc.
Bà không nhận ra, cầm thìa khuấy chén cháo tôi cho mau nguội.
“Hôm qua tổ dân phố phát vé coi phim, tiếc là con không có nhà nên không coi được.
” Bà ngoại nói.
Tôi quay lại nhìn bà, một tia chớp lóe lên trong đầu tôi.
Trong không gian và thời gian này, cô nữ sinh trung học Khương Ngôn có thể làm được gì để cứu mạng bà ngoại?
Tôi nói chậm rãi: “Tối nay trường tổ chức chợ đêm, được nghỉ tiết tự học tối.
Chúng ta cùng đi xem phim đi, gặp nhau ở cửa rạp chiếu phim được không ạ?”
Bà ngoại cười: “Vậy tốt quá.
Tối nay bà ở cửa rạp chiếu phim chờ con.
Con muốn ăn bắp rang không? Bà làm mang theo cho con.
”
Nhìn khuôn mặt tươi cười của bà, tôi cũng cười theo.
Sự khó chịu trong lòng dần tan biến.
Thời gian không còn sớm, tôi nhét cái bánh bao cuối cùng vào miệng, xỏ giày, vội vàng ra cửa.
Bà ngoại nói với theo: “Ăn từ từ thôi, đừng có vội, coi chừng nghẹn.
”
Ngay lúc cánh cửa sắp đóng lại, tôi quay người ôm lấy bà.
“Bà ngoại, bà phải không sao.
”
Miếng bánh ngậm trong miệng chắc bà nghe không rõ, chỉ cười vỗ vỗ vai tôi.
“Đi đường chậm thôi, chú ý an toàn.
”
Tôi nhảy ba bước thành hai chạy xuống lầu, đụng phải một người nơi chỗ rẽ.
Tôi liên tục xin lỗi: “Xin lỗi, tôi xin lỗi.
”
Cô ấy cười: “Chị Ngôn Ngôn, chị cũng bị muộn à? Có muốn đi quá giang xe bố em không?”
Tôi ngẩng lên.
Là cô gái ở lầu trên tên Tư Giai.
Mà phía sau cô ấy, người đàn ông ngồi ở ghế lái đúng là kẻ đã đè tôi trong nhà để xe để cưỡng hiếp.
Lúc này, gã ấn mở cửa sổ xe, thân thiện: “Ngôn Ngôn, dù gì cũng tiện đường, chú đưa cháu đi.
”
Sau lưng đổ một tầng mồ hôi lạnh.
Tôi cố gắng kiềm chế những ngón tay run rẩy, mỉm cười: “Không cần, tôi đi với bạn học.
”
Xe lái đi xa dần.
Tôi ngồi ở trạm xe buýt, người không kiểm soát được run lên bần bật.
.