Khiết Thần đột nhiên khựng lại, không hề quay người. Ông cụ cố cũng không bận tâm, cứ thế chống gậy đi tới. Ông cụ đi ngang hàng với anh, quay qua nhìn anh và cười càng lúc càng lớn tiếng.
“Khiết Thần à, lâu rồi mà ông chưa từng thấy tính cách nóng nảy này của cháu đấy!”
Lời của ông cụ khiến Khiết Thần dao động. Vẻ điềm tĩnh lúc này giống như mặt hồ bị gợn sóng khi bị một hòn đá ném vào.
Ông cụ Cố cũng không có ý bắt Khiết Thần phải đáp lời. Ông cụ lại nói: “Đi thôi, đi cùng ông già này nào”.
Diện tích căn nhà họ Cố rất rộng. Phía trước có một vườn hoa nhỏ, trồng đủ các loại hoa cỏ. Sau khi ông cụ Cố rút lui về ở ẩn thì thấy nhàn nhã quá bèn thích trồng trồng chăm chăm đám hoa cỏ này.
Khiết Thần dìu ông cụ chậm rãi bước trên những thềm đá lát đường. Mặc dù ông cụ Cố tuổi đã cao nhưng bước đi vẫn vô cùng vững chãi.
Sau khi thưởng thức phong cảnh, ông cụ lại lên tiếng. Giọng nói chứa đựng nhiều kỷ niệm: “Khiết Thần, cháu còn nhớ, lúc còn nhỏ, cháu là một đứa bé vô cùng khó chịu không”.
Khiết Thần lúc còn nhỏ không lạnh lùng như bây giờ. Anh là con giời, sinh ra đã ngậm thìa vàng, lại là con trai duy nhất, người thừa kết duy nhất của dòng họ nên chiếm vị trí độc tôn.
“Lúc còn nhỏ, cháu không khác gì đống thuốc nổ. Động cái là nổ bùm. Mặt lúc nào cũng khó đăm đăm. Lúc đó ông còn lo, sợ rằng sau này lớn lên, với cái tính nóng nảy của cháu chắc sẽ không tìm được vợ!”
Ông cụ Cố dần nhớ lại, giọng nói cũng kéo dài hơn: “Nhưng mà cháu ấy, vẫn giữ được truyền thống tốt đẹp của nhà họ Cố, đó là không tức giận lung tung. Trước mặt người khác, cháu vẫn luôn giữ được vẻ cao sang, lạnh lùng của một cậu chủ. Về đến nhà thì cái tính cách ương bướng ấy chỉ biết phát tiết lên mẹ cháu mà thôi”.
Nói tới đây, ông cụ Cố dừng lại. Ông quay qua nhìn Khiết Thần lúc này đã cao hơn mình hai cái đầu. Ông nhìn khuôn mặt tuấn tú của anh và hỏi: “Cháu có biết tại sao cháu chỉ thể hiện đúng cảm xúc của mình trước mặt mẹ cháu không?”
Khiết Thần nhìn ông cụ, mấp máy môi nhưng không nói gì.
Ông cụ cười và lắc đầu: “Bởi vì trong lòng cháu, mẹ là người gần gũi nhất. Là người cháu có thể tựa vào”.
“Con người mà, thường bộc lộ tính cách xấu nhất của mình đối với người mà mình gần gũi nhất. Bởi vì họ hi vọng người đó có thể bao dung tất cả cho họ. Ở chỗ của người đó, họ tìm được lối ra”.
“Sau khi bố cháu không còn, cháu bèn đóng cửa trái tim mình lại, để không ai có thể tiến vào sâu bên trong con người cháu. Từ đó, cháu cũng không thể hiện cái tính nóng nảy của mình nữa. Nhưng cháu nghĩ xem, cháu đã bộc lộ cảm xúc đó với Hứa Tịnh Nhi bao nhiêu lần rồi?”
“Vì vậy trong lòng cháu, có phải Hứa Tịnh Nhi đã trở thành người gẫn gũi nhất rồi không? Cháu cưới cô ấy có phải là vì muốn giữ cô ấy bên cạnh, thế nhưng có phải càng vậy lại càng xa cách?”
Ông cụ Cố đưa tay lên, vỗ vào ngực anh: “Suy nghĩ cho kỹ vào!”
Khiết Thần cùng ông cụ ăn một bữa cơm sau đó không ở lại lâu. Anh lái xe rời đi. Cô Lâm nhìn theo chiếc xe dần biến mất giữa màn đêm bèn phàn nàn: “Muộn thế này rồi, sao ông không giữ cậu lại ngủ, mai hẵng đi. Hơn nữa, chắc là cậu chủ và thiếu phu nhân lại cãi nhau, tâm trạng không tốt nên mới về nhà tìm sự an ủi đấy”.
Ông cụ Cố cười đầy tinh anh: “Nó không phải về tìm sự an ủi đâu, nó về tìm cớ đấy”.
Cô Lâm nói: “Thưa ông, có thể giữa chúng ta có khoảng cách thật nhưng sao lời của ông khó hiểu thế ạ”.
Ông cụ Cố chẳng buồn nói với cô ấy, chỉ quăng một câu: “Đúng là đầu gỗ!”
Hứa Tịnh Nhi cuộn mình trong chăn, cơ thể toát mồ hôi. Cô nóng tới mức không thể ngủ được bèn đạp chăn ra.
Tịnh Nhi cầm điện thoại lên xem tin nhắn, là tiền thường cho tin đăng về Bàng Hải đã vào tài khoản.
Cô đặt điện thoại xuống, định ngủ tiếp thì bất ngờ cánh cửa bị đẩy ra. Cô ngẩng đầu lên nhìn thì thấy cơ thể cao vời vợi của Khiết Thần đang từ từ tiến vào.
Sao anh ấy lại quay lại rồi?