Lưu Hải Quỳnh ngồi trong căn nhà cũ kĩ gắn bó với mình ở thời thơ ấu, mắt nhắm lại liền nhìn thấy từng mảnh từng mảng kí ức vụn vặt tách rời nhau lần lượt nối đuôi thành một đoạn kí ức ngắn ngủi.
Lưu Hải Quỳnh mơ mơ màng màng thiếp đi mất, đến khi tỉnh lại thì trời đã chiều tàn, hoàng hôn còn chưa xuống, ánh nắng không gây gắt đến nỗi khó chịu chiếu qua cửa sổ đến bên người cô.
Trời đông được nắng ấm chạm đến tim khiến cô có cảm xúc hoài niệm chuyện xưa cũ.
Căn nhà theo kiến trúc Sài Gòn xưa, tuổi đời khiến người ta ngưỡng mộ vậy mà lại vững chắc tựa thái sơn khiến người ta thổn thức yên tâm ngon giấc dưới mái gạch ngói đỏ sẫm, Lưu Hải Quỳnh lạc lõng ngồi trên chiếc ghế đôn (*) tựa như một người hiện đại lạc đến thới giới cổ xưa, chẳng có chút nào hòa hợp.
(*) ghế đôn:
Nơi này vừa gần vừa xa, vừa quen cũng tựa như lạ, vừa khiến cô muốn rời đi lại lưu luyến không nỡ.
Thật giống như cảm xúc của người khi yêu, bỏ đi thì tiếc nuối mà ở lại cũng toàn thương đau.
Căn nhà rộng rãi thoáng đãng được dọn dẹp sạch sẽ cũng không có dấu hiệu hoang tàn, bụi cây hoa giấy thuần trắng nở sáng cả vùng trời, cơn gió nhẹ thổi qua cũng khiến chúng lay lắt rơi rơi.
Lưu Hải Quỳnh thu mắt lại cảm nhận được thứ mềm mại từ cục lông tam thể dưới chân mình, Lưu Hải Quỳnh cúi người bế nó lên đặt vào lòng mình mặc cho lông có rơi, áo quần có bẩn.
Con mèo béo ú kêu hai tiếng rồi dụi người thỏa mãn.
Bàn tay Lưu Hải Quỳnh thành thạo sờ bụng nó, sắc trời khẽ chuyển hồng.
Điện thoại không đúng lúc reo lên ba tiếng chuông mặc định phá vỡ không khí bình yên khiến con mèo giật mình lại khiến Lưu Hải Quỳnh khó chịu.
Mày nhăn càng chặt khi thấy màn hình hiện rõ ràng dãy số không tên gọi, trong lòng cô kháng cự không muốn nghe thế mà điện thoại vang lên ba lần bảy lượt như thể nếu cô không nghe thì đầu dây bên kia cũng sẽ không dừng.
- Mẹ.
Chỉ gọi một tiếng mẹ cũng khiến đầu lưỡi cô lan đến một trận tê dại đau đớn.
- Hải Quỳnh...!
- Nghe nói con về đây rồi?
Lưu Hải Quỳnh không trả lời, bên kia hiển nhiên trầm mặc đi một lúc, giữa hai người đều sinh ra một loại chống cự vô hình càng nói lại càng đẩy nhau ra xa.
Không biết qua bao lâu bên kia lại vang lên thanh âm mềm mại của phụ nữ, Lưu Hải Quỳnh không thể không công nhận giọng nói của bà ấy là thứ âm thanh dễ nghe nhất, là khúc nhạc khiến người ta dễ dàng mê đắm nhất, cũng không ngoại trừ Lưu Hải Quỳnh khi còn bé ấy.
- Sao trở về đây rồi lại không nói với mẹ một tiếng?
- Nếu không phải ba của con nói cho mẹ biết thì chắc mẹ cũng không biết.
Lưu Hải Quỳnh cảm thấy buồn cười cố tình hỏi lại.
- Ba? Bà nói là người ba nào của tôi?
- Là người ba quá cố đã chết từ rất lâu rồi hay là người ba lắm tiền nhiều của kia của Hoàng Hạnh?
- Bà gán ông ta là ba của tôi không sợ Hoàng Hạnh nổi điên đuổi bà đi sao?
- Lưu Hải Quỳnh!
Dù cho có giận dữ thì giọng nói của Lưu Cẩm Quỳnh vẫn du dương nhẹ nhàng như vậy, nghe thấy giống như mang theo giọng làm nũng khiến người ta không đề phòng bị dụ hoặc.
Chỉ là Lưu Hải Quỳnh sợ hơn là thích, giọng nói của bà đối với Lưu Hải Quỳnh vừa lạ vừa quen, lần bà ta nói nhiều nhất với cô là đã chục năm về trước rồi, chẳng đáng để nhớ lại nữa.
Lưu Hải Quỳnh đột nhiên im bặt không muốn nói với bà ta nữa, cuộc gọi mười mấy giây cứ thế kết thúc.
Lưu Hải Quỳnh mãi cũng thành thói quen chẳng buồn quan tâm nữa.
Cô toan ngồi dậy, buông con mèo xuống, buộc tóc gọn gàng lạ xoay người tiến vào nhà bếp.
Lưu Hải Quỳnh ngắm nghía cái chạng tủ trong căn phòng bếp cảm thấy quen thuộc ập đến làm cô không thoải mái cho lắm, bàn tay hơi cứng khẽ lấy ra gói bột mì và mấy cái trứng.
Đương thời bên nhánh họ ngoại từng làm đầu bếp trong cung khi xưa, lưu đến đời con đời cháu tuy dần mai một nhưng vẫn từng có một tiệm mỳ nổi danh, tiệm mỳ của bà ngoại Lưu Hải Quỳnh.
Năm đó nổi danh khắp Nam Kì Lục Tỉnh, là quán mỳ cầm đầu ở đất Sài Gòn.
Nhiều đại gia ông lớn cũng phải ghé qua lấy một lần.
Thật ra cũng không phải món ăn gì quá đặc biệt mà là bà ngoại của Lưu Hải Quỳnh khi ấy đích thực là một mỹ nhân từ trong cốt tủy, bà ít khi vào bếp tự mình làm thức ăn cho nên mỗi lần bà làm đều đắt cắt ra miếng.
Nhiều người khi đó tranh nhau đặt phòng riêng, bao hết toàn bộ quán chỉ để được bà làm một lần.
Nói đến đây khiến Lưu Hải Quỳnh không khỏi nhớ đến mẹ mình, Lưu Cẩm Quỳnh, bà ấy đáng lẽ bây giờ đang làm bà chủ của tiệm mỳ không hợp thời kia thế nhưng mà biến cố xảy ra quá nhiều khiến bà ấy không những không chạm vào bếp mà còn nghịch đường trở thành minh tinh màn ảnh Việt.
Năm năm chung sống, mười năm giả dối danh nghĩa mẹ con, sáu năm hoàn toàn cắt đứt.
Lưu Hải Quỳnh ảo tưởng nghĩ mình có thể hoàn toàn không màng đến bà ấy mà sống cuộc đời mình muốn.
Thế nhưng đôi khi lơ đãng cũng có thể thấy hình ảnh bà ấy trên bảng quảng cáo đất Bắc phương Nam, vô tình cũng có thể thấy tin tức hạnh phúc của bà ấy cùng ông chồng của mình, lại không cố ý nghe mọi người khen ngợi con gái của bà ta cùng chồng của bà ấy, ba người bọn họ thật sự là một gia đình hạnh phúc.
Không thể không nói, cô ghen ghét đến tận cùng xương tủy.
Sự đen tối ấy như hạt mầm nhỏ gieo rắc vào lòng, khảm sâu vào tâm can theo thời gian mà sinh sôi nảy nở thi nhau phát triển, đua nhau bám rễ chặt vào trong Lưu Hải Quỳnh.
Đến khi cô chịu không nổi nữa thì chúng sẽ tiến công chiếm cứ lấy thể xác khiến cô hoàn toàn vì hận mà tự diệt.
Lưu Hải Quỳnh nhào bột làm mỳ đã xong, nhìn thấy nồi nước sôi bên bếp đã sùng sục vì lửa nóng thì chậm chạp bỏ mỳ sợi vào, từng giọt nước nóng bắn lên mu bàn tay Lưu Hải Quỳnh khiến tay cô nhanh chóng đã đỏ ửng một mảng.
Lưu Hải Quỳnh nhìn bàn tay mình không nhúc nhích, cô đột nhiên có suy nghĩ muốn nhúng tay mình vào nồi nước sôi kia thì cảm giác thế nào thế nhưng vừa được một nửa thì bàn tay lại chuyển hướng đến bên mắt che đi đôi mắt đẹp lóng lánh ánh nước.
Lưu Hải Quỳnh tắt bếp, khóa ga suy sụp ngồi hẳn xuống sàn nhà lạnh ngắt.
Mu bàn tay nóng lên vì bỏng đối lập với cảm giác của sàn nhà lạnh lẽo, Lưu Hải Quỳnh mông lung dựa người vào kệ bếp.
- Vì sao chứ?
- Vì sao tôi phải chịu những thứ này?
- Vì sao cuộc sống của tôi cứ khốn nạn như thế?
- Vì sao tôi lại là con gái chứ?
Đại não Lưu Hải Quỳnh đột nhiên lôi ra một hình ảnh bị cô giấu đi từ rất lâu rồi, người phụ nữ tóc dài ngang eo xõa xuống chiếc váy áo đen sát người bà, Lưu Hải Quỳnh lúc đó còn bé xíu chẳng có cảm giác tồn tại lại ôm lấy chân bà ấy không buông.
Người phụ nữ không kiên nhẫn hất chân một cái cũng đủ cô rơi ra khỏi, Lưu Hải Quỳnh nằm bò lên sàn ngơ ngác nhìn mẹ mình đau khổ lại cay nghiệt nhìn cô, cô nghe bà ấy hỏi.
- Tại sao mày lại là con gái chứ? Nếu mày là con trai thì tốt rồi.
Lúc đó cô không đủ nhận thức để biết trọng nam khinh nữ đáng sợ nhường nào đến tận sau này cô mới biết, thứ phong tục cổ hũ ấy cũng đủ giết chết một con người từ xương từ máu từ tâm hồn.
Chỉ là cô không được may mắn trở thành nạn nhân của cái lối suy nghĩ đáng chết kia thôi.
Lưu Hải Quỳnh bỗng nhiên bật cười, nước mắt vẫn chảy không ngừng thoạt nhìn khó coi vô cùng.
Cô gái nhỏ thu mình giữa không gian rộng lớn vô tri vô giác nói một câu.
- Đáng lẽ từ đầu không sinh ra tôi mới đúng..