Con Cái Chúng Ta Giỏi Thật

Con bé cẩu thả

Ankara 8.1.1964

Acmét thân mến,

Trước tiên tôi xin báo cho bạn hay một tin vui của Hicmét bạn tôi. Nó bắt đầu đi học trở lại từ mấy hôm nay. Ba má Hicmét đã giải hòa không còn giận nhau nữa. Vì thế tôi thấy nó có vẻ vui suớng lắm.

Còn một tin nữa tôi muốn thông báo với bạn là tất cả những lá thư bạn gởi cho tôi đã được gom góp lại để ngăn nắp trong một cặp hồ sơ. Từ Trước, các thư đó tôi để mỗi cái một nơi, bây giờ đã được sắp xếp theo thứ tự ngày tháng rất nghiêm chỉnh. Thú thật, đó không phải là sáng kiến của tôi nghĩ ra đâu, mà do người thân trong gia đình rèn dũa cho đấy. Sự thể thế nào, tôi sẽ kể cho bạn rõ.

Ở nhà, mọi người hay la mắng tôi là cẩu thả, bừa bãi. Ba mẹ và chị tôi lúc nào cũng kêu tôi là "Con bé luộm thưộm, làm đâu bỏ đấy ..." Kể cũng lạ, mặc dù đã rất cố gắng sống sao cho trật tự, ngăn nắp nhưng hình như tôi vẫn không được mọi người vừa ý. Sáng chủ nhật vừa qua, khi làm bài tập toán, tôi phải tìm mãi mà không thấy cuốn tập đâu. Nhìn thấy tôi đi dòm ngó hết cả các xó xỉnh, mẹ tôi bắt đầu mắng tôi :

- Không biết tôi phải hầu cô đến bao giờ nữa đây ? Suốt ngày tìm thứ nọ, thứ kia ... mó đến cái gì là hu hỏng cái đó.

Có lúc tôi đã tự hỏi : "Làm sao thế nhỉ, tại sao tôi lại đoảng vị đến thế không biết ?" Và tôi cảm thấy rất buồn. Nhưng khi cả nhà xúm vào, ai cũng thi nhau mắng nhiếc tôi, nào là con gái luộm thưộm rồi sẽ chả ra gì, nào là bừa bãi như tôi chỉ có một, v.v... thì tôi lại thấy thế nào ấy. Lúc đó trong tôi hình như có sự phản kháng làm tôi chán đi. Đến cả chị tôi cũng mắng tôi nữa mới điên ruột chứ! Duy chỉ có Mentin là lẳng lặng đến cạnh tôi ra chiều thông cảm.

Tức mình vì bị trách móc tới tấp, tôi vội vã sắp xếp lại bàn học, sách vở, quần áo cho ngăn nắp. Trong khi thư dọn đồ đạc riêng, tôi tìm thấy một cây son môi, hai cái buu ảnh gởi cho chị tôi và một đôi tất đàn ông. Tôi đem tất cả vào phòng khách giữa lúc mọi người đang chê trách tôi đủ điều. Tay giơ cao "chiến lợi phẩm" thư được, tôi hỏi hơi khiêu khích:

- Đôi tất của ai đây ? Con tìm thấy trong đống sách ...

Ba tôi ngạc nhiên nhìn mẹ :

- A, thế mà tôi tìm mấy ngày nay không thấy ...

- Thế còn cây son của ai ? - Tôi mạnh dạn tấn công.

Mẹ tôi có vẻ nguợng ngập :

- Nó ở đâu ra thế, mẹ tìm mãi ...

- Nó ở ngay trên bàn học của con giữa đống chì và tẩy chứ đâu ?

Mẹ tôi bất chợt nhớ ra :

- À, mấy hôm Trước mẹ để quên ở đó.

Tôi giơ hai cái buu ảnh về phía chị tôi :

- Những cái này có phải của chị không ?

Chị tôi đỏ mặt tía tai :

- Em lấy ở đâu ra thế ?


- Chẳng biết ai kẹp giữa mấy cuốn sách tập đọc của em ấy. Em chưa đọc trong đó viết gì đâu ...

Sau khi hoàn trả những đồ vật đó, tôi nghĩ rằng sự việc thế là đã kết thúc êm đẹp. Tôi ngồi vào bàn và tiếp tục làm bài tập toán. Thế nhưng, cứ như trò quỷ thưật, khi tôi cần cái viết chì xanh thì lại chẳng thấy nó đâu. Lại phải loay hoay tìm kiếm khắp nơi. Mẹ tôi không thể bỏ qua chuyện đó :

- Bây giờ con tìm gì ? Con còn mất cái gì nữa thế ?

- Mẹ có nhìn thấy cây viết chì xanh của con ở đâu không ?

- Chả lẽ phải có người theo giữ sách vở bút mực cho cô chắc ...

Bà tôi nói xen vào :

- Chà, con bé này! Bao giờ cháu mới hết luộm thưộm ...

Ba tôi khuyên nhủ :

- Này, con gái của ba. Ba đã dặn bao nhiêu lần rồi, phải ngăn nắp con ạ, đồ vật cái nào phải để vào chỗ của nó. Con chẳng nghe lời ba gì cả.

Chị tôi không chịu thưa kém, cũng ra vẻ người lớn dạy đời :

- Thôi, vào đây chị cho muợn tạm cây chì xanh mà dùng, nhưng phải cẩn thận kẻo lại làm mất luôn cả của chị đấy. Nói rồi chị chạy về phòng lấy viết cho tôi. Một lúc lâu sau không thấy chị ấy quay trở lại, rồi có tiếng chị hỏi : "Ai lấy viết chì xanh của tôi thế? Có ai nhìn thấy hộp viết chì màu của con không ?"

Bà nội thấy tôi có vẻ buồn chán bèn kéo tôi vào lòng nhẹ nhàng an ủi, song lời lẽ vẫn có phần trách móc :

- Cháu quý của bà, ở tuổi cháu ngày xua, bà đã phải lo nhiều chuyện cho gia đình rồi đấy chứ ... Thế mà bây giờ sống sung suớng, cháu vẫn chưa giữ nổi mấy cây bút chì hay cuốn tập. Sao thế hở con ? Đừng có bừa bãi, luộm thưộm mà hu người đấy cháu ạ ...

Mẹ tôi cằn nhằn vẻ không yên tâm :

- Lạ thế cơ chứ, nhà này có ai cẩu thả, bừa bãi đâu. Không biết nó giống ai nữa ? ...

Bị trách mắng, la rầy nhiều quá, đâm ra tôi cũng chai đi. Tôi đã quá quen với những lời khuyên thường xuyên ấy. Đến nổi, nói thực với bạn, tôi chẳng còn để ý nhiều đến những lời nói đó nữa. Thành ra lại đúng như lời mẹ tôi nói : "Cứ như nước đổ đầu vịt".

Tuy nhiên, tôi vẫn rất sợ ông nội. Mà không riêng gì tôi, hầu như cả nhà đều sợ ông.

Trước kia ông nội tôi là đại tá trong quân đội, nay đã về huu. Ông rất nghiêm khắc và có thể la mắng tất cả mọi người không trừ ai cả. Mẹ tôi cũng sợ ông nội tôi lắm !

Ông thường nói với mọi người :

- Điều kiện Trước nhất để thành công trong cuộc đời là phải sống ngăn nắp, trật tự.

Tôi đã có lần viết cho bạn về thói quen của ông nội tôi. Bạn còn nhớ chứ : ông thường bắt người tiếp chuyện phải nhắc lại lời mình, lúc này tôi đang bị ông truy cho phát mệt :

- Nào Zeynep, điều kiện đầu tiên để thành công trong cuộc đời là gì ?


- Phải ngăn nắp ạ !

- Ừ, được. Mỗi đồ vật phải có chỗ của nó. Như vậy mỗi đồ vật phải ở đâu ?

- Thưa ông, phải ở chỗ của nó ạ.

- Hoan hô ! Như thế để khi cần tìm ta sẽ thấy ngay. Vậy lúc cháu tìm ...

- Thì thấy ngay ạ.

Ba tôi kể rằng thói quen của ông nảy sinh trong quân đội, khi các sĩ quan bắt binh lính nhắc lại các mệnh lệnh được truyền đạt cho nhớ.

Giữa lúc ông nội đang kiểm tra tôi tới tấp thì ba tôi nói chen vào như để chứng minh :

- Đúng như vậy ... Tôi thưộc lòng vị trí các đồ vật của mình. Hàng năm nay cái nào ở nguyên chỗ của cái đó. Tôi lúc nào cũng nhớ túi nào để khăn tay, bật lửa, túi nào thì để ví hoặc sổ tay. Vì thế tôi có thể nhắm mắt vẫn lấy được các thứ cần thiết.

Ông nội tôi rất vừa ý :

- Đấy, phải như thế ... Như vậy rất tốt.

Có lẽ cảm thấy chưa đủ mà phải để chúng tôi thấy một sự thật hùng hồn, ba tôi liền đề nghị :

- Nào các con, chúng ta hãy chơi vui một lát nhé ! - Nói xong ba tôi liền đứng lên và nhắm mắt lại - Các con xem nhé ! Ba không cần nhìn mà vẫn tìm được những đồ dùng cần thiết ... Đây ba sẽ lấy cho các con xem cái bật lửa ở túi áo vét bên trái.

Ba tôi thò tay vào túi trái tìm trong khi mắt vẫn nhắm. Ba tôi tìm ... tìm mãi mà chẳng đưa cho chúng tôi xem. Nhíu mày ngạc nhiên, ba tôi lẩm bẩm :

- Lạ quá, sao thế nhỉ ?

Tìm một lúc biết chắc không có rồi, ba tôi vội chuyển huớng :

- Hay ba sẽ tìm được cây viết máy cũng bên túi trái cho các con xem ...

Mắt vẫn nhắm, ba tôi lấy ra một vật dài dài và giơ lên cho chúng tôi xem. Nhưng đó không phải là cây viết mà là cái nhiệt kế.

- Đó, các con thấy chưa, ba tìm có nhanh không ?

Khi mở mắt nhìn ra cái nhiệt kế trong tay, ba tôi sửng sốt nhìn chúng tôi, rồi guợng cuời và nói :

- À, ba nhớ ra rồi, hôm trước Mentin bị sốt, ba đã cặp nhiệt cho nó xong vội đi làm quá thế là ba bỏ túi. Không sao, bây giờ các con sẽ thấy ba tìm được cuốn sổ tay trong túi bên phải.


Lại nhắm mắt, ba tôi thò tay vào túi phải. Nhưng làm gì có cuốn sổ. Ba tôi lại ngạc nhiên và mở mắt ra. Mẹ tôi đến cứu nguy cho ba :

- Hôm trước mình vừa đi sửa áo. Hay người ta khâu lộn túi trái sang phải và túi phải sang trái.

Ba tôi muốn rút lui khỏi tình thế nan giải ấy. Song có lẽ vẫn muốn vớt vát danh dự bằng cách tìm ra một vật gì đó ở nguyên chỗ của nó nên còn cố :

- Nhưng cuốn sổ ghi của tôi để ở túi ngực áo vét cơ mà. Có nghĩa là ở đây này ...

Quyển sổ tay không thấy mà cái túi ba tôi chỉ cũng không có nốt. Có lẽ người ta đã bỏ nó đi hôm sửa áo rồi.

Ông nội tôi rất thích đùa cợt, thấy thế cuời hỏi :

- Nào, lũ quỷ con, các cháu thử đoán xem quyển sổ tay của ba ở đâu ?

Trước khi chúng tôi kịp mở miệng, mẹ tôi đã vội nói :

- A, hôm Trước định khâu áo cho mình, có khi tôi đã khâu cái túi ngực vào rồi cũng nên.

Ba tôi rất bối rối. Lúc đó có lẽ ba tôi sẽ đổi bất cứ giá nào lấy một vật ở nguyên chỗ của nó, trên người ba. Ba tôi lục tung hết cả lên, thậm chí lộn ngược cả mấy túi ra. Ông nội tôi vẫn đùa, không để ba yên :

- Này, cậu Cả tìm gì thế ? Bị mất cây kim à ?

Cuời nhiều quá, ông tôi chảy cả nước mắt, nước mũi rồi đâm ra ho sù sụ kéo dài. Không dứt được cơn ho, ông nội tôi ra hiệu lấy cho chiếc khăn tay :

- Các cháu lại lấy cho ông. Cái khăn ở túi bên phải áo khoác ấy.

Tôi chạy lại chỗ cái áo khoác đang treo trên mắc áo nhưng làm gì có cái khăn tay nào.

- Ông ơi, không có khăn tay trong túi bên phải ông ạ.

- Cháu không nghe ông nói gì à ? Ông bảo tìm túi áo bên trái cơ mà.

- Túi áo bên trái cũng không có ạ.

- Không thể Như thế được ... Mang cái áo lại đây cho ông xem nào. Bốn chục năm nay cái khăn tay nằm ở đó cơ mà ...

Tôi mang cái áo khoác nặng nề lại cho ông. Ông nội tôi lục lọi cả hai túi mà chẳng thấy cái khăn tay nào. Ông bèn nói :

- Như vậy chắc có lẽ ai đã lấy cái khăn của ông rồi ...

Lúc đó, mẹ tôi len lén bỏ vào túi phải một cái khăn tay sạch. Chợt sờ thấy nó, ông tôi vui hẳn lên :

- Đây rồi, ông đã nói với các cháu là khăn tay của ông bao giờ cũng nằm trong túi phải cơ mà.

Tìm được khăn tay hỉ mũi rồi, sau khi ngừng cơn ho, ông tôi lại lục lọi tìm cái gì đó trong túi :

- Hộp thưốc lá của tôi đâu nhỉ? Ai lấy hộp thưốc của tôi rồi ! Tìm cho tôi hộp thưốc lá, mau lên. - Ông tôi ra lệnh.

Sợ ông nội tôi cáu gắt, cả nhà đổ xô đi tìm cái hộp thưốc lá trong mọi xó xỉnh.


Giữa lúc đó thì nhà lại có khách. Hai vợ chồng một ông bạn của ba tôi đến chơi. Thấy cả nhà bận rộn tìm kiếm hộp thưốc lá cho ông nội, họ cũng xúm vào giúp.

Ông nội tôi đã phát cáu thực sự vì mãi không ai tìm ra, ông quát tháo ầm ĩ, mắng tất cả mọi người.

- Tìm nhanh cho tôi hộp thưốc. Thật chả ra sao ! Hộp thưốc lá vừa mới đây mà mất biến.

Ông khách vội vàng chìa gói thưốc ra mời ông nội tôi hút một điếu, hi vọng ông nội tôi bớt giận :

- Mời bác dùng tạm thưốc lá của con.

Ngay lập tức ông ta biết đã lỡ lời vì làm ông nội tôi càng giận dữ hơn.

- Tìm nhanh cho tôi hộp thưốc, không các người chết với tôi ! - Ông quát chúng tôi.

Tự nhiên Mentin xuất hiện, tay cầm đôi găng tay phụ nữ hỏi cả nhà với vẻ mặt rất bình tĩnh :

- Đôi găng tay này của ai ?

Mẹ tôi chạy đến cạnh nó :

- Con thấy ở đâu thế ? Mẹ kiếm mãi không ra ...

Mentin trả lời bình thản :

- Thử đi tìm hộp thưốc cho nội, ngó vào sau cái tủ lạnh, con thấy đôi găng tay này nằm dưới đất ...

Kể ra mà mua cho ông nội tôi một gói thưốc ngoài hiệu thì tiện và dễ dàng hơn nhiều, nhưng ngặt vì cái hộp của nội tôi lại bằng kim loại có khắc chữ kỷ niệm, thành ra chúng tôi không thể chơi trò đánh tráo được. Thế là cả nhà phải cố công đi tìm cho bằng được.

Hộp thưốc lá đâu chưa thấy mà chúng tôi đã tìm được bao nhiêu là vật dụng cả nhà đã tuởng mất từ lâu. Bỗng nhiên bà khách vớ được một núm vặn máy thư thanh còn khá tốt nằm dưới ghế tràng kỷ, làm ba tôi mừng rỡ kêu lên :

- Ôi, thế mà tôi tìm cả tháng nay không thấy đấy ...

Sự mừng rỡ đó tỏ ra hơi sớm vì ngay sau đấy ba tôi đã phải buồn. Cây viết máy đáng lẽ phải ở trong túi ba thì tôi lại tìm được trong ngăn tủ đựng chén dĩa. Mẹ tôi tìm ra con dao còn tốt nhà đang dùng, chả hiểu ai vô tình đổ vào một sọt rác cùng với đống vỏ khoai tây.

Nhà tôi lúc đó rất nhộn, thỉnh thoảng lại có người kêu lên : Của ai cái này, của ai đây ?" và người trả lời "A, của tôi đấy, tìm ra ở đâu thế ?"

Tự nhiên ông nội tôi nhảy dựng lên như bị con gì đốt :

- Trời ơi, đứa nào bỏ hộp thưốc lá dưới chỗ ngồi của ông thế này ? - Ông tôi hỏi giọng vẫn có vẻ bực bội.

Thì ra ông tôi ngồi ngay lên trên hộp thưốc, báo hại chúng tôi tìm cả tiếng đồng hồ. Cả nhà phát điên phát khùng lên vì nó, thế mà nó lại chẳng mất đi đâu cả. Mọi người nín lặng một lúc lâu không ai nói một lời.

Như vậy đấy bạn ạ, bực mình từ hôm đó, tôi quyết dọn dẹp sắp xếp thật ngăn nắp lại phòng riêng của mình. Kể ra hồi Trước cũng có hơi bề bộn thật. Tôi không muốn bị la mắng là đứa con gái cẩu thả luộm thưộm ... Nhân dịp đó, tôi đã sắp xếp lại đống thư từ của bạn trước đây bỏ vuơng mỗi nơi một cái. Tôi để chúng trong một cái cặp giấy theo thứ tự ngày tháng bạn gởi để tiện dùng khi cần đến.

Chủ yếu là thư của bạn thôi. Đemir, Yasa và Mina thỉnh thoảng mới gởi cho tôi một cái bưu ảnh hoặc một lá thư ngắn. Tôi thường trả lời chúng ngay khi nhận được. Bạn nhớ viết thường xuyên cho tôi nhé!

Chúc bạn học giỏi.

Zeynep


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận