LÀM RÕ LÀ LOẠI ‘CÁ’ GÌ?
“Khụ khụ.” Hai tiếng ho khẽ lên, biểu tình Trịnh Diễm trở nên nghiêm túc trở lại, tiếng này nghe quen quá. Cha nàng đang ho khan.
Trịnh Tú vào khi ông đang chỉnh sửa bồn hoa thủy tiên trên bàn, đến giờ, vẫn
cắm cúi. Bồn hoa này Trịnh Tĩnh Nghiệp rất tỉ mỉ chăm sóc, đặt trong
chậu tử sa (loại đất sét rất mịn, hàm lượng sắt cao, sau khi nung có màu nâu đỏ, tím đen. Chủ yếu dùng làm đồ trà) mang vẻ cổ xưa. Mỗi ngày đều kiểm tra có lá khô, có cần tưới nước không, rất tự hào.
Trịnh Diễm thấy cha mình thảnh thơi vuốt từng lá thủy tiên, oán thầm ‘lão hồ
ly’, im lặng, kiếm chỗ ngồi rồi thong thả ôm bếp lò Bác Sơn đang xông
hơi trong tay áo, lò Bác Sơn tỏa ra làn khói xanh từ từ tản ra ngoài.
Trịnh Tú nhìn Trịnh Thụy, khiến cậu em nhỏ này chịu áp lực rất lớn. Trịnh Thụy thầm kêu một tiếng xúi quẩy, chuyện là do cậu phát hiện ra, cũng hiểu mình nên tận tâm làm một người chú có trách nhiệm, nhưng bây giờ lại hối hận, đây là tình huống gì thế này. Đáng lẽ mình không nên đến chứ phải!
Trịnh Tú nhìn cậu em đang trưng bộ mặt 囧, hung hăng hỏi: “Nói đi, rốt cuộc là có chuyện gì?”
Trịnh Thụy muốn khóc tới nơi, lắp bắp đáp: “Là Đại lang, ngày nào cũng ở
chung với tên nhóc Cố gia, tụi Đức An, Đức Bình đều bị quăng ra phía
sau. Người ta làm gì thì nó cũng làm theo, đi đâu cũng đi theo, cứ như
một cái bóng.” Cậu ráng nhịn không dùng từ ‘thằng hầu’ lắm rồi đấy.
Cuối cùng Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng ngẩng đầu lên, mắt sáng quắc, Trịnh Diễm sợ thiên hạ chưa loạn, đế thêm: “Đích thị là cái bóng chứ còn gì.”
Đệt! Nha đầu chết tiệt, bây giờ mới thêm mắm dặm muối, nãy giờ muội làm gì hả?
Lông mày Trịnh Tĩnh Nghiệp nhíu lại, gương mặt của Trịnh Tú còn nhăn nhó hơn cả ông. Trịnh Tĩnh Nghiệp nói: “Hai đứa con tuổi chưa lớn, nhưng cũng
là bậc bề trên của các cháu, để ý thế là đúng, như vậy rất tốt, còn đám
Nhị lang thì có gì khác thường nữa không?”
Hai anh em đồng loạt lắc đầu, Trịnh Tĩnh Nghiệp gật gù bảo: “Lục lang không cần đi học nữa, về phòng đi, cha sẽ gọi con sau. Thất nương đến chỗ mẹ
đi.”
Hai đứa bé đứng dậy cúi chào, trước khi ra cửa, Trịnh Diễm còn lấy một
cục giấy nhỏ đập vào ngực của anh cả, phủi phủi tay, xong rồi rời đi.
Trịnh Tú ôm một cục giấy vụn, ánh mắt nhìn thẳng, Trịnh Tĩnh Nghiệp liếc mắt
qua, anh mới từ từ nhìn vào, từ từ trải tờ giấy ra. Mặt giấy nhăn nhúm,
trên đấy viết một hàng chữ: Đến vực thèm cá (ý nói có nguyện vọng nhưng chẳng làm được), chẳng bằng lùi lại đan lưới.
Trong lòng Trịnh Diễm biết rõ, cha mình không hiền lành gì, không chỉ có một
thủ đoạn. Điểm chết người là, ông còn rất thông minh! Muốn gây ảnh hưởng với người khôn ngoan, thì bạn cũng phải trình chút vốn của mình, bằng
không chỉ dựa vào làm nũng, nhõng nhẽo thì chẳng có tác dụng gì, phải để ông nhận ra chỉ số thông minh của bạn mới được.
Lăn lộn trên đời, nhất định phải có thực lực. Trịnh Diễm đòi hỏi bản thân
có sự cọ xát rèn luyện, không thể chuyện gì cũng lấy thân phận ‘con gái
Tể tướng’ làm giấy thông hành, Tể tướng không phải Hoàng đế, con gái
Hoàng đế cũng có lúc không có rau ăn mùa đông. Thực lực là quan trọng
nhất.
Nếu chuyện gì nàng cũng dùng ‘ta sẽ nói cho cha ta biết’, ‘ta sẽ méc mẹ cho coi’, ‘không biết Thánh nhân/ Quý phi nghĩ thế nào ha~’ để áp chế kẻ khác, thì đúng là lấy tơ che mắt người, người ta cho bạn dựa vào thì bạn được xem là quan trọng, thế lúc éo coi ra gì, bạn sẽ thành cái cóc khô. Hoặc thảm hơn, núi bạn dựa vào bị sụp, hàng ngày được hưởng ké vinh quang,
nay xảy ra chuyện thì chẳng giúp được gì, có mất mặt không?
Ăn theo, dựa thế áp người có gì hay, chẳng qua là cáo già trước mặt hổ mà thôi, không có người chống lưng, bạn chẳng là gì cả! Bản thân phải
trở thành hổ, mới có thể đứng ở vị trí bất bại. Một, hai lần mượn lực đánh lực thì người ta còn thể bảo bạn ‘nhanh trí’ rồi lợi dụng, mười tám lần sau, đánh giá kia sẽ thành là ‘cáo mượn oai hùm’ mà thôi.
Trịnh Diễm cảm thấy, hiện tại là lúc hai thế lực mới cũ giằng co, hôm qua là
Tể tướng, mai thành tội nhân, như kẻ tiên phong xui xẻo Ngụy Tĩnh Uyên
vậy, bằng lương tâm mà nói, ông ấy toàn làm chuyện có lợi cho nước, tốt
cho dân, không phải thế mà còn bị cắn chết sao? Cmn ai cũng không đáng tin, vẫn là tự dựa vào sức mình mà thôi! Mệ nó! Nhất định mình sẽ không sai lầm, cái việc hại cha này là điều đầu tiên mình không chọn.
Trịnh Diễm rèn luyện bản thân, giúp ông, cũng muốn cha thích ứng với việc có
sự giúp đỡ nho nhỏ này. Không bỏ qua cơ hội nào, đây là việc lớn
trong nhà.
Theo Trịnh Diễm, Trịnh Tĩnh Nghiệp nhíu mày, vì giáo dục cháu trai, còn
Trịnh Tú nhíu mày, vì sốt ruột cho rằng nhà mình không hòa hợp với xã
hội thượng lưu, không học được cách sống cao quý kia.
Nhưng cũng có thể cha nàng sẽ không thèm đả động gì đến thế gia đâu. Phân
tích những việc cha nàng đã trải qua, hễ nghe chữ ‘tộc’ là muốn đánh
người – bóng ma thơ ấu quá nghiêm trọng. Nếu nghe chữ ‘thế tộc’ thì càng muốn chém người – Trịnh Tĩnh Nghiệp cực kì bất bình về việc thế gia ép
Cố Ích Thuần cưới một mẫu dạ xoa. Trong mắt ông, những thứ này đều không tốt! Chắc chắn ông sẽ không muốn ‘học’.
Trịnh Tú thì không giống thế, cứ nhìn vào những hành vi thường ngày của anh
mà xem, luôn cố gắng trở thành một người được hầu hết mọi người, được xã hội thượng lưu công nhận. Anh hi vọng nhà mình có thể bước vào cái vòng vinh quang kia, thành một thành viên trong số đó.
Cho nên, Trịnh Diễm dúi tờ giấy nhăn nhúm kia vào lòng Trịnh Tú. Cảm nhận
của Trịnh Tú rất quan trọng, cảm nhận của cả nhà về nàng cũng rất quan
trọng. Nếu Trịnh Diễm không thể thể hiện khả năng của mình cao hơn so
với đứa cùng tuổi, thì khi có chuyện mọi người cũng không nghĩ tới nàng, cũng không thể rèn luyện ưu thế duy nhất hiện nay – tâm hồn và tri thức bao năm của kiếp trước khi được xuyên qua, trong khi qua thời gian dài, thì ưu thế này sẽ bị sinh hoạt hằng ngày làm hao mòn tiêu phí.
Người xuyên qua có kiến thức vượt mức quy định hơn những kẻ khác, mà bên cạnh đó, những tri thức này đều là hàng không thể dùng tới. Về kiến thức, tuyệt đối không được thay đổi nơi này, rất nhiều biện pháp,
nếu muốn sử dụng thì phải qua chỉnh sửa trước khi dùng, nếu không khéo,
có khe hở, chết đến nơi mà vẫn cứng nhắc rập khuôn, rất khó đạt đến hiệu quả mong muốn, vô cùng đáng sợ.
Cho nên nàng không sợ tiến cung, không sợ gặp người khác, dù gì cũng còn
nhỏ, có làm gì sai thì số tuổi này là thứ che chở tốt nhất. Đến khi
trưởng thành rồi, sẽ có chừng mực hơn.
***
Trịnh Tú sững sờ nhìn tờ giấy nhăn nhúm kia, Trịnh Tĩnh Nghiệp liếc mắt nhìn
anh, Trịnh Tú cung kính dâng bằng hai tay. Chữ là của Trịnh Diễm, Trịnh
Tĩnh Nghiệp liếc mắt một cái liền nhận ra, thầy của Trịnh Diễm là Cố Ích Thuần, hơn nữa nàng lại được Trịnh Tĩnh Nghiệp đích thân dạy vỡ lòng.
Câu của Cố Ích Thuần nói rất đúng, Trịnh Diễm là đứa con giống ông nhất, cái gì cũng giống, ngay cả chữ viết ra cũng y nhau.
Nét chữ lộ ra vẻ non nớt, Trịnh Tĩnh Nghiệp chỉ cần liếc mắt là nhận ra
điều này, có chút ý vị. Cầm tờ giấy nhìn trái phải, đặt trên bàn, sau đó lấy đồ chặn giấy từ từ đè, trải ra bằng phẳng, sau khi đã được san bằng nhờ sức nặng, Trịnh Tĩnh Nghiệp cười to ba tiếng.
Trịnh Tú lo lắng hỏi: “Đại lang có bộ dạng như vậy, sao cha còn bật cười như thế?”
Trịnh Tĩnh Nghiệp bảo: “Con ở đây buồn chuyện gì?”
Trịnh Tú đáp: “Nhà chúng ta mong kéo dài, muốn con cháu không chịu thua kém,” cân nhắc dùng từ, “Cha ở vị trí cao, nhưng chúng con tự thấy tài trí
mình thua xa người, anh em Đức Hưng cũng không thấy có kì tài, muốn duy
trì, phải… có quy củ.”
Trịnh Tú nói lấp lửng, anh cũng không có hành động rõ ràng, chỉ là từ trong
tiềm thức nói cho anh biết, phải làm như vậy. Một gia đình tân quý, muốn kéo dài, phải có chỗ dựa.
Trịnh Tĩnh Nghiệp hiểu, không uổng gần đây ông đã đặt không ít tâm tư vào
người con cả này, mặc dù cách hi vọng còn xa, nhưng Trịnh Tú suy nghĩ
như thế, đã là tiến bộ. Trịnh Tĩnh Nghiệp không quở mắng gì con, chỉ
nói: “Đại lang năm nay đã mười ba, khoảng hai ngày nữa cha sẽ cho nó một cái ấm chức.”
“Dạ?” Sao đổi đề tài nhanh quá? “Khó lắm mới được học danh sư trong nước là
Cố sư, Đại lang còn nhỏ, là lúc nên tìm tòi học hỏi.”
“Con trông nó. Đúng rồi, bảo Trịnh Diễm viết lại lần nữa,” chỉ vào tờ giấy trên bàn, “Ngày mai đưa cho Đại lang.”
“@[email protected]!”
Trịnh Diễm thở dài, cha nàng đúng là người hay sai bảo, mà chuyện này đúng là chỉ có nàng làm là hợp nhất. Một tờ giấy bị vo tròn quẳng vào giữa hai
người đang trò chuyện, khiến Trịnh Đức Hưng hoảng hốt, sau khi kinh ngạc thì mặt ửng đỏ, học trò ở đây đều người trong nhà, nhưng hành động ném
rác ngang nhiên như thế là không có tư chất.
Cố Nại lại rất bình tĩnh, ban nãy con tim nhỏ cũng đập loạn, chỉ là làm
mặt lạnh mà thôi, thong thả chỉ vào viên giấy kia. Trịnh Đức Hưng ngượng ngùng, nhíu mày mở ra, vừa nhìn liền sửng sốt. Đây là chữ của cô cậu,
người cô khó đối phó nhất.
Cố Nại híp mắt, cậu cũng nhận ra chữ của Trịnh Diễm, bạn học mà! Khóe
miệng khẽ nhếch, nghiêng đầu dùng khóe mắt lặng lẽ đánh giá Trịnh Diễm,
Trịnh Diễm đang ngồi bên Trịnh Thụy, không biết thầm thì cái gì.
Trịnh Diễm đưa lưng về hai người Cố, Trịnh, trong tay cầm một cái gương nhỏ
soi mặt, oán hận nghiến răng: “Muội không nhìn rõ, huynh xem bọn họ đang làm gì.” Trịnh Thụy ngồi đối diện với nàng, đương nhiên dễ dàng: “Đại
lang đang đọc, tên nhóc Cố gia ngồi yên như khối gỗ.”
Ý của Trịnh Tĩnh Nghiệp thật rõ ràng: Đừng tưởng Trịnh gia không có người.
Giận nhất là anh cả của nàng thế mà ngây thơ, hôm qua còn hỏi liên tục: “Ý của cha là gì thế?”
***
Trịnh Tĩnh Nghiệp nói được làm được, không đầy hai ngày sau đã đưa Trịnh Đức
Hưng lên làm Lục phẩm Lang vệ, Lang vệ này tuy là bảo vệ, thật ra
chỉ dùng để trang trí thôi, tuyển trong số con cái có dáng dấp tốt từ
nhà các quan nhị phẩm (mười lăm trở xuống) – do chính thất sinh, nếu nhờ phụ ấm, thì cha là quan lớn trên tam phẩm, dựa vào tổ ấm, thì ông phải là quan lớn trên nhị phẩm – đưa lên làm bình hoa cho Hoàng đế.
Công việc cũng không rắc rối gì mấy, chia làm mấy ban, lúc lên triều, hoặc
khi Hoàng đế gặp gỡ đại thần (không phải mật đàm), mang cây kiếm, đọc
quyển sách gì đó. Công việc nhàn rỗi, tương lai sáng lạn.
Trịnh Đức Hưng rất mất hứng, cậu mới theo học thầy nửa năm thôi mà giờ bắt
cậu bỏ học đi làm thế này, còn phải xa người nhà, cách bạn thân, rất tủi thân.
Trịnh Tĩnh Nghiệp gian xảo, nghiêm mặt khuyên cháu trai: “Có thể làm Lang vệ, đều là con cháu thế gia, sao cháu lại có thể coi thường người ta chứ?
Phải học cách ẩn nhẫn.”
Hoàng đế đả kích thế gia, nhưng vẫn phải dựa vào bọn họ ở một mức nào đó, căn cơ mấy trăm năm nào để đùa. Hơn nữa, trong thế gia quả thật không hề
thiếu những người có khả năng, tỷ như Tưởng Ứng, xuất thân thế gia, năng lực cũng không tệ. Có thể được chọn, quá nửa là con nhà gia thế – tiêu
chuẩn tuyển chọn chính là muốn cậu nhóc nào bảnh trai, mà ngoại hình
trong thế gia thì vẫn cao hơn tiêu chuẩn bình thường.
Cõi lòng Trịnh Đức Hưng tràn đầy hi vọng sẽ được kết giao với những đồng nghiệp cao cấp như với Cố Nại, đi làm lao động trẻ em.
Trước khi đi nơm nớp lo sợ, nửa tháng sau, vẻ mặt tái xanh đã trở lại.
Sao một lão cáo già như Trịnh Tĩnh Nghiệp lại có thể bắn tên không đích cho được? (làm việc không mục tiêu)
Là thế này, trong đám Lang vệ có không ít là con cháu thế gia, cử chỉ văn
nhã, nhưng cũng rất quái dị. Dữ dằn nhất là cháu trai của Hoàng hậu Tiên đế, Lý thị; tên nhóc này có bộ dạng rất ngon ghẻ, bị nghi ngờ
nữ cũng không lạ. Mà chỗ chú ý nhất của cậu ta không phải là bề ngoài mà chính là đặc điểm – yếu ớt như con gà con.
Đừng thấy cậu ta đọc thư, mang kiếm cho Hoàng đế, thực ra, chỉ có đọc
sách thôi, còn kiếm của Hoàng thượng là thép tinh luyện, cả chuôi cả vỏ
đều bằng vàng, nạm bảo thạch, trang trí tứ lung tung, nặng chừng đến
mười kí, cậu ta nào nhấc nổi!
Mỗi khi tan làm, Lý gia cho hai tên nô bộc cường tráng đỡ cậu ta lên kiệu.
Bấy giờ tụi con trai đều thích cưỡi ngựa, ít khi ngồi xe, đám con gái
cũng học cưỡi, chỉ duy nhất bạn nhỏ Lý Hạo bảo trên thân ngựa có mùi lạ, bất luận thế nào cũng không chịu ngồi ngựa. Theo tin vỉa hè, thì căn
bản do cậu ta không trèo lên nổi yên ngựa mà thôi.
Mỗi khi tựa cửa sổ, nhìn khoảng không thở dài, bạn Trịnh Đức Hưng tiến tới
xem thử, cậu ta đang đực mặt nhìn ra cái sân trống không.
Khỉ gió!!
Trịnh Đức Hưng hâm mộ thế gia, nhưng cũng không thể chịu nổi cái kiểu nhảm nhí mắc mửa như vậy.
Lại kể, chỗ có người cũng có giang hồ, số lượng Lang vệ tuy không nhiều, muốn chen vào phải tốn sức, nhưng
cũng khoảng bốn mươi người. Mấy cậu nhóc mới lớn ở chung với nhau, hâm
mộ ghen tị hận thù đều có cả. Thế gia có một đặc điểm: Lịch sử lâu dài.
Cái đại biểu cho hai nhà quan hệ ‘đã lâu’, thì có thể là thân gia, cũng có thể là kẻ thù truyền kiếp.
Gặp người mình ghét không nói lời thô tục nào, chỉ nói xấu sau lưng người ta, kéo bè kết phái sống, bầy đàn…
Đáng thương cho bạn nhỏ Trịnh Đức Hưng một lòng nhiệt huyết kết giao, ban
đầu bị người ta làm mặt lạnh thì thương tâm rơi lệ; sau cùng, ý chí sắt
đá trở về! Tâm hả, phải thật lạnh, thật lạnh!
“Chữ ‘Tiện’ giải thích thế nào? Hiểu chưa hả? Cháu muốn đi bắt cá! Thì phải
làm rõ là cá gì!” Trịnh Tĩnh Nghiệp nghiêm túc triệu tập hội nghị gia
đình, “Trịnh gia ta muốn có chỗ đứng, muốn gia nghiệp hưng vượng, không
phải làm bộ làm tịch! Dáng vẻ vớ vẩn đó, có ích lợi gì mà dùng? Một đám
ngu xuẩn kia, có gì hay mà hâm mộ?”
Mọi người đáp ran, Trịnh Tĩnh Nghiệp nhìn từng người, ít nhất những người
lớn đã hiểu ra. Lịch sử của bạn không dài, dẫu lỗ mũi nhét được hành tây cũng không biến thành voi. Gọi dạ bảo vâng nịnh bợ ton hót, người ta
không xem trọng mình, cớ sao không thẳng lưng làm người.
“Đều hiểu rồi chứ?” Trịnh Tĩnh Nghiệp oai phong liếc nhìn cả đám, mạnh mẽ như phạt cỏ, cả đám con cháu cúi gập.
Trịnh Diễm le lưỡi trong bụng.
Sau đó, Trịnh Tĩnh Nghiệp để các con các cháu trình bày ý kiến, đầu tiên
Trịnh Tú tỏ ý ăn năn về lỗi lầm của mình, thừa nhận trước đây mình có
suy nghĩ hẹp hòi (Trịnh Diễm: mấy năm nay Hoàng đế cố tiếp cận thế gia,
phô trương lịch sử của mình lâu đời thế nào, giả vờ thật triệt để, chẳng trách đại ca có suy nghĩ muốn làm theo.)
Trịnh Đức Hưng cũng theo đó mà tự kiểm điểm, trước đúng là tự chui vào ngõ
cụt, thật sự rất không nên tự coi nhẹ mình, cũng chớ nên thần thánh hóa
thế gia quá mức.
Cặp cha con tự kiểm điểm bản thân xong, kế là đến Trịnh Kỳ, Trịnh Kỳ là một người vô cùng cá biệt trong Trịnh gia. Anh chẳng những không có cảm
giác tự ti nào, lại còn vô cùng đỏm dáng. Trịnh Tĩnh Nghiệp vừa thấy anh thì không chỉ đau đầu không thôi, mà còn hối hận, lẽ ra khi Trịnh Kỳ
còn nhỏ không để anh thấy ông đang chỉnh người. Khi ấy cậu nhóc Trịnh Kỳ chỉ mới năm tuổi, được người cha siêu tuyệt vời bế đi mua kẹo.
Đúng lúc đó, chưa đến quầy kẹo, gặp một gã bạn học nhà giàu của Trịnh Tĩnh
Nghiệp. Khi ấy lời qua tiếng lại, cậu nhóc Trịnh Kỳ trơ mắt nhìn cha
mắng người ta từ đầu đến chân, khiến gã ta không hít thở được đến mức
hôn mê.
Cậu nhóc Trịnh Kỳ nhớ rất rõ ràng, cái ngữ này khi sống phí không khí, chết tốn đất chôn, nói tên ra thì bôi
nhọ tổ tông bao nhiêu đời. Phải chi như con trai nhà ta, chăm chỉ làm
việc, cống hiến cho xã hội, góp phần mang vinh quang về cho tổ tiên mình. Đương nhiên, lúc đó Trịnh Tĩnh Nghiệp mắng chửi người ta nhưng sợ con mình có bóng ma tâm lí nên cũng khen cậu nhóc hết lời.
Từ đó về sau, Trịnh Kỳ khổ luyện khả năng mắng chửi người của mình, còn nghiêm túc học cả môn quy luật khách quan, mục tiêu trước mắt là cố gắng để cha đưa anh lên từ Hình bộ thành Ngự sử để có cơ hội múa miệng cho đã ghiền – vì mắng tù nhân không có cảm giác
thành tựu.
“Con… coi như xong, Tam lang, đến con.”
Trịnh Sâm ngẫm nghĩ, trả lời: “Có gì mà buồn đâu? Nhà ta đi từ Sơn Dương vào
thẳng trong kinh, cũng tới đó thôi.” Chúng ta cũng đâu có kém.
Cứ thế, những người đàn ông trưởng thành trong nhà đã nói hết. Sau đó
Trịnh Thụy đá Ngũ ca của mình một cái, nói: “Cọ tới cọ lui, khó coi chết được.” Trịnh Tú trừng con, Trịnh Đức Hưng rụt đầu, Trịnh Uyển liền động chân.
Trịnh Diễm chớp chớp mắt, nhìn cha.
“Nhà nào mà không có bắt đầu? Con nghe Cố bá bá nói, Phó thị dùng quân công
lập nghiệp, Trần thị nhờ để tang mà nổi tiếng, Cố thị trải qua bao đời
mà xưng danh, ai cũng có chỗ khác nhau, cũng không thấy ai học ai, ai
kém hơn ai cả. Bắt chước người khác thì nào có ý nghĩa gì chứ?” Đây cũng lời trong lòng của Trịnh Diễm: “Học ta thì sống, giống ta thì chết.”