Con gái Mỹ 1


CHƯƠNG 15
Vào thứ ba, khi Theresa vừa lái xe tới góc đường R và Connecticut, ngang qua Nhà thờ Tin Lành, bạn không thể nào còn nhìn thấy hiệu bánh Capitol. Và cũng không thể nhìn thấy Static nữa.
Đó là vì có quá nhiều phóng viên đang đứng ở góc đường, chờ để phỏng vấn tôi khi tôi trên đường đến lớp học của Susan Boone.
Đừng hỏi tôi làm sao mà họ biết được thời gian tôi đi học. Tôi đoán họ có thể biết được thời gian mà David học, và biết tôi và David học cùng lớp với nhau (chuyện này được đưa lên trên các báo khi họ giải thích bằng cách nào mà tôi lại đứng ở góc đường vào cùng thời điểm khi Larry Wayne Rogers và ngài tổng thống đều có mặt ở đó).
Thế nào cũng được. Tôi thực sự không coi trọng chuyện đó. Tôi không nên ngạc nhiên vì điều đó. Hộ có mặt ở khắp nơi. Bên ngoài nhà tôi. Ngoài trường Adams. Ngoài vườn Bishop khi tôi phạm sai lầm là dắt con Manet dạo bộ ở đó. Ngoài cửa hàng video Potomac, tôi muốn khóc thét lên khi họ gần như công kích tôi và Rebecca ngày hôm kia lúc chúng tôi đi trả lại đĩa phim mà nó yêu thích: Những cuộc chạm trán gay cấn của chủng loại thứ ba.
Và trong khi tôi thấy cần thông cảm cho việc họ phải nộp một câu chuyện trước thời hạn được giao hay đại loại như thế, thì cuộc đời tôi cũng không thể nào hiểu nổi vì sao câu chuyện đó phải nói về tôi. Ý tôi là, tất cả những gì tôi đã làm là cứu ngài tổng thống. Không giống gì với việc tôi có gì đó để nói.
“Xin lỗi” Theresa hét lên. Bà ấy cố đỗ xe một lần nữa (chiếc xe không thể nào dừng được với hàng tá những gã quay phim đang vây quanh) và, che chở cho tôi bằng chiếc áo mưa, và dùng cùi chỏ và ví tiền như một vũ khí để chỗng đỡ, cùng chạy với tôi đến cửa studio.
“Samantha”, những phóng viên ấy hét lên khi chúng tôi cố thoát khỏi họ :”Cô cảm thấy thế nào về chuyện Larry Wayne Rogers không đủ năng lực hành vì để hầu tòa vì bệnh tâm thần?”
“Samantha”, ai đó thét lên :”Bố mẹ cô thuộc đảng phái chính trị nào thế?”
“Samantha”, một ai đó lại gọi :”Tờ báo Nước Mỹ muốn biết :Coca hay Pepsi?”
“Jesu Cristo”, Theresa hét vào mặt ai đó đã ngớ ngẩn kéo mạnh ví tiền của bà ấy ra khỏi chúng tôi để với micro vào gần hơn. “Buông cái ví ra! Đó là hàng Louis Vuitton đấy, anh không nhìn thấy à!”
Cuối cùng chúng tôi cũng chạy ào tới được chân cầu thang dẫn lên studio của Susan Boone…
… gần như chạy vụt qua cả David và John, rõ ràng là chỉ vừa mới đến trước chúng tôi vài giây, tôi đã không nhận thấy họ cũng có mặt trong đám đông.
Theresa rất điên tiết vì đã có kẻ chạm tay vào ví tiền của bà ấy, bà ấy chẳng thể nói gì khác ngoài mấy câu chửi thề bằng tiếng Tây Ba Nha mất một lúc. John, vệ sĩ riêng của David, nói rằng đã gọi cho cảnh sát và một nhân viên an ninh sẽ hộ tống bà ấy ra xe nhằm giúp bà ấy hạ hỏa. Và những tay phóng viên cũng sẽ bị chặn sau hàng rào khi chúng tôi quay ra lần nữa.
Tôi nhìn David, và để ý rằng anh ấy đang mỉm cười một cách bí ẩn như hôm nọ. Anh ấy đang mặc áo sơ mi Blink 182 bên trong chiếc áo khoác màu nâu, cho thấy rằng thị hiếu âm nhạc của anh ta không quá hạn chế mà thi thoảng tôi cũng sợ rằng mình thì trái lại. Chiếc áo sơ mi màu đen, bằng cách nào đó lại làm cho đôi mắt xanh của anh ấy càng thêm đẹp . Hoặc là vậy, hoặc là do ánh đèn nơi chân cầu thang, hay cái gì đó.
“Này”, David nói với tôi, nụ cười bí ẩn lại càng hoang dã hơn nữa.
Tôi không biết sao, nhưng thực sự là có cái gì đó ẩn chứa trong nụ cười ấy khiến trái tim tôi rộn ràng đến lạ.
Nhưng điều đó tất nhiên là không thể. Tôi không hề thích David. Tôi thích Jack.
Và vì lý do nào đó mà tôi nhớ đến Rebecca và cái chuyện rùng mình ngớ ngẩn của nó. Có phải thế không nhỉ? Tôi hoài nghi. Có phải là rung động khi bạn nhìn thấy nụ cười của một gã trai và nó khiến cho trái tim bạn loạn nhịp một cách kì lạ như thế?
Tất cả những gì tôi có thể nói là, tôi rất vui vì David không học ở trường Adams, nên không hề nghe thấy chuyện phòng ngủ Lincoln bị đồn thổi khắp trường. Ý tôi là, việc tôi thấy rung động trước một chàng trai đã tệ lắm rồi. Điều cuối cùng tôi cần là anh ấy biết rằng toàn trường đã biết chuyện đó.
Cái suy nghĩ rằng tôi có thể rung động với bất kì ai ngoài Jack khiến tôi có tâm trạng không vui. Hay có lẽ là do mấy gã phóng viên. Dù gì đi nữa, thay vì nói lời chào hay gì đó với David, tôi lại nói :”Những chuyện này không làm phiềnanh sao?” Tôi hất cánh tay đang băng bột của mình về phía mấy tay phóng viên :”Chuyện đó thật đáng sợ, còn anh lại đang mỉm cười”.
“Em nghĩ cánh nhà báo đáng sợ?” David hỏi. Bây giờ thì anh ta không chỉ mỉm cười. Anh ta đang cười hả hê: “Em có phải là cô gái đã nhảy xổ lên lưng của một gã điên đang cầm súng không đấy?”
Tôi nháy mắt với anh ta. Cười hả hê, tôi không thể không chú ý rằng David trông đáng yêu hơn khi anh ta mỉm cười.
Nhưng tôi nhanh chóng gạt bỏ đi những ý nghĩ như thế, và nói với vẻ của một doanh nhân :”Chuyện đó có gì đáng sợ đâu chứ. Đó chỉ là điều mà em phải làm thôi. Anh cũng sẽ làm thế nếu như anh ở đó”.
“Anh không chắc”, David nói một cách có suy nghĩ.
Và rồi người hộ tống Theresa cũng đến và khi bà ấy mở cửa để quay xe lần nữa, cơ hội trò chuyện ở chân cầu thang đã biến mất trong tiếng la hét ầm ĩ của đám phóng viên. John rất chu đáo đưa chúng tôi lên, và khi chúng tôi bước vào thì những băng ghế đã ở đó, y hệt như lần trước tôi đến đây. Điểm khác biệt duy nhất là các thứ quả trên bàn đã không còn nữa. Thay vào đó là một quả trứng màu trắng. Tôi nghĩ có lẽ là Susan Boone đã quên một phàn bữa ăn trưa của mình, hay gì đó. Hoặc là thế hoặc là Joseph vẫn cứ là nó và không ai bận tâm đến chuyện nhắc về nó trước mặt tôi.
“Vậy”, David nói khi chúng tôi đã ổn định chỗ ngồi trên bằng ghế và trải các mẫu giấy vẽ ra, cùng mấy thứ linh tinh nữa. “Hôm nay sẽ thế nào nhỉ? Lại quả dứa nữa sao? Hay em sẽ thử cái gì đó phù hợp với mùa này hơn … quả bí chẳng hạn?”
“Anh có thể câm miệng lại”, tôi nói, không quá to để ai cũng nghe thấy :”về cái vụ quả dứa được không?” tôi không thể tin là tôi lại có thể rung động vì mọt gã chẳng làm được gì ngoài việc chọc ghẹo tôi.
“Ồ, anh xin lỗi”, David nói, nhưng anh ta trông không có vẻ gì là biết lỗi cả mà vẫn đang mỉm cười :”Anh quên em là một họa sĩ nhạy cảm”.
“Chỉ là em không sẵn sàng”, tôi thì thầm, liếc nhìn Susan Boone, đang đứng ở bồn rửa và vắt mấy cái cọ :”để cho sức sáng tạo của mình bị san bằng bởi một kẻ độc tài trong nghệ thuật, điều dó không có nghĩa là em quá nhạy cảm”.
Cả hai chân mày của David đều nhướng lên cùng một lúc :”Em đang nói gì thế?”.
“Susan Boone”, tôi nói, hất một cái nhìn kinh khủng khiếp về phía nữ hoàng yêu tinh .”Em muốn nói về chuyện vẽ-cái-em-thấy, thật giả tạo”.
“Giả tạo?” cuối cùng thì David cũng thôi không cười nữa. Bây giờ anh ấy trông có vẻ bối rối. “Sao lại là giả tạo?”
“Vì thế giới nghệ thuật sẽ đi đến đẫu”, tôi thì thầm :”nếu Picasso chỉ vẽ cái mà ông ta nhìn thấy?”
David nháy mắt với tôi :”Picasso chỉ vẽ cái mà ông ấy nhìn thấy thôi. Trong hàng năm trời. Chỉ sau khi ông ấy thành thục về khả năng vẽ bất cứ cái gì ông ấy nhìn thấy với độ chính xác tuyệt đối thì Picasso mới thử nghiệm với những ý niệm về đường nét và không gian”.
Tôi nhìn anh ấy trừng trừng .”Gì cơ?”, tôi hỏi một cách thông minh. Tôi chẳng hiểu anh ta nói gì cả.
David nói :”Xem này, rất đơn giản. Trước khi em có thể bắt đầu thử thay đổi các quy luật, em phải học xem những quy luật đó là gì. Đó là cái mà cô Susan đang cố gắng truyền đạt cho chúng ta đấy. Cô chỉ muốn em học cách vẽ những cái mà em nhìn thấy trước, trước khi chuyển sang xu hướng lập thể, hay xu-hướng-quả-dứa, hay bất-kì-xu-hướng nào mà sau này em muốn theo đuổi”.
Đến lượt tôi chớp mắt. Tất cả những điều này đều mới mẻ với tôi. Jack chưa bao giờ nói với tôi rằng phải biết luật trước khi phá luật cả. Và Jack thì rất sành sỏi chuyện phá luật. Không lẽ những điều anh ấy luôn làm để cho mọi người thấy – như bố anh ấy, và những người ở câu lạc bộ nữa, cả ông Esposito, sau khi quay lại trường – đều sai lầm cả sao?
Ngay lúc ấy cô Susan Boone rời khỏi bồn rửa và vỗ tay.
“Được rồi, cả lớp”, cô ấy nói :”Vì tôi chắc rằng tất cả mọi người đều biết là có chuyện gì đó rất thú vị sau buổi học tuần trước” – Gertie và Lynn và những người khác cười vang – “có lẽ là có chút thú vị với một vài người hơn là với những người khác”. Susan Boone mỉm cười đầy ẩn ý với tôi :”Nhưng tất cả chúng ta đều ngôi ở đây, rất may là bình an vô sự… à, gần như là thế. Thế chúng ta quay lại công việc được chưa nhỉ? Các em nhìn thấy quả trứng rồi chứ?” Susan Boone chỉ tay về quả trứng đang nằm trên bàn trước mặt chúng tôi :”Hôm nay tôi muốn tất cả các em vẽ quả trứng ấy. Những ai chưa quen vẽ có thể dùng chì màu hay phấn.”
Tôi nhìn quả trứng trên bàn. Tôi đang ngồi cạnh một mảnh vải trắng tinh. Tôi nhìn xuống một đống những cái bút chì màu mà Susan Boone thả xuống ghế của mình. Chẳng có cái nào màu trắng cả.
Tôi thở dài, và giơ tay lên.
Ừm, tôi nên làm gì chứ? Người phụ nữ này đã gần như là ép buộc tôi phải quay lại lớp, và khi tôi đến đây, cô ấy thậm chí còn không cho tôi cái bút chì trắng nữa là. .. nhưng lại muốn tôi vẽ cái mà tôi nhìn thấy? Bà ấy đang nghĩ gì thế nhỉ? Tôi sẽ học luật trước khi phá luật, nhưng chuyện này có vẻ như không nằm trong danh sách các luật mà tôi cần học.
“Vâng, Sam”, Susan Boone nói, và tiến về ghế của tôi.
“Vâng”, tôi nói và bỏ tay xuống :”Em không có chì màu trắng”.
“Đúng, em không có”. Nói rồi Susan Boone chỉ nhìn tôi mỉm cười và bắt đầu bước đi.
“Khoan đã”, tôi nói, ý thức rằng David, đang ngồi cạnh tôi, có lẽ đang rất chăm chú lắng nghe. Anh ta trông như rất chú tâm vào bức vẽ của mình, mà anh ta chỉ vừa mới bắt đầu ngay khi Susan Boone ngừng việc phổ biến cho lớp.
“Làm sao em có thể vẽ một quả trứng màu trắng trên một tấm vải trắng khi em không hề có một cái bút chì màu trắng?” tôi không có ý chống chế. Tôi chỉ không hiểu Susan Boone muốn gì. Chẳng lẽ tôi phải làm việc với một không gian ảo sao? Chỉ vẽ cái bóng của nó và để phần còn lại trắng bệch à?
Susan Boone nhìn quả trứng. Rồi cô ấy nói điều đáng kinh ngạc nhất tôi từng nghe, và tôi lại nghe điều gì đó khá là đáng kinh ngạc sau đó nữa, cũng y như chuyện người bạn tốt nhất của tôi, Catherine, muốn là thành viên của Những người tiên phong vậy.
“Tôi không thấy màu trắng nào ở đó cả.” Susan Boone nói một cách ôn tồn.
Tôi nhìn cô ấy như thể cô ấy bị khùng vậy. Tại sao quả trứng đó với cả tấm vải vẽ đều trắng như … à, trắng như mái tóc đang xõa xuống của cô ấy vậy.
“Ừm”, tôi nói :”Xin lỗi?”
Susan cúi người xuống để có thế nhìn quả trứng ở cùng tầm mắt với tôi.
“Hãy nhớ những gì tôi nói, Sam”, cô ấy lên tiếng :”Vẽ cái em nhìn thấy, không phải cái mà em biết. Em biết rằng có một quả trứng màu trắng nằm trên một miếng vải trắng trước mặt em. Nhưng em có thực sự thấy màu trắng nào ở đó không? Hay em có thấy màu hồng được phản chiếu từ mặt trời trên cửa sổ không? Hay cái bóng bên dưới quả trứng màu xanh hay hồng gì đó? Màu vàng của ánh đèn, được phản chiếu trên những đường cong của quả trứng? Màu xanh nhạt nơi miếng vải chạm vào cái bàn? Đó là những màu sắc mà tôi nhìn thấy. Không có màu trắng. Không có chút màu trắng nào ở đây cả”.
Tôi không hề thấy có chút gì, trong bất cứ lời nào của cô ấy, gọi là nỗ lực san bằng khả năng sáng tạo và phong cách của tôi ở đây cả. Bạn phải học những quy luật, David đã chỉ ra như thế, trước khi có thể phá chúng. Susan Boone thực sự đang rất cố gắng, giống như anh ta đã nói, giúp tôi hiểu điều đó.
Thế nên, tôi nhìn. Tôi nhìn chăm chú. Chăm chú hơn nữa, thật đấy, hơn bất cứ cái gì khác trước đây.
Và tôi nhìn thấy.
Tôi biết là chuyện này nghe có vẻ ngu đần. Ý tôi là, tôi luôn luôn có thể nhìn. Tôi có đôi mắt tốt, tầm nhìn 20/20 .
Nhưng bất ngờ, tôi nhìn thấy.
Tôi thấy bóng mờ màu hồng bên dưới quả trứng.
Tôi nhìn thấy ánh sáng màu hồng từ ánh mặt trời bên ngoài cửa sổ.
Tôi thậm chí còn thấy cả ánh sáng màu vàng yếu ớt phản chiếu trên đỉnh quả trứng.
Và thế là, thật nhanh, tôi cầm lấy cái bút chì đầu tiên tôi có thể với tới và bắt đầu phác thảo..
Đây là điều mà tôi yêu ở hội họa: Khi bạn đang vẽ, có vẻ như toàn bộ thế giới quanh bạn không còn tồn tại nữa. Chỉ có bạn và giấy vẽ cùng bút chì, và có thể là chút nhạc nhẹ làm nền nữa, hay bất cứ cái gì, nhưng bạn không thực sự nghe được chúng, vì bạn quá mải mê với cái mình đang làm. Khi bạn đang vẽ, bạn không hề biết rằng thời gian đang trôi qua, hay chuyện gì đang xảy ra quanh mình. Khi bức vẽ tiến triển rất tốt, bạn có thẻ ngồi xuống vào lúc một giờ và không hề nhìn lên cho đến năm giờ, và thậm chí không có chút ý niệm nào về khoảng thời gian đã trôi qua cho tới khi ai đó đề cập đến nó, vì bạn quá chú tâm đến cái mà bạn đang sáng tạo ra.
Tôi phát hiện ra rằng không có gì trên thế giới này có thể so sánh với điều đó cả. Xem phim ư? Đọc sách? Không hề. Trừ phi câu chuyện phải rất rất hay. Và rất ít khi nào có những chuyện như thế. Khi bạn đang vẽ, bạn sống trong thế giới của riêng mình, của sự sáng tạo.
Và không có một thế giới nào tuyệt vời hơn thế.
Đó là lý do vì sao, khi bạn thực sự bị mê hoặc vào một bức vẽ, và có gì đó xảy ra kéo bạn ra khỏi cái thế giới ấy, nó phiền phức gấp trăm lần khi bạn đang làm bài tập hình học hay cái gì đó thì chị của bạn ập vào phòng để hỏi mượn Scrunchi, hay bất cứ cái gì. Khi bạn đang vẽ và có ai đó làm điều tương tự như thế, tôi nghĩ cũng thật công bằng khi giết chết kẻ đó.
Tất nhiên, nếu kẻ đó là một con quạ to đùng đen đúa, thì càng công bằng hơn nữa.
“Quác!” Con quạ Joe thét vào tai tôi khi nó đánh cắp mấy cọng tóc từ đỉnh đầu tôi, rồi bay đi, cánh của nó đập loạn xa hết sức ồn ào.
Tôi thét lên.
Tôi không thể chịu được. Tôi đã rất chú tâm tới bức vẽ, tôi không hề để ý đến việc con chim ấy đã đến gần mình, hoàn toàn xao nhãng trước cú tấn công hèn hạ của nó. Tôi không thét lên vì nó làm đau tôi – dù tôi thấy đau thật – mà vì tôi không ngờ tới chuyện này.
“Joseph”, Susan Boone nói, vỗ tay :”Con chim tồi! Con chim tồi!”
Joseph bay về chuồng, nơi nó thả mấy cọng tóc của tôi xuống và biểu lộ một niềm vui chiến thắng :”Con chim đáng yêu!”
“Cưng không phải là con chim đáng yêu”, Susan Boone chỉnh nó, như thể nó có thể hiểu cô ấy nói gì vậy.
“Cưng là một con chim tồi”. Rồi cô ấy quay lại tôi và nói :” Ồ, Samantha, tôi rất xin lỗi. Em có sao không?”
Tôi sờ lên chõ xơ xác mà Joe đã gây ra. Khi tôi làm vậy, tôi nhìn quanh và chú ý một điều :ánh sáng đã thay đổi. Không còn là màu hồng nữa. Mặt trời đã lặn. Đã quá năm giờ, nhưng với tôi, dường như chỉ mới có hai phút trôi qua kể từ khi tôi mới bắt đầu vẽ, chứ không đến hai giờ.
“Tôi quên khóa chuồng”, Susan nói :”Tôi phải cố nhờ điều này khi em có mặt ở đây. Tôi không hiểu sao nó lại bị ám ảnh với mái tóc của em như thế. Ý tôi là, nó rất thông minh, nhưng…”
Cũng trong lúc ấy tôi mới bắt đầu chú ý đến cái ghế bên cạnh mình đang rung. Tôi nhìn sang xem David có bị như thế không, nhưng tôi nhận ra anh ta chẳng bị làm sao cả. Anh ta đang cười.
Thấy tôi đang nhìn chằm chằm, anh ta liền nói, giữa những cú hích trong khi đang cười giòn tan :”Anh xin lỗi! Anh thề đấy, anh xin lỗi! Nhưng nếu em có thể thấy mặt mình khi con chim đậu lên đầu em….”
Tôi nghĩ chuyện này chẳng có gì vui cả. Khi ai đó – hay cái gì đó – nhổ tóc bạn thì bạn sẽ thấy đau. Không đau như khi bị gãy tay, có lẽ vậy, nhưng vẫn đau.
David, đôi vai – không to như vai của Jack, nhưng vẫn không thể không công nhận là rất ấn tượng – vẫn còn đang rung lên vì những tràng cười và nói :” Thôi nào. Em phải thừa nhận thôi. Thật buồn cười”.
Tất nhiên anh ta nói đúng. Nó thực sự rất buồn cười.
Nhưng trước khi tôi có cơ hội để thú nhận điều này, Susan Boone đã đứng bên cạnh, nhìn xuống bức vẽ của tôi. Vì cô ấy đang nhìn nó, tôi cũng nhìn nó. Tất nhiên, tôi dã nhìn nó cả buổi chiều hôm nay rồi. Nhưng đây là cơ hội đầu tiên để tôi ngồi lại và thực sự ngắm nhìn tác phẩm của mình.
Và tôi không thể tin cái mà tôi đã nhìn thấy. Nó là một quả trứng màu trắng. Nằm trên một miếng vải vẽ màu trắng. Nó trông hệt như quả trứng màu trắng và miếng vải vẽ màu trắng ngay trước mặt tôi.
Nhưng tôi không hề dùng chút màu trắng nào cả.
“Đấy”, Susan Boone nói với một giọng mãn nguyện .”Em đã làm được rồi. Tôi biết em sẽ làm được”.
Nói rồi cô ấy xoa đầu tôi, ngay trên cái chỗ mà con quạ của cô ấy đã cuỗm đi mấy sợi tóc của tôi lúc nãy.
Nhưng nó không hề đau chút nào. Không đau chút nào. Vì tôi biết Susan Boone đã đúng: tôi đã làm được.
Cuối cùng thì tôi cùng đã bắt đầu nhìn thấy.
Mười nhiệm vụ hàng đầu của đại sứ tuổi vị thành niên của Mỹ tại Liên Hợp Quốc, là tôi, Samantha Madison:
10. Ngồi trong phòng thư kí báo chí của Nhà Trắng và nghe ông ta hả hê tán dương về quyết định của ngài tổng thống sau nỗ lực phá hoại hành động ám sát ngài ấy của tôi.
9. Cũng phải nghe ngài thư ký báo chí rên rỉ về việc thành phố đã phàn nàn như thế nào về những viên cảnh sát được cử tới nhà tôi nhằm giúp chúng tôi tránh khỏi tai mắt của báo chí ,và vì sao mà tôi không thể có mặt trên chương trình Dateline hay 60 phút để được phỏng vấn. Rồi sau khi họ chiếu nó hàng triệu lần, thì mọi người sẽ phát ốm lên khi nhìn thấy tôi và bỏ tôi lại một mình.
Thế đấy. Như kiểu tôi có gì đó để nói mà có thể khiến công chúng Mỹ cảm thấy háo hức vậy. Nếu có.
8. Sao chép những luật lệ của cuộc triển lãm quốc tế Từ cửa sổ của tôi cho tất cả những người bạn đam mê nghệ thuật, trong đó có, bạn trai của chị gái toi và là người bạn tinh thần của tôi nữa, Jack Ryder.
7. Tặng những bức ảnh nho nhỏ của tôi cho mấy đứa trẻ viết thư yêu cầu những bức ảnh có chữ ký của tôi. Dù rằng lý do tại sao ai cũng muốn treo một bức ảnh của tôi trong phòng họ vẫn hoàn toàn nằm ngoài khả năng suy nghĩ của tôi.
6. Đọc thư của người hâm mộ (sau khi chúng được soi kỹ lưỡng và kiểm tra xem có lưỡi dao hay chất nổ gì không). Một phần khá lớn dân số cảm thấy cần phải viết thư cho tôi để bày tỏ lòng ngưỡng mộ trước sự dũng cảm của tôi như thế nào. Một số người thậm chí còn gửi tiền cho tôi nữa. Không may là, số tiền này ngay lập tức được cho vào quỹ để dành cho tôi khi vào đại học, nên tôi chẳng thể nào mua đĩa CD với số tiền ấy cả.
Tôi cũng nhận nhiều thư từ những kẻ chống đối, nhưng tôi thậm chí còn không được nhìn thấy chúng. Ngài thư ký báo chí giữ chúng trong một file đặc biệt và sẽ chẳng để cho tôi đem chúng đến trường cho Catherine xem.
5. Dù trụ sở Liên Hợp Quốc nằm ở New York nhưng chẳng ai tỏ dấu hiệu là sẽ đưa tôi đến đó cả. Rõ ràng là, đến Liên Hợp Quốc không phải là một trong mười nhiệm vụ hàng đầu của một đại sứ tuổi vị thành niên như tôi.
4. Tâng bóng vào tường của phòng thông cáo báo chí, thứ giúp tôi giết thời gian khi phải ở đây, theo yêu cầu là vào trưa thứ tư hàng tuần, không phải là việc của một đại sứ Liên Hợp Quốc xét về mặt lý thuyết, và chỉ khiến ngài thư ký báo chí cùng các cộng sự cảm thấy khó chịu. Họ đã tịch thu quả bóng của tôi và nói sẽ trả lại nó khi thời gian tôi giữ chức vụ đại sứ này chấm dứt. Rõ ràng là nó không hề nhận ra sự thật rằng bạn có thể mua quả bóng này ở bất kì góc đường nào, chỉ chưa tới một đôla.
3. Các đại sứ tuổi vị thành niên của Liên Hợp Quốc không được khuyến khích đi lang thang quanh các phòng của Nhà Trắng, dù cho có quen thuộc với khung cảnh của chúng đến đâu đi nữa, vì họ có thể lơ là trong lúc đang xem xét xem liệu có bức ảnh chân dung nào của Dolley Madison được treo trong phòng Vermeil không, và vấp chân khi ngang qua một cuộc họp thượng đỉnh về hòa bình.
2. Người ta luôn khuyên bạn là đại sứ của Liên Hợp Quốc không nên mặc quần áo đen đúa như thế, vì điều này, theo như ban thư ký báo chí của Nhà Trắng, có thể làm công chúng có ấn tượng sai lầm rằng đại sứ của nước Mỹ là một phù thủy thực tập.
Và nhiệm vụ hàng đầu của một đại sứ tuổi vị thành niên của nước Mỹ ở Liên Hợp Quốc, tôi có thể nói đó là:
1. Ngồi yên. Giữ im lặng. Và để ngài thư ký báo chí làm việc.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui