17
"Lưu Chân Nhất, cô!"
Tôi nhún nhún vai "Các cô ném của tôi một lần, tôi cũng ném lại một lần.
"Xem như huề nhau."
Vừa nói, tôi vừa nhìn sang dì quản lý cũng còn chưa kịp hoàn hồn, sau đó tôi sụt sịt mũi và giả vờ đáng thương.
"Dì à, buổi trưa nay bọn họ đã ném hết hành lý của con vào thùng rác dưới lầu.
Con không có chăn đắp nên mới bị lạnh, thế nên vừa rồi con mới ngủ li bì không tỉnh."
Tôi không đề cập đến chuyện tôi cũng ném hành lý của bọn họ đi rồi.
Sắc mặt dì quản lý hơi biến đổi "Bảo sao hôm nay trong thùng rác lại có cái chăn mới tinh như vậy."
Dì vừa nói vừa lắc đầu "Mâu thuẫn nhỏ giữa các bạn cùng phòng thì tự giải quyết với nhau cũng được, dì đi kiểm tra các phòng khác đây."
Cửa phòng ngủ đóng sầm lại.
Tôi nhìn ba khuôn mặt giận dữ trước mặt và cười khúc khích.
"Đúng rồi, sợ các cô nhìn thấy sẽ sốt ruột nên tôi đã ném hành lý đi xa lắm, các cô không nhặt về được đâu."
Nói xong thì tôi chuẩn bị leo lên giường ngủ tiếp, nhưng bỗng nhiên có người ra chặn lại, vừa la hét vừa đòi tôi phải trả tiền hành lý cho bọn họ.
"Bồi thường?"
Tôi cười nói: “Được thôi, tôi đang còn lo các cô không nhắc tới chuyện này.”
Sau đó, tôi lấy từ trong ngăn tủ ra một chiếc Hermes đã trầy xước "Nào, bắt đầu thảo luận về cách bồi thường nhé?"
"Tôi nhặt nó ở trong thùng rác về đấy, túi bị hỏng hết rồi đây này."
Trong khi nói chuyện, tôi vào trang web chính thức để tìm một chiếc túi cùng kiểu dáng, sau đó đưa ảnh và giá cả ra để bọn họ xem.
Cả ba người bọn họ đều cạn lời.
Một vài phút trôi qua, có người mạnh miệng nói đây chỉ là chiếc túi giả.
Tôi cầm điện thoại di động lên "Không thì thế này, để tôi báo cảnh sát đến rồi xác định xem túi là thật hay giả, là các cô phá hỏng đồ dùng cá nhân của tôi, cứ theo cảnh sát đến đồn rồi chuẩn bị tiền bồi thường đi ha."
Có lẽ là vì chột dạ nên cả 3 người họ ngay lập tức từ chối, thái độ cũng thay đổi rồi cười làm hòa với tôi, nói rằng mỗi người ném hành lý một lần là huề nhau, không ai so đo với ai nữa.
Tôi mỉm cười và cũng không truy cứu bọn họ đến cùng.
Vì cái túi này vốn dĩ là tôi lấy từ chỗ lão Lưu, trước khi mang nó đến đây thì nó đã bị hỏng từ lâu rồi.
Tôi chỉ đem nó ra để dọa mấy cô gái kia thôi.
Dù gì bọn họ cũng giống như tôi, mới chỉ là những cô gái 19 20 tuổi, khi nghe thấy gọi cảnh sát và bồi thường thì ngay lập tức hốt hoảng, cũng chẳng dám kiểm tra xem cái túi ấy có thật là bị hỏng do bị vứt vào thúng rác hay không.
Trò hề kết thúc, tôi leo lên giường đi ngủ.
Và ba người bạn cùng phòng… nằm trên chiếc giường trống trơn với vài chiếc áo được trải ra để làm đệm.
Cũng không biết là bọn họ không có bạn bè, hay là sợ ban đêm tôi lại giở trò nên không dám đi ngủ nhờ ở nhũng phòng KTX khác.
Đêm đó tôi ngủ rất ngon.
Mà mấy cô bạn cùng phòng cứ thi thoảng lại trở mình một lần rồi khịt mũi hắt hơi không ngớt.
Xem ra ngủ cũng không ngon lắm nhỉ.
18.
Phó Tầm nói không sai.
Quả thực công việc thiết kế dây chuyền cho anh ấy không đơn giản một chút nào.
Khi làm chiếc dây chuyền ấy thì hầu như ngày nào tôi cũng phải đến gặp Phó Tầm.
Phó Tầm lại thường xuyên nghĩ ra vô số linh cảm thiết kế, chẳng hạn như hôm nay tôi đến để nghe anh nói về một ý tưởng ngẫu nhiên, nhưng đến ngày mai thì lại thay đổi sang một linh cảm hoàn toàn mới.
Nhưng mà Phó Tầm làm việc cũng khá chu toàn, mỗi lần gặp nhau thì đều hẹn trước với tôi để sắp xếp thời gian cho hợp lý.
Theo lời anh ấy, vì để linh cảm của tôi không bị cạn kiệt thì mỗi lần gặp mặt sẽ đến một nhà hàng khác nhau, Phó Tầm bảo như thế tôi sẽ luôn duy trì được cảm hứng thiết kế của mình.
Hầu như mỗi lần gặp nhau thì Phó Tầm đều mang cho tôi một món quà nhỏ, xem như là bù đắp vì tôi phải thay đổi bản vẽ liên tục theo những ý tưởng mới mà anh ấy nghĩ ra hàng ngày.
Chẳng hạn như vào ngày mưa thì tặng một chiếc ô tinh xảo, ngày nắng thì sẽ đưa cho tôi một lọ kem chống nắng, hoặc hôm nào lạnh hơn thì sẽ tặng tôi một chiếc máy sưởi cầm tay.
Giá cả của món quà này không phải là quá đắt nhưng vẫn khiến tôi cực kỳ cảm động.
Hơn nữa… sau một khoảng thời gian "cùng hội cùng thuyền" thì quan hệ giữa Phó Tầm và tôi cũng đã thân quen hơn rất nhiều.
Tôi cũng phát hiện ra…
Anh cũng không phải tàn nhẫn hay thâm độc giống như người ta đồn đại, lúc ăn cơm thì còn lịch sự cảm ơn với nhân viên bồi bàn.
Có đôi lúc tôi với anh đang ăn cơm thì tôi lại bị thao túng tâm lý, giống như… tôi và Phó Tầm là người yêu của nhau vậy.
Nhưng ý nghĩ này nhanh chóng bị tôi ném ra sau đầu.
Làm gì có chuyện Phó Tầm lại yêu đương với tôi?
Trưa hôm đó, Phó Tầm đưa tôi đến một nhà hàng gần trường như thường lệ, và tiếp tục đưa ra yêu cầu để sửa bản thiết kế dây chuyền kia.
Trước khi ra về thì Phó Tầm còn tặng tôi một lọ thuốc mỡ dùng cho mùa thu, bởi vì dạo này thời tiết cực kỳ hanh khô khó chịu.
"Đây là mỹ phẩm làm thủ công, hiệu quả chắc cũng khá tốt.
"Khi trở về cô nhớ dùng mà thoa lên da."
Tôi trở về với lọ kem trên tay, đến khi quay lại vẫn thấy xe của Phó Tầm đỗ ở bên đường.
Sau sự việc kia, vì để tránh bị nghi ngờ mà Phó Tầm luôn đỗ xe cách trường tôi một con phố.
Khi tôi đi hết con phố đó, đến lúc quay đầu nhìn lại thì xe của anh ấy vẫn chưa rời đi.
Khi tôi bước đến cổng trường thì đột nhiên thấy có rất nhiều người tụ tập thành một đám đông.
Tôi không phải là người thích náo nhiệt, cũng không định tụ tập lại xem, chỉ là tình cờ nhìn sang thì thấy một gương mặt cực kỳ quen thuộc.
Lưu Nhân đang đứng giữa đám đông, sau đó chỉ vào một người nông dân ăn mặc giản dị và mắng mỏ ông ấy thậm tệ.
Người đàn ông nhìn thấy ánh mắt của mọi người thì cũng chỉ biết cúi đầu không dám lên tiếng.
Lưu Nhân gọi ông ấy là kẻ nghèo hèn thấy người sang bắt quàng làm họ.
Rồi lại chửi ông ấy là đồ hút m.áu, không biết xấu hổ là cái gì.
Người đàn ông không phản bác câu nào, ông ấy lắc đầu mấy cái muốn rời đi nhưng lại bị Lưu Nhân ngăn lại.
Lưu Nhân từ nhỏ đã được nuông chiều nên dù bị người ta vây xem cũng không hoảng loạn, thậm chí cô ta càng chửi càng hăng hơn.
Tôi sững người vài giây rồi vội vàng đẩy đám đông ra.
"Ba!"
Ông ấy giật mình khi nhìn thấy tôi.
Người đàn ông vốn mạnh mẽ nửa đời người mà lúc này đang cố kìm nước mắt, nhưng cũng không nói lại Lưu Nhân lời nào.
Mà xét về huyết thống thì Lưu Nhân mới là con gái ruột của ông ấy cơ mà.
Ba tôi xách một túi hoa quả rồi cười nói: "Ba có mang một ít hoa quả nhà trồng, ba đã nhờ bạn học gửi phần của con về ký túc xá, còn cái này là cho Nhân Nhân…”
Câu tiếp theo thì ba tôi không nói…
Nhưng Lưu Nhân cũng không để yên mà bắt đầu nói này nói nọ.
Tôi quay lại quát cô ta "Có cái gì mà không nói được? Lại còn chửi ba ruột trước mặt mọi người, cô xem mình có giống một con người không?"
"Ba?"
Lưu Nhân phản bác "Ông ấy không phải ba tôi, tôi chỉ có một người ba là Lưu Uy!"
Lưu Uy chính là tên của lão Lưu.
"Không nuôi tôi được ngày nào lại còn muốn tôi cho tiền, ông ta xứng sao?"
Có lẽ ba tôi gặp chuyện gấp nên tôi cũng chẳng rảnh thời gian mà so đo với Lưu Nhân nữa, tôi dẫn ba đến một quán ăn gần trường "Ba chưa ăn gì đúng không? Món này ngon đấy, lát nữa ba ăn nhiều chút nhé."
Ba tôi lơ đãng “ừ” một tiếng.
"Ba, trong nhà xảy ra chuyện sao?"
Tôi biết rõ tính tình của ông ấy, nếu chỉ đến đưa hoa quả thì chắc chắn sẽ báo trước cho tôi.
Ba tôi ngập ngừng một lúc, cuối cùng mới thở dài nói là mẹ bị ngã bệnh.
Là ung thư gan, chi phí hóa trị là một con số khổng lồ.
Sau khi Lão Lưu đón tôi về thì đã đưa cho ba mẹ tôi một khoản tiền xem như là công nuôi dưỡng suốt 20 năm, nhưng số tiền ấy đã được đem đi chữa bệnh cho mẹ tôi rồi.
Bây giờ một ngày ba tôi phải làm nhiều công việc cùng lúc, ngay cả bạn bè và người thân cũng đã vay mượn hết một lượt, vì không còn cách nào khác nên ông ấy mới nghĩ đến chuyện hỏi mượn Lưu Nhân.
Nói đến đây thì ông ấy chỉ biết thở dài.
"Trước đây ba có lỗi với nó, vì ba không nuôi lớn nó nên chẳng thể nói được nó câu nào."
"Nhưng ba nghĩ con vừa về Lưu gia chưa được bao lâu, nếu mượn số tiền lớn như vậy thì sợ ba con sẽ có thành kiến với con.
"Nhưng Nhân Nhân thì khác, lão Lưu chiều chuộng nó, cũng không để nó thiếu thốn cái gì, vậy nên ba mới hỏi thăm một chút xem nó có cho ba vay ít tiền được không, đợi khi mẹ con qua đợt hóa trị này thì sức khỏe cũng ổn định, ba cũng sẽ đi làm để trả tiền cho nó, ai ngờ được…"
Ai ngờ được Lưu Nhân không những từ chối mà còn xúc phạm ông ấy trước đám đông.
Tôi lẳng lặng nghe, gần như không thể nói nên lời.
Là ung thư gan…
Sao mọi thứ lại như thế này…
Trong quán ăn nhỏ, tôi nắm tay ba và lặng lẽ khóc rất lâu.
Cuối cùng, tôi lấy khăn giấy lau nước mắt và nghẹn ngào:
"Không sao cả ạ, ba cứ ở khách sạn ở gần trường con trước đã, đêm nay để con tìm cách gom tiền, mai chúng ta trở về chữa bệnh cho mẹ."
Bây giờ tôi mới thấy hối hận vì đã ném trả lại tấm thẻ của lão Lưu.
Khi đã cân nhắc kỹ lưỡng thì tôi thuê một khách sạn gần trường cho ba, sau đó mới gọi điện cho Phó Tầm.
Đây cũng là lần đầu tôi chủ động gọi cho anh.
Điện thoại reo một hồi thì có người bắt máy "Chuyện gì vậy?"
Giọng nói trầm thấp của Phó Tầm vang lên bên tai tôi, không hiểu sao lại khiến tôi an tâm một cách khó hiểu.
Tôi ngập ngừng hỏi thử anh ấy, xem liệu tôi có thể rút trước một phần tiền thù lao cho bản thảo thiết kế được không.
Thực ra chuyện này cũng hơi khó nói, bản thảo thiết kế của tôi còn chưa hoàn thành mà đã dám đến đòi tiền thù lao.
Thế nhưng Phó Tầm vẫn thoải mái trả lời.
Sau khi hỏi số tài khoản của tôi thì Phó Tầm thấp giọng.
"Cô đợi 10 phút, tiền sẽ đến ngay.".