Côn Luân


Ni cô sững sờ, nâng mặt Triệu Bính lên, ngập ngừng hỏi:
- Bính nhi phải không?
Triệu Bính khóc nấc, không nói được tiếng nào, chỉ gật gật đầu.

M cô lại hỏi:
- Con...!Còn sống ư?
Thì ra ni cô này chính là Toàn hậu, thân mẫu của Triệu Bính.

Sau khi Lâm An đầu hàng, hoàng tộc Đại Tống bị áp giải lên Bắc.

Hốt Tất Liệt ngại sinh hậu họa nên ép Tạ thái hậu, Toàn hậu và Cung Tông phải xuống tóc làm sư, số cung nhân gọt đầu quy y theo chủ cũng đến một trăm người.

Hôm nay là ngày Phật đản, Đế sư Bát Tư Ba xuất cung thuyết pháp trước công chúng, Toàn hậu theo những người khác phụng mệnh ra nghe, không ngờ lại gặp con thơ ở đây.

Tin Triệu Bính có mặt trong chiến dịch Nhai Sơn, rồi tín Lục Tú Phu cõng ấu chúa nhảy xuống biển tuẫn tiết đã bay khắp hai miền nam bắc, Toàn hậu vẫn khóc thầm vì xót thương đứa con yếu mệnh, ngờ đâu nay được trùng phùng, nàng mừng vui khôn cầm, liền ôm chặt lấy nó, nước mắt ròng ròng.
Từ khi chạy trốn khỏi Lâm An, đây là lần đầu tiên Triệu Bính gặp lại ruột thịt.

Khóc một hồi, nó vui sướng gạt lệ:
- Thưa mẹ, Bính nhi chưa chết, Bính nhi rất nhớ mẹ...
Nhác thấy Tạ thái hậu và huynh trưởng Triệu Hiển đứng ngay gần đó, Triệu Bính hớn hở gọi:
- Tổ mẫu, ca ca...
Ngờ đâu hai người vô thức giật lui, mặt trắng bệch như nhìn thấy ma hiện.

Tạ thái hậu rít lên:
- Thằng bé cầu bơ cầu bất nào thế? Mau cút đi!
Triệu Hiển giơ tay đầy Triệu Bính ra xa.

Toàn hậu vội ngăn:
- Bính nhi đấy mà...
Tạ thái hậu sừng sộ:
- Nó không phải íà Bính nhi, Bính nhỉ chết rồi!
Bấy giờ đám vương công Mông cổ đã bị đánh động, liền ngoái lại, lào xào bàn tán.

Bát Tư Ba cũng đưa mắt nhìn xem xảy ra chuyên gì.

Triệu Hiển cuống quýt xốc Triệu Bính lên lẳng mạnh ra xa.

Triệu Bính ngã sấp xuống, khóc tướng lên.

Toàn hậu định chạy tới đỡ con, Tạ thái hậu vội nhoài người giữ ghì lấy.

Hai tên vệ binh lao lại, lần lượt túm lấy hai bên tay Triệu Bính.

Chúng nhân Tống thất đều biến sắc, nhưng không ai dám bước ra hay tỏ ý muốn ngăn cản.

Đột nhiên, có bóng người chớp nháng.

Hiểu Sương và Hoa Sinh tử hai bên trái phải phóng vào, bốn tên vệ binh khác xỉa trưởng mâu cản đường, Hoa Sinh dang rộng tay, gạt văng bốn ngọn mâu khiến bọn vệ binh ngã chúi về hai phía.

Hoa Sinh chạy ào đến chỗ Triệu Bính, hai tên đang giữ đứa bé còn chưa kịp cản đã trúng cước kép của chú tiểu, ngã lăn lông lốc.
Hoa Sinh lôi Triệu Bính dậy, mắng như tát nước:
- Đồ mải chơi! Lương Tiêu mà biết thể nào cũng trách mỗ.
Triệu Bính đang bàng hoàng đau khổ, không buồn để lời chú tiểu vào tai, chỉ khóc hu hư.

Lúc ấy, mười mấy tên lính Nguyên bộ dạng dữ tợn hùng hổ lao tới, Hoa Sinh vội vàng túm Triệu Bính dúi vào lòng Hiểu Sương rồi cướp lấy một thanh trường mâu, xoay ngang ra ủi bọn mới đến.

Đại Khn cương thần lực chạy rùng rùng suốt thanh mâu khiến tốp lính tê tay, binh khí rơi loảng xoảng.
Hiểu Sương bế Triệu Bính lao thẳng vào đám đông, chợt có luồng kình phong đổ ào đến trước mặt, cuốn theo một khối nhiệt khí hầm hập.

Cô cung chưởng đỡ, tay vừa chạm luồng kình, tai bỗng ù di, tim thốn lên như muốn nhảy ra ngoài.

Phía trước xuất hiện một lạt ma già, thân hình xương xẩu, mặt mủi nhăn nheo, đôi mắt sâu hoắm dưới hàng chân mày dài rậm bắn xoáy vào mặt Hiểu Sương những tia giá lạnh.

Cô gái rợn người, dè chừng tiến bước, đồng thời thi triển fòn chỉỉởng phong tụ tấn công.

Lạt ma nọ ra chiều ngạc nhiên trước chưởng pháp tinh diệu, tấm cả sa tự dưng lay động rồi phòng căng.

Giỏ nóng hất rát mặt Hiểu Sương, da dẻ khô bỏng gần như phòng rộp, cô đột ngột tung mình nhảy vút lên, múa chưởng vỗ vào vai lạt ma.

Thấy cô đỡ được chiêu thức của mình, lão ta không khỏi biến sắc.

Thực ra Hiểu Sương bẩm sinh có cốt cửu âm, nay gặp phải nội lực thuần âm cố nhiên càng thêm khổ sở, bao nhiêu nội công thuần dương trong người tự nhièn tan biến, y như đốm lửa bị tạt nước tắt lịm.
Lạt ma né mình tránh chưởng, năm ngón tay khô xác phóng ra như chớp, quắp chặt cổ tay Hiểu Sương, trảo thế của lão nóng dần lên như thanh sắt nung đỏ.

Hiểu Sương dồn Cứu âm độc xuống tay, đánh ra một chưởng.

Âm kình lành tạnh chảy sang khiến lão lạt ma chột dạ: “Nội lực của ả người Hắn này thật quái gở, cũng may lão nạp đã luyện được bảy thành Viên mãn tâm tủy, bằng không đã bị ả đả thương rồi”.

Lão hừ một tiếng tức giận, vận công hóa giải Cửu âm độc, đồng thời tụ thêm kình xuống lòng bàn tay, Hiểu Sương không chịu nổi, buột miệng kêu dau.

Hoa Sinh ngoái đầu ngó thấy, lập tức đầy dạt đám vệ binh, trở mình rung trường mâu phóng đâm cổ tay lão lạt ma gầy.

Bỗng đâu một cái bóng nháng lên trước mắt chú tiểu, ngưng thành hình một lạt ma béo mập, má xệ núng nính.

Lão cười hi hi, nhẹ nhàng nắm thanh mâu, xát khẽ một cái là cán mâu gãy mất một đoạn, mạt sắt rơi lạo rạo qua những kẽ tay múp míp.

Hoa Sinh hoảng hơn, vận lực dồn mạnh thanh mâu tới trước, lạt ma béo ú cười hì hì, phóng song thủ như gió chà mạnh lên cánh tay phải của Hoa Sinh.

Chú tiểu đành buông binh khí nhảy lui.

Lão béo bắt lấy đoạn mâu sắt, xát mạnh hai tay lần nửa, vụn sắt rồi xuống như sao sa, miệng không ngừng cười, bỗng xì xà xì xồ một tràng.

Lạt ma gầy vẫy mạnh chưởng, chỉ nghe một tiếng “xèo” rất lạt, vụn sắt dày đặc bỗng nóng chảy, hóa thành muôn vàn đốm lửa đỏ lừ hất rào rào về phía Hoa Sinh.
Giữa khoảnh khắc hung hiểm đó, Hoa Sinh biến quyền thành chưởng; Thi triển Nhất hợp tướng quạt đám vụn lửa đi.

Ai dè lạt ma béo đả lạng mình theo màn lửa từ trước, bấy giờ vỗ nổi một chưởng, những đốm lửa vốn đã chứa nội kình Viên ĩĩĩãn tâm tủy của lạt ma gầy, nay lại tiếp nhận chưởng lực âm nhu của lạt ma béo, coi như mang theo sức mạnh hợp kích của cả hai người, uy lực tăng thêm vạn bội, xuyên vùn vụt qua vòng thần lực Đại Kim cương, hất ào vào người Hoa Sinh.

Chú tiểu hồn xiêu phách lạc, hoảng hốt giật lui, nhưng những đốm lửa tỏa rộng khắp nơi, chẳng còn chỗ nào tránh né.

Chú đang thúc thủ đợi chết, bỗng nhiên một luồng đại lực từ mé bên ùn ùn tràn tới, muôn vàn đốm lửa khựng hết lại như đụng phải vách tường rồi lả tả rơi xuống, tấm thảm bắt cháy, tỏa lên những ngún khói xanh lờ mờ.
Hoa Sinh ngoảnh đầu sang, mặt bỗng rạng ngời, reo to:
- Sư phụ!
Hiểu Sương nhìn theo, chỉ thiy phía xa có một hòa thượng cao lớn, râu mày bạc phơ, tay cầm cây gậy gỗ trắc đen nhánh.

Lão hòa thượng nghe gọi, cặp lông mày trắng nhướng cao, chưa kịp nói gì thì Hoa Sinh đã nhảy ào tới, ôm chặt lấy đùi lão, nhệch mồm la khóc:
- Sư phụ! Thầy đi đâu thế, thầy không cần con nữa ư?
Cửu Như cau mặt:
- Buông tay mau! Bù lu bù loa như phường ãn vạ, chẳng còn ra thể thống gì cả.
Hoa Sinh ậm ự:
- Con mà buông là thầy chạy mất.
Cửu Như đảo mắt, đổi giọng dỗ dành:
- Đồ đệ ngoan, con buông tay ra đi, sư phụ đây nhất ngôn cửu đính, lần này bảo đảm không chạy.
Hoa Sinh vẫn bướng bỉnh:
- Nhất ngôn cửu đỉnh cái gì? Biết đâu lát nữa không ôm luôn cả chín đỉnh chạy đi.
Cửu Như không ngờ mới mấy tháng xa cách mà đồ đệ đã lanh trí đến nhường ấy, vừa bực bội vừa tức cười, lão bèn giãy giụa đá hất để rảy chú ra, nào ngờ Hoa Sinh sống chết không buông, hệt như đã bị hàn chặt vào chân Cửu Như rồi.

Đám đỏng xung quanh chứng kiến cảnh ấy, thoạt tiên kinh ngạc, sau đều cười rũ rượi.

Bọn vệ binh đang rình rình đến gần bắt giữ, chợt nghe lạt ma béo nói bằng tiếng Mông cổ: “Đừng vọng động!”, chúng liền nhất loạt dừng chân.

Chắc hẳn vai vế lão béo này không phải vừa.
Cửu Như sốt ruột, vụt thò tay túm lưng Hoa Sinh.

Chú tiểu bỗng nóng ran cả người, hai tay tự nhiên buông lỏng.

Cửu Như quăng vẻo đồ đệ sang một bên, nhịp nhịp gậy, cười ha hả:
- Sư Tầm, Long Nha! Dân Thổ Phồn các ngươi phát ngôn chỉ như đánh rắm thôi ư?
Lạt ma gầy nghiêm chỉnh đáp:
- Lão nạp chưa bao giờ đánh rắm.
Cửu Như khịt mũi:
- Giỏi thế, chưa bao giờ đánh rắm tức là nén hết rắm rít thối tha trong bụng à?
Đám đông cười rộ.

Bọn lạt ma đều biến sắc.

Lạt ma béo cảnh cáo:
- Cửu Như! Ngươi đừng xúc phạm người ta!
Nhà sư già cười cười:
- Được rồi.

Vậy thời gian giao ước của chúng ta là khi nào hả?
- Sáng mai, - Lạt ma béo đáp.
Cửu Như vặn hỏi:
- Thỏa thuận là sáng mai, tại sao hôm nay các ngươi đã bắt nạt đồ đệ của bần tăng?
Lạt ma béo ngỡ ngàng:
- Hắn là đồ đệ của ngươi à? - Rồi hừ một tiếng, khoát tay nói.

- Được, các ngươi đi đi, ngày mai cùng nhau đến.
Cửu Như đủng đỉnh nhìn quanh:
- Khẳng khái lắm, vậy bây giờ ta mang nha đầu kia theo luôn.
Lạt ma gầy phản đối:
- Không được, lai lịch ả không rõ ràng, không cho đi.
Cửu Như cười lớn, giọng rền vang như chuông đồng, đột ngột phóng cây gậy gỗ trắc đâm vào giữa trán lạt ma gầy.

Lạt ma gầy biết rõ lợi hại, vội hụp mình xoạc chân về sau.

Cửu Như đâm hụt, lại ngoặt gậy sang trái quét ngang lạt ma béo.

Lạt ma béo không kịp đỡ, loạng choạng giật lui hơn một trượng.

Trong lúc Cửu Như đổi hướng tấn công lạt ma béo, lạt hia gầy thừa cơ lấy lại bình tĩnh, không ngờ Cửu Như chưa phóng đủ chiêu đến lạt ma béo, lại trở tay đâm soạt về lạt ma gầy.

Lão gầy bực bội thét:
- Tưởng ta sợ ư? - Rồi vận đủ mười thành công lực, túm lấỷ đầu gậy của Cửu Như.
Đúng lúc đó, trong đám đông bỗng có một người bật vút lên, bay vù tới chỗ họ như một cánh chim lớn, đáp xuống sau lưng lạt ma gầy, vận kình vỗ đơn chưởng vào lưng lão.

Lạt ma gầy giật mình, vội vàng lật tay đỡ đỡn, không ngờ người nọ chỉ phát hư chiêu, còn thực tế thì khum đơn chưởng thành trảo chụp lấy cổ tay Hiểu Sương.

Một luồng nội kình mạnh mẽ tuyệt luân theo mạch cổ tay rùng rùng chảy ngược lên vai lạt ma gầy, lão hự một tiếng, tay hơi lỏng ra.

Người nọ liền khoát tà áo choàng cuốn luôn lấy Hiểu Sương.

Lạt ma gầy nổi giận, chực phát kình vùng thoát, chợt cảm thấy ngực tắc nghẹn, thì ra Cửu Như đã phóng gậy chặn lối.

Lạt ma béo bị Cửu Như cản ở bên ngoài, không cứu viện kịp, đành trợn mắt nhìn nhà sư và người mới đến liên thủ chế trụ lạt ma gầy.

Người mới đến này vận áo xanh, diện mạo ẩn kín sau chiếc mặt nạ A Tu La xanh lè nanh ác.

Lạt ma béo bất bình vẫy tay:
- Cửu Như hòa thượng, ngươi cho viện thủ mai phục để dễ bề ám toán đả thương bọn ta phải không?
Bọn vệ binh theo hiệu ập lại bao vây, nhưng chưa kịp động thủ thì giọng điềm đạm của Bát Tư Ba vọng xuống:
- Hôm nay là ngày Phật đản, không nên giở gươm đao, cứ để họ đi đi.
Cửu Như cười bảo:
- Hoạt Phật đã dạy thế thì chúng ta phải tuân theo thôi, - rồi hạ gậy.

Người áo xanh cũng buông cổ tay lạt ma gầy.
Lão gầy trở mình bước đi, mặt xanh xám vì giận.

Được hai bước, lão quay phắt lại, quát:
- Ngươi cũng lĩnh một đòn của ta đây, - đoạn vẫy song chưởng, một luồng khí nóng bỏng đổ ào về phía người áo xanh.
Người này không né tránh, nhẹ nhàng vung chưởng vạch một vòng tròn.

Kình phong hai bên xô mạnh vào nhau, lạt ma gầy cảm thấy chưởng lực đối phương như sóng còn biển réo, ngọn nào ngọn nấy đều dâng cao, lão bỗng mất thăng bằng, bất thần giật lui hai bước.

Người áo xanh chỉ hơi lắc lư một chút rồi nhấn chân đứng vững.
Lạt ma gầy nhổ ra một bụm máu bầm, căm hờn quắc mắt:
- Ngươi là kẻ nào? Mau xưng danh tính!
Người áo xanh chẳng nói chẳng rằng, phất tay áo dắt Hiểu Sương đi thẳng.

Cửu Như xoay mình bước theo, Bát Tư Ba nhắc với:
- Giờ mão ngày mai, bọn ta cung kính đợi Phật giá ở Đại Thiên Vương tự.
Cửu Như cười khả khả, dẫn Hoa Sinh đi lẫn vào đám đông.

Rảo bước một lát thì theo kip người áo xanh và Hiểu Sương, lão gọi:
- Lương Tiêu, dừng chân!
Người áo xanh xoay mình lại chắp tay:
- Cửu Như đại sư, đa tạ người về việc hôm nay.
Cửu Như chôm íóả:
- Ngươi đeo cái của khỉ gì vậy, định dọa ai?
Lão phóng trảo định giật chiếc mặt nạ khỏi mặt Lương Tiêu, nhưng gã vội cong ngón giữa, búng nhẹ vào mấy huyệt trên bắp tay nhà sư, giọng gấp gáp:
- Đại sư đừng đùa, tôi mang vật này là do có nỗi khổ riêng.
Chỉ khoảnh khắc ngắn ngủi giữa hai câu trao đổi, họ đã chiết đến bảy tám chiêu, bên sấn sổ tiến đến, bên thần tốc thụt lùi.

Cửu Như không túm được mặt nạ của Lương Tiêu, mà Lương Tiêu cũng không thoát hẳn được bàn tay của lão.
Nghe Lương Tiêu trả lời, Cửu Như hạ tay xuống:
- À, tại vì ngươi đã rời bỏ doanh trại quân Nguyên chứ gì?
- Đại sư cũng biết chuyện ấy cơ à? - Lương Tiêu ngạc nhiên hỏi, - Ta gặp Sở Tiên Lưu, nghe lão ấy kể.

- Lão bỗng trợn mắt.

- Nếu không thế thì ta quật nát mông ngươi ra rồi.
Lương Tiêu nín lặng.

Cửu Như xua tay:
- Tạm gác việc ấy lại, Đi kiếm chỗ nào có rượu thịt đánh chén cái đã.
Hoa Sinh hí hởn hưởng ứng:
- Hay quá hay quá!
Cửu Như trừng mắt nhìn chú:
- Hay cái cóc khô!
Lương Tiêu gợi ý:
- Chi bằng về phủ Quách đại nhân.
Cửu Như lắc đầu:
- Ta chả thích đến phủ đại nhân tiểu nhân nào hết.

Ta tự khắc có chỗ đi riêng.
Lương Tiêu biết tính lão cao ngạo, không thích phiền nhiễu đến ai nên đành thuận theo.
Cửu Như đi trước dẫn đường, Hiểu Sương hỏi Lương Tiêu:
- Sao huynh không biên soạn lịch pháp mà ra đây thế?
Lương Tiêu mắng:
- Các người gây chuyện ầm ĩ như vậy, ta còn lòng dạ đâu mà lịch pháp lịch phiếc? Nếu không có Cửu Như đại sư, để xem hôm nay muội giải quyết cách nào.
Hiểu Sương lè lưỡi, sờ vào mặt nạ của gã:
- Cái này ở đâu ra đây? Trông gớm chết đi được.
- Ta tiện tay giật lấy trên phố đấy.
Hiểu Sương cười:
- The mà không lấy luôn cho muội một cái.
Lương Tiêu lườm cô:
- Con gái con dứa đeo cái mặt nạ xấu òm này làm gì? Để xem ở đâu có mặt nạ Quan Âm bổ tát, bận sau ta mua cho.
Hiểu Sương nghe giọng, biết gã đã nguôi giận, bèn mỉm cười, không chọc ghẹo nữa.

Mọi người đi theo Cửu Như, vòng vẻo một thôi một hồi thì rẽ vào một ngõ nhỏ, cuối ngõ có một ngôi miếu bé xíu xập xệ, tượng thần đâ bị đập vỡ, chi còn là một đống đất vụn.

Có một lão già mặt mũi nhăn nheo đang ngồi gả gật trên bậu cửa, mái tóc bạc lơ thơ búi cao kiểu đạo sĩ nhưng mình lại vận tăng bảo.

Cửu Như gõ gậy đánh thức lão:
- Chu Dư Lão, có khách.
Lão già mở choàng đôi mắt đục lờ, chẳng nói chẳng rằng, chỉ toét miệng cười để lộ mấy cái răng lưa thưa, sau đó chậm chạp đứng dậy, chống quải trượng đi lom khom ra đầu ngõ.

Thấy lão búi tóc đạo sĩ lại vận tăng bảo, ngoài ra còn mang một cái họ tục gia, chằng biết nên xếp vào hạng người nào, ai nấy đều thắc mắc, đưa mắt nhìn lão đi khuất mới theo Cửu Như bước vòng ra sau pho tượng đổ nát, tiến vào một sàn nhỏ.

Một cây du đại thụ vươn lên sừng sững giữa sân, chạy dọc hai bên là mấy gian phòng.
Cửu Như mời:
- Cứ ngồi cả xuống, đừng khách sáo.
Lương Tiêu gỡ mặt nạ ra:
- Đại sư trọ ở đây à?
- Ừ.
Hiểu Sương không nhịn được xen vào:
- Đại sư, Chu lão tiên sinh vừa rồi...!Trông lạ lạ thế nào ấy!
Cửu Như cười:
- Lạ gì đâu! Hắn tên là Chu Dư Lão, vốn xuất thân đạo sĩ.

Sau này Bát Tư Ba và Toàn Chân giao đấu phép trước mặt rồng Toàn Chân giáo thua nhục thua nhã, từ chưởng giáo hộ pháp đến chân sai vặt trà nước đều bị ấn đầu xuống đất gọt tóc làm sư, am đạo sĩ khắp thiên hạ mười cái thì đến sáu bị sửa thành miếu lạt ma.

Đây vốn là một đạo quán đấy chứ, đạo sĩ sợ mất mặt nên trốn sạch cả rồi.

Chu Dư Lão tuổi cao sức yếu, không chạy nổi, đành mặc cả sa làm hòa thượng.

Ngờ đâu làm được vài hôm thì có mấy tẽn côn đồ đầu đường xó chợ thấy lão già yếu bèn cưỡng chiếm chùa chiền.

Đúng lúc đó bần tăng đi qua, liền ra tay dẹp yên.

Thấy Chu Dư Lão ốm lên ốm xuống, miếu mạo chẳng có hương khói gì cả, bần tăng bèn bảo hắn hoàn tục, đem chỗ này cho thuê trọ kiếm ít gạo tiền độ nhật.
Hiểu Sương đổi sắc mặt:
- Đại sư làm vậy chẳng phải là tiết mạn đến Thần Phật hay sao?
Cửu Như cười nhạt liếc mắt nhìn cô chẳng nói chẳng rằng.

Lương Tiêu biết rõ Cửu Như xem nhẹ thói tục, không thể dùng lẽ thường mà đánh giá hành vi cử chỉ của lão, bèn lựa lời giải thích cho Hiểu Sương:
- Muội à, Chu Dư Lão tiên sinh tuổi già sức yếu, nếu rủ tay ngồi yên thờ Phật thì cầm bằng chết đói còn gì! Phật pháp tuy đề cao cứu nhân độ thế, nhưng nếu bản thân mình cũng không lo được chu toàn thì còn độ nổi ai?
Cửu Như vỗ tay cười:
- Đúng đúng, không lo được bản thân mình thì còn độ nổi ai! Câu này thấm thìa đến từng đường gân thở thịt của bần tăng rồi đấy.
Lương Tiêu mỉm cười, hỏi sang chuyện khác:
- Đại sư quen bọn lạt ma ấy à?
Cửu Như đáp:
- Bần tăng chẳng quen, chỉ có nắm đấm của bần tăng là quen vài đứa.
Lương Tiêu chực hỏi cho cặn kẽ thì Chu Dư Lão đã lệch kệch đi vào, tay xách một cái làn tre to tướng.

Người chưa tới nơi mà mùi rượu thịt thơm lừng đã xộc vào mũi mọi người.

Hoa Sinh chảy nước dãi, nhảy xổ lại gần, xé tuôn một cái đùi gả nhai ngấu nghiến.

Bất cần một thoáng mà bị đồ đệ tranh ăn, Cửu Như bực bội mắng:
- Cái đồ vô lễ, chẳng biét trên dưối gì cả.
Lão huơ gậy đánh luôn.

Hoa Sinh không đề phòng nên bị nện trúng mông, rồi lại vấp chân ngã nhào, nhưng miệng vẫn nhôm nhoàm nhai nuốt không hề ngưng nghỉ, đến khi lộn mình bò dậy thì trong tay chí còn trơ trọi một khúc xương gả.

Chừng vẫn chưa đã thèm, chú liếm thêm một vòng quanh khúc xương, mắt đảo như bánh xe, chằm chằm nhìn cái làn tre.
Lương Tiêu khen:
- Chắc tiểu hòa thượng đã luyện được bản lĩnh vừa ăn đòn vừa đánh chén từ hồi nhỏ phải không? Phục quá đi mất!
Cửu Như hừ một tiếng, Chu Dư Lão cười khả khả, nhấc rượu thịt hoa quả sắp lên bàn rồi lại chống gậy lếch thếch ra cửa ngồi gả gật.
Ăn uống hồi lâu, Lương Tiêu nhắc lại câu hỏi lúc trước, Cửu Như khề khả:
- Cũng chẳng có gì đáng nói.

Hồi ở Sơn Đông, ta có gặp mấy tên lạt ma cưỡng gian dân nữ, còn sủa bậy là đang tọa thiền sướng...
Hiểu Sương ngạc nhiên hỏi:
- Tọa thiền sướng là gì?
'Cửu Như gạt đi:
- Nói trắng ra bất tiện lắm.

Ngươi là thiếu nữ con nhà, không nên tìm hiểu sâu.
Thấy thái độ lão pha chút khôi hài, Hiểu Sương lờ mờ đoán hiểu sự việc có liên quan đến những điều không đứng đắn, liền đỏ bừng cả mặt, không dám hỏi nữa.

Cửu Như giễu cợt:
- Lạ thật, Công Dương Vũ ngông cuồng phóng túng mà lại có đứa cháu gái rụt rè giữ kẽ thế này, kể cũng như báo ứng.
Hiểu Sương mở to mắt:
- Sao đại sư biết đấy là ông tôi?
Cửu Như thủng thẳng đáp:
- Còn gì đơn giản hơn? Công Dương Vũ vôn đem thân gửi rê nhà họ Hoa, ban nãy ngươi dùng VSn chưởng phong tụ mặt truyền của Hoa gia đối phó với Long Nha thượng nhân, chắc hẳn cũng phải là người nhà ấy rồi.

Ngươi còn ít tuổi, ắt là cháu chứ con hắn sao đưực.

Nhưng nếu ngươi quả là con gái hắn thật thì cái vụ cha già con cọc này kinh khủng đấy...
Lương Tiêu thấy lão hòa thượng càng nói càng buông tuồng, bèn lái sang chuyện khác:
- Lạt ma gầy là Long Nha thượng nhân à? Chưởng lực của lão ta kể cũng có chút đặc biệt.
Cửu Nha gật đầu:
- Ư, hắn đã luyện được bảy thành hỏa hầu Viên mãn tâm tủy, ngoài ra còn ngón Đồ diệt thần chưởng cũng khá lắm.

Nhưng bảo là đặc biệt thì phải nói đến sư đệ hắn, Sư Tầm pháp vương.

Tên này có Từ bi quảng độ Phật mẫu thần công, dùng nhu khắc cương, bản lĩnh cao cường hơn Long Nha nửa bậc.
Lương Tiêu hỏi:
- Sư Tầm là lạt ma béo phải không? Đại sư giao thủ với lão lần nào chưa?
- Đám lạt ma ở Sơn Đông mà ta vừa kể chính là đồ tử đồ tôn của Long Nha và Sư Tầm.

Thực ra nam nữ hòa hợp là chuyện bình thường trên đời, nhưng phải do hai bên tự nguyện chứ.

Mấy kẻ mất dạy kia dám nại cớ tu hành để gian dâm, thật đáng ghét vô cùng.

Bần tăng ngứa mắt quá, bèn cho một môi lửa thiêu cháy luôn cái chùa rác rưởi, phế bổ hết võ công của bọn đều cáng ấy rồi lột sạch quần áo chúng ra, treo lên trước cửa thành Thái Châu suốt một đêm.
Lương Tiêu vỗ tay lán thưởng:
- Ôi chao sảng khoái, cách của đại sư còn thú vị hơn lấy mạng chúng nhiều! Thế này thì phải cạn một chén thật to mới được!
Hiểu Sương nhìn hai người, tẩn mẩn nghĩ: “Hoa Sinh thật thà chất phác, nhưng sư phụ cậu ta lại hiếu sự ngang tàng không kém gì Tiêu ca ca.

Thế nhân vẫn bảo người gần người vì hợp tính, xem ra không đúng tí nào.

Kể cũng lạ cơ, thiên hạ bao nhiều người hiền lành chân chất, tại sao ta lại nặng lòng với Tiêu ca ca?”.

Cô bất giác thở dài, chống má ngẩn ngơ.
Cửu Như cạn chén xong với Lương Tiêu, chép miệng nói:
- Sự viộc chính ra rất binh thường.

Nhưng Long Nha và Sư Tâm lại cho rằng bẽ mặt quá thể, bèn vượt ngàn dặm đến Sơn Đông để gây sự với bần tăng.

Khổ nỗi lúc ấy bần tăng đang bị một địch thủ nhằng nhẵng đeo bám, cứ phải chạy trốn khắp đây kia, không sao ngủ yên được, làm gì còn tâm trí đấu với hai tên lạt ma, bèn cố ý hiển lộ chút ít công phu đổ chúng sợ khó mà rút lui.

Cả hai tận mắt chứng kiến, cũng biết chẳng làm gì được bần tăng, bèn bảo trong phái Mặt tông còn có cao thủ hơn hẳn bọn họ, hẹn la giờ mão ngày mai đến Đại Thiên Vương tự hội kiến.

Bần tăng bị kẻ địch kia bám đuổi ráo riết quá, không đủ thời gian phân trần, nhưng cũng không muốn tỏ ra yếu thế với bọn lạt ma, bèn tiện miệng ư bừa cho xong.

May thay thượng tuần tháng trước, bần tăng đã rủ bỏ được kẻ địch dai dẳng nọ mà tìm đường lên Đại Đô, khéo sao gặp ngay các ngươi.
Lương Tiêu biến sắc:
- Thiên hạ ngày nay, có ai đủ sức đuổi đánh khiến đại sư phải xính vinh nhường ấy?
Cửu Như cười lớn:
- Ôi không nói thế được, vỏ quýt dày có móng tay nhọn chứ.

Huống hô tên đó giỏi quấy rối lắm, bần tăng chẳng đủ kiên nhẫn giằng co với hắn, làm găng rồi cuối cùng cả hai đều bị thương mà chết thôi.

Đành coi việc bôi mỡ gót chân, ngả gần chạy trước là thượng sách.
Lão không nói tên địch thủ, Lương Tiêu cũng không tiện gặng hỏi nữa.

Cạn ba tuần rượu, nhận ra Triệu Bính xịu mặt ủ ô, không động dến một chút thức ăn hoa quả nào, gã bèn hỏi:
- Con sao vậy, không vui à?
Triệu Bính đáp mà mắt đỏ hoe:
- Mẹ con giờ làm m cô.

Bà và anh thì không nhận con.
Ngẫm lại, số kiếp bất hạnh của thằng bé kể cũng có nguyên nhân sâu xa từ hành động của mình, Lương Tiêu rất day dứt, nhưng chẳng còn cách nào khác, gã chỉ biết xoa đầu nó, thở dài ân hận.
Triệu Bính bỗng nắm chéo áo gã, giọng tha thiết:
- Nếu được gặp mẹ lần nữa thì tốt quá, Bính nhi có rất nhiều điều muốn nói với mẹ.
Lương Tiêu đáp ngay:
- Khó gì! Ta đưa con đi gặp bà ấy.
Triệu Bính vui mừng hỏi lại:
- Thật ạ?
Lương Tiêu tủm tỉm:
- Ta đã riói dối con bao giờ chưa?
Triệu Bính thích chí nhảy cẫng lên.

Cửu Như nhướng mày:
- Nhưng ngươi có biết di tộc Tống thất ngụ ở đâu không đã?
Lương Tiêu cười đáp:
- Nếu đại sư biết thì xin chỉ giáo.
Cửu Như vuốt râu:
- Để chuẩn bị cho cuộc gặp mặt ngày mai, bần tăng đã đến Đại Thiên Vương tự dò sẵn đường đi nước bước, nào ngờ đi nhầm, lại xộc luôn vào Vô Sắc am, nơi giam cầm hậu phi Tống triều.
- Tức là hai ngôi tự viện ở cùng một chỗ?
- Ư, cách không quá một trăm bước.

Nhưng mà Vô sắc am tương đối chật chội, lại tọa lạc ngay đại doanh Nguyên quân, binh mã canh gác có tới hàng ngàn, rất khó tiếp cận, lúc đó bần tăng hơi sơ ý đã bị người ta phát giác rồi.

- Ngừng một lát, nhà sư tiếp.

- Nói là nói vậy, nhưng nếu khéo léo vẫn có thể tìm được cơ hội.

Để tỏ ra công bằng trong cuộc giao đấu ngày mai với bần tăng, Bát Tư Ba đã ra lệnh phải rút hết lực lượng cấm quân khỏi Đại Thiên Vương tự từ sáng sớm, không cho bọn quan binh can thiệp vào.

Như thế, sự phòng vệ quanh Vô sắc am nhất định sẽ lỏng lẻo, ngươi cứ liệu tình hình mà tìm cách đột nhập.

Dẫu sao ngươi cũng nên cẩn thận, bần tăng thấy bọn nhà Tống mỗi lòng một ý, có nhứng kẻ chỉ bo bo giữ an toàn cho bản thân mình, chưa chắc đã thương tưởng đến tình bà cháu, nghĩa anh em gì đâu.

Ngươi già dặn từng trải, chắc chẳng ngán ngại gì, nhưng thằng bé này mềm yếu, quen được bảo bọc, e không chịu nổi sự giày vò ấy.
Lương Tiêu trầm tư hồi lâu rồi hỏi Hiểu Sương:
- Trong Thần Nông điển, có loại mê dược nào đánh ngã đồng thời mấy trăm người không?
Hiểu Sương cau trán nhớ:
- Đánh ngã đồng thời mấy trăm người thì không có, nhưng có phương Thần Tiên đảo, rắc thuốc từ đầu gió cũng đánh mê được chừng mười mấy người.
- Thế là đủ, cùng lắm thì mình rắc thuốc vài lần vậy.
Cửu Như mỉm cười:
- Thiện tai! Cách này không làm tổn hại đến tính mạng người ta, quả là hay lắm! Đằng nào bần tăng cũng đén Đại Thiên Vương tự, tiện đường sẽ đưa các ngươi đi.
Lương Tiêu hoan hỉ kéo Triệu Bính quỳ lạy:
- Được đại sư tương trợ thì chẳng còn phải lo lắng gì nữa rồi.
Bàn bạc đâu vào đấy cũng là lúc rượu cạn.

Cửu Như kéo Hoa Sinh sang một bên khảo nghiệm công phu.

Lương Tiêu và Hiểu Sương lo chuẩn bị dược liệu để điều chế mấy tễ Thần Tiên đảo và làm hai chiếc Long thổ thủy.

Long thổ thủy là ống chứa thuốc, mảnh và dài, bình thường giấu trong tay ảo, khi cần cứ ấn vào lẫy thì cái ống sẽ phụt thuốc ra dưới dạng sương mỏng.

Lương Tiêu giữ một ống, còn một ống đưa Hiểu Sương phòng thân.
Cuối giờ tí đầu giờ sửu, cả bọn đã tới gần Vô sắc am, quả nhiên thấy vệ binh canh gác rất nghiêm nhặt.

Lương Tiêu bắn một phát Thần Tiên đảo làm mấy tên lính gục ngã, sau đó tất cả vượt tường vào, Xuyên qua hai lần cổng tròn, trước mặt họ hiện ra hàng dãy cửa phòng cùng sơn một màu đen kịt tối tăm.

Lương Tiêu cảm thấy lòng bàn tay Hiểu Sương rịn mồ hôi, bèn hỏi khẽ:
- Muội sợ à?
Hiểu Sương lắc đầu cười:
- Có huynh ở đây, muội sợ gì.
Hai người nhìn nhau, tay nắm tay càng chặt.

Cửu Như lên tiếng:
- Thầy trò bần tăng canh ngoài này thôi, theo vào nữa thì cái trò chàng chàng thiếp thiếp của các ngươi sẽ làm hư đồ đệ ta mất.
Mặt hai người nóng ran.

Hiểu Sương đánh trống lảng:
- Phòng ốc nhiều thế kia, làm sao biết được mẹ Bính nhi ở đâu?
Lương Tiêu nói:
- Bảo nó gọi là biết ngay ấy mà.
Hiểu Sương vội can:
- Không được, nhỡ đánh động đến quan binh thì sao?
Lương Tiêu cười trêu:
- Muội nhát quá, mang Thần Tiên đảo theo để làm gì hả?
Hiểu Sương vốn nhút nhát cẩn thận, muốn hạn chế rùỉ ro nên đề xuất:
- Đảm bảo một chút vẫn hơn, cứ tìm ai đó hỏi xem.
Lương Tiêu nhướng mắt nhìn quanh, bỗng thầy xa xa có ánh lửa nhỏ như hạt đỗ nổi bật lên trong đêm đen mịt mỉmg, bèn cõng Triệu Bính băng đến cửa phòng.

Trên nền giấy dán cừa sổ vàng vọt có hi hình vóc mảnh mai của một người con gái.

Người đó đang gẩy đàn, mắt nhìn theo tay.

Tiếng đàn trầm trầm uốn láy, rồi giọng ca hòa vào:
Héo úa phù dung hồ Thái Dịch, sắc xưa đâu mất.
Còn ai nhớ cung vàng điện ngọc, gió sương vương vất.
Danh rạng khắp tam cung lục viện, bên quân vương, mặn mà ngây ngất.
Chợt một ngày, trống trận nổi ầm, phồn hoa dứt.
Tỏ cùng ai, thiên cổ hận; Vương triều tan, huy hoàng tắt.
Ngắm giang hà nghiêng ngả, lệ hoen tròng mắt.
Khách quán đêm khuya bừng tỉnh mộng,
Cung xa rục rịch khi mờ đất.
Hỏi Hằng Nga, sao vẫn khuyết tròn, như thường nhật?[2]
Tiếng ca muốn cất cao nhưng bị níu lại, tựa hồ người hát đang cố sức kìm nén nỗi đau bất tận nơi tâm khảm.

Thoắt cái lời ca và khúc nhạc lịm tắt, nhưng dư vị sầu muộn vẫn ngân vọng không nguôi.
Lương Tiêu bị bài ca làm xúc động can trường, nhất thời quên bẵng việc phá cửa xông vào.

Triệu Bính bỗng run lên từng chặp, yếu ớt cất tiếng:
- Huệ cô phải không?
Có liếng ồ khẽ, hai cánh cửa cọt kẹt mở rộng, một nữ đạo sĩ bước ra.

Nàng vận áo đen, không trang điểm, nét mặt thanh tú như tranh vẽ, hai má vẫn đọng lệ châu.

Triệu Bính hối hả tụt xuống khỏi lưng Lương Tiêu:
- Đúng là Huệ Cô
Nữ đạo sĩ phải bám tay vào bản lề để khỏi ngã, cảm động thốt:
- Điện hạ, quả thực là người đấy ư?
Thì ra, nữ đạo sĩ này vốn là cung nữ của nhà Nam Tống, họ Vương tên Thanh Huệ, tài trí hơn người, trước đây lo việc dạy học cho Triệu Bính, Trải qua bao nhiêu kiếp nạn ngẫu nhiên trùng phùng, nàng xúc động ôm chặt đứa bé, nước mắt chứa chan, Khóc một hồi, Triệu Bính nhớ ra mục đích chuyến đi bèn hỏi:
- Mẫu hậu ở đâu?
Vương Thanh Huệ gạt nước mắt:
- Thái hậu đang nhớ điện hạ đấy, để Thanh Huệ dẫn điện hạ vào gặp người.
Nàng đưa mắt nhìn Lương Tiêu, vẻ nghi hoặc rõ rệt.

Lương Tiêu bèn vỗ vai Triệu Bính:
- Con đi theo cô ấy đi.
Triệu Bính hỏi:
- Thúc thúc không đi ạ?
Lương Tiêu nghĩ bụng: “Ta đi chỉ thêm lúng tung, chi bằng đứng yểm hộ bên ngoài”, bèn lắc đầu:
- Ta đợi con ở đây.
Vương Thanh Huệ dắt Triệu Bính bước về phía đông.

Chỉ lát sau, đã thấy một sương phòng sáng lên ở phía ấy, Lương Tiêu nhìn ánh đèn lừa, ngực đau nhói: “Bính nhì tìm được mẹ rồì, còn mẹ ta đang ở đâu? Bao năm nay ta lăn lộn khắp nơi cùng chốn, vậy mà mẹ ở đâu ta cũng không biết nữa”.
Gã ngồi ghé lên hòn giả sơn, ngẩn ngơ nhìn bầu trời nhấp nháy sao.

Hiểu Sương nắm tay gã:
- Huynh đang nghĩ đến chuyện gì buồn lắm phải không?
Lương Tiêu ủ rũ lắc đầu, Hiểu Sương tựa vào lòng gã, thở dài:
- Chỉ nhìn mắt huynh là muội đủ biết huynh không vui, Lương Tĩêu đang định giãi bày, chợt nghe phía xa vẳng đến tiếng cười khằng khặc lạ lùng, rồi một giọng nói đầy rẫy khí lực vang lên lông lộng:
- Đừng trốn, lão lừa trọc, ta trông thấy ngươi rồi.
Lương Tiêu phát hoảng: “Làm sao quái nhân này đẻn đây được thế?”, rồi đè khí hỏi to:
- Thích đảo chủ phải không?
Người nọ hỏi lại:
- Kẻ nào gọi lão tử đây?
Lương Tiêu nghe giọng Thích Thiên Phong đã tỉnh táo hơn nhiều, vô cùng ngạc nhiên, bèn thử:
- Trời ơi, đến người bạn nhỏ đưa ông đi chữa bệnh mà ông cũng quên được sao?
Thích Thiên Phong im lặng chốc lát, đoạn phá lên cười ha hả:
- Á à, nhớ ra rồi, cái tên tiểu tử suốt ngày luyện quyền luyện cước với ta chứ gì? Hay lắm, ngươi đợi đấy, túm được lão lừa trọc xong ta sẽ hàn huyên ấm lạnh với ngươi.
Lương Tiêu thấy họ Thích nhớ ra mình thì càng kinh ngạc hơn nữa.

Cùng lúc đó, các phòng xung quanh bị tiếng ôn’ khua động, nhất loạt bật đèn sáng, Thích Thiên Phong lại gào:
- Ta trỗng thấy rồi, ra đây, ra đây...!Ơ, tại sao lừa già lại biến thành lừa con thế này? Ngươi tưởng cạo sạch râu thì lão tử không nhận ra đấy hẳn? Cái đầu trọc lốc này, trộn vào đâu ta cũng nhận ra được.
Lẫn trong câu nói của lão là tiếng gió vù vù tựa chưởng phong, liền đó là tiếng "ái ôi' đau đớn của Hoa Sinh, rồi tiếng Cửu Như quát tháo:
- Lão rùa, ngươi đừng có được đằng chân lân đằng đầu, ngươi tưởng bần tăng sợ ngươỉ đấy à?
Thích Thiên Phong thích chí cười vang:
- Lạ thật, à đâu mọc ra hai con lừa thế này? Ha ha, lừa già ơi, gã lừa con này là cháu ngươi phải không? Thảo nào cùng một phường trọc lốc.
Cửu Như nhổ toẹt một cái:
- Nó là cha ngươi ấy.
Thích Thiên Phong ngạc nhiên:
- Nó là cha ta? Ngươi là ông nó...!- Rồi vụt hiểu ra, lão tức điên mắng.

- Ngươi định chửi ta là cháu chắt nhà ngươi hả?
Hai người miệng thì chửi mắng quyền chưởng vẫn tung ào ạt không ngớt.

Hoa Sinh gọi:
- Sư phụ, con đến giúp thầy!
Cửu Như mắng:
- Cút, không dính dáng gì đến ngươi...
Bỗng đâu một hòn giả sơn đổ sập xuống, âm thanh rầm rầm che lấp câu nói của Cửu Như.

Thích Thiên Phong hú tên điếc cả tai.

Hai người bật cao mấy trượng, lăng mình lên mái nhà, lăn xả vào nhau đấm đá dữ dội, xuất thủ vừa nhanh vừa lạ, không thể đoán nổi đường hướng chiêu thế.
Nhớ lại lời Cửu Như kể, Lương Tiêu sực hiểu: “Hóa ra kẻ đối đầu với đại sư là Thích đảo chủ.

Hèn gì, ông già này thì” giỏi quấy rối “nhất hạng rồi, nhưng không hiểu vì sao ông tìm được đến đây?”.

Bấy giờ rất nhiều người nháo nhác chạy ra khỏi phòng, Lương Tiêu bèn bắn vài phát Thần Tiên đảo, mấy cái bóng lố nhố bước xuống sân, chưa kịp ngó nghiêng đã ngã gục, bất tỉnh nhân sự.
Lương Tiêu thầm tính không thể ở lại đây lâu, bèn lần mò chạy đến cửa phòng Toàn hậu, gọi:
- Bính nhi, đi mau kẻo không kịp!
Trong phòng lặng đi chốc lát, rồi loáng thoáng tiếng Toàn hậu dặn dò, Triệu Bính khóc hu hu, chỉ lát sau, cửa kẹt mở, Vương Thanh Huệ dắt Triệu Bính đi ra.

Triệu Bính mặt mày ngoa nguếch nước mắt, sụt sịt kể:
- Mẹ không chịu đi, mẹ bảo mẹ mà đi thì sẽ liên lụy đến những người khác, mẹ...!Mẹ khuyên con đi thật xa, thật xa, đừng bao giờ quay về nữa!
Càng nói nó càng đau lòng, không nhịn được khóc òa lên.

Lương Tiêu thở dài, Vương Thanh Huệ tiến đến cúi đầu nói:
- Dù cho vật đổi sao dời, còn da lông mọc, còn chồi nảy cây.

Đây là chút huyết mạch cuối cùng của Đại Tống, mong tráng sĩ đại nhân đại nghĩa thương tình bảo vệ.
Lương Tiêu đáp:
- Tại hạ không dám nhận danh đại nhân đại nghĩa, nhưng sự an nguy của Bính nhi thì cô nương cứ yên tâm.

À, sao cô không đi cùng chúng ta luôn?
Triệu Bính kéo ngay tay áo Vương Thanh Huệ, khẩn khoản:
- Đúng đấy, Huệ cô đi cùng con...
Vương Thanh Huệ cười buồn, chắp tay thở dài:
- Hỏi Hằng Nga, sao vẫn khuyết tròn, như thường nhật?
Triệu Bính mở to mắt ngơ ngác, Lương Tiêu ngậm ngùi:
- Mỗi người một chí.

Cô nương nhất tâm đón nhận sống chết, gánh chịu vinh nhục với chủ củ, thật khiến người ta kính trọng.

Chỉ có điều tương lai lắm gian nan, mong cô gắng hảo trọng.
Dứt lời, gã cung tay bái chào rồi ẵm Triệu Bính, cùng Hiểu Sương rời đi.
Họ mới chạy được mười bước, bỗng thấy ánh lửa rực trời phía ngoài am, cùng là tiếng huyên náo khắp một vùng.

Lương Tiêu đang lo ngại, chợt bắt gặp Hoa Sinh đang đi lòng vòng đằng trước, xoa xát hai tay vào nhau, bộ dạng bối rối.

Gã bèn đưa Triệu Bính cho chú tiểu:
- Ăm lấy nó, ta đi xem sao.
Gã phi thân lên cao.

Phía cổng ra lố nhố mấy trăm binh sĩ Nguyên quân đang đứng kín đặc, ai nấy lăm lãm binh khí, nhìn trừng trừng lên mái nhà.

Trên đó có hai bóng người xẹt qua xẹt lại, đấu đá kich liệt.

Chắc hẳn bọn cấm quân nghe động chạy ra, nhưng hiện thời đang tập trung toàn bộ chú ý vào Cửu Như và Thích Thiên Phong.
Hai cao thủ giở hết tuyệt học bình sinh, càng đấu càng kịch liệt.

Thích Thiên Phong di chuyển nhanh như quỷ mị, chỉ tích tắc đã phóng ra không biết bao nhiêu quyền cước.

Cửu Như giắt cây gậy gỗ trắc bên hông, giáng quyền như sét đánh, chiêu thức rõ ràng, không màu mè tiểu xảo, vậy mà Thích Thiên Phong không chiếm nổi một chút ưu thế nào, dù tấn công rối mắt và thần tốc đến đâu.
Chẳng là sau khi mất dấu Hạ Đà La, Thích Thiên Phong cứ chạy nhông nhênh ở đất Sơn Đông mấy ngày liền, ngẫu nhiên sao một hôm gặp Cửu Như.

Họ Thích đã bốn lần thất bại trước nhà sư, ngần ấy năm vẫn ôm hận trong lòng, chuyến này vượt biển về phương Đông cũng cốt tìm địch thủ đòi lại vốn lẫn lời.

Việc gì lão có thể quên, chứ tướng mạo và võ công của Cửu Như thì lão luôn in sâu trong tâm trí, vừa gặp mặt liền xuất chiêu tấn công, chẳng thèm đánh tiếng.

Cửu Như chỉ còn cách ra tay tự vệ.

Ba mươi năm không gặp, hai người đều có tiến bộ riêng, Thích Thiên Phong vốn học đủ mọi thứ, võ công bác tạp không tinh thuần, nhưng cuối đời lại ngộ ra phép vô pháp vô tướng cao diệu bí ẩn, sắp thành chính quả đến nơi.

Cửu Như chuyên tâm luyện tập Đại Kim cương thần lực, thành quả sau mấy chục năm cũng không phải tầm thường.

Đấu đến hơn năm trăm hiệp chưa phân cao hạ, Cửu Như sốt ruột, bèn ba chân bốn cẳng bỏ chạy, Thích Thiên Phong sống chết bám đuổi kỳ cùng không thôi.
Cửu Như khinh công cũng cao, nhưng làm sao địch nổi thân pháp trác tuyệt của đảo Linh Ngao, nhất là khi thân pháp ấy được nhân tài kiệt xuất như Thích Thiên Phong thi triển.

Vậy là người chạy người đuổi, từ Sơn Đông sang Hà Nam, từ Hà Nam xuống Giang Bắc, lại từ Giang Bắc đi ngược lên bắc.

Cửu Như giở đủ mọi mánh khóe mong thoát thân, nhưng Thích Thiên Phong vốn tính ngang bướng, đã quyết phân tài cao hạ nên dồn toàn lực, bất luận nhà sư trốn lánh thế nào, giăng bẫy lập mưu ra sao cũng không thoát thân nổi, có lần lão may mắn cắt đuôi được hai ngày, nào ngờ sang ngày thứ ba Thích Thiên Phong lại tìm thấy, cứ thế mãi, bao nhiêu lần thử đều thất bại.
Hôm ấy, cuộc chạy đuổi đưa họ đến bờ Hoàng Hà.

Cửu Như cùng đường, đành ôm một tảng đá lớn nhảy ùm xuống sông.

Thích Thiên Phong cao hứng nhảy xuống theo, lặn một lúc nhưng vì nước sông đục quá nên chẳng nhìn thấy gì, lão đành quay lại bờ, to tiếng rủa xả để khích Cửu Như bò lên, ai dè thóa mạ liền ba canh giờ vẫn không thấy bóng dáng nhà sư đâu.

Tưởng lão hòa thượng chết đuối dưới sông rồi, Thích Thiên Phong tức quá.

Thực ra, trong khi lão trấn giữ trên bờ, Cửu Như đả ôm hòn đá nín thở đi thầm dưới đáy sông, chừng một canh giờ sau thì đến chỗ khuất đằng hạ du, nhà sư lẳng lặng bò lên bờ, chân không bén đất, xốc áo chạy như bay lên Đại Đô phó ước.
Thích Thiên Phong luyện công đến mức mất hết tỉnh tảo, tâm trí rối loạn, nhưng đấu với Cửu Như mấy trận trời long đất lở, hơi chiếm được thượng phong, mối tâm nguyện bao nhiêu năm cũng được thỏa mãn đôi chút, đuổi đến bờ Hoàng Hà thì chứng mất trí đã giảm nhẹ bảy tám phần, tĩnh tọa một ngày là hồi tường được vô khối chuyện đã qua, đến nỗi nhớ rõ cả những ngày ở với Lương Tiêu.

Nhưng vì thắng phụ chưa mình bạch nên mối tâm bệnh vẫn chưa được hóa giải hoàn toàn, lão xớn xác chạy dọc bờ sông, gặp ai cũng hỏi xem có thấy Cửu Như đâu không.

May thay trời không phụ lòng người, một ngư dân đã trông thấy Cửu Như.

Biết đối thủ chưa chết, Thích Thiên Phong mừng đến phát cuồng, đuổi tới Đại Đô, đêm ngày lùng sục trong thành, cuối cùng cũng phát hiện ra tung tích địch thủ ở Vô sắc am.

Vừa thấy mặt Thích Thiên Phong, Cửu Như vội vàng lần trốn, Hoa Sinh không chạy kịp nên bị Thích Thiên Phong túm được.

Cửu Như hết cách, đành ra mặt xuất thủ.
Tốc độ trận đấu tăng cao dần, Thích Thiên Phong sốt ruột, đột ngột thò tay duỗi chân, uốn hông xoay lưng lăn xả vào Cửu Như, nhửng tia gió nhọn hoắt bắn ra từ khắp mọi nơi trên mình lão y hệt màn phóng gai nhọn của con nhím.

Đó chính là Tiên vị công, hoặc Vô tướng thần châm, tuyệt học trấn gia của đảo Linh Ngao, giúp cao thủ bắn chân khí từ tất cả các huyệt toàn thân để đả thương địch nhân.

Cửu Như đấu với lão bấy lầu, trông thế tấn công đủ biết lợi hại, liền vận thần lực Đại Kim cương tới mức cực độ, nhồi đầy kình vào các đầu quyền mũi cước.

Tiên vị công và Đại kim cương thần lực đều có nguồn gốc từ Phật môn, đều chứa đựng sự huyền diệu của lẽ vô tướng, vậy là bên tám lạng bên nửa cân, quấn chặt lấy nhau mà đấu, dần dà di chuyển đến mái ngói của một dãy nhà rất cao.
Đám cấm quân bên dưới thất thần theo dõi hồi lâu, chợt một tên sực tinh, kêu toáng:
- Hai kẻ đó đều là gian tế, mau phát tiễn bắn ngã chúng.
Cả bọn nhất loạt gỡ cung tên xuống, ngắm bắn hai người.

Đang cao hứng thì bị quấy nhiễu, Thích Thiên Phong nổi cơn điên, gầm lên một tiếng, bỏ Cửu Như lao xuống đám người, đấm đá huỳnh huỵch, chỉ tích tắc đã đốn ngã mấy tên liền.

Toán quân sĩ kình hoàng trước thế di chuyển tấn công ma quỷ của lão, hè nhau xúm eả lại, giơ đao chặt chém.

Cửu Như mừng húm:
- Lão rùa, ngươi cứ từ từ mà chơi, bần tăng không tiếp đãi nổi nữa.
Lão nhảy xuống khỏi mái nhà, nhấc chân chạy luôn.

Thích Thiên Phong đang bận tả xung hữu đột trong đám đông, tiện tay túm một tên cấm quân, thét:
- Đỡ đây, lừa trọc! - Rồi lẳng tên lính về phía Cửu Như.
Cửu Như biết rõ nếu không đỡ thì tên lính ắt là vỡ đầu bửa óc, lão tuy tự do ngang tàng nhưng vẫn có từ tâm của nhà Phật, không nỡ nhìn người ta mất mạng, đành trở tay đón lấy tên lính, nhẹ nhàng thả xuống bên cạnh.
Thích Thiên Phong thích thú nói:
- Bắt hay tắm, nữa nhé, nữa nhé!
Lão túm luôn mấy tên cấm quân xung quanh, nhịp nhàng hất hạ hai tay, lúc trái lúc phải đều đặn quăng đi.

Cửu Như luống cuống đón chụp, không nhịn được bèn ngoạc mồm chửi:
- Đồ rùa già, ngươi muốn đánh thì bần tăng tiếp, đừng trút giận lên người vô can.
Thích Thiên Phong đáp liền:
- Được, - rồi ném hai tên lính đang cầm trong tay đi, Cửu Như vừa chộp được họ thì Thích Thiên Phong đã xẹt đến sát bên, hai tay trút vào ngực nhà sư như gió thôi lá rơi.

Cửu Như đang phải đỡ người nên ngực phơi trống hoàn toàn, nếu dùng hai tên lính che chắn thì có thể chặn được chưởng lực của Thích Thiên Phong, nhưng lão bẩm tính quang mình lỗi lạc, không chấp nhận những hành động để tiện thí người cứu mình như thế bao giờ, bèn kêu thầm:
“Thôi thế là hết!”, rồi không lắc tránh, gắng đầy mạnh khí ra ngực đón lấy song chưởng của Thích Thiên Phong.

Họ Thích đã dồn hết sức mạnh bình sinh vào song chưởng, đủ lực phá núi gạt mây.

Cửu Như đã dồn đệm khí mà vẫn không trụ nổi, lảo đảo bật lui liền mấy bước, máu ộc ra khỏi miệng thấm ướt chòm râu bạc, lão trợn mắt, quát mà hụt hơi:
- Lão rùa, ngươi đánh hay lắm!
Thích Thiên Phong không ngờ mình xuất kích trúng đích dễ dàng thế.

Qua cơn ngỡ ngàng, lão hô:
- Lừa trọc chớ có chạy, tiếp thêm chưởng nữa của ta đây! - Rồi băng mình qua khoảng cách một trượng, lạng đến gần đối thủ.
Mặt Cửu Như méo mó vì đau:
- Bần tăng ngang dọc bao nơi, há chết trong tay một tên tâm thần như ngươi sao, Lão buông hai tên lính, định vận công đỡ, chợt một cái bóng xẹt tới trước mặt.

Lương Tiêu đứng che cho Cửu Như, chân hơi xoay, hữu chưởng chém ngang cổ tay Thích Thiên Phong, tả thủ khép khít thành kiếm đâm thẳng lên trán lão.

Thích Thiên Phong vặn nhẹ bắp tay, biến chưởng thành trảo mổ vào mạch môn Lương Tiêu, đồng thời không né đầu mà lại chúi thân ra trước, đập trán xuống cổ tay gã, hai chân liên tục phóng những cước cuồng bạo vào hạ bàn Lương Tiêu.
Ba chiêu thi triển đồng loạt, vô cùng xảo diệu.

Lương Tiêu luống cuống tránh thoát, nhưng hai ngón ở bàn tay trái không rụt lại kịp, trúng một ngọn gió sắc bắn ra từ huyệt An đường của Thích Thiên Phong.

Lương Tiêu thầm run sợ khi mấy ngón tay tê buốt: “Tiên vị công đây ư?”.
Thích Thiên Phong thấy Lương Tiêu tránh được đòn, không giận mà lại mừng, rạng rỡ tán thưởng:
- Bản lĩnh lắm!
Rồi lão bỏ mặc Cửu Như, đầy quyền xuất chưởng vào đối thủ mới.

Lương Tiêu vận dụng Bích hải kinh đào chưởng chiết nhanh được hai chiêu, nhưng nhận ra chiêu thức của Thích Thiên Phong quá đỗi tinh diệu, khó lòng chống cự lâu dài, gã đảo mắt tìm đường rút lui, đúng lúc trông thấy đội cấm vệ vừa ổn định lại hàng ngũ, đang kìn kìn kéo đến.

Cửu Như dựa vào vách tường bao, mặt mày xám ngắt.
Ruột gan Lương Tiêu quặn thắt.

Thích Thiên Phong lại vỗ chưởng tới, Lương Tiêu vội móc tay hóa giải, hữu chưởng vẫy dứ một chiêu, Thích Thiên Phong đang định nghênh đón, chợt thấy một viên đan dược màu phấn hồng từ tay áo gã bắn ra.

Lão già không biết đó là vật gì, cứ tiện tay gạt phăng đi, viên thuốc hứng chưởng phong, vỡ rốp thành một đám mây mỏng nhạt, Thích Thiên Phong chưa kịp nghĩ ngợi gì, đã hít trúng mấy hơi, tức thì đầu óc quay cuồng, mắt mờ đì, suýt nữa khuỵu ngã.
Cực chẳng đã Lương Tièu mới phải bắn Thần Tiên đảo.

Nhờ ngậm thuốc giải nên vẫn tỉnh táo, thấy Thích Thiên Phong bước chân chệnh choạng, gã tung mình đến, kẹp chỉ vào chưởng đâm lên huyệt Đản trung của lão.

Chỉ lực tới nơi thì trượt chệch đi, thì ra ngực Thích Thiên Phong trơn như bôi mỡ khiến không vật gì bám dính được.

Lương Tiêủ thấy lão già trúng mê dược mà còn lợi hại như thế thì khâm phục lắm, đang định biến chiêu khác, chợt Thích Thiên Phong rên lên một tiếng, cong mình thoát khỏi tầm chưởng của gã, nhún chân phóng lên rồi hụp xuống, chỉ chớp mắt đã vượt qua một dãy nhà, biến mất tăm mất tích.
Lương Tiêu ngớ người kinh ngạc, không ngờ lão già trúng Thần Tiên đảo mà vẫn đủ khả năng thoát thân, gã kính phục không để đâu cho hết.

Chợt nghe tiếng bước chân dồn lên, gã quay lại nhìn, chỉ thấy mấy trăm cấm vệ đã kéo cảng cung, đầu mũi tên sáng nhấp nháy một khoảng.

Lương Tiêu xoay mình phất tay áo, hất nốt Thần Tiên đảo ra, mê dược hóa thành hàng quầng khói mờ, cùng lúc tiễn buông cung bật tới như mưa.

Lương Tiêu xòe chưởng gạt hết làn tên rồi lùi lại trưởc mặt Cửu Như.

Đám quân sĩ rục rích áp sát để bắt sống hai người, kẻ đầu tiên đụng phải Thần Tiên đảo gục xuống, kế đó là liên tục những tiếng thịch thịch, một loạt hơn năm mươi tên lính đổ vật ra sân, số còn lại chưa hiểu nguồn cơn ra sao, láo nháo lùi lại sau, đứng dồn cục ngơ ngác.
Lương Tiêu nhân lúc hỗn loạn xốc Cửu Như lùi vào trong ạm Vô Sắc, gọi:
- Hoa Sinh! Hiểu Sương!
Cửu Như ho khẽ một tiếng, trỏ tay ra xa:
- Ngươi trông kìa!
Lương Tiêu ngoái đầu nhìn.

Hoa Sinh đang nằm úp sấp bên một hòn giả sơn, Hiểu Sương và Triệu Bính đều đã biến mất tăm mất tích.

Tím Lương Tiêu chùng xuống, trán nhơm nhớp mồ hôi.

Cửu Như vỗ vỗ vai gã:
- Đừng lo, nó vẫn sống mà!
Lương Tiêu định thần nhìn kỹ, quả nhiên lưng chú tiểu còn phập phòng, đủ thấy chưa tắt thở.

Gã bèn truyền Kình tức công vào lưng Hoa Sinh, đầy khí chạy suốt các kinh mạch, giúp chú xung khai những huyệt đạo đang bị phong bế.
Chú thích:
[1] Lòng như trăng sáng.
[2] Bài từ theo điệu Mãn Giang Hồng của Vương Thanh Huệ, Chiêu nghi trong hậu cung của Tống Độ Tông.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui