Quần hào nhất tề tung hô:
- Vân đại hiệp!
Giữa âm thanh vang dội đó, con thuyền lao đến vùn vụt.
Khi còn cách đài gần sáu trượng, Vân Thù bỗng nhấp chân, đuôi thuyền ghếch cao lên ba thước.
Một trận cuồng phong thốc vào mặt mọi người, lúc họ mở được mắt ra thì Vân Thù đã bay tới khoảng không bên trên đài rồi.
Long Nha muốn đè bẹp uy phong của Vân Thù, không đợi gã đáp xuống đã vỗ chưởng tấn công.
Thấy một cao tăng mà giở trò đánh lén hèn hạ như vậy, ai nấy đều sửng sốt và bất bình, đang định la ở chỉ trích thì Vân Thù đã quát:
- Đến đúng lúc lắm! - đoạn đầy mạnh song chưởng ra.
Cuồng phong rú rít, sóng bỏng táp vào người, Long Nha thượng nhân gào thảm, bắn tung đi hơn một trượng trong không trung.
Vân Thù lắc mình, thét:
- Tặc trọc, đón một chưởng nữa của ta đây!
Gã xoay tít mình tới như cơn lốc, đầy thốc một chưởng vào ngực Long Nha.
Lão lạt ma không thể né tránh, đành khua chưởng đón đỡ.
Chưởng lực của Vân Thù lừng lững như quả núi khiến bách hài toàn thân Long Nha rời rã, lão văng đi xa ba trượng, vẫn chưa hết đã, lại xoay tít hai vòng nữa, sắc mặt thoạt đỏ thoạt trắng, chưa kịp trụ vững đã nghe Vân Thù quát lớn:
- Chưởng thứ ba.
Thanh âm chưa dứt, chưởng đã tới nơi, kình phong dữ dội hơn nhiều so với hai đòn lúc trước.
Long Nha thu hết tàn lực gồng mình đón.
Bốn chưởng giao nhau phát ra một tiếng nổ rầm tựa sấm.
Long Nha bỗng chới với tay chân, bay thốc qua đỉnh đầu mọi người rồi rơi tõm xuống hồ.
Lão đã vận hết mười thành Viên mãn tâm tủy nên người bỏng rãy như hòn than đỏ, không chỉ khiến nước hồ bắn tung tóe mà còn khiến khói trắng xèo xèo bốc lên từng cuộn.
Long Nha vừa mới diễu võ đương oai, ghê gớm làm sao, nào ngờ chỉ sau ba chưởng đã bị tống xuống hồ.
Quần hào la hò dậy đất.
Sư Tầm kinh hãi bội phần, nhân lúc Vân Thù còn hụt hơi sau cú xô Long Nha xuống nước, lão bổ nhào tới, chưởng phong sắc nhọn như mầu đâm thẳng vào lưng Vân Thù.
Vân Thù rất thính nhạy.
Chưởng phong chưa tới nơi, gã đã xoay mình, phóng quyền trái ra móc cổ tay phải Sư Tầm, còn chưởng phải đấu với chưởng trái của lão.
Quyền chưởng giao kích, phải đầy trái kéo, hai luồng kình lực mạnh khủng khiếp xô vào nhau.
Chỉ nghe "rắc" một tiếng, Sư Tầm giật lui ba bước, mặt xám ngoét, cánh tay phải thõng xuống mềm oặt như con rắn chết.
Vân Thù không thèm thừa thắng truy đuổi, dừng chân đứng vững như núi, chằm chằm nhìn Sư Tầm, gầm lên:
- Kẻ nào bảo Đại Tống không có nam nhi?
Ba chưởng đánh bay Long Nha, nửa chiêu bẻ gãy tay Sư Tầm, lại đến tiếng gầm như sấm sét, uy phong ấy khiến Sư Tầm chấn động, hai mắt lôi tướng, lão đột ngột ộc ra một ngụm máu.
Thích Thiên Phong reo lên, hai mắt ngời sáng:
- Ngươi là đệ tử của lão đồ gàn phải không? Công phu được lắm, lại ảâỵ, lại đây, lão phu chỉ dạy cho vài ba chiêu.
Lão xoa xát hai tay, hào hứng vô cùng.
Lăng Thủy Nguyệt chứng kiến uy thế của Vân Thù, trong lòng đã mấy phần e ngại, sợ rằng Thích Thiên Phong lại thua cuộc trước mặt bao nhiêu người nữa, bèn giữ lão lại, gắt:
- Đừng làm loãng việc chính của người ta.
Thích Thiên Phong ấm ức lui lại.
Nước vỗ oạp một tiếng, Long Nha ngoi lên, lắc lư mình nói lớn:
- Tiểu tử chớ ngông cuồng, lão nạp không thua đâu!
Thì ra cả ba lần lão đều lùi rất nhanh, hóa giải phần lớn chưởng thế của Vân Thù nên chưa đến đỗi bị thương nặng, tự nhủ còn có thể tái chiến.
Quần hào thấy lão tả tơi như thế mà vẫn khuếch khoác thì đều phá lên cười.
Giả Tú Tài nhăn nhãn mũi:
- Chẳng hay các vị đã nghe chuyện cười này chưa?
Một người hỏi:
Chuyện cười gì?
Giả Tú Tài mở quạt, cái quạt đã bị lửa đốt đen nhẻm nát bươm, nhưng hắn chẳng buồn bận tâm xấu đẹp, vừa thư thả quạt vừa tươi tình kể:
- Ngày xửa ngày xưa, có một người đứng trên bờ đọc kinh Phật, dưới sông là một con lợn đang bơi...
Phong Liên ngạc nhiên:
- Lợn mà biết bơi ư?
Giả Tú Tài bô bô:
- Trên đời thiếu gì sự lạ, mồm người còn nói phét thối inh lên được, lợn tại sao không thể bơi kia chứ?
Ai nấy bụm miệng cười.
Hiểu rằng họ Giả đang chửi bóng chửi gió, Phong Liên bĩu môi hừ một tiếng.
Giả Tú Tài tiếp tục:
- Con lợn bơi một lúc, thấy người nọ cứ lầm bà lẩm bẩm, bèn tò mò bõ lên bờ trỏ cuốn kinh hỏi: "Thứ gí đấy?".
Người nọ đúng sự thực trả lời: "Kinh thư".
Lợn lại trỏ hai chữ trên sách: "Hai hình ngoằn ngoèo này là gì đây?".
Người nọ đáp: "Cái này à, đọc là "lão nạp", dùng để tự xưng ấy mà".
Ha ha, các vị đã đoán ra tiếp theo lợn nói thế nào chưa?
Mọi người đều đoán được tám chín phần, nhưng vẫn cố ý hỏi:
- Nó nói thế nào?
Giả Tú Tài cười ha hả:
- Con lợn ngẩn ra một lúc lâu, đột nhiên bảo: "Lạ thật, vì sao ngươi có thư, lão nạp lại không thư [2]?".
Đám đông cười rộ, một kẻ cao giọng nói:
- Ngu như lợn thì có thư hay không mà chả thế!
Mặt Long Nha hết đỏ lại xanh, lão trừng trừng nhìn Giả Tú Tài, bụng bảo dạ: "Đồ chó má, ngươi mà rơi vào tay lão nạp thì muốn sống không được, muốn chết chẳng xong".
Phong Liên cười nhạt:
- Giả Tú Tài, ngươi mải mắng người ta là chó lợn, sao không tự trông lại bộ dạng của ngươi xem có gtống con lợn chết cạo lông không đi?
Quần hào đều đưa mắt nhìn.
Giả Tú Tài ướt như chuột lột, râu tóc cháy trụi, chỉ tội hơi gầy một tí, còn thì giống lợn chết cạo lông thật.
Những kẻ hiếu sự lại dấm dúi cười vụng, Long Nha ngó Phong Liên, lòng thầm cảm kích.
Giả Tú Tài tỉnh bơ như không, phe phẩy quạt cười:
- Cô nương chưa biết đấy thôi, lợn trong kinh Dịch thuộc quẻ Đồn, quẻ Đồn có viết: rút lui quên hết riêng tư; quân tử thời tốt, phàm phu chẳng lành, lức là, lợn cũng phản hạng tốt xấu, lợn tốt như ta có thể đem may mắn đến cho người hiền, đem tai ương đến cho kẻ ác, biết thưởng thiện phạt ác, công chẳng to ư? Còn những kẻ không chịu nhận thua thi đều một phường lợn xấu hết...
Hắn thuyết giải theo lối bẻ cong Thoán từ, đang thao thao bất tuyệt chợt giật mình cau mày, chắp tay xá bọn Hoa Thanh Uyên, cười ha hả nói:
- Tiểu sinh vô ý lạm đọc sách thánh hiền, lại dám giở Dịch lý ra bàn luận trước mặt quỷ cung, đúng là múa rìu qua mắt thợ.
Thật hổ thẹn, hổ thẹn.
Bộ dạng hắn hoạt kê đến nỗi Phong Liên dù ghét cũng phải bật cười:
- Con lợn tốt nhà ngươi da dày thịt chắc gớm, có khi bỏng cũng chẳng chết nổi.
Giả Tú Tài chắp tay cười đáp:
- Cô nương quá khen, Giả mỗ xin nhận.
Phong Liên lại mỉa:
- Mà cả bộ da, lại được da mặt là dày nhất.
Giả Tú Tài tảng lờ lời châm chọc, cứ cười ha hả, lắc lư đầu:
- Hiểu Giả mổ, trên đời chỉ có cô nương vậy.
Phong Liên không còn gì để nói, chỉ nín thinh hậm hực.
Lúc này những chiếc thuyền khác cũng đã tới nơi, trên thuyền chở đầy những đại hắn hiên ngang, tổng cộng là hai mươi tám người, có cả Hà Tung Dương và Cận Văn.
Tất cả đều bận áo trắng đơn màu, nhưng khác với Vân Thù, trên trán họ còn quấn thêm một dải lụa son.
Sư Tầm tự nổi lại đoạn tay gãy, vận khí mấy lần, khi cơn đau giảm bớt, lão mới ngẩng lên.
Trông những vành dây đỏ trên trán đám hắn tử, lão giật mình cười nhạt:
- Thì ra tôn giá chính là Vân Thù đại hiệp, thủ lĩnh Hồng đai quân ở Giang Tây.
- Đúng vậy, - Vân Thù đáp gọn, Sư Tầm và Long Nha đều giật mình.
Đoàn quân dây đỏ tung hoành khắp miền Giang Tây và Lưỡng Quảng, liên tục kình chống quân Nguyên.
Triều đình hết sức đau đầu, đã mấy lần tiến công bao vây sào huyệt của họ, nhưng lần nào cúng hao tổn binh tướng mà vẫn tay trắng trở về.
Sư Tầm, Long Nha đưa mắt nhìn nhau, cùng nghĩ: "Kẻ này là tên phản nghịch ghê gớm nhất nước, hôm nay chúng ta đã bị hãm chân ở đây, xem chừng khó sống, thôi thì gắng sức tiêu diệt hắn, coi như hòa vốn".
Đẫ quyết liều mạng, Sư lầm bèn cao giọng nói:
- Vân đại hiệp, vừa rồi huynh đệ chúng ta nhất thời khinh địch nên bị ngươi đả bại.
Bây giờ lão nạp đề nghị tái chiến, chắc Vân đại hiệp bằng lòng chứ?
Vân Thù cười nhạt:
- Mời.
Vẻ mặt đầy toan tính Sư Tầm chậm rãi cất chưởng lên, vỗ vào mạng sườn trái Vân Thù.
Không để họ Vân kịp đón đỡ, Long Nha đã nhảy xổ tới, phóng chưởng phong nóng bỏng vào mạng sườn phải của gã.
Quần hào phẫn nộ la ở:
- Đồ lừa trọc xấu xa, hai đánh một, không biết xấu hổ là gì!
Hoa Thanh Uyên dợm bước tới:
- Vẫn huynh đệ, để ta hiệp trợ huynh đệ.
Vân Thù ngăn lại:
- Cung chủ cứ an tọa, xem Vân mỗ phá địch ra sao đây.
Vừa nói, gã vừa xuất song chưởng, khuấy lên hai đạo kình phong đồng thời đón lấy chiêu số của Sư Tam và Long Nha.
Lúc Vân Thù mới đến, quả thực hai lạt ma này có bụng khinh địch, nhưng nay đã toàn tâm toàn ý cho trận đấu, lại liên thủ đối địch nên uy lực tăng lên nhiều lần.
Sư Tầm, Long Nha tấn công vô cùng thần tốc, quyền chưởng của Vân Thù cũng nhanh chẳng kém.
Kỉnh ảnh điệt hình quyền của gã đang bước gần tới cảnh giới thần diệu, động tác đã theo kịp tâm ý, từ ngoài nhìn vào, quyền trước vừa lao đì, quyền sau đã bắt nổi vào bóng quyền trước, khi tăng nhanh tốc độ xuất kích thì hình chiêu và bóng quyền nhòa vào nhau, đến đi như nước triều, không phân định nổi có bao nhiêu Vân Thù đang chạy trên sàn đấu nữa.
Ba người lấy nhanh đấu nhanh, chỉ chớp mắt đã chiết giải đến năm sáu chục chiêu.
Khi Sư Tầm, Long Nha cùng xuất chưởng, hai luồng sóng ồ ạt tràn ra, một nóng rãy, một lạnh tê, tạo ra một lò luyện băng hòa bọc kín lấy đối phương.
Vân Thù lập tức vận công kháng cự, dần dần nửa thân bên phải đỏ bầm lên như máu, nửa thân bên trái thì lông ánh xanh biếc.
Quần hào thấy gã đấu đã lâu mà không hạ được đối thủ, lại xảy ra tình cảnh lạ lùng như thế, thảy đều lo lắng.
Thình lình, Vân Thù cất tiếng hú dài, lật tay gỡ bảo kiếm xuống, vẫn để nguyên vỏ đâm thẳng vào bụng dưới Long Nha.
Lão gầy hự lên đau đớn, ngã bệt xuống đất.
Sư Tầm hoảng hồn, định tung thân nhảy về sau, đúng lúc Vân Thù múa kiếm chém tới, lão đành lật đật cử chưởng đỡ.
Chưởng chạm vỏ kiếm, "rắc" một tiếng, xương bàn tay gãy nát, Sư Tầm đau thấu tận tìm phổi, chưa kịp buột miệng kêu thì Vân Thù lại khoa kiếm đâm tới huyệt Đản trung của lão.
Bộ mặt xanh tái béo mỡ bỗng nổi sắc tía, người đỏ dừ như uống rượu, Sư Tầm loạng choạng bước giật lui, cổ họng phát ra những tiếng "tặc tặc" liên tiếp, chợt hai mắt trợn ngược, lão ngã ngửa xuống, lưng đập vào nền đài đánh thình.
Cận Văn liền chạy như bay đến, định vung kiếm cắt đầu hai lạt ma, Vân Thù bèn bảo:
- Họ đã bị phế võ công, không gây hại được nữa đâu.
Họ dám nói Đại Tống không có nam nhi, vậy hãy tiễn ra khỏi cốc để người đời biết Đại Tống ta có nam nhi hay không!
Quần hào cười vang.
Vân Thừ phủi tay áo, nghiêm khắc nhìn hai lạt ma trên đất, đanh giọng:
- Cút mau!
Long Nha bị thương nhẹ hơn, gắng cựa quậy bò dậy, đỡ Sư Tâm rồi cùng nhau lảo đảo lên một chiếc thuyền con, để nó xuôi dòng đưa xuống hạ du.
Lương Tiêu cau mày nghĩ bụng: "Hành động quá chủ quan! Hai tên Phiên tăng kia đến đây nhằm mục đích gì, đó vẫn còn là một dấu hỏi, chỉ vì muốn thỏa mãn cái phởn chí nhất thời mà dễ dàng thả chúng đi như thế à?".
Ngặt nỗi trận này Vân Thù thắng một cách oanh liệt quá, oai phong quá, vừa trấn áp bọn ngoại bang vừa cố ýũ sĩ khí của võ giả Trung nguyên, trong lòng mọi người chỉ những râm ran hai chữ "thống khoái", nào còn để ý đến điều gì khác nữa.
Lương Tiêu đang ngẫm nghĩ, chợt Vân Thù ngoảnh mặt về phía gã, ánh nhìn lạnh lùng đến chết người.
Họ nhìn nhau, mắt như tóe lửa.
Vân Thù chậm rãi mào đầu:
- Mới đó mà đã mười năm, túc hạ vẫn bình an vô sự, Vãn mỗ thật vui mừng khôn xiết!
Gã nói mừng mà mặt lạnh hơn đá giá hơn đồng.
Lương Tiêu thản nhiên đáp lại:
- Tôn giá còn sống, Lương mỗ đâu dám chết trước.
Cũng may tôn giá đến đây kịp thời, bởi muộn chút nữa thì e rằng hai ta không tương kiến được nữa.
Vân Thù thở dài:
- Tự nhiên xảy ra chiến sự, Vẫn mỗ không sao bứt ra mà đi ngay được, vì vậy tạm mời quần hào tới trước để tiếp đãi túc hạ.
Trời thương nên cho đến kịp, nếu để túc hạ táng mạng dưới lưỡi gươm của những người khác, dễ mà Vân mỗ tiếc nuối cả đời mất.
Lương Tiêu mỉm cười, vỗ vỗ kiếm:
- Rườm lời làm gì nhỉ, các vị nhất tề xông lên hay xa luân chiến?
Vân Thù lắc đầu:
- Vân mỗ đã có mặt ở đây thì không bao giờ quần đấu hay xa luân chiến gì cả.
- Tức là đơn đả độc đấu phải không?
- Đúng vậy, tâm nguyện hơn mười năm, chỉ mong hôm nay được thỏa mãn.
Đến tận lúc này, hai người vẫn tỏ ra điềm đạm đúng mực, bề ngoài trông vào tưởng chừng bạn hữu trùng phùng chứ chẳng có gì cho thấy đây là cuộc chạm mặt giữa hai kẻ kình địch.
Chỉ những ai biét rõ mối oán hận lâu năm giữa họ thì mới nghe ra được cái sát khí trong lời đối đáp tại qua.
Lương Tiêu gật đầu:
- Tức là vừa phân thắng thua, vừa quyết sống mái phải không?
Vân Thù đanh mặt:
- Đúng vậy, vừa phân thắng thua, vừa quyết sống mái.
Nghe câu ấy, Hoa Mộ Dung thảng thốt:
- Vân lang!
Tấm thân rắn rõi của Vân Thù chấn động.
Gã ngoái đầu nhìn vợ hiền con thơ.
Gương mặt kiều diễm của Hoa Mộ Dưng pha đầy những nét kinh sợ, đứa bé trong lòng nàng mở to đôi mắt đen láy nhìn gã, đột nhiên nó reo lên trong trẻo;
- Cha!
Nghe tiếng gọi ấy, đầu mày gã run run.
Mấy năm nay, gã vào sinh ra tử, bôn ba vì sự nghiệp phục quốc, ít khi ở bên gia đình, giã biệt đã lâu nay mới gặp lại thể nhi, lại đúng lúc chạm mặt kẻ thù.
Nếu gã bại vong, vợ con sẽ ra sao đây? Vừa nghĩ đến đấy, ruột gan đã rối bởi, nhưng cảm giác do dự chỉ kéo dài trong tích tắc, Vân Thù mau chóng hít một hơi, tự nhủ: "Chưa giao thủ, sao đã để tâm phiền ý loạn?", rồi gã nghiến răng, cứng rắn dời ánh mắt khỏi vợ con.
Trông thái độ ấy, Hoa Mộ Dung đã hiểu hết.
Nàng nhếch môi cười thể thảm, giao đứa bé cho người bộc phụ, đặt sẵn những ngón tay thon lên đốc kiếm.
Lương Tiêu trầm tư một lúc rồi hỏi:
- Lương mỗ mà thất bại thì chẳng còn gì để nói, nhưng nếu may mắn chiến thắng thì sao đây?
Vân Thù nói:
- Nếu ngươi thắng, cố nhiên là không ai ngăn cản ngươi rời khỏi đây...
Gã vừa dứt lời, những tiếng bàn tán rì rầm bỗng rộ lên.
Cận Văn tiến tới trước, cao giọng nói:
- Sư thúc hà tất rườm lời với hắn, tất cả cùng xông lên, mỗi người chém một nhát, còn sợ tên khốn nạn này thoát chết hay sao?
Vân Thù lắc đầu:
- Trong võ lâm không có lối đánh giết hỗn loạn như trên sa trường, lấy đông hiếp ít chẳng phải hành động của trang hảo hán.
Cận Văn ra ý thẹn, cúi đầu tạ lỗi:
- Sư thúc dạy phải, Văn nhi nói sai rồi!
Vân Thù lướt mắt khắp mặt đám võ giả, cất giọng dõng dạc:
- Nếu’ Van mỗ bại vong, mong chư vị giữ đúng lời hứa, đừng gây khó dễ cho con người này.
Cho dù muốn báo thù, cũng nên đợi một dịp khác.
Thái độ nghiêm trang của gã khiến ai nấy cùng thấy trong lòng nhen lên một nỗi bi tráng.
Lương Tiêu thầm nghĩ: "Hào khí của hắn vượt xa năm xưa".
Vân Thù nắm tay vào đốc, từ từ tuốt kiếm ra, hào quang chói ngời phát lộ, trong ánh thép loang loáng ẩn hiện sắc đỏ.
Vân Thù lướt ngón tay dọc lưỡi kiếm, trầm giọng:
- Thanh kiếm này chém giết đã nhiều, lưỡi thép loáng động sắc máu như ánh lửa, nên được đặt tên là Viêm Long.
Trong tay Vãn mỗ, nó đã từng lấy mạng ba ngàn ba trăm chín mươi tư người, túc hạ là người thứ ba ngàn ba trăm chín mươi lăm.
Lương Tiêu cười:
- Chín mưd lăm là con số chí tôn, nếu kẻ bất tài này được lĩnh số ấy thì kể cũng là may mắn.
Chỉ không rõ, trong số ba ngàn ba trăm chín mươi tư người kia, có bao nhiêu kẻ ác, bao nhiêu người tốt?
Vân Thù hơi biến sắc mặt, trầm giọng nói:
- Muốn nên đại sự, không thể câu nệ tiểu tiết, khó tránh khỏi giết lầm người vô tội.
Lương Tiêu gật đầu:
- Nói được thế kể cũng khẳng khái.
Gã tuốt Thiên Phạt kiếm.
Đám đông cười bò khi nhìn thấy những đốm gì.
Phong Liên giậm chân, phẫn nộ xen xấu hổ:
- Đáng cười lắm à, kiếm chứ có phải đàn bà đâu, đẹp làm gì hả?
Mọi người càng cười nghiêng ngả.
Giả Tú Tài bỡn cợt;
- Cô nương chưa hiểu rồi.
Con gái xấu xí còn có thể làm vợ đẻ con, kiếm gì là ảnh hưởng đến tính mạng đấy, chẳng đùa được đâu.
Vân Thù cũng ngần ngừ:
- Kiếm mà không thích hợp thì nên thay đi.
- Không cần, - Lương Tiêu lắc đầu, đoạn vuốt thân kiếm, vẻ mặt rất điềm tĩnh, gã chậm rãi nói.
- Dùng cây cỏ làm kiếm cũng có thể đả thương người.
Huống hồ thanh kiếm này là thiên hạ đệ nhất, từ khi đúc xong tới nay mới giết có một người.
Nói tới hai câu cuối, giọng gã như sấm nổ, át đi mọi tiếng cười trên đài.
Vân Thù lạnh lùng nói:
- Thiên hạ đệ nhất kiếm? Hừ, không khoác lác đấy chứ?
- Không khoác lác! - Lương Tiêu đáp.
Vân Thù gật đầu:
- Được, mời các hạ!
Lương Tiêu hơi cúi mình, chĩa chếch trường kiếm lên:
- Mời!
Chữ "mời" vừa dứt, hai thanh kiếm lập tức giao nhau.
Vân Thù, Lương Tiêu đều là kỳ tài về kiếm đạo đương thời, lượt kiếm đầu tiên đi nhanh như ánh sáng, ai cũng gắng chiếm tiên cơ nên ra chiêu hết sức chuẩn và tàn độc, cử tọa cùng hoa mắt, hầu như không thở nổi.
Sau mấy hiệp đấu thần tốc, Lương Tiêu chỉ biết đường kiếm của Vân Thù chập chờn biến ảo chứ không nhận ra nổi môn pháp gì, bóng dáng của Quy Tàng kiếm đã biến mất hoàn toàn, ngay cả ý nghĩa "Quy Tàng" cũng đã bị thay đổi, chẳng còn đâư dấu ấn của Dịch lý Tiên thiên.
Lương Tiêu càng đấu càng kinh ngạc: "Kiếm thuật của tên này có phần còn mạnh mẽ hơn Cùng Nho năm xưa, chỉ hiềm tàn độc quá".
Mấy năm nay, Vân Thù tung hoành sa trường, giết người vô số, Nguyên triều muốn trừ diệt gã nên đã liên tục phái gian tế thích khách, cao thủ Mông, Hắn đủ cả.
Lộ kiếm pháp này được trui rèn trong những trận vào sinh ra tử trên chiến trường, hễ thi triển là có thể đánh bại đối thủ trong vòng mười hiệp, nay đấu với Lương Tiêu lâu như vậy, Vân Thù không khỏi băn khoãn: "Nãm xưa võ công tên này vốn đã rất lợi hại, đấu với hắn khó lòng đánh nhanh thắng nhanh cũng là chuyện thường.
Điều bất thường là ở chỗ kiếm pháp của hắn rõ ràng là tuân theo Tiên thiên Dịch lý, nhưng lại tự nhiên thành thục như đã có trong máu tự khi ra đời, đường hướng chiêu thức đều rất rõ ràng, song không tài nào phá giải nổi".
Hai người theo đuổi luồng suy tư riêng, đường kiếm đần dần thay đổi rất kỳ dị, thoắt nhanh thoắt chậm, khi nhanh thì dữ dội điên cuồng tựa sấm rung chớp giật, khi chậm thì mũi kiếm ì ạch nặng nề như đeo theo vật nặng ngàn cân.
Thoắt nhanh thoắt chậm liên tục như thế, thoáng trông thì tưởng là bình thường trầm ổn, nhưng hạng cao thủ nhìn vào, hiểu ngay rằng trận đấu này còn nguy hiểm gấp mười lối tấn công nhanh.
Bởi vì tấn công nhanh chẳng qua chỉ cần đến sức lực dẻo dai và khả năng ứng biến thần tốc, còn trận đấu giữa Vân Thù và Lương Tiêu lúc này không chỉ là đấu lực, đấu dũng, mà còn đấu trí nữa.
Chiêu thức chậm lại, chính là lúc kiếm sĩ dồn sức dồn thế, muốn dùng hư chiêu dụ địch hoặc dò xét thực hư của địch.
Tương tự trước cơn mưa sấm phải có cuồng phong nổi lên, có mây đen kéo về dày đặc, sau đó sấm rền chớp rạch, cuối cùng moi đến trận mưa ào ào, trời đất thị uy mà còn phải chuẩn bị, huống hồ võ công phàm tục.
Kiếm đi càng chậm, suy luận càng sâu sắc, khí thế càng dồn tụ mạnh, lúc đó không xuất kiếm thì thôi, chứ đã tấn công thì dứt khoát là sát chước.
Lương Tiêu và Vân Thù đều là đại cao thủ hiếm thấy đương thời, cố nhiên hiểu rõ điều này, thế nên hễ một người giảm tốc độ đấu thì người kia tự khắc cũng sinh tâm lý úy kỵ đề phòng, tránh phóng kiếm nhanh để khỏi lộ sơ hở.
Thích Thiên Phong bị phu nhân giám sát, lòng rất hẫng hụt, đành chỉ 338
đứng bên quan sát.
Lão bẩm sinh hiếu võ, xem đến chố tinh diệu là phớn phở mặt mày, hò reo hào hứng, chốc chốc vung nắm đấm tung đòn đá, hết suy luận biến hóa của đôi bên lại bình phẩm chỗ ưu chỗ khuyết của mỗi người.
Thi thoảng, lão thử chỉ cách tấn công những chỗ khuyết ấy, nhưng tương đối khó khăn.
Hai kiếm sĩ nghe lão bình luận, cũng muốn nhân đó lợi đụng điểm yếu của đối thủ, khổ nỗi đối thủ ứng biến quá nhanh, quá lạ, chẳng dễ mà nắm bắt được, cơ hội chiến thắng vừa thoáng xuất hiện đã lại trôi đi mất.
Phong Liên quan sát mãi không thấy kết quả, bèn lo lắng nhích lại gần Thích Thiên Phong, dọ hỏi:
- Theo đảo chủ, cơ hội thắng của ai cao hơn?
Thích Thiên Phong đáp:
- Khó nói lắm, Lương tiểu tử mạnh về kiếm pháp, nhưng gã họ Vân cũng chẳng kém cạnh gì, Công Dương Vũ bồi dưỡng được đồ đệ thế này, thực khiến người ta ganh tị.
Miệng nói mà mắt lão vẫn không rời trận đấu, hai ngổn tay cái và trỏ làm thành hình trường kiếm vòng qua vê lại, liên tục khai triển các biến hóa.
Phong Liên bĩu môi thất vọng:
- Kể về võ công, ông là người khá nhất trong những bộ mặt ở đây.
Ông mà không xác định được thì ai đủ khả năng nữa.
Thích Thiên Phong nghe lọt tai, hớn hở bảo:
- Võ công lão phu đương nhiên là giỏi nhất.
Tiểu nha đầu, ngươi nói câu này kể cũng có ư hiểu biết đấy!
Phong Liên lộ vẻ ngẫm nghĩ, lại hỏi:
- Thích đảo chủ, ông với tên họ Vân kia, ai giỏi hơn ai?
Thích Thiên Phong không buồn cân nhắc, buột miệng đáp luôn:
- Còn phải hỏi, đương nhiên là lão phu giỏi hơn.
Phong Liên cười cười:
- Vậy là sư phụ tôi chắc thắng rồi.
- Vì sao? - Thích Thiên Phong ngạc nhiên.
Phong Liên thong thả giảng giải:
- Lúc ở Khai Phong thiết tháp, sư phụ đã thắng ÔRg nửa chiêu, cố 339
nhiên là lợi hại hơn ông rồi, bây giờ ông lại giỏi hơn tên họ Vân, suy ra, chẳng phải sư phụ tôi sẽ đánh bại hắn hay sao?
Thích Thiên Phong gãi gãi đầu, giọng ngập ngừng:
- À, ở...
Lão ngập ngừng, bởi lão thua Lương Tiêu là việc rõ như ban ngày, không thể chối cãi được, nhưng thắng Vân Thù thì chỉ là phán đoán nhân lúc cao hứng chứ nào đã thử nghiệm bao giờ.
Phong Liên không để lão kịp nghĩ lâu, lại lục vấn:
- Hay là ông khoác lác, còn thực tế ông không bằng tên họ Vãn kia?
Thích Thiên Phong nổi điên:
- Nói như cứt!
Lão mắng bất nhã là vậy, nhưng Phong Liên không buồn để ý, cười hì hì tiếp:
- Thích đảo chủ đã không khoác lác thì sư phụ chắc thắng rồi.
Thích Thiên Phong tự nhủ: "Lập luận cũng chặt chẽ.
Lương Tiêu đã thắng lão phu nửa chiêu, hắn thua Vân Thù thì chẳng phải lão phu cũng thua luôn theo ư? Không được, không được! [1].
Lòng đầy kích động, lão bỗng cao giọng nói:
- Đúng, Lương Tiêu tử sẽ thắng, tên họ Vân thua là cái chắc, chẳng có cửa nào mà thắng cả.
Ở đây, ngoài Lương Hêu và Vân Thù thì Thích Thiên Phong là người có võ công cao nhất, kiến thức võ học cũng rộng nhất.
Nghe lão phán thế, quần hào không nén nổi lo lắng.
Thích Thiên Phong nói dứt, lập tức chứng mình ngay bằng cách chi ra những sơ hử của Vân Thù.
Thế là, võ công của Lương Tiêu phối hợp với kiến thức của Thích Thiên Phong, chẳng khác nào hai đại cao thủ hợp công một mình Vân Thù khiến gã kháng cự rất chật vật, mau chóng rồi vào thế hạ phong.
Hoa Vô Xuy liếc Phong Liên, thầm nghĩ: "Đúng là thầy nào trò nấy, con nha đầu này cũng giảo hoạt mưu mẹo chẳng kém ai", Bà mỉm cười bảo Thích Thiên Phong:
- Đảo chủ hãy ngừng lại một lát, lão thân muốn đánh cược với đảo chủ, được không?
Thích Thiên Phong ngơ ngác ngoảnh sang:
- Cược cái gì?
- Cược xem hai người đấu kiếm kia, ai sẽ đả bại ai.
Thích Thiên Phong cười rạng rỡ:
- Xong ngay, nhưng thắng cược thì được cái gì?
- Nếu lão thân thắng, mong Thích đảo chủ truyền dạy một bộ võ công thật lậ hại cho tôn nhi của ta đây.
- Đơn giản mà, - Thích Thiên Phong cười đáp.
- Nhưng nếu lão phu thắng thì sao?
- Thích đảo chủ mà thắng, lão thân xin nhượng lại cho đảo chủ bộ kiếm phổ Thái ất phân quang, được không?
Thích Thiên Phong mừng quýnh, sốt sắng hỏi lại:
- Thật chứ?
Hoa Vô Xuy điềm đạm ư ả lời:
- Trước mặt anh hùng thiên hạ, lão thân đâu thể nói left rồi lại nuốt lời.
Thái ất phân quang kiếm đã đạt mức tuyệt đinh về võ đạo, lâu nay vẫn là tuyệt kỹ trấn cung của Thiên Cơ cung.
Năm xưa Hoa Vô Xuy và Công Dương Vũ đã hợp bích bằng chính lộ kiếm pháp này, đánh cho Tiêu Thiên Tuyệt thất điên bát đảo, phải nhớn nhác tháo chạy, tạo nên uy thế chấn động giang hồ.
Thích Thiên Phong đam mê võ công hơn cả tính mệnh, mấy lần đến thăm Thiên Cơ cung đều nhăm nhăm mượn kiếm phổ để xem, nhưng bất kể lão giở cách gì, dụ dỗ hay lừa phinh, Hoa Vô Xuy đều một mực khéo léo chối từ.
Ngờ đâu hôm nay bà ta tỏ ra rộng rãi như thế, bảo sao họ Thích không vui mừng cho được.
Lão hớn hở vỗ tay reo:
- Được, lão phu đồng ý.
Hoa Vô Xuy mỉm cười:
- Thích đảo chủ quyết đoán lắm! Bây giờ, hai người đằng kia, mỗi chúng ta chọn lấy một.
Thích Thiên Phong yênh vang:
- Bà đánh cuộc Vân Thù thắng chứ gí?
Hoa Vô Xuy lắc đầu:
- Không, ta đoán Lương Tiêu thắng.
Ai nghe cũng kinh ngạc: "Vân Thù là ái tế nhà họ Hoa, tại sao bà ta lại đánh cuộc kẻ thù thắng kia chứ?".
Thích Thiên Phong không buồn suy nghĩ, nói ngay:
'Vậy lão phu đánh cuộc rằng Vân Thù thắng.
- Dứt lời mới V thức được mình đang nói gì, lão già gãi gãi đầu.
- Ôi chà, không phải không phải, ý ta là đánh cuộc Lương Tiêu thắng, Hoa Vô Xuy sầm mặt, xẵng giọng bảo:
- Thích đảo chủ trước mặt anh hùng thiên hạ, chúng ta đừng nên hai lời.
Thỏa thuận thế nào cứ làm thế.
Nếu Lương Tiêu thắng, đảo chủ phải dạy võ công cho Viên nhi, nếu tiểu tế may mắn thắng, lão thân sẽ lập tức giao Thái ất phân quang kiếm ra.
Thích Thiên Phong nhíu mày nghĩ ngợi: "Nếu Lương Tiêu thắng, lão phu thua cược đã đành, lại còn phải hao công tốn sức dạy võ nghệ cho thằng oắt nọ, phiền phức lắm.
Nếu Vân Thù thắng, giấc mạng bấy lâu trở thành sự thật, ta sẽ được đọc kiếm phổ".
Lão liền nhìn vào bãi đấu, đột ngột thay đổi ngay giọng điệu, nhảy sang chỉ vẽ kiếm pháp cho Vân Thù:
- Van tiểu tử, đường kiếm đó của ngươi kém quá.
Lẽ ra nên đâm vào huyệt: Thần khuyết, Lương tiểu tử nhất định sẽ nguy to ư, tốt đấy, trên đâm vào huyệt Hạ lăng, dưới đâm vào huyệt Thiên tuyền...
Lăng Thủy Nguyệt liếc Hoa Vô Xuy, tự nhủ: "Hoa muội tử cao tay thật, chỉ mấy câu mà khiến Thiên Phong phải thay đổi tâm ý, Chỉ hiềm lấy cả kiếm phổ ra mà nhử thì hơi quá đáng".
Bà đang ở tình thế khó xử, không tìm được cách nào thỏa đáng hơn, đành thở dài, lặng lẽ quan sát tiếp.
Phong Liên thấy tình hình không ổn, tức giận trách Thích Thiên Phong:
- Ông thiên vị thế!
Thích Thiên Phong tảng lờ, cứ luôn mồm hò hét mách nước Vân Thù, Phong Liên giậm chân, vung chưởng tấn công lão già.
Thích Thiên Phong chẳng hề ngoái đầu lại, chỉ thò một ngón tay ra, điểm trúng huyệt Ngũ khu của cô gái.
Phong Liên không nhúc nhích gì được, muốn mắng chửi mà cổ họng khô rang, không bật nổi một câu, nước mắt tuôn ròng ròng như suối.
Hoa Kính Viên bỗng hừ một tiếng, nhảy bổ tới đấm Thích Thiên Phong.
Họ Thích né mình tránh hai quyền, đoạn trừng mat hỏi:
- Ranh con, tại sao ngươi đánh lão phu?
Mọi người đều lấy làm lạ, Hoa Kính Viên vẫn vung tay đấm loạn xạ, mặt mũi sưng sỉa.
Thích Thiên Phong đành búng một đạo kình phong điểm ngã cậu bé.
Hoa Vô Xuy xót cháu trai, liền cuống quỷt chạy tới giải huyệt, nhưng Vô tướng thần châm quá lợi hại, bà liên tiếp thử mấy thủ pháp khác nhau mà đều vô hiệu, liền nổi giận:
- Thích Thiên Phong, tại sao ông đả thương Viên nhi?
Thích Thiên Phong nhìn hai bà cháu, bụng bảo dạ: "Thằng lỏi cố ý phá rối lão phu để tên Lương Tiêu thủ thắng, buộc ta phải dạy công phu cho nó đây mà.
Hoa Vô Xuy can thiệp cũng vì sợ lão phu thắng cuộc và xem được kiếm phổ đấy thôi.
Khả khả, lão phu biết tỏng mưu mô của bà cháu ngươi rồi".
Lão cười khẩy, không thèm để ý đến, cứ tiếp tục nhắc nhở hỗ trợ Vân Thù.
Lúc này Hoa Vô Xuy đã nguôi giận, bèn nghĩ: "Bây giờ trận đấu đang đến lúc khẩn yếu, nhất thiết không nên đắc tội lão ta.
Nhưng cũng không thể bỏ qua cái tội điểm huyệt Viên nhi, sau này rảnh rỗi, ta sẽ tính sổ sau”.
Thấy Hoa Kính Viên ròng ròng nước mắt, tưởng cậu ta đau đớn vì chỉ kình, ruột gan bà như đứt ra từng khúc, bà bèn ôm chặt lấy cháu đích tôn, mắt mũi cay xè.
Vân Thù được Thích Thiên Phong chi vẽ, dần dần lấy lại ưu thế, Viêm Long kiếm dữ dội áp đảo Lương Tiêu, áp lực quá lớn, tự nhiên lại khiến Lương Tiêu càng thêm chuyên chú, múa kiếm thủ kín đến mức nước cũng không lọt.
Vân Thù, dù được Thích Thiên Phong trợ giúp, nhưng nhất thời cũng khó mà phá được thế thủ của Lương Tiêu.
Kiếm khí hai bên tung hoành thêm mười mấy hiệp nữa, Lương Tiêu sực nhận ra trong kiếm pháp của Vân Thù có một chỗ hơi vấp, tuy rằng chỉ xuất hiện thoáng chốc là biến mất, nhưng biểu hiện của nó hết sức rõ ràng.
Lương Tiêu đã lĩnh ngộ được quy luật về sự hài hòa, linh giác theo đó mẫn tiệp hơn nhiều, không chỉ biết hướng chiêu thức của bản thân tới sự hài hòa lình hoạt, mà còn có khả năng nhận ra những chỗ chệch choạc trong đường kiếm của đối thủ.
Trong mấy hiệp tiếp theo, cái điểm kênh vấp đó cứ đều đặn thoắt ẩn thoắt hiện trong các chiêu thức của Vân Thù, thậm chí chỉ một khoảnh khắc ngắn ngủi mà biến hiện đến hai lần.
Lương Tiêu sực hiểu: "Một cao thủ, dù mạnh mẽ đến đâu, khi sử kiếm lâu thì sức lực cũng giảm sút, nhất định sẽ có lúc chiêu số không được liên tục.
Cũng như khi làm toán, công thức mà không phù hợp sẽ dẫn đến kết quả sai, làm uổng 343
phí thời gian tâm sức, nếu kiếm chiêu có chỗ vấp váp thì sẽ ảnh hưởng đến khí thế, tạo ra những yếu tố có thể dẫn đến thất bại".
Sau khi phát hiện điều ấy, Lương Tìêư vận kiếm như gió, nhưng lòng thì lặng như nước để quan sát.
Dần dần, gã nhận ra kiếm pháp của Vân Thù càng lúc càng lắm chi tiết thiếu cân bằng, có lúc hiện lên rất rõ, có lúc chỉ mờ nhạt, nhưng nếu chú ý quan sát thì đều không khó nắm bắt.
Một cảnh giới mới mẻ và kỳ diệu chưa từng thấy đã bày ra trước mặt Lương Tiêu, đối với gã, kiếm pháp của Vân Thù không còn kín bưng hay bí hiểm nửa.
Gã mừng rỡ quá đỗi, đồng thời cũng thở dài cảm thán, sức người dẫu mạnh mẽ đến đâu, rốt cục vẫn không sánh nổi sự vô tận và hài hòa của vũ trụ.
Nghĩ tới đây, Lương Tiêu bèn nương theo kiếm chiêu của Vân Thù, ứng dụng Hài chi đạo phóng mủi kiếm ra, chẳng ngờ đâm trúng ngay thân kiếm của Vân Thù.
Sau tiếng "keng" vang vọng, thế kiếm của Vân Thù có phần rối loạn, gã giật mình lùi lại sau.
Lương Tiêu lập tức nhoài tới áp sát, trường kiếm giao kích, chiêu thế của Vân Thù rối loạn lần nữa, gã bất đắc dĩ phải thi triển thân pháp lui tiếp ra sau.
Lương Tiêu đâm liên tiếp năm nhát kiếm, Vân Thù cũng lùi đủ năm lần, chỉ chớp mắt đả lùi đến mép đài, sau lưng toàn là nước.
Cục diện xoay chuyển quá nhanh, ai nấy đều kinh hoàng.
Thích Thiên Phong tài ba là thế mà cũng chỉ biết há hốc mồm, chẳng biết hỗ trợ ra sao.
Hết đường lui, Vân Thù bỗng vận kiếm cực nhanh, định dùng lối tấn công thần tốc để chiếm lại tiên cơ.
Lương Tiêu đứng bất động, chỉ đầy cổ tay cho trường kiếm che chắn quanh thân.
Vân Thù, người và kiếm hợp nhất, chạy như đèn cù quanh minh gã, ra chiêu rất rát.
Trường kiếm va nhau phát ra những tiếng keng keng bất tận.
Vân Thù bị Lương Tiêu đầy dạt ra hết lần này: đến lần khác, khí thế suy giảm rõ rệt.
Càng bị khắc chế, chỗ lệch lạc trong kiếm pháp càng xuất hiện nhiều, càng rõ rệt thêm.
Trong khi đó, Lương Tiêu xuất kiếm mỗi lúc một thoải mái như ý.
Vân Thù vận kiếm như cuồng phong, nhưng kiếm chiêu bộc lộ vô vàn sơ hở, tuy vậy ngoài mấy tuyệt đỉnh cao thủ thì chẳng ai nhận ra điều đó, chi thấy Vân Thù áp sát Lương Tiêu là họ vỗ tay bồm bộp khen ngợi.
Khen ngợi một lúc, chợt thấy vòng chạy của Vân Thù doãng rộng dần, lúc đầu chu vi là nẫm thước, sau loang ra một trượng mà gã vẫn chạy điên cuồng, không sao thay đổi được đấu pháp.
Dẫu võ công có kém cỏi đến đâu đi nữa, đám đông cũng bắt đầu nhận ra cao hạ, tiếng vỗ tay thưa thớt hẳn đi.
Lương Tiêu xuất kiếm càng lúc càng tự chủ, cuối cùng, khi tâm tưởng ổn định đến cao độ, gã còn nhắm mắt xuất kiếm, túc này tư duy mẫn tiệp lạ thường, không cần phải dùng mắt nhìn cũng có thể nghe ra chỗ vấp váp trong tiếng gió khi Vân Thù xuất kiếm.
Cứ thế, Lương Tiêu nghe tiếng để ứng biến, vậy mà xuất kiếm nào trúng kiếm đó.
Quần hào đều sợ đến đờ cả người trước cảnh lạ lùng này.
Giả Tú Tài đảo mắt lia lịa nghĩ kế, chợt gọi:
- Lương Tiêu, ngươi đã dám nhắm mắt xuất kiếm, vậy có giỏi thì bịt cả tai lại nữa đi!
Lương Tiêu cười đáp:
- Có gì mà không dám?
Rồi tiếp tục vận kiếm đều đều bằng tay phải, gã đưa tay trái xé dải áo, thút nút hai tai.
Mắt không nhìn, tai không nghe, chỉ còn đối phó bằng thần ý, nhưng gã vẫn nhận ra những chỗ chưa được nhuần nhuyễn trong kiếm pháp của Vân Thù, đồng thời sử kiếm như vũ bão, khiến Vân Thù không chiếm được chút tiên cơ nào.
Giả Tú Tài phục quá, nhất thời quên bẵng cả thù hận, buông lời tán thưởng:
- Họ Lương kia, ngươi giỏi lắm!
Trì Tiễn Ngư bực mình nhắc:
- Lão tam, đệ đừng nói lãng nhãng.
Già Tú Tài vội lấp liếm:
- Đại ca dạy phải, tiểu đệ tập trung xem quá đấy mà.
Đấu đến lúc này, lẽ ra Vân Thù nên buông kiếm nhận thưa là vừa, nhưng trận chiến hôm nay không chỉ liên quan đến danh dự của bản thân gã, mà còn gánh l ấy hi vọng của cả thiên hạ, gã tự nhủ: "Luận về đấu kiếm thì ta thất bại cùng cực rồi, nhưng đã giao hẹn là quyết sống mái, phải gắng đến chết mới thôi".
Gã nghiến rãng trèo trẹo, kiếm ý càng điên cuồng, tung ra toàn những chiêu số liều mạng.
Lương Tiêu đã chiếm thế thượng phong, muốn đâm chết Vân Thù cũng dễ như tíở bàn tay, ngặt nỗi lòng gã đầy mâu thuẫn.
Cứ nghĩ một khi Vân Thù chết đi, trên đời lại thêm một quả phụ cô nhi là lòng Lương Tiêu không nỡ.
Song tha cho Vân Thù thì tình thế cứ mãi dằng dai chẳng biết bao giờ mới dứt, việc sinh tử của cá nhân gã là chuyện nhỏ, nhưng Phong Liên vô tội, Vân Thù coi gã là ác đồ, chưa chắc đã chịu thả Phong Liên đi.
Và nhất là, trong lòng gã có vài phần kính trọng địch thủ của mình, không muốn Vân Thù phải rơi vào tình cảnh thất thế mất mặt, gã bèn chuyển sang giữ thế thủ, chỉ mong Vân Thù thấy khó mà rút lui.
Nào ngờ Vân Thù chẳng tỏ ý nhận thua, mà chiêu thức còn tàn độc hẳn lên.
Chiết thêm mấy chiêu, Lương Tiêu hiểu, nếu không ép người này vào bước đường cùng thì khó bề thoát thân.
Cuối cùng, gã thở dài ảm đạm, thình lình hô lên:
- Xem Đại trực kiếm của ta đây!
Thiên Phạt kiếm xả thẳng xuống, khí thế dữ dội lạ lùng, chém phập vào giữa thân Viêm Long.
"Keng" một tiếng đanh gọn, Vỉêm Long kiếm gãy đôi.
Tất cả đều sửng sốt, lúc này mới hiểu Lương Tiêu không ngoa ngôn khi nói thanh kiếm gì này là "thiên hạ đệ nhất kiếm".
Phong Liên hết sức hân hoan khi Thiên Phạt kiếm hiển lộ thần oai, không nhúc nhích được, cô đành biểu lộ niềm vui bằng tiếng reo hò khen ngợi.
Vân Thù nắm chặt đoạn kiếm gãy, loạng choạng lùi lạí sau, hổ khẩu tướp máu.
Lương Tiêu lại bién một chiêu Song hồ trảm, trường kiếm vạch ra hai đường vòng cung trên không, lần lượt chém vào ngực và mặt đối thủ.
Vân Thù khom mình, lui tuốt ra sau hơn một trượng, Hoa Thanh Uyên lo lắng gọi:
- Vân huynh đệ, tiếp kiếm! - rồi lăng ra một thanh kiếm khác.
Vân Thù vươn tay toan đón, Lương Tiêu bèn sử chiêu Loa toàn thích, mũi kiếm rung thành muôn điểm sáng đâm vù tới, đánh bay thanh kiếm kia đi.
Ba đường kiếm liên hoàn, đều là do Lương Tiêu đúc rút từ số học [3], phối hợp với Hài chi đạo, tạo nên uy lực cực lớn.
Loa toàn thích vốn dĩ lấy ý từ những đường vân trên vỏ ốc, Thiên Phạt vạch tiên tục những đường kiếm hoa từ nhỏ tới lớn, chỉ chớp mắt đã bao kín Vân Thù, kiếm phong lạnh buốt cứa qua cứa lại trên mặt khiến họ Vãn rùng mình.
Lương Tiêu thét:
- Còn chưa chịu nhận thua?
Vân Thù nghiến răng im lặng, đồng thời khép khít chương phóng ra.
Lương Tiêu bèn xoay tay sử Chu viên kiếm, sống kiếm xoáy vòng khóa đôi cổ tay của Vân Thù, đoạn lẹ làng lướt dọc cánh tay gã, chém ngược lên cổ.
Vân Thù than thầm: "Thế là hết!".
Không hiểu vì sao, ý nghĩ đó vừa nảy ra thì lòng gã nhẹ nhõm hẳn đi, tựa hồ mới trút bỏ được một tảng đá cực nặng.
Gã không mảy may né tránh, điềm nhiên nhìn lưỡi kiếm gì đang lừ lừ tiến tới cổ mình.
Lương Tiêu hơi cảm thấy bất ngờ, kiếm ý chưa tận mà Vân Thù đã thúc thủ đợi chết.
Cũng may Chu viên kiếm không phải là sát chiêu, bằng không lúc đầu kiếm phong quạt tới là Vân Thù đã cụt mất bai bàn tay rồi.
Lương Tiêu dừng kiếm giữa lưng chừng, phân vân chưa biết có nên chém xuống hay không.
Bỗng nhiên một luồng gió mạnh thốc tới lưng gã, gió rát như hất từ binh khí.
Lương Tiêu lật tay xuất kiếm, đâm trúng vào thân kiếm của người đánh lén.
Người đó lùi lại hai bước, mặt hoa thất sắc, nhưng đôi mắt vẫn long lanh như làn thu ba, trong trẻo mà lạnh giá.
Hoa Mộ Dung chứ nào phải ai xa, Thấy vợ xuất thủ, Vân Thù ngẩn người một thoáng rồi quát lên:
- Nàng làm gì thế?
Hoa Mộ Dung cười méo xẹo:
- Làm gì cũng được, miễn là không phải trơ mắt nhìn chàng mất mạng.
Vân Thù lắc đầu:
- Ta đã giao ước đem đả độc đấu với hắn.
Sinh tử có số, nàng hành động như vậy khác nào biến ta thành kẻ tráo trở lật lọng? Vả chăng đây là việc của đàn ông, nữ nhi các nàng đừng can thiệp vào.
Hoa Mộ Dung cắn nhẹ môi dưới, đoạn nói:
Nữ nhi không phải là người chắc? Nữ nhi không biết yêu hận chăng? Đúng, thiếp đây quả có không hiểu sự nghiệp phục quốc hay đạo nghĩa giang hồ.
Thiếp chỉ biết, mình có thể thiếu chông, nhưng không thể để con gái mất cha được!
Vân Thù rùng mình, bất giác đưa mắt về phía cô con gái đang ngồi trong lòng người bộc phụ.
Cô bé dưởng mới khóc xong, khuôn mặt nhỏ còn ướt lệ.
Đón được ánh mắt gã, cô bé gọi:
- Cha!
Vân Thù thấy trái tim mình chùng xuống.
Đứa trẻ gọi cha xong, lại nhớn nhác nhìn sang mẹ:
- Bế con!
Đôi môi nhỏ cong lên tựa hồ sắp khóc òa.
Hoa Mộ Dung tan nát cõi lòng.
Bao nhiêu chuyện xưa bỗng ùn ùn trở lại.
Từ nhỏ, nàng đã không có cha ở bên.
Tình cảm nàng dành cho đấng sinh thành chưa từng gặp mặt ấy trăn trở giữa yêu và hận.
Tuy rằng mẫu thân không cho mọi người nhắc đến tên ông, nàng vẫn khao khát muốn biết tướng mạo người cha danh tiếng vang lừng đó rốt cục ra sao.
Hôm cứu được Vân Thù ở ngoại thành Tô Châu, biết rằng gã là đệ tử của Công Dương Vũ, nàng rất hiếu kỳ, thường hỏi hắn gã về tình hình của ông.
Ở lâu bên Vân Thù, tự lúc nào chẳng biết, nàng dần gửi gắm vào gã mọi niềm mong ngóng thương tưởng về người cha gần gũi mà xa xôi kia.
Nàng biết Vân Thù đẫ có ý trung nhân.
Nàng biết gã nhẹ nhàng tử tế với nàng vì coi trọng những khả năng hiếm có lạ kỳ cùng vàng bạc đụn kho của Thiên Cơ cung.
Nàng cũng biết lòng gã chỉ nung nấu mưu đồ phục quốc, hoàn toàn không dành chỗ cho nhi nữ tư tình.
Dù vậy, nàng vẫn gắng công thuyết phục mẹ chấp nhận hôn sự, ngờ đâu đúng lúc ấy, không một lời từ giã, Vân Thù bỏ Thiên Cơ cung đi biệt xuống nam.
Chuyến đi ấy dài dằng dặc, khiến Hoa Mộ Dung hầu như tuyệt vọng.
Bỗng một hôm, cũng đột ngột như lúc ra đi Vân Thù thất thểu trở về, lăn đùng ra ốm.
Mộ Dung mang máng nhận thấy một điều gì đó ở gã đã chết, không chỉ vì cái đích phục hưng Đại Tống trở nên quá xa, mà còn vì người con gái gã thật lòng yêu thương đã thoát hẳn tầm với của gã.
Nàng không gạn hỏi, không thắc mắc, mà âm thầm sửa đổi bản tính ngang tàng ương bướng để dịu dàng chăm nom gã.
Một đêm, dường như đã hết sức chịu đựng, gã gục vào lòng nàng khóc rưng rức.
Nàng sực hiểu, trang tu mi nam tử này, bề ngoài cứng rắn sắt đá nhưng con tim yếu đuối như một đứa trẻ, và cũng con tim ấy lại khăng khăng đòi gánh lấy những trọng trách mà nó biết rõ là không thể thực hiện nổi.
Cùng đêm ấy, nàng trao thân cho gã.
Thành gia thất rồi, Vân Thù rất ít ở nhà, toàn bôn ba đâu đâu.
Mộ Dung hiểu rõ, đối với Vân Thù, một người đàn bà bé nhỏ như nàng hoàn toàn không có ý nghĩa gì so với đại nghĩa quốc gia, nhưng nàng không thốt nửa lời oán trách, Sau ngày sinh'con, nàng cảm thấy được an ủi nhiều, đồng thời càng sợ mất chông hơn.
Nàng vốn không tin thần Phật, song từ khi có con, nàng thường thắp hương trước Bổ tát, lặng lẽ cầu khẩn cho chông bình an trở về.
Một lần kia, Vân Thù bị thương nặng, phải về cung tĩnh dưỡng, Mộ Dung không nén được, bèn khuyên gã đừng đi nữa, gã liền nổi nóng, rồi bất chấp đau ốm, đang đêm bỏ đì luôn.
Hoa Mộ Dung khóc suốt một đêm, hôm sau sang nhờ Tần Bá Phù đi theo chăm nom cho gã.
Từ bấy trở đi, nàng không hề khuyên nhủ hay can thiệp vào việc của Vân Thù, mãi cho tới hôm nay.
Chuyện mười mấy nãm, chạy vùn vụt trong một chớp mắt.
Hoa Mộ Dung nghiến chặt răng, vung kiếm đâm Lương Tiêu.
Trước tình cảnh này, dù khó xử đến đâu, Lương Tiêu cũng không thể thõng tay chịu chết.
Hoa Mộ Dung đã phóng kiếm ra, gã cũng đành cử kiếm đón đỡ.
Hoa Vô Xuy bỗng thét:
Thanh Uyên!
Hoa Thanh Uyên vâng lời, tuốt Thái A kiếm đâm thẳng vào mặt Lương Tiêu.
Lương Tiêu không muốn giao thủ với y chút nào, bèn chúc kiếm xuống, im lặng lướt lại sau.
Hoa Mộ Dung ngoái đầu gọi:
- Ca ca!
Hoa Thanh Uyên mỉm cười với nàng, ánh mắt êm đềm như vẻ xuân tươi, đoạn cong ngón tay búng vào kiếm:
- Trở về nguyên thủy thái hư sinh.
Hoa Mộ Dung lòng nóng như lửa đốt, gấp rút hòa theo:
- Khai mở hỗn mang lưỡng nghi hình.
Hai huynh muội giao kiếm.
Tiếng kim loại trong trẻo ngân dài kiếm quang tản mát, song kiếm nhất loạt tấn công Lương Tiêu.
Lương Tiêu thấy lòng chua xót khôn tả.
Năm xưa, vì muốn học Thái ất phân quang kiếm, gã mới đến Thiên Cơ cung, vất vả sáu năm trời hì hục giải Thiên Cơ Thập Toán, tới nay cũng chưa học được chiêu nào mà đã biến thành tội đồ trước lộ kiếm pháp ấy, ngẫm mới đáng châm biếm làm sao.
Thái ất phân quang kiếm đã vượt qua mọi cảnh giới vô đạo.
Chính Tiêu Thiên Tuyệt, vào thcn kỳ oanh liệt nhất của đời mình cũng chưa từng đỡ nổi một trăm chiêu.
Sau chiêu đầu tiên, Lương Tiểu đã thể nghiệm được đặc tính của nó, chiêu thức mạnh mẽ, không hề rườm rà màu mè, cách thi triển vô cùng khoáng đãng.
Muốn ví von, chỉ có thể ví với một tuyệt thế giai nhân, yếu điệu diễm lệ, không mảy may khiếm khuyết.
Huynh muội họ Hoa phối hợp tấn công, khiến uy lực kiếm pháp tăng lên không biết bao lần mà kể.
Vòng tấn công nhanh đầu tiên đã đủ buộc Lương Tiêu phải giật lui mấy bước.
Quần hào mừng rỡ vô cùng, hò reo không ngớt.
Hoa Thanh Uyên lại hô:
- Trời đất bập bềnh không ánh sáng.
Hoa Mộ Dung lanh lảnh nổi lời:
- Ảm đương nghiêng ngả động hào tình.
Kiếm pháp cả hai cùng biến hóa, cương nhu hoán đổi, âm dương đảo chiều, kiếm kình hất ra sắc gắt, chỉ hai ba đường đã dồn Lương Tiêu tới sát mép đài.
Thích Thiên Phong say sưa theo dõi, bất giác buột miệng:
- Thường nghe Thái ất phân quang kiếm là cái lông phủ lên toàn bộ võ học thiên hạ, giờ được tận mắt kiểm chứng quả nhiên danh bất hư truyền.
Phong Liên đang lo lắng, nghe vậy bèn hỏi:
- Ông nói vậy là sao?
Thích Thiên Phong cắt nghĩa:
- Tức là, bất kỳ loại công phu nào trên đời gặp phải lộ kiếm pháp này cũng sẽ như mãnh thú sa bẫy, không chìa nanh xòe vuốt gì được nữa.
Hồi tưởng cảnh Lương Tiêu và Vân Thù đấu kiếm, cuối cùng Lương Tiêu thắng, đồng nghĩa với việc lão sẽ không có cơ hội được ngó kiếm phổ nữa, Thích Thiên Phong cảm thấy đaư thương tột độ.
Phong Liên hừ mũí:
- Tôi chả tin, sư phụ tôi lợi hại lắm.
Thích Thiên Phong thở dài:
- Lương tiểu tử thì cố nhiên là lợi hại rồi.
Cái thứ kiếm pháp hắn dùng để đánh bại Vân Thù quả thực thần diệu, lão phu chưa chắc đối phó được đâu.
Phong Liên cười cười:
- Được lắm, cuối cùng ông cũng đã thừa nhận là không địch nổi sư phụ tôi.
Mặt Thích Thiên Phong tím bầm lại, lão gắt:
- Ta thừa nhận thế bao giờ?
- Không thừa nhận thì thôi.
Tóm lại, dù lông to hay nhỏ, dù đối phó hai người, sư phụ tôi cũng nhất quyết không thua.
Thích Thiên Phong lắc đầu:
- Khó nói đấy.
Lộ kiếm pháp này biến hóa theo thái cực, không chỉ gói gọn trong con số hai đơn giản đâu.
Theo ta, Thái ất phân quang kiếm có hai "hợp".
Một là kiếm hợp, tức là phối hợp về kiếm chiêu để biến hóa tinh diệu.
Hai là khí hợp, cái này mới ghê.
Ngươi xem đấy, lúc đầu nội lực của Hoa nha đầu cũng thường thôi, nhưng bây giờ còn hơn cả nhất lưu cao thủ, duyên do đều ở sự biến hóa của khí cơ.
Nội công của nam và nữ vốn khác nhau, khi khí âm hòa quyện khí dương, thái cực sẽ sinh lưỡng nghi.
Thực tế chỉ có hai người thôi, nhưng khi hai luồng khí hòa hợp, lưỡng nghi sẽ sinh tứ tượng, lúc ấy chiêu kiếm chứa đựng nội lực của bốn người rồi.
Tiếp đến, tứ tượng lại sinh bát quái, tức thị một thân biến thành bốn, hai người mang sức lực của tám người đúng chưa? Nếu không ngăn cản được, để anh em chúng biến hóa tiếp từ bát quái thì vòng thái cực hỗn độn sẽ được khôi phục, lúc đó kiếm kinh trở nên mạnh đến mức chẳng ai trên đời địch nổi cả.
Phong Liên ngẩn ra một lúc lâu, mặt trắng bệch, cuối cùng cô hói rõ to, cố ý để Lương Tiêu nghe thấy:
- Thích đảo chủ, làm thế nào để ngăn cản họ biến ra cái vòng thái cực hỗn xược ấy?
Thích Thiên Phong nhổ toẹt một cái:
- Thái cực hỗn độn, không phải hỗn xược.
Hừm, nếu lão phu biết cách phá giải thì Thái ất phân quang kiếm đã không được gọi là cái lông của võ học thiên hạ rồi.
- Giọng lão bỗng nhuốm nỗi chưa chát.
- Càng nghĩ càng thấy gớm, chỉ có lão đồ gàn và Hoa Vô Xuy, một kẻ tim có tám lỗ, một kẻ tim có chín lỗ [4] mới nghĩ ra được thứ kiếm pháp quỷ nhập này.
Phong Liên càng nghe càng sợ.
Bấy giờ Lương Tiêu chỉ còn đặt được một chân lên gờ lôi đài, tay vẫn múa tít trường kiếm.
Hoa gia huynh muội tấn công rất ráo riết, không còn cả thời gian ngâm ca quyếtv nhưng bất luận họ tăng nhanh tốc độ đến đâu, trước sau cũng không ép Lương Tiêu ngã xuống nước được.
Phong Liên tự nhủ: "Tây Côn Luân không thể thua, nhắt định sẽ nghĩ ra một cách diệu kỳ nào đó".
Đúng lúc ấy, Lương Tiêu bỗng bật tiếng hú dài, rung tay đâm liền mấy nhát kiếm, buộc huynh muội họ Hoa phải giật lui vài bước.
Thích Thiên Phong sửng sốt kêu lên:
- Phải! Lão phu tính sót một "hợp" rồi.
Phong Liên thấy Lương Tiêu đã tiến hành phản công, bèn tạm dời mắt, ngó sang Thích Thiên Phong:
- "Hợp" gì?
Thích Thiên Phong nói:
- Ý hợp.
Hai người phải tương hợp về tâm ý mới phát huy được trọn vẹn uy lực của kiếm pháp.
Khi còn ra chiêu trôi chảy thì huynh muội hắn vẫn đồng tâm hiệp lực được, nhưng hễ một bên vấp váp thì mỗi người lại bẻ theo một cách đối phó riêng nên thế trận nhìn chung hơi rối loạn.
Lương Tiêu đã chiếm ưu thế, Phong Liên vô cùng hoan hi, vỗ tay cười:
- Đúng rồi.
Hạng bét tỉ thí chiêu thức, hạng hai tỉ thí võ công, còn cao thủ hạng nhất thì tì thí khí độ tấm lòng.
Cô lặp lại y hệt lời Lương Tiêu.
Thích Thiên Phong nghe mà cảm thán: "Thật hiếm có! Tiểu nha đầu còn ít tuổi mà đã lĩnh hội được đạo lỷ ấy.
Đúng vậy, võ công hạng nhất cũng cần một cao thủ hạng nhất mới được tận dụng hết ưu điểm".
Lúc trước, Lương Tiêu bị Thái ất phân quang kiếm kiềm chế, nhưng gã không mảy may lo lắng, bởi tín chắc bất kể công phu gì, thi triển mãi thể nào cũng lộ ra chỗ lệch lạc, chỉ cần kiên nhẫn phòng thủ, đợi cho chỗ đó lộ ra là ổn.
Y như rằng, đấu một lúc lâu, sự phối hợp của đối phương bắt đầu có dấu hiệu loạc choạc.
Lương Tiêu lập tức thừa cơ xuất kiếm quấy loạn chiêu thức, khiến huynh muội họ Hoa chỉ luẩn quẩn ở mức lưỡng nghi sinh tứ tượng, không tài nào chuyển được sang giai đoạn tứ tượng sinh bát quái, nói gì đến trở về hỗn mang, kết thành một vòng thái cực.
Tiến lui một hồi, kiếm pháp của huynh muội họ Hoa dần dần lộ ra nhiều chỗ lệch nhau.
Lương Tiêu tấn công như vũ bão, khi đã cách xa mép đài, gã bỗng thét vang:
- Trúng! - đoạn hất mạnh Thiên Phạt kiếm.
Hoa Mộ Dung trúng đòn, trường kiếm tuột tay văng đi xa, Ngay lập tức một cái bóng nháng lên.
Hoa Vô Xuy lạng tới bắt lấy trường kiếm, hô:
- Mộ Dung, tạm lui! - rồi lắc mình vượt qua con gái, tiến đến tiếp chiêu Lương Tiêu.
Mầu tử liên tâm, Thái ất phân quang kiếm lập tức tăng thêm uy lực.
Lưỡng nghi mau chóng sinh tứ tượng, tứ tượng chuyển sinh bát quái, lại trấn áp kiếm quang của Lương Tiêu.
Lương Tiêu đang tiến dần lên cảnh giới mới, tâm tư vô cùng sáng suốt, chỉ qua bảy tám chiêu đã nhận ra chỗ thiếu sót trong sự phối hợp của Hoa Vô Xuy và Hoa Thanh Uyên.
Họ hiểu ý nhau và phối hợp rất nhịp nhàng, nhưng sai lầm chí mạng lại ở chỗ tính tình họ không tương đồng.
Hoa Vô Xuy bầm tính thận trọng thâm trầm, rất lắm tâm cơ, kiếm ỷ Hên miên bất tận nhưng vẫn luôn chừa dư lực.
Hoa Thanh Uyên hồn hậu thung dung, tấn công như không tấn công, phòng thủ như không phòng thủ, tự nhiên đánh mất khí chất dữ dội cần có trên mỗi đường kiếm.
Nhìn chung, kiếm pháp của hai mẹ con đều thiên về âm nhu, không có sự bổ sung lẫn nhau, thành thử cự địch thì thừa sức, nhưng không đủ để thủ thắng.
Lương Tiêu nhận ra chỗ bất cập ấy, chỉ nhượng mấy chiêu là lập tức phản kích, mau chóng chém nát vòng thái cực kiếm do Hoa Vô Xuy và Hoa Thanh Uyên tạo nên, kéo họ trở về lối vận hành của bát quái.
Thích Thiên Phong thở dài:
- Có kiếm pháp tuyệt thế mà không phát huy nổi, trông mà ngứa ngáy.
Phong Liên đắc ý vô cùng, nở nụ cười tươi như hoa:
- Ngứa ngáy cái gì, tôi thấy thoải mái dễ chịu vô cùng.
Lúc này, ánh sáng trong núi đã thẫm lại.
Mặt trời vừa xế bóng, gió tối hiu hiu ủi loang sóng trên mặt hồ.
Bỗng đâu, phía thạch trận vẳng ra tiếng ngâm sang sảng:
Cứ mặc mưa rừng đập lá hoa,
Hãy thong thả bước, miệng ngâm nga,
Can trúc hài rơm hơn vó ngựa,
Nào sợ?
Áo tơi che đỡ kiếp phong ba,
Giã rượu, gió xuân hây hẩy lạ,
Hơi giá.
Sau mưa đầu núi ánh chiều tà,
Ngó lại những nơi vừa tầm tã,
Về đã,
Chẳng còn nắng rạng chẳng mưa sa[5]
Chú thích:
[1] Hội rồng mây, ẩn dụ chỉ cơ hội tốt để người tài thể hiện.
[2] Đây là lối chơi chữ đồng âm, thư và thua trong tiếng Trung đèu đọc là shu.
[3] Cụ thể là lấy ý từ môn hình học, những đường kiêm đó lần lượt là ứng dụng của các đường: thằng - Đại trực, cong - Song hồ, xoáy ốc loa toàn, tròn - Chu viên (Chú thích của tác giả).
[4] Lấy ý từ tích Trụ Vương đòi moi tim Ti Can, vì cho rằng tim Tỉ Can như tim thánh nhân, có những bảy lỗ.
[5] Bài từ theo điệu Định phong ba của Tô Đông Pha.