Bên này Cao Tiểu Sơn vỗ đùi cười ha hả sung sướng.
Là thơ hay là cái gì đây? ôi, tôi chết mất thôi.
Rượu này tôi cũng cược được.
- Trong đầu anh có cái gì đấy? Nghĩ mấy cái linh tinh gì đấy? Mau uống rượu đi.
Đường Sinh rụt cổ, cười gượng uống một chén.
Nửa chén hay một chén với hắn thì cũng thế thôi.
Tiếp tục, tiếp tục...
Ba mỹ nữ lườm hắn một cái.
Bàng Quyên Nhi nói:
- Lần này đến lượt anh ra câu rồi.
Lần trước người nói câu cuối cùng thì lần này sẽ nói câu đầu tiên.
- Ồ, tôi sẽ ra.
Đường Sinh nghĩ một hồi rồi nói:
-....!Bất cảm cao thanh ám trứu mi (Không dám kêu lên, ngầm nhíu mày).
Đối lại câu này đi.
- “Không dám kêu lên, ngầm nhíu mày”? Là danh ngôn của ai vậy? Chưa từng nghe thấy bao giờ.
Ba mỹ nữ ngơ ngác nhìn nhau, Cao Tiểu Sơn thì càng ngây ra.
- Thế nào? Không nói tiếp được nữa à? Đơn giản mà.
Mời các vị uống rượu.
Mỗi người một chén.
Đường Sinh cười ha hả.
-Câu gì oái oăm thế? Chưa nghe thấy bao giờ.
Câu này mà cũng tính sao?
Đỗ Lâm Lâm không ngờ lại nói lại, hai mỹ nữ kia phụ họa theo.
Đường Sinh lại nói:
-Chưa từng nghe nói thì không thể nói tiếp được sao? Ba vị cô nương không phải đều là tài nữ sao? Ngẫu hứng tiếp một câu đi? Chỉ cần hợp cảnh hợp ý là được.
Hiểu thơ từ ca phú thì đều có thể làm được mà.
Cái này không phải là khó lắm.
Gieo vần khớp không vấn đề.
Ba mỹ nữ tâm trạng hơi trầm xuống, mơ hồ cảm thấy đây không phải là một câu đứng đắn.
Dường như nó ám chỉ điều gì bậy bạ.
Câu trên là gì?
- Tú châm phá chỉ huyết châu phi, bất cảm cao thanh ám trứu mi...!(Kim thêu đâm phải huyết ra tay, Không dám kêu lên, ngầm nhíu mày) Như vậy có được không?
Đồng Thiến Thiến miễn cưỡng nói tiếp.
Đường Sinh cười gượng một chút:
-Cái đó, ý kém hơn một chút nhưng cũng đã tiếp cận được.
Coi như đúng một nửa.
Cô Thiến uống nửa chén nha.
Đỗ Lâm Lâm thấy Đồng Thiến Thiến vừa nói như vậy liền có ý tưởng ngay.
Cô nói:
- Xảo phụ nan vi vô mễ xuy (Phụ nữ giỏi không gạo cũng nấu được).
Câu này được không?
Phù.
Đường Sinh mắt trợn trắng, lại cười gượng:
-Câu này, quá gượng rồi.
Ha ha… Cô Lâm cũng uống nửa chén là được rồi.
Quả thực là, ý nghĩa của nửa câu đầu kém xa so với ý nghĩa của nửa câu sau.
Bên này Quyên Nhi mạnh mẽ vẫn đang suy nghĩ, Cao Tiểu Sơn lại nói:
- Câu này để tôi tiếp: “Kim xử đột phá liên hoa nhị, bất cảm cao thanh ám trứu mi...” (Chày vàng đột phá liên hoa nhuỵ, không dám kêu lên, ngầm nhíu mày).
Ha ha, câu này thế nào? Đối lại tuyệt đấy chứ hả?
Phù, ba mỹ nữ khuôn mặt xinh đẹp ửng hồng.
- Phì, Cao Tiểu đoàn trưởng, không ngờ anh lại bậy bạ thế! Quyên Nhi.
Đánh anh ta đi...
Đường Sinh cũng cười to:
-Tiếp được đấy.
ý vô cùng hợp.
Vốn là trong tình huống thế này, có đau cũng không thể kêu to bừa được.
- Hai tên bậy bạ!
Đỗ Lâm Lâm mắt trợn trắng kêu lên.
Đồng Thiến Thiến cũng nói:
- Không được, không thể để Đường Sinh ra câu thơ được.
- Ừ, cái tên này đầu óc xấu xa.
Chúng ta đưa ra câu gì để anh ta tiếp là được rồi.
Tiểu đoàn trưởng Cao, anh không được phép nói gì đấy nha.
Cao Tiểu Sơn tinh thần phấn chấn bĩu môi nói:
- Ngày xưa, anh đây cũng là một nhân vật lớn trong diễn đàn văn học của trường đấy.
Ha ha.
Anh cũng có tài đấy chứ?
Mọi người cũng không để ý đến hắn.
Bàng Quyên Nhi nói:
- Lần này tôi sẽ ra câu: “Lệ thấp la cân mộng bất thành” (Nước mắt đẫm khăn, mộng bất thành), câu tiếp theo, Thiến Thiến tiếp đi.
- Dạ thâm tiền điện án ca thanh (Trước điện đêm khuya nén tiếng ca).
Đồng Thiến Thiến tiếp xong liền nhìn Đường Sinh nói:
- Hai câu cuối anh tiếp đi.
á, “Hồng nhan vị lão ân tiên đoạn, tà ỷ huân lung tọa đáo minh” (Người con gái đẹp non nớt, còn chưa vẹn ân tình, Dựa nghiêng tay áo thơm ngồi đến sáng).
Được chưa? Vẫn là tôi phải giải thích hả?
Đường Sinh hỏi.
- Đương nhiên rồi.
Anh nói câu cuối cùng thì anh giải thích chứ.
Đỗ Lâm Lâm trả lời hắn.
Mọi người đều nhìn Đường Sinh.
Đường Sinh gật gật đầu:
- Ồ, được.
Bốn câu này ý cũng khá là kín đáo.
Là đang nói cặp vợ chồng kia đang làm cái đó....
Phù.
Ba mỹ nữ lại trừng mắt.
Làm sao mà lại là đang làm cái đó? Cái đầu của hắn bậy bạ quá.
Cao Tiểu Sơn cười lớn:
- Nói tiếp đi.
- Từ lệ của cụm từ lệ ướt khăn có thể tạm hiểu là một loại “nước mắt”.
Khăn ở đây không phải là cái loại khăn lau mà ở thời cổ đại có một thời gian khăn được dùng để làm cái đó...ôi, ôi, cô, đừng đánh người thế chứ!
Đồng Thiến Thiến bên trái, Đỗ Lâm Lâm bên phải liền quay ra đấm Đường Sinh ngồi ở giữa:
- Đánh chết cái đồ xấu xa này!
Cao Tiểu Sơn bên này thì vẫn gật gù cái đầu:
- Ồ, ồ, tôi hiểu “lệ” là cái gì.
Ha ha…A, đừng có véo tôi.
Bị Bàng Quyên Nhi ngồi cạnh bên dày vò, Đường Sinh cũng khá là thảm.
Ba mỹ nữ lại cười lớn.
Thỉnh thoảng thô tục một chút cũng không sao.
-Tôi tiếp tục nha.
Ba chữ cuối của câu đầu “Mộng bất thành” đã nói ra vấn đề trọng điểm rồi.
á, ba mỹ nữ lại ngẩn ra, xem hắn định thêu dệt thế nào đây? Vặn vẹo suy diễn hoàn toàn ý nghĩa ban đầu của nhà thơ.
Cao Tiểu Sơn nói:
-Ba chữ này diễn đạt một sự thất vọng kín đáo của người vợ đối với người chồng.
Mẹ nó chứ, bà đây vẫn chưa thấy sướng mà ông đã xong việc rồi sao?
Phù.
Ai nấy đều cười.
Đôi bàn tay trắng ngần của Đồng Thiến Thiến cùng với đôi bàn tay Đỗ Lâm Lâm tấn công túi bụi vào Đường Sinh.
Cao Tiểu Sơn thì cười đến chảy cả nước mắt.
-Phải giết anh mới được.
Sao lại có thể nghĩ ra những thứ như thế chứ?
Đồng Thiến Thiến dở khóc dở cười.
Cô Đỗ và cô Bàng cũng vậy.
Đường Sinh nói:
- Câu thứ hai “Dạ thâm tiền điện án ca thanh”.
ý của câu này là người vợ buồn bã nếu không được nghe “tiếng động” kia.
Cao Tiểu Sơn cười, Bàng Quyên Nhi cũng cười theo, răng nghiến chặt.
Cô Đồng và cô Đỗ thì trợn trắng mắt, xem ra hôm nay là một cuộc uống tượu nói bậy rồi!
-Câu thứ ba thì khá là quan trọng, người vợ liền cân nhắc: Mình vẫn chưa già mà.
Mà hắn thì đã xong rồi.
Thế này thì mai sau sẽ sao đây? Câu thứ tư thì càng bộc lộ được nỗi sầu của người vợ, người chồng chả còn năng lực gì nữa, người vợ buồn đến cả đêm không ngủ được.
-Anh Sinh à, tôi khâm phục anh quá.
Tôi xin mời anh một chén.
Cao Tiểu Sơn nâng chén rượu lên liền rót rượu vào.
Bàng Quyên Nhi nhìn Đồng Thiến Thiến một cái:
- Thiến Thiến, hay là cô ra câu đi.
Tôi thật sự không dám ra câu gì nữa rồi.
Cứ như là tôi cũng xấu như vậy ấy.
Đồng Thiến Thiến bật cười.
- Là Đường Sinh cố ý làm lệch lạc đi ý nghĩa.
Chỉ sợ nói câu gì ra cũng bị anh ta bóp méo cho xấu xa đi mất thôi...
Đỗ Lâm Lâm lại nói:
-Cũng không hẳn.
Tôi ra một câu, để xem anh ta vặn vẹo nó thế nào: ”Nga nga nga, khúc hạng hướng thiên ca” (Kìa con ngỗng, con ngỗng, nghểnh cổ nhìn trời cao).
Tiếp đi!
-Tôi, tôi tiếp.
Câu này thì tôi biết.
Cao Giả Sơn vội giơ tay lên.
-Bạch phù lục thủy, hồng chưởng bạt thanh ba.( Lông trắng phơi dòng biếc
Chân hồng bơi sóng xanh.)
Thật ra Đỗ Lâm Lâm cố ý ra một câu đơn giản để bọn họ không vặn vẹo được.
Vậy anh giải thích đi.
Đường Sinh cũng vỗ tay cười nói:
-Tiểu đoàn trưởng Cao, không dễ đâu.
Còn nữa, anh có thể nhớ được câu thơ thật là cũng đặc biệt đấy.
-Cái gì? Tôi đây “tài cao chín đấu” cơ mà? Nghe tôi giải thích ý của câu thơ này đây.
“Nga” là gì? Ở đây, nó không chỉ là một con ngỗng.
Nhà thơ dùng một loài vật để ẩn ý cách nói của mình.
Gọi là “Nga” (鹅), chiết tự chữ Hán ra thì chính là “Tôi” (我)và “Chim” (鸟).
Nói tới đây, ba mỹ nữ cùng sụp đổ.
Một Cao tiểu đoàn trưởng như thế mà lại chả có văn hóa gì cả.
Sự rèn luyện của anh ta thật là...
-Ngã điểu ngã điểu ngã điểu, khúc hạng hướng thiên ca.
Câu này là gì? Không cần tôi phải giải thích chứ? Vừa ngủ dậy mà, “nó” hướng lên trời rồi!
- Đi chết đi!
Bàng Quyên Nhi đẩy mạnh anh ta một cái.
- Chết đi, cái đồ Tiểu đoàn trưởng lưu manh.
Bên này ba người kia cười nghiêng ngả.
- Tiểu đoàn trưởng à, tôi khâm phục anh như sóng cuộn Trường Giang không ngừng vậy.
Anh mới thật sự là, mẹ kiếp, có tài mà! Ha ha…
Bên này Quyên Nhi và Cao Tiểu Sơn ầm ĩ với nhau.
Bọn họ còn chưa thật sự nhận ra cục diện ngày hôm nay quá là vui sướng.
- Được rồi, được rồi.
Lần này để tôi ra.
Để Đường Sinh đối là được rồi.
“Đãi đáo thu lai cửu nguyệt bát, ngã hoa khai hậu bạch hoa sát” (Đợi đến tháng chin mùa thu, hoa nở rồi tàn)
Đường Sinh nhíu mày một chút rồi cũng không do dự liền nói:
- Xung thiên hương trận thấu Trường An, mãn thành tẫn đái hoàng kim giáp (Hương bay thấu trời, bày trận đến tận Trường An, khắp thành đầy đất là áo giáp vàng).
Hắn tiếp xong câu đó liền cười gượng.
- Thế nào đây? Bài này chắc không cần phải giải thích chứ? Giải thích xong tôi sợ cô Thiến sẽ giết tôi mất.
- Như thế không được.
Phải giải thích.
Cao Giả Sơn có ý tạo không khí.
- Dù sao thì hôm nay là hội uống rượu nói chuyện tình dục, không kiêng kỵ gì cả.
Nói đi.
Nói đi á, chúng tôi còn phải sợ Cao Tiểu Sơn anh sao? Các cô đây cái gì còn chưa từng nhìn thấy chứ?
Bàng Quyên Nghi cảm giác không khí rất vui.
Đường Sinh nhìn Đồng Thiến Thiến.
Cô ta cũng gật đầu:
- Thô tục thì thô tục đi.
Dù sao hôm nay cũng đã theo hai tên xấu xa mua vui linh tinh rồi.
- Khụ.
Được rồi, hai câu đầu mà cô Thiến nói biểu đạt một ý hơi mờ ảo, một đóa hoa nở rồi lại tàn, tháng chín, chính là hoa cúc!
Cao Giả Sơn phun ra trước, hoa cúc (1) á? Ba cô gái liền trợn mắt.
Trong đôi mắt vừa có ý xấu hổ vừa có ý cười vừa có ý quở trách.
-Sau khi hoa của tôi nở, chắc chắn bị huỷ diệt là một cách nói có ẩn ý.
Một khi “nó” mở rộng thì rõ ràng cả đoá hoa sẽ bị “xâm nhập” hoàn toàn.
Mấy chữ cuối của câu thứ ba rất có ý vị sâu xa, mọi người nghĩ xem, cánh hoa cúc bay bốn hướng thì hương của nó chẳng phải đến tận Trường An? Vì thế toàn bộ người dân của thành đều phải chịu khổ rồi.
Câu sau thì quá độc, cũng thật là quá kinh tởm.
Vàng là gì thì thôi, tôi chẳng cần nói nữa.
Đúng vậy, không thể nói nữa.
Hoa cúc tàn rồi, bên trong có thể có gì đây? “Khắp thành đầy đất là áo giáp vàng”.
Chết mất thôi.
Thật là một câu độc!
Không chỉ Cao Tiểu Sơn mà ngay cả ba mỹ nữ cũng sẽ nghĩ được cái thứ ghê tởm mà Đường Sinh giải thích kia là gì rồi.
- ôi, tôi còn ngán phát nôn.
Đồng Thiến Thiến thật sự sụp đổ.
- Anh đã bóp méo thơ của bao nhiêu nhà thơ rồi?
Đường Sinh cười gượng nói:
-Tôi đâu có.
ý như thế mà.
Có lúc tùy vào sự lý giải của mọi người.
Thực ra thi nhân xưa đều tự xưng là phong lưu.
Khi họ làm thơ, ai dám chắc là ý không phải là như vậy không? Thời xưa, người làm thơ phú đều thích nói đến những chuyện hoan lạc, vui vẻ.
Câu nói nổi tiếng của Đỗ Mục đã tổng kết lại thành tích mấy năm nay của ông ta: “Thập niên nhất giác Dương Châu mộng, doanh đắc thanh lâu bạc hạnh danh” (Mười năm chợt tỉnh một giấc mộng Dương Châu, lại được mang lấy tiếng bạc tình ở chốn thanh lâu)
Hơn nữa, ông Đỗ còn là người sớm dùng xe làm chỗ để “yêu” như thời hiện đại.
Có thơ làm chứng đấy: Đình xa tọa ái phong lâm vãn.
Sương diệp hồng ư nhị nguyệt hoa (Dừng xe, lặng ngắm đồi phong
Thấm sương lá tựa hoa hồng tháng hai) (2).
Không oan cho ông ta đấy chứ?
Phù.
Cái gì chứ? Lão Đỗ thật là đáng thương.
Sao lại thành người có xe có lắp giảm xóc chống rung cơ chứ? Cao Tiểu Sơn lại vỗ tay cười lớn.
- Đúng vậy!
-Anh đừng có phân tích linh tinh.
Học hành không ra sao, làm mất cả sự trong sáng tinh túy của văn minh Trung Quốc nữa.
Cô Đồng trách móc hắn.
-Cái đó, tôi thực sự không phân tích linh tinh.
Ví dụ như tiên thơ Lý Bạch: “Lúc tỉnh cùng nhau vui, Say rồi đều phân tán.” Câu này có thể không khiến người ta hiểu sai sao? Người hiện đại bây giờ cũng không phải là ngốc hết.
Ai nấy đều có năng lực hơn nhiều so với các nhà thơ năm xưa.
Đỗ Tử Mỹ nổi tiếng với câu: Hoa kính bất tằng duyên khách tảo.
Bồng môn kim thủy vị quân khai (Đường hoa khách viếng chưa kịp quét.
Cửa bồng nay mở đón người sang).
Cái này đều bị người đời sau mượn để ví von.
Lại còn Lão Bạch nữa.
Nhật xuất giang hoa hồng thắng hoả (Nắng lên hoa sóng hồng tợ lửa) (3).
Câu này nữa, có thấy độc không cơ chứ? Nước thôi thì không được, cứ phải thấy máu mới được, hồng không tợ lửa thì không được...
ôi, cái đứa nhỏ này không cứu vãn được nữa rồi.
Đồng Thiến Thiến giơ tay lên đập vào đầu Đường Sinh một cái:
-Anh coi như xấu xa đến tận xương tuỷ rồi.
Bọn họ tất cả đều cười.
Nhưng đúng là rất phục tài văn chương của Đường Sinh.
ít nhất thì bọn họ cũng chưa từng nghĩ ra được những ý nghĩ hài hước như thế.
Đúng vậy.
Cái này đều là suy nghĩ của những kẻ xấu xa.
Còn những người bình thường thuần khiết thì sẽ không bao giờ nghĩ ra được những ý nghĩ như thế.
Đường Sinh lại nói:
-Có một số câu tôi cũng rất thích.
Sẽ không vặn vẹo ý của nó nữa đâu.
Ví dụ như: “ý tự si, tâm như túy, tạc tiêu kim nhật, thanh giảm liễu tiểu man yêu”.
ý như si, lòng như say, từ đêm qua đến hôm nay, eo theo càng thêm hao gầy, câu này biết bao nhiêu là ý tương tư.…Rượu ấm mà dịu, lung linh như nước, phân nửa là nước mắt tương tư rồi.
Vả lại, chưa uống mà đã say, trong mắt ứa máu, trong lòng biến thành tro…Sớm mai lên, ai còn đẫm hương rượu hoà sương mai, hay là lệ khóc người đi xa.
Lệ rơi xuống chín khúc sông Hoàng Hà, hận lòng nặng hơn ba ngọn núi lớn.
Vòng eo mảnh mai phô bày, mời gọi, kẻ đa tình khai mở cánh mẫu đơn.
ôi, lại nói sang chuyện dâm dục rồi?
(1) Cúc hoa, hoa cúc có một nghĩa ngầm là “hậu môn”!
(2) Bài “Sơn hành” của Đỗ Mục:
Viễn thượng hàn sơn thạch kính tà
Bạch vân sinh xứ hữu nhân gia
Đình xa tọa ái phong lâm vãn
Sương diệp hồng ư nhị nguyệt hoa
Dịch nghĩa :
Lên ngọn núi , đường đá chênh vênh
Giữa nơi lửng lơ mây trắng có nhà người ở
Dừng xe vì yêu cảnh rừng phong buổi chiều
Lá gặp sương thu, màu đỏ hơn cả hoa tháng hai.
Ở đây, Đường Sinh xuyên tạc ý hai chữ “toạ ái” của Đỗ Mục thành…yêu trong xe!
(3) Bài Ức Giang Nam kỳ 1 của Bạch Cư Dị:
江南好,
風景舊曾諳。
日出江花紅勝火,
春來江水綠如藍,
能不憶江南。
Giang Nam hảo,
Phong cảnh cựu tằng am.
Nhật xuất giang hoa hồng thắng hoả,
Xuân lai giang thuỷ lục như lam,
Năng bất ức Giang Nam.
Dịch:
Giang Nam đẹp
Phong cảnh vốn thật quen.
Nắng lên hoa sóng hồng tợ lửa,
Xuân về sông nước lặng xanh trong,
Chẳng nhớ Giang Nam sao?
(Thiên Thanh dịch)