Cuộc Đời Học Sinh


– Ơ… mình đừng đây đợi xe được rồi.

– Vẫn là giọng nói lơ lớ nhưng pha một chút mệt mỏi.

– Giờ này đón xe taxi không được đâu, với lại trời nắng thế này dễ bị bệnh lắm!

Lưỡng lự một hồi nhỏ cũng ôm cặp leo lên xe ngồi, miệng thoáng mỉm cười làm tôi chợt thấy lòng xao xuyến lạ.

Nhưng vì còn cay cú cái vụ bữa trước nên tôi còn kiềm chế được mà không chìa cái mặt dại gái ra.
Đang bon bon trên đường tôi đánh bạo hỏi:
– Bạn còn nhớ mình không?

– Hờ… bạn là người hôm qua đá vào đầu mình phải không nhỉ?

“Chậc! Sao không nói tôi là người hôm qua bị cô xô lộn cổ xuống ao chứ! ”

– Hôm qua về nhà mình suýt bị cảm lạnh đấy! – Tôi nhắc khéo.

– Cái đó coi như huề nha, bạn đá banh vào đầu mình đau lắm đó, không có mũ bảo hiểm thì chắc không gặp bạn ngày hôm nay rồi – Nhỏ cười lém lỉnh, tay giả bộ xoa xoa đâu làm tôi muốn bật cười thành tiếng, nguôi giận lúc nào không biết.

– Mình nhớ bạn còn chiếc xe đạp điện mà.

– Ừm… chiếc đó bị hư rùi, hôm qua vừa chạy về đến nhà là tắt luôn!

– Cũng tại mình mà chiếc xe bị hư nhỉ?

– Hì… Không sao đâu, đã nói là huề rồi mà!

– Vậy bạn đã đem đi sửa chưa?

– Đã đem đi sửa rồi, khoảng ngày mốt mới lấy được.

Vừa lúc đó trong đầu tôi lại nãy ra một ý nghĩ chết người:

– Vậy ngày mai bạn đi học bằng xe gì?

– Chắc là phải đón taxi như hôm nay thôi, đi xe bus đông người khó chịu lắm.

– Vậy để mai mình chở bạn đi học ha? – Tôi tự tin chốt đáp án.

– Thật không… Chỉ sợ bạn phiền…

– Hì không sao, dù gì cũng vì mình mà xe bạn hư mà, để mình chở bạn tới khi xe sửa xong nhé!

– Ừa… vậy mình cảm ơn trước nha!

Thoáng chốc cũng đã tới nhà nhỏ, nhìn cái cổng cao lêu nghêu mà tôi đâm rùng mình huống hồ chi căn nhà 3 tầng to đồ sộ bên trong nhìn trố cả mắt.

Lúc đầu nhìn nhỏ tôi cũng đoán ra vài phần ai ngờ hơn cả sức tưởng tượng.


– … ọc… ọc… ọc… – vừa định đi thì cái bụng phản chủ lại réo lên đòi quyền được ăn làm tôi ngượng muốn chín mặt trước em nó.

– Hì, Cho bạn nè! – Nhỏ rút trong cặp ra một chiếc hộp bên trong có chứa một mẫu bánh kem.

– Đây là…

– Là bánh gato mình làm để ăn sáng đó, bạn mang dọc đường ăn cho vững bụng.

– Ơ… thế ngại quá…

– Có gì đâu, coi như mình cảm ơn bạn đã chở mình về nhà vậy!

Cầm chiếc banh trên tay, tôi cắn thử một miếng thì… chao ôi! Ngon ngất ngây con gà tây, hết sẩy con bà bảy, bá cháy con bò chét luôn, nhất là cái vị sô cô la đắng đắng bùi bùi hết chỗ chê, ôi sao có loại bánh ngon thế này nhỉ.

Thấy tôi đang thẫn thờ cầm mẫu bánh, nhỏ dò hỏi:

– Sao vậy, có ngon không?

– Tuyệt cú mèo luôn!

– Hi! Merci beaucoup…

– Hả… Mẹt gì, cu gì?

– Hì quên… lâu lâu lại nhầm sang tiếng pháp, ý mình là cảm ơn bạn rất nhiều!

– Ờ thì ra bạn là người Pháp à?

– Ừm… lai Pháp thôi, mẹ mình là người Pháp mà!

– À… thôi mình về nhá, mai mình đến đón!

– Ừa… tạm biệt.

Đoạn rồi nhỏ chuẩn bị đóng cổng, tôi gọi với.

– À quên mất, bạn tên gì?

– Mình là Lanna Dương, nhưng gọi mình là Lan được rồi, còn bạn?

– Mình là Trần Đại Phong, cứ gọi mình là Phong!

– Ừ thôi Phong về cẩn thẩn nha, mai gặp!

– Ừ tạm biệt mai gặp!

Tôi khẽ mỉm cười với Lan rồi chạy đi trong 1 tâm trạng hớn hở lạ lùng, nàng chẳng những xinh đẹp, quyến rũ mà cả tên cũng đẹp nữa làm tôi cứ mê mẩn tâm hồn.


Lúc đó tôi luôn nghĩ mình sẽ có một tương lai sáng lạng nhưng nào biết những rắc rối, mâu thuẫn, máu và cả nước mắt cũng bắt đầu từ đây.

Sáng hôm sau tôi dậy thật sớm, áo quần tươm tất, chỉnh tề rồi rồi phóc lên chiếc xe đạp thẳng đến nhà Lan, sỡ dĩ tôi phải đi sớm là vì nhà Lan nằm trên đường Nguyễn Hữu Thọ rất hay kẹt xe vào buổi sáng nếu không đi sớm phần là vì háo hức quá không ngủ được, lần đầu tiên chở con gái mà.

Vừa đến nhà Lan tôi chợt khựng lại, “Chà hôm qua không dặn Lan đợi trước ở ngoài, giờ bấm chuông lỡ gặp cha hay mẹ Lan thì ngại chết, không biết giải thích sao luôn! ” Chả lẽ:

“ – Con tìm ai đấy?

– Dạ con tìm bạn Lanna ạ, hôm nay con chở bạn ấy đi học.

– Tụi con gặp nhau lâu chưa?

– Dạ mới hôm qua ạ?

– Mới hôm qua mà chở bạn đi học rồi à?

– … ”

Thế mới chết ấy chứ, mới quen hôm qua mà đòi chở người ta đi học rồi, không bị hiểu nhầm mới lạ.

Suy nghĩ một hồi tôi cũng đánh bạo nhấn chuông:

– … kính… koong…

– Phong chờ một tí nhé, ra ngay đây!

Ối! Tiên sư, cha mẹ ơi hết cả hồn vía! Tôi giật mình mém quăng luôn chiếc xe vì cái chuông cổng nhà Lan.

Thì ra Lan từ trong nhà nói với tôi qua chuông cổng, có thiết bị truyền âm.

Cơ mà làm sao Lan biết tôi bấm chuông nhỉ, có cài thám tử theo dõi mình hay gì đây mà.

Ngay lập tức tôi nhận được câu trả lời ngay, đó là chiếc camera gần chuông cổng, như thế ai bấm chuông người trong nhà đều biết, đúng là hiện đại thật.

Ấy thế mà sau này vì cái chuông đó mà tôi phải lao đao đủ chuyện đấy, thật!

Gần mười phút sau Lan từ trong nhà bước ra với bộ áo dài trắng tinh khôi ôm sát những đường cong tuyệt mỹ làm tôi cứ đứng ngây ra như tượng.

Lan mỉm cười rồi quơ tay qua lại trước mặt tôi chọc ghẹo.

– Nè! Hoàng hồn lại chưa? Nhìn hoài người ta ngại đó.

– Ớ… Xin lỗi tại lần đầu đầu thấy Lan mặc áo dài!

– Hì! Thế mà mình cứ tưởng sẽ bị chê thôi, từ đó đến giờ chưa mặc lần nào mà!


– Không… Sao lại chê được, đẹp thế mà!

– Thật hở? – Nàng tròn mắt.

– Thật một trăm phần công lực luôn!

– Hì! Đi thôi! Kẻo trễ đó!

Hai đứa cười đùa vui vẻ suốt đoạn đường đến trường làm mấy đứa xung quanh cứ nhìn chằm chằm.

Vào đến bãi giữ xe cứ tưởng nàng vào lớp trước ai ngờ cũng đợi tôi lên cùng làm đám học sinh trong trường cứ nhốn nháo cả lên, thế là tôi được dịp trổ tài nghe lén của mình:

– Ùi! Nhìn thằng đó kìa, đĩa đeo chân hạc mày ạ!

– Không phải đâu mày ơi, chắc osin của ẻm đó.

– Ừ! Xinh thế mà, có cả khối thằng tình nguyện làm osin đấy chứ!

Tôi nghe mà máu nóng chạy rần rần khắp người.

“Hừ, bố đây đang đi với người đẹp nến bố không chấp nhé, không là bố vả cho vẹo hàm rồi! ”

Ấy thế mà chả hiểu sao Lan cứ mỉm cười mãi, dường như với nàng nụ cười là tôn chỉ sống vậy, rất hiếm khi thấy nàng buồn, chỉ duy nhất cái bữa đón xe là thấy có chút buồn buồn thôi, còn lại thì lúc nào cũng thấy khuôn mặt xin tươi rạng rỡ của nàng cả.

– Chà chà chà! Lại đây chú bảo tý nào! – Thằng Toàn vuốt cằm nhìn tôi cười đểu khi tôi vào chỗ ngồi.

– Gì thế mày, lại xỉa xói gì nữa đấy?

– Đào hoa ghê nhỉ, hôm qua là em Mai, hôm nay là em Lanna, toàn hot girl!

– Ẹc mày đừng nghĩ bậy, chỉ là tình cờ gặp thôi!

– Hời sao cũng được, một lời khuyên chân thành từ bạn bè nhá, đừng có dính dáng đến nhiều đứa con gái!

– Ơ… mày nói sao, tao không hiểu?
– Thôi mày tự trải qua đi rồi biết, chẳng tốt lành gì đâu, trừ khi mày là thằng sáng suốt nếu không thì có mà ở giá con ạ!

Tôi lúc đó còn quá non nớt để hiểu được những lời nói của nó.

Mãi cho đến khi ra trường, tôi mới hiểu hết được hoàn toàn lời nói ấy, quả thật là nó già hơn tôi mấy tuổi về khoảng này, chả biết nó ở Đà Lạt làm cái quái gì mà khi chuyển về cứ như là ông cụ non vậy…
Nhắc đến nhỏ Phương là trong đầu tôi lại hiện lên những hình ảnh kỳ bí, khác người.

Bởi lẽ nhỏ này có giống người bao giờ đâu, nhất là cái ánh mắt xa xăm ấy ai nhìn vào cũng phát hoảng.

Thế nên tôi nhất định sẽ tìm hiểu cho bằng được.
Như thường ngày, nhỏ Phương vào lớp với cuốn sách cầm trên tay, mắt thì cứ nhìn vô hồn vào cuốn sách.

Vừa lúc đó, tôi chợt nghĩ ra một sáng kiến chết người.

Đang mãi mê đọc sách, nhỏ đâm sầm vào vật cản phía trước làm mất đà ôm luôn vật cản đó, loạng choạng ngước lên nhìn thì vật cản đó chính là tôi.

Nhỏ đỏ mặt cau mày rồi đi hướng khác, tôi nhanh chân chặn lại, nhỏ đi về hướng cũ tôi cũng chạy lại chặn tất, nói chung là nhỏ đi hướng nào tôi chặn hướng đó, yếu thế nhỏ trừng mắt nhìn tôi.

– Nè, muốn gì thì mở miệng ra nói! Im re thế sao mình biết được! – Tôi làm mặt đểu giễu cợt.

Nhỏ vẫn không nói gì, định bụng mở miệng ra chọc nhỏ câu nữa thì bị nhỏ dẫm một phát đau điếng vào chân làm tôi nhảy dựng, la oai oái lên.


Thằng Toàn với thằng Khanh thì được dịp ôm bụng cười sảng khoái:

– Tức cười quá há há, hoa hồng có gai mày ơi!

– Chưa kết thúc đâu, chờ đấy!

Nhỏ vừa về chỗ ngồi tôi cũng ngồi theo, tôi nhìn nhỏ cười một nụ cười mà sau này nhỏ cho biết là gian vô đối.

Nhỏ quay sang hướng khác, tôi cũng lết theo, tìm mọi cách phá cho nhỏ không yên, rồi thế nào cũng mở miệng thôi.

Cơ mà tức nước vỡ bờ các bạn ạ, cơn tức tối lên đến đỉnh điểm, nhỏ gấp cuốn sách lại nghe cái “ầm”, tiện tay quẳng luôn vào mặt tôi nghe cái “bốp”, may mà tôi phản xạ kịp, lấy tay che mặt ngay nên chỉ đau ở tay nhưng được thế tôi ăn vạ luôn, mở miệng kêu oai oái rồi giả vờ bị gãy mũi làm nhỏ hoảng hốt mà gỡ tay tôi ra xem vết thương.

Tôi thì dại gì để nhỏ lật tẩy sớm, nhỏ vừa đụng vào tôi càng là thảm thiết hơn làm nhỏ mếu máo như sắp khóc tới nơi.

Thấy thế tôi càng lấn tới ôm mặt dùi đầu vào vai nhỏ mà khóc rầm lên, rồi tôi cúi xuống nháy mắt với tụi thằng Toàn làm tụi nó cứ ôm bụng cười lăn lóc, trong khi nhỏ chỉ biết hoảng hốt ngồi ngây ra như tượng.

– Thằng Phong nó bị gãy mũi rồi, bạn làm gì cho nó giảm đau đi! – Thằng Toàn hùa theo ác ôn.

Tôi vừa ôm mặt ăn vạ vừa đắc ý, thế nào nhỏ cũng mở miệng thôi.

Nhưng đột nhiên nhỏ ôm chằm tôi vào lòng, tay vỗ lưng tôi nhè nhẹ như dỗ dành làm mấy đứa trong lớp cứ trố mắt ra mà há hốc mồm kinh ngạc, có đứa không tin vào mắt nhìn mà dụi đi dụi lại mấy lần.

“Ức… nhỏ đang ôm mình vào lòng mà dỗ dành kìa! Có thật không đây? ”

Cơ mà tôi cảm thấy ấm áp vô cùng, người nhỏ như có cái gì đó làm tôi cảm thấy rất bình yên đến nổi tôi quên mất việc mình đang ăn vạ mà để cho nhỏ xem luôn “vết thương” mà tôi đang che giấu và hậu quả là.

– … bốp… – nhỏ cho tôi ăn luôn nguyên cái cặp vào mặt rồi chạy ra khỏi lớp vai rung rung.

– Chết mày rồi con ơi! Bỏ cái tật giỡn nhay nhe! – Thằng Toàn lại bơm đểu thêm.

– Phải đó, nó hiền vậy mà mày giỡn dai quá.

– Thằng Khanh bơm hùa theo.

Sặc, mấy thằng nay lúc trước còn hùa theo tôi mà chọc con nhỏ ấy thế mà lúc cháy nhà lòi có mặt chuột là tôi còn hai tụi nó làm dân chữa cháy từ hồi nào rồi, khổ thân tôi phải chịu những lời dèm pha của lớp:

– Ghê! Con người ta hiền mà cứ chọc ghẹo, đúng là…

– Thấy hiền là cứ ăn hiếp nó… bla… bla… bla.

Mai và Lan chỉ biết nhìn tôi rồi lắc đầu cứ như mấy ông bác sĩ thông báo cơn nguy kịch của bệnh nhân vậy, nhìn mà thảm làm sao.

Quả thật tôi cũng cảm thấy mình giỡn hơi quá nên vội chạy ra khỏi lớp tìm nhỏ.

Tìm khắp hành lang lầu ba chẳng thấy nhỏ đâu, cố gắng tìm thêm lầu một và lầu hai nữa cũng chẳng thấy nhỏ tôi bắt đầu đâm hoảng.

Chợt trong đầu tôi hiện ra một nơi đó là tầng thượng.

Phải, tầng thượng là nơi ít học sinh lui tới bởi vì trên đó cũng chẳng có gì vui ngoài một bộ bàn ghế ai đó đặt sẵn để thư giãn nhưng tôi tin chắc không có ai rảnh mà lên ngồi một mình trên đó đâu.

Nghĩ rồi tôi chạy thục mạng lên sân trường, lên đến nơi tôi mừng thầm vì nghe tiếng nhỏ trên này, nhưng lại thấy lo lo vì là tiếng khóc của nhỏ, nhỏ đang đứng cạnh lan can khóc thút thít làm tôi chợt thấy tội lỗi vô cùng.

Tôi bước chầm chậm lại gần nhỏ, thấy tôi nhỏ toan chạy đi nhưng tôi đã kịp nắm tay nhỏ ghì lại.

Nhỏ trừng mắt nhìn tôi đầy giận dữ tưởng như muốn tóe lửa đến nơi.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận