Cuộc Sống Của Hai Người Ở Trong Rừng


*Giống bánh ít trần viên tròn.Thời tiết càng ngày càng nóng, ngoại trừ côn trùng chỉ ăn thực vật, trong rừng dần dần có muỗi hút máu.Đáng ghét nhất là loại côn trùng đen nhỏ này mỗi con chỉ nhỏ như hạt vừng, nhưng chúng di chuyển theo đàn, khi ngửi thấy có mùi máu, chúng sẽ bay qua như từng đám mây đen.Khi giăng lưới trên sông, lũ côn trùng nhỏ này không biết từ đâu bay tới, vây quanh, vồ vào những con cá đang vùng vẫy trên thuyền, cá bị lưới cào rách vảy, những con côn trùng nhỏ này liền bu lại hút máu, không đuổi đi được.Những con không thể chen vào hút máu tươi và vết thương thì bay đến chỗ của Hà Điền và Dịch Huyền thành một bầy, dù họ có đeo găng tay hay quấn khăn vải lên mặt và cổ, chỉ để lộ ra mắt và lỗ mũi thì chúng cũng không hề bỏ qua, chui luôn vào mắt và mũi.Điều này thật sự rất kinh tởm.Đeo mặt nạ bảo vệ mắt làm bằng tre cũng không hữu ích gì.Khi nhiều muỗi bay đến, chúng bu đầy trên mặt kính, che khuất tầm nhìn.Đem cá về nhà, lũ côn trùng này cũng theo đó mà tụ tập ngày càng nhiều.

Gạo và Lúa Mì cũng bị ảnh hưởng.Đặc biệt là Gạo.Nó không thể được vào nhà như Lúa Mì.

Dù kiếm ăn trong rừng hay trốn trong chuồng, mấy con muỗi cũng không chịu buông tha.Vào mùa này, không được có vũng nước nhỏ trước nhà, cũng không được đọng nước trên đất trồng, phải úp thùng, chậu khi dùng xong lại, lá rụng của cây lá rộng phải được quét kịp thời, chất thành đống, đặt ở nơi có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sau đó dùng mành cỏ che lại, nếu không, chỉ cần có một chút nước cỡ bằng móng tay thôi là muỗi cũng sẽ có thể đẻ trứng vào đó, sau vài ngày những con muỗi mới sẽ bay ra.Nhưng con người không bất lực với loài muỗi này.Hà Điền gom rất nhiều ngải cứu và hoa cúc dại về, mùi thơm của những loại cây này là khắc tinh của muỗi.Ngải cứu và hoa cúc dại đều là những loại cây có sức sống rất mạnh, ở đâu cũng có thể thấy chúng, lúc sum suê nhất có thể mọc thành cây bụi cao đến thắt lưng.

Cắt ở phần sát gốc, hơn mười ngày sau chúng lại cao bằng với chiều cao như trước.Cắt những cây ngải cứu và hoa cúc dại tươi tốt nhất, buộc thành chùm nhỏ, treo lên giá phơi khô, chất đá hoặc gạch thành vòng tròn trên mặt đất, đặt ngải cứu vào rồi đốt lên, sau đó dập lửa, để cho nó bén từ từ, tỏa ra làn khói trắng xóa có mùi thuốc nồng nặc, muỗi nghe được sẽ bay đi nơi khác.Số lá ngải cứu khô còn lại được Hà Điền treo bên cạnh cửa ra vào và cửa sổ, treo từ trên xuống dưới, trong chuồng của Gạo, nhà vệ sinh, chỗ nào cũng treo hết.Ngoài việc hun muỗi, Hà Điền còn làm một loại thuốc mỡ đặc biệt dành cho Gạo và Lúa Mì, bôi lên mặt, tay chân và những vùng ít lông của chúng.Thuốc mỡ này đã được cô chuẩn bị hồi lúc đầu xuân.Dùng dao cắt hình chữ nhật trên thân cây bạch dương, cạy bỏ lớp vỏ mỏng rồi đem phơi khô.

Bây giờ đem chúng cùng với ngải cứu khô, lá cúc dại, lá và rễ cây bồn bồn đặt trên một cái mâm nhỏ, chất thành một đống nhỏ hình nón, trông giống như một cái lều nhỏ.

Châm lửa ở chính giữa cái lều nhỏ đó, sau khi đốt lên sẽ dần lan ra, hơi nóng sẽ làm cho tinh chất trong cành cây, lá khô và vỏ cây bay ra.Sau đó cô lại úp một cái nồi sắt đã bỏ đi lên trên “cái lều nhỏ” này, khói bay ra sẽ hun thành một loại khói nhơn nhớt dính vào nồi.

Vài tiếng sau, lật nồi lại, cạo sạch khói dầu bám trên đó và trộn với mỡ làm thành thuốc mỡ chống muỗi.Dịch Huyền kiên quyết cho rằng loại thuốc mỡ này chỉ dùng cho động vật.Mỡ mà Hà Điền dùng là mỡ cá và mỡ gà, cô bôi quanh mắt và tai của Gạo, trên đuôi và cả trên bụng cũng bôi.Thuốc mỡ rất hiệu quả, Gạo cũng khá ưng ý, nhưng ngay khi Dịch Huyền đến gần, anh lại bịt mũi tỏ vẻ ghét bỏ.Toàn bộ bụng của Lúa Mì cùng cái tai nhỏ đều dính đầy thuốc mỡ, Dịch Huyền ôm lấy nó vuốt ve, âu yếm thì thầm: “Cục cưng đáng thương, không sao cả, cho dù mày có thối hoắc anh vẫn thương mày.”Ngoài tác dụng xua đuổi côn trùng, ngải cứu còn có thể dùng làm thực phẩm.Chọn những búp lá non nhất trên đỉnh ngọn, ngắt xuống, rửa sạch rồi để ráo, cho vào cối xay tay cùng với hạt kê đã ngâm suốt bốn năm tiếng, xay thành hỗn hợp sền sệt rồi cho bốn lòng đỏ trứng gà vào, khuấy đều cho đến khi chuyển sang màu xanh xanh, lá và hạt kê nhuyễn đến mức không thể nhìn thấy được nữa thì đổ ra để riêng trong một cái chậu lớn.Cho lòng trắng của bốn quả trứng vào một cái chậu gốm nhỏ rồi dùng tay khuấy lên.Tuy rằng đã mất điện nhưng máy đánh trứng chưa bao giờ bị con người lãng quên.

Người ta nghĩ ra rất nhiều phương pháp để chế tạo ra nhiều loại máy đánh trứng thủ công, dùng để làm món ăn.Máy đánh trứng của nhà Hà Điền được làm bằng tre.Khoan một mắt trên ống tre, luồn tay cầm bằng tre vào, rồi khoan hai lỗ trên bề mặt khớp, sau đó lắp đầu trộn làm từ các nan tre mỏng vào, lắp thêm một bàn quay, chỉ cần điều khiển tay cầm thì đầu trộn sẽ bắt đầu chuyển động.

Sau khi quay trong hơn mười phút, lòng trắng trứng sẽ được đánh bông lên trông như đám mây, trắng noãn.Lúc này cho đường vào và tiếp tục khuấy cho đến khi lòng trắng trứng trở thành dạng bán đặc, nhấc máy đánh trứng ra thấy đặc quánh là đã xong.Đổ hỗn hợp ngải cứu đã chuẩn bị trước đó vào lòng trắng trứng, dùng muôi tre trộn đều lên, cho vào khuôn tròn bằng nhôm, nhẹ nhàng cầm hai bên mép khung gõ vài lần cho hết không khí bên trong là có thể đặt vào nồi hấp.Sau khi hấp 20 phút, nhấc nồi ra khỏi bếp, đừng vội mở nắp nồi mà nên để bánh nguội từ từ, nếu không, đột ngột bị nguội sẽ làm cho bánh bị xẹp, không những không đẹp mà còn mất đi hương vị xốp mềm.Bánh bông lan hạt kê và lá ngải cứu sau khi hấp chín chuyển sang màu xanh nhạt, nếu như muốn có màu xanh và trắng như đá cẩm thạch thì chỉ cần một chút thủ pháp khuấy khi đổ lòng trắng trứng vào là được, nói đơn giản hơn thì chính là không khuấy quá đều tay.Bánh hấp chín được cắt thành từng miếng hình tam giác, hai bên có nhiều lỗ xốp nhỏ, cắn một miếng là thấy mềm mịn, kê, trứng, ngải cứu và đường hòa quyện với nhau thành một mùi thơm rất lạ, có chút thanh mát, màu xanh nhạt cũng làm cho người ta cảm thấy vui mắt.Nếu muốn ngọt hơn, có thể cho thêm một muôi mật ong, hoặc đơn giản là múc một muôi mứt rồi cho vào dĩa, mứt quả đo đỏ và bánh hấp màu xanh nhạt tương phản rõ rệt, ăn cùng nhau thì càng tăng thêm độ ngọt.Tất nhiên, cách ăn này không phải là cách ăn ngải cứu truyền thống.Có hai phương pháp truyền thống, một là lá ngải cứu tươi nấu canh.Cho ngải cứu vào nước nóng, đun sôi rồi đổ trứng gà đã khuấy đều vào, khi đổ ra tô thì cho thêm một chút muối.Dịch Huyền không quen uống loại canh này, cũng không thích nó.

Anh nói thẳng, ăn cứ như là đang uống thuốc.Còn một cách nấu khác thì anh rất thích.Đó là làm thanh đoàn.Thanh đoàn được làm bằng bột gạo nếp.Lá ngải cứu chần qua nước sôi có thêm tro, sau khi nguội, dùng gạc lọc lấy nước, hoặc cho trực tiếp lá ngải cứu tươi vào hòa với nước, đun sôi rồi chắt lấy nước cốt.

Dùng nước cốt xanh đậm và bột gạo nếp này nhào thành bột, để một lúc cho bột nở rồi nhào thành dải dài, cắt thành từng miếng nhỏ, nặn rồi vo thành khối bột tròn nhỏ hơn lòng bàn tay một chút, đặt nhân đậu đỏ bên trong, sau khi hấp chín thì thành bánh thanh đoàn.Nước cốt lá ngải cứu và bột mì có màu xanh ngọc, nên bánh lá ngải cứu được gọi là thanh đoàn.Nếu thích mùi vị của lá ngải cứu, có thể thái nhỏ lá ngải cứu ra, cho một ít muối vào để khử chất chát rồi trộn trực tiếp với bột rồi nhào, có thể nhìn thấy lá trong bột, và bánh cũng có màu đậm hơn.Tuy nhiên, Hà Điền thích làm phức tạp hơn.Trứng vịt muối đã ngâm lúc trước giờ đã có thể ăn được.

Cô lấy một ít ra, bỏ bùn và lá thông đi, rửa sạch, nấu chín rồi lấy phần lòng đỏ trứng.Món trứng vịt muối này ngâm rất thành công, lòng đỏ từng quả béo ngậy, ăn có vị bùi bùi, bữa sáng ăn cùng với một chén cháo, ngon không tả nổi.Khi làm thanh đoàn, quết một lớp nhân đậu đỏ lên trên bột đã nặn dẹp, sau đó cho một lòng đỏ trứng vịt muối vào, gói lại như khi làm bánh bao, đặt phần đỉnh xuống dưới, ấn nhẹ là có thể cho vào nồi hấp.Dịch Huyền thích đồ ăn ngọt kết hợp với vị mặn, giống như món đùi vịt hầm hạt dẻ vậy.Loại bánh thanh đoàn nhân đậu lòng đỏ trứng muối này, anh có thể ăn liền ba bốn cái.Nếu không phải vì đã ăn tối, anh còn có thể ăn nhiều hơn nữa.Bánh bột nếp với lá ngải cứu dẻo thơm, nhân đậu đỏ được Hà Điền xào bằng mỡ heo rất ngọt, cộng với lòng đỏ trứng muối, cắn một miếng là đủ loại hương vị tụ lại trong miệng lưỡi, vừa ăn vào là khóe miệng cũng phải nhếch lên.Bánh thanh đoàn này ngoài nhân đậu và lòng đỏ trứng ra, Hà Điền còn làm nhân thịt.Nhân nhồi là thịt muối và đậu đũa đỏ.Cô dùng một miếng ức hươu đã ướp từ mùa đông năm ngoái, xắt thành từng miếng nhỏ cỡ đầu ngón tay rồi ngâm với đậu đũa đỏ qua đêm.Đậu đũa đỏ này được trồng từ năm trước, sau khi trồng đậu mới phát triển rất tốt, đợt xuân hè này có gạo và bột mì mới mua, cho nên bây giờ phải nghĩ cách dùng đến những loại hạt này.

Ví dụ như làm bánh gạo hấp lá ngải cứu.Ngâm trong chậu gốm qua đêm, đậu đũa đã nở ra hơn gấp đôi, và muối trong thịt cũng đã ngấm vào đậu đũa.Lúc này cho thêm một ít thịt tươi vào.

Tùy theo loại thịt mà họ săn được như gà gô hay thỏ rừng gì cũng được, đều thích hợp với loại thức ăn này.Thêm một ít hành tây vào phần nhân, trộn đều, sau khi làm xong thì đem hấp trên lửa lớn khoảng 20 đến 30 phút.Mùi vị của loại thanh đoàn này rất khác so với những loại khác, vỏ bột cũng rất dày, khi cắn vào sẽ thấy nước súp chảy ra, đậu đũa thấm một phần vị mặn của thịt, cắn vào vẫn còn sáp.

Thịt hoà quyện với mùi thơm của lá ngải cứu, mùi vị rất đặc trưng.Sau khi làm một lần, Dịch Huyền đề nghị hay là nên cho thêm một ít nấm hương vào nhân bánh, ừm, nghĩ lại thì, chẳng bằng dứt khoát làm bánh bao luôn?!Vì vậy, Hà Điền đã dùng nước cốt lá ngải cứu để nhào bột mì, bỏ phần đậu đũa ra khỏi nhân bánh, rồi hấp một xửng bánh bao nhân thịt gà gô và nấm hương màu xanh nhạt.Ngoài muỗi, mùa hè cũng có mưa.Sau khi quá trình đào ao bị gián đoạn bởi một cơn mưa, phải chờ cho đến khi nước tích tụ trong ao rút hết khô đi thì mới có thể bắt đầu làm lại.Sau trận mưa đầu tiên, Dịch Huyền chạy đi kiểm tra công trình và ngay lập tức quyết định đào kênh mương thoát nước trước.Thật không thể coi thường khả năng làm việc của anh, ao vẫn còn chưa hoàn toàn khô ráo, anh liền ném vài cành cây xuống, trải thêm nhiều lớp mành cỏ rồi nhảy xuống ao để đào lỗ thoát nước.Vài ngày sau, anh đã đào thành công một “đường hầm nhỏ” dưới đáy ao.

Đường hầm dài 3m này dẫn ra suối núi, bên trong luồng một cây tre to đã khoét rỗng, cuối cây tre làm một chốt mở để dẫn nước ra suối, chỉ cần tháo nút nhét quấn da thú này ra, nước trong ao sẽ chảy theo dòng suối xuống núi, vào sông, cuối cùng lao ra biển rộng.Hà Điền và Dịch Huyền lại bận rộn thêm vài ngày nữa, cuối cùng cũng làm cho ao nước trông giống với bản thiết kế, tiếp theo chỉ cần cho cá và tôm nhỏ vào, cấy một số cây thủy sinh, vậy là đã thành công rồi.Họ chèo thuyền, dùng lưới kéo ven các vùng đầm lầy, ao hồ và vực cạn, vớt được rất nhiều cá nhỏ mang về nhà, tạm giữ trong vại nước.Còn bây giờ, đã đến lúc cho nước vào ao.Ao được đào trên một sườn núi có độ nghiêng khoảng chục độ, một bên là rừng cây, một bên là con suối từ trên núi chảy xuống.

Cả đầu ra và đầu vào đều ở gần con suối, đầu ra ở góc dưới còn đầu vào thì ở góc cao hơn.Với kinh nghiệm làm đường dẫn nước trước đây, họ chặt một cây tre lớn và nhanh chóng làm kênh dẫn để dẫn nước từ suối trên núi vào ao.Con suối núi rộng ba bốn mét này chảy ào ào vô tận, sau cơn mưa, nước càng dữ dội, thậm chí có lúc đầy ắp, chảy dọc theo núi đến đất trồng của nhà Hà Điền, nhưng lúc bình thường, nếu muốn lấp đầy ao nước này, phải mất hai hoặc ba tiếng đồng hồ.Trong thời gian khởi công việc đào ao này, Dịch Huyền luôn thực hiện theo đúng kế hoạch mỗi ngày của mình, nếu ngày hôm trước gặp phải chướng ngại vật như đá lớn, rễ cây vùi lấp thì công việc sẽ bị đình trệ, nhưng ngày hôm sau anh sẽ làm việc chăm chỉ hơn, cố gắng muốn vượt qua cả tiến độ, thế nhưng lúc này đây, anh lại rất thảnh thơi, không lo lắng một chút nào, cười híp mắt nhìn nước chảy vào đáy ao biến nó thành một hố bùn, kéo Hà Điền đi thu thập thực vật thủy sinh.Ngược lại là Hà Điền, cô muốn canh ở bên cạnh ao không chịu đi, một mực muốn chờ xem thời điểm ao được đổ đầy.Cả hai đều không có kinh nghiệm trồng cây thủy sinh, nhà của Hà Điền cũng không có sách nào như vậy.

Vì vậy, công việc thu hái thực vật này càng giống như họ đang mang Lúa Mì đi chơi vậy.Ngoài các loại cây thủy sinh thông thường dưới nước, lục bình, bèo tây, Hà Điền cũng muốn xem trong ao gần nhà có củ sen không, nhưng tiếc là không có.Vì vậy, họ dùng túi lưới bắt vịt vớt một số thực vật phù du và thực vật thủy sinh, đào một số cây bồn bồn rồi trở về nhà.Vừa lên bờ, Hà Điền lo lắng chạy đến ao nước, thấy nước chỉ mới đầy được 80%.Nhưng Dịch Huyền cho rằng chừng này là đủ rồi.Mùa hè nhiều mưa, gặp trời mưa to thì còn phải xả nước, không thì ao sẽ đầy, nước chảy ra thì cá nhỏ, tôm tép, bèo cũng trôi theo hết còn gì?Nếu như vậy, họ còn cần phải lắp thêm bộ lọc vào đường thoát nước trong ao để tôm cá không chạy thoát khi xả nước.Nhưng nếu bộ lọc bị lá cây chặn lại, chẳng phải là cũng không thể thoát nước được sao?Hai người lại thảo luận về vấn đề này.Nói trong chốc lát, họ quyết định tạm thời gạt bỏ chuyện này sang một bên, cũng bỏ luôn việc trồng cây quanh ao.“Mấy ngày nữa đợi nước thích ứng rồi thì ném tôm và cá nhỏ vào.” Dịch Huyền kiêu ngạo ôm cánh tay, hào hứng ngắm nhìn ao nước đục ngầu bây giờ vẫn còn trơ trọi.Trong mắt anh, khung cảnh của ao bùn này không phải như vậy, mà phải là: Một bên có bóng cây cao đổ xuống, một bên có vài tảng đá to chồng chất để ngồi thưởng thức phong cảnh.

Con đường đi kéo dài từ một cây cầu tre nhỏ, cây cầu tre này vắt vẻo giữa dòng suối nước chảy róc rách.

Trên những gờ đá, những chỗ lõm của đá và những khe hở giữa các phiến đá phủ đầy rêu xanh.

Trung tâm của ao là một khối đá hoa cương cẩm thạch khổng lồ, bên trên phủ đầy rêu và địa y đã già đi theo thời gian, và cả một số loài thực vật dây leo nhỏ, chúng có thể nở ra những bông hoa nhỏ màu hồng tím lớn hơn hạt gạo một chút.

Những con cá bơi quanh khối đá, ba, năm con ngỗng trắng và vịt nước cũng thả trôi bên cạnh bờ ao.

Trong lòng ao là khóm sen hồng, duyên dáng uyển chuyển rung rinh theo làn gió…Sau đó…Anh quay đầu lại nhìn Hà Điền đang rửa tay bên suối, trong đầu hiện lên cảnh tượng cô ngồi cạnh mình bên ao..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui