Sáng sớm hôm sau, Hà Điền lấy một chồng bánh kếp khoai tây và bánh kếp củ cải mà cô đã chuẩn bị hôm qua lên đường.
Pate gan gà thì được đựng trong một cái hủ thủy tinh, khi ăn thì lấy ra phết lên bánh.
Món này ngon ngay cả khi ăn lạnh.Hà Điền dắt theo Gạo vào rừng.
Ngoài thức ăn, trong giỏ trên lưng Gạo còn có túi ngủ, than củi, đồ da lông để tránh rét,….Bãi săn của Hà Điền ở bên kia sông rộng khoảng mười km vuông.
Muốn kiểm tra và sửa chữa từng cái bẫy một, cần phải mất thời gian hai ngày.
Đêm nay cô sẽ ngủ lại trong một căn nhà nhỏ trong rừng.Không có chó săn, thợ săn không phải là thợ săn thực sự.Mùa thu năm ngoái, Hà Điền và bà của mình mang theo Lúa vào rừng đặt bẫy thì tình cờ gặp phải một con gấu.
Lúc đó, Hà Điền đang lấy nước ở một con suối nhỏ, sau khi nghe thấy tiếng kêu bất thường của Lúa, cô lập tức ném chiếc xô xuống và chạy trở về, nhưng đã quá muộn.Cô bắn hai phát vào con gấu, trúng mắt phải và chỗ gần tim của nó.
Con gấu hung dữ vậy mà còn chưa chịu ngã xuống, phát điên chạy về phía Hà Điền.
Hà Điền không có thời gian để nạp đầy đạn cho súng, chỉ có thể ném chiếc rìu treo ở thắt lưng về phía đầu của nó.Chiếc rìu bị ném vào đầu gấu, găm vào trong đầu của nó, nó đứng thẳng người rú lên đau đớn rồi xoay người bỏ chạy vào sâu trong rừng.Lúa và bà đã chết.Trước khi bà mất, điều mà bà nghĩ đến chính là, may mắn thay, bây giờ là mùa thu, thức ăn cho mùa đông đã được tích trữ.
Nếu là đầu xuân, Hà Điền phải làm sao bây giờ?Những lời cuối cùng của bà, chính là căn dặn Hà Điền, mùa đông nhớ đến rừng kiểm tra bẫy vài ngày một lần và thu thập lông của những con chồn bẫy được.Bắt chồn là một kỹ thuật chỉ có thể thành thạo sau nhiều năm luyện tập.
Hà Điền luôn cho rằng mình đã thành thục kỹ thuật này, mãi đến mùa đông năm ngoái cô mới biết, mình kém xa bà đến cỡ nào.Chồn là một loài động vật nhỏ rất tò mò, mà động vật có lòng hiếu kỳ mạnh thường không quá ngu ngốc.
Làm thế nào để làm bẫy và đặt bẫy mà có thể khiến cho những con chồn biết đến và kích thích lòng hiếu kỳ của chúng, khiến chúng muốn chạy đến xem thử, là cả một kỳ công.Bẫy mà bà cô thường làm nhất, là bẫy vòm thông.Kiểu đặt bẫy này là rắc rối nhất, nhưng nó cũng hiệu quả nhất.Vào đầu mùa xuân, trước tiên phải tìm những cây thông nhỏ thích hợp trong khu rừng có chồn qua lại, bắt buộc phải có hai cây, hai cây không được quá gần hoặc quá xa, khoảng cách từ một mét đến một mét ba, mét bốn là tốt nhất.
Thân cây hơi to hơn nắm tay một chút.
Điều quan trọng nhất là cây phải mọc thẳng.Chặt cây ở độ cao khoảng một hoặc hai mét so với mặt đất, khoét một rãnh ở chính giữa gốc cây, đặt hai thân cây vừa mới chặt vào giữa hai rãnh, dùng cành thông phủ lên trên.
Thân cây không được nhẹ quá, tốt nhất là dày ba ngón tay, thân cây dài hơn một thước thì nặng khoảng mười ký.Đến mùa đông, gốc cây và thân cây không còn mùi của cây mới chặt, màu sắc của mặt cắt bị rìu chặt không còn là màu vàng nhạt nữa, mà mọc lên rêu và cây địa y như những cây xung quanh, trở thành một màu xanh biết.Sau khi tuyết rơi dày, đặt một cái chêm và mồi vào giữa hai cành cây, chẳng hạn như một miếng thịt nhỏ, rồi dùng cành thông tươi rải lên, chồn nghe thấy mùi thơm sẽ bị cám dỗ tìm đến, nó trèo lên gốc cây và dựa vào những cành được nâng đỡ bởi chêm.
Đang đi giữa chừng, chuẩn bị đến miếng mồi, bỗng “Đùng” – cái chêm rơi xuống, thân cây nặng trĩu ngã xuống, đè chết con chồn đáng thương.Bộ lông chồn được đánh bắt theo cách này thường còn nguyên vẹn, giá trị cũng cao hơn.Một loại bẫy thường được sử dụng khác là loại được đặt trên mặt đất.
Loại bẫy này được chế tạo và đặt tương đối đơn giản, chỉ cần một hốc cây và một vòng kẹp sắt là được.
Đặt vòng kẹp sắt dưới hốc cây hoặc chòi nhỏ được dựng bằng cành cây, phủ lá rụng lên và đặt mồi vào giữa vòng kẹp.Nhưng có rất nhiều nhược điểm.Mồi đặt dưới đất rất dễ bị các động vật khác ăn mất.
Sóc, chuột, chó lửng, cáo, thỏ, chó săn… thậm chí cả tuần lộc và linh dương đầu bò cũng sẽ bị thu hút, chúng đều có thể chạm vào miếng mồi.Bẫy đã bắt được các con vật khác, cho đến khi thay đổi một miếng mồi mới, sẽ không thể bắt được chồn nữa.
Động vật lớn cũng có thể phá bẫy.
Thời gian quý giá trôi qua từng ngày, chồn không bắt được, bộ lông của sóc, cáo thì lại không đáng giá.Vì vậy, những người không thể làm bẫy vòm thông nghĩ đến một biện pháp – xây dựng một bệ gỗ nhỏ và đặt một cái bẫy trên đó.Mặc dù không có cách nào để ngăn sóc và chuột dẫm nhầm vào bẫy, nhưng ít nhất có thể tránh được những động vật lớn và động vật không thể trèo, nhảy lên cây.Bẫy vòm thông chỉ có thể bắt được những con chồn lớn hơn sóc và chuột, linh hoạt và leo cây giỏi như chúng.Sau khi đặt bẫy, nó có thể được sử dụng nhiều lần.
Nếu may mắn, cây chặt không bị khô và không phát triển quá cao, năm sau còn có thể tiếp tục sử dụng.Khu rừng mà Hà Điền muốn kiểm tra hôm nay cách ngôi nhà gỗ của cô khoảng mười bốn, mười lăm km.
Mặt trời vừa mọc là cô đã bắt đầu xuất phát, đi bộ trên con đường rừng ngoằn ngoèo mất hai ba tiếng đồng hồ mới thấy căn nhà nhỏ nghỉ ngơi đêm nay.Căn nhà nhỏ này cũng làm bằng gỗ, nhưng nó đơn giản hơn nhiều so với căn nhà gỗ mà cô dùng làm nhà của mình.
Trong nhà có một cái bếp bằng sắt, ống khói làm bằng sắt mỏng.Một căn nhà dùng để nghỉ ngơi tạm thời trong thời gian đi săn, bếp phải nóng lên càng sớm càng tốt, nên trong nhà không có ống khói làm bằng gạch.Mùa xuân năm nay Hà Điền đã sửa lại mái của căn nhà gỗ này, các kẽ hở của tường cũng được cô trát lại bằng bùn trộn với lông vũ và cỏ khô.Cô đi đến trước nhà gỗ, trước tiên buộc Gạo vào gốc cây trước nhà, bỏ cái giỏ xuống, rồi mở cửa nhà gỗ ra.Cửa ra vào và cửa sổ trong nhà đều đóng chặt, mấy hôm trước trời vừa mưa, không khí có hơi ẩm ướt.Căn nhà nhỏ này chỉ có một cửa sổ nhỏ ở phía có ánh nắng mặt trời chiếu vào.
Cửa sổ không có kính.
Khi không ở thì dùng một tấm ván gỗ che lên, khi ở thì đóng đinh bằng ván gỗ mỏng, giữa hai tấm gỗ có thể treo một tấm vải dầu màu trắng, ánh sáng có thể xuyên qua, còn có thể chắn gió.Sau khi mùa xuân đến, gấu ngủ đông thức dậy.
Những con gấu đói khát này sẽ không bỏ qua mọi cơ hội để tìm kiếm thức ăn.Chúng sẽ cố gắng ép cho cửa sổ lớn hơn một chút, chui vào, lục lọi, xé chiếc chăn bông thành từng mảnh và tàn phá mọi thứ trong ngôi nhà gỗ.Do đó, khi không sử dụng, các cửa sổ phải được bịt kín bằng ván gỗ.Hà Điền mở cửa ra vào và cửa sổ để thông gió, rồi cô ngồi xuống, ăn bữa trưa đã chuẩn bị hôm qua.Cô ăn một chiếc bánh kếp và uống một ít nước mang theo.Sau khi nghỉ ngơi, Hà Điền lấy cái thang ở đống củi dưới bức tường phía nam của ngôi nhà, đặt nó bên cạnh cái cây trước cửa.Có một chiếc rương nhỏ được đóng đinh vào thân cây này, bên trong là chăn bông và nệm lông hươu.Nếu đặt chăn bông trong nhà có cửa ra vào và cửa sổ đóng kín, sẽ thoát khỏi sự phá hoại của gấu đói, nhưng chắc chắn sẽ bị chuột gặm nhấm, hoặc bị ẩm mốc.
Cho chúng vào một cái rương nhỏ có thể che mưa và thoáng gió, treo lên cây cao, thân cây cách mặt đất hơn một mét phủ một lớp vỏ cây bạch dương mỏng, bôi mỡ cho thật nhẵn, động vật nhỏ như chuột và sóc không có nơi nào để đặt chân, ngăn chúng bò vào rương chứa và gây hư hỏng.Hà Điền lấy chăn bông và nệm lông hươu ra, treo lên một sợi dây giữa hai thân cây hong khô.
Sau cơn mưa đầu thu này, thời tiết càng bắt đầu lạnh hơn, có buổi trưa nhiệt độ chỉ còn mười bảy đến mười tám độ.
Lúc này nhân lúc ánh nắng vừa đủ, nhanh chóng đem chăn bông có hơi ẩm mốc ra phơi cho khô ráo, nếu không đêm nay cô sẽ phải co ro cuộn mình trong túi ngủ.Sau đó, Hà Điền đặt thức ăn trong giỏ vào rương đem đi cất.Những thợ săn kỳ cựu đều sẽ chuẩn bị thêm một vài nhà nghỉ săn bắn như vậy trong rừng, tích trữ lương thực, đạn dược và quần áo ấm cho những trường hợp khẩn cấp.Mùa đông năm ngoái, Hà Điền đã không chuẩn bị kịp thời cho tất cả năm nhà nghỉ săn bắn của cô, thành thử ra sau đó cô phải bỏ một trong những cái bẫy trong rừng.
Ngay cả khi cái bẫy ở đó có bắt được chồn, cô cũng không thể vào kịp để lấy lông.
Vào mùa đông, tuyết sẽ rơi liên tục, rất khó có thể đi lại ở nơi tuyết có thể dày lên đến một mét, hơn nữa lúc đó ánh sáng ban ngày cũng ngắn lại, mặt trời mọc lúc mười một giờ sáng, sau ba giờ thì trời đã tối.Vì thời gian có hạn, chỉ có thể đi liên tục từ nhà nghỉ săn bắn này đến một nhà nghỉ săn bắn khác.
Nếu mỗi căn có đủ lương thực và đạn dược thì ở trong căn đó một đêm, sáng hôm sau kiểm tra bẫy để thu mồi, đặt lại bẫy, ở trong căn đó thêm một đêm nữa, sáng hôm sau lên đường đi các căn khác.Nếu cứ liên tục như vậy, trong suốt mùa đông có thể sẽ bắt được thêm rất nhiều con mồi.Vụ thu hoạch bội thu nhất, Hà Điền và bà của mình đã săn được gần ba trăm con chồn trong một mùa đông.
Bà đã bán số lông chất lượng tốt nhất và sử dụng phần còn lại để làm cho Hà Điền một chiếc áo vest nhỏ và một chiếc mũ lưỡi trai.Mùa đông năm ngoái, Hà Điền chỉ bẫy được một trăm lẻ bốn con chồn.Năm nay không thể như vậy nữa.Cô mở giỏ và lấy ra một chiếc hộp gốm vuông, trên nắp có vài lỗ nhỏ, trong hộp đựng vài miếng thịt xông khói, và một chiếc hộp gỗ đựng một ít bột đậu nành xay, cơm rang với hạt yến mạch, cùng với một vài bó bún khoai tây.
Ngoài ra, còn có một hủ sành nhỏ, bên trong là củ cải khô ngâm chua.Củ cải là loại cây mà Hà Điền trồng rất giỏi.Giống như khoai tây, nó có thể được sử dụng như một loại rau hoặc một thực phẩm chính.Rửa sạch củ cải vừa nhổ, cắt luôn cả vỏ thành từng sợi mỏng bằng ngón tay út rồi đặt lên phên tre, phơi cho đến khi vỏ có lớp sương trắng mỏng là được, nếu quá khô sẽ làm cho củ cải mất hết nước, khi muối sẽ không ngon.Trộn đều củ cải khô với muối, đường, ớt tươi thái hạt lựu, mì chính khô, mỡ ngỗng rồi cho vào hủ sành đậy kín, đợi ba đến năm ngày là có thể ăn.Củ cải khô vừa làm, cắn vẫn còn nước ngọt tùy từng phần, củ cải khô gần vỏ xanh sẽ cay hơn, phần gần ruột trắng sẽ có vị ngọt đặc trưng của củ cải, dù ăn với cháo hay thịt đều rất ngon miệng.Củ cải khô trong hủ sành có thể để được cả mùa đông nhưng để càng lâu thì củ cải sẽ càng ít nước, đầu mùa hè củ cải khô cắn vào sẽ có vị dai, lúc này vớt củ cải khô ra để ráo, hầm với thịt muối, lại là một hương vị khác.Cất đồ xong, Hà Điền đến một con suối gần đó lấy nước và mang vào nhà.Sau đó cô dắt Gạo vào rừng kiểm tra bốn năm cái bẫy gần đó.Bốn cái bẫy vòm thông đều tốt, hai cái mới làm năm nay đã hòa nhập với cây cối xung quanh.Ngoài ra còn có một hốc cây tự nhiên, Hà Điền đã đánh dấu trên cây để phòng trường hợp không tìm thấy nó sau trận tuyết rơi dày.Sau khi kiểm tra bẫy, Hà Điền lại đi dạo trong rừng, cô tìm thấy một số loại rau mùa thu.Mép lá của những cây rau rừng này bị đóng băng thành màu đỏ, và những phiến lá cũng không còn đầy đặn bằng so với mùa hè.Có lẽ đây là lứa rau rừng tươi cuối cùng trong năm nay.Vào mùa xuân, những lứa rau rừng đầu tiên vừa nhú được chần qua nước sôi, trộn với cá tươi đã chần qua, thêm chút dầu và chút muối, ăn rất ngon.Đến mùa thu, kích thước và hương vị của chúng không ngon bằng mùa xuân và mùa hè, có vị đắng nhẹ.
Tuy nhiên, nó vẫn là một món ăn ngon miệng.Về lại căn nhà nhỏ, bóng nắng đã nghiêng về phía tây lúc nào không hay biết, rừng hiu hiu gió lạnh, lá thu theo làn gió rơi xuống mặt đất, cả cánh rừng như đang có từng cơn mưa màu vàng, màu cam rơi xuống.Hà Điền ôm hai khúc củi khô to, đặt lên cọc chặt củi chẻ làm đôi.Cô chẻ một đường trên đầu khúc củi, rút rìu ra, cắm một chêm gỗ vào đường chẻ, đảo ngược lưỡi rìu và dùng mặt sau của lưỡi rìu đập xuống.
Cái chêm một đầu dày, một đầu thì mỏng và sắc nhọn, như một lưỡi rìu chẻ dọc vào củi, xẻ củi ra làm đôi.Tiếp theo sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.Khi bầu trời dần chuyển sang màu đen, Hà Điền chẻ xong củi.Cô ôm củi vào nhà và bắc bếp lên.
Đầu tiên đun một nồi nước, đổ đầy bình nước, nhét vào chăn bông sẽ ngủ đêm nay, sau đó đặt nồi lên, nấu cháo kê.Những chiếc bánh kếp được nướng lại trong lồng nướng của bếp sắt, ăn chung với cháo, bate gan gà, củ cải khô cay trộn dầu ngỗng và rau mùa thu đã chần qua.Một miếng cháo kê nóng hổi, một miếng củ cải khô giòn cay, các loại rau củ mùa thu ngon miệng, và một miếng bánh kếp phết bate gan gà nữa.
Những chiếc bánh kếp nướng trong khay nướng, chỉ cần cắn một miếng đã phát ra tiếng giòn tan.“Sự kết hợp giữa chất béo và đường là một loại thức ăn thần thánh.” Hà Điền mơ hồ lầm bầm.Trước khi đi ngủ, Hà Điền dắt Gạo vào nhà, trải cỏ khô bên cửa.Cô nói với nó: “Gạo ơi, đừng có ị nhiều phân nhé!”Gạo vẫn lắc đầu mặc kệ cô..