Cuộc Sống Ở Bắc Tống

Bắc Tống.

Một hộ nhà nông giàu có ở Mi Châu, Tứ Xuyên.

Sáng sớm.

Ánh mặt trời xuyên qua khung cửa sổ giấy bồi, chiếu vào lan can, dừng ngay chính giữa chiếc giường gỗ trong phòng, ngoài cửa sổ một bụi trúc
dày chiêm chiếp tiếng chim kêu, xa hơn tí còn có tiếng trâu ùm ò, tiếng
gà gáy và loáng thoáng vài tiếng chó sủa.

Bên ngoài phong cảnh điền viên, nhưng tâm
tình Lâm Y lại không vui vẻ nổi, một năm trước, nàng xuyên qua thành cô
bé mười tuổi mồ côi cha mẹ, sống nhờ nhà họ Trương – một gia đình thân
thích xa, ngay cả tên cũng đổi từ Khương Ngữ thành Lâm Y, đứng thứ ba
trong tộc, hay gọi Lâm Tam nương.

Nhà họ Trương tam đại đồng đường, lão phu nhân đã qua đời, lão thái
gia còn khỏe mạnh, dưới gối có hai con trai, con trai cả đi xa làm quan, chỉ có lão thái gia và gia đình con trai út ở quê cũ sống, nhưng con
trai út một năm trước đã đi phía Đông du ngoạn, trong nhà chỉ còn con
dâu út Phương thị và ba đứa cháu.

Là phận ăn nhờ ở đậu, Lâm Y không dám nói nhiều, đi cũng không dám đi xa, cẩn thận nơi nơi chốn chốn, sợ chọc chủ mẫu đương gia tức giận sẽ
bị đuổi khỏi nhà. Nàng thở dài, khẽ đứng dậy, mặc vào cái áo ngoài thắt
dây eo, quần bông trắng đã ố vàng, cột chặt lưng quần. Mặc xong, thím
Dương vú nuôi xách thùng nước tiến vào, đổ đầy hai bồn đồng, nhẹ giọng
nói. “Bát nương còn chưa tỉnh?”.

Lâm Y lắc đầu, đi đến trước giường gọi vài tiếng.

Trương Bát nương là con gái út của chủ mẫu đương gia Phương thị, trên lại có hai anh trai nên cô được chiều chuộng hơn, cô dụi dụi hai mắt
vẫn còn đang ríu lại vì buồn ngủ, lăn lộn trong chăn vài lần, rốt cuộc
miễn cưỡng đứng dậy, thều thào. “Cha đi du sơn ngoạn thủy, mẹ liền bắt chị học nữ công gia chánh, chị thà đọc sách còn hơn”.

Lâm Y chỉ cười một tiếng, không trả lời, lấy ít bột đánh răng trong
hộp, cẩn thận lau răng, súc súc miệng, đến trước chậu rửa mặt, bốc chút
bột đậu bỏ vào lòng bàn tay, làm ướt rồi bôi lên mặt chậm rãi xoa, chờ
chúng nổi bọt lại rửa sạch đi. Lúc nàng lấy dầu hoa đào bôi lên mặt,
Trương Bát nương mới bắt đầu lau răng, miệng vẫn thì thầm. “Bá phụ mang bột đánh răng về mà không chịu mang bàn chải, hại chúng ta chỉ có thể lấy tay lau”.

Thím Dương đưa qua chén nước súc miệng, nói. “Thôi, có bột đánh răng dùng là tốt lắm rồi, cánh nông dân làm ruộng chỉ có nước trong súc miệng thôi”.

Trương Bát nương tuy có chút yếu đuối nhưng tính tình tốt, bị phản bác cũng không giận, còn thè lưỡi nhìn nàng.

Lâm Y rút một quyển sách trên giá xuống, vừa đọc vừa chờ Trương Bát
nương, ước chừng hai khắc trôi qua, cô ấy cũng rửa mặt chải đầu xong,
hai người tay nắm tay đi nhà chính thỉnh an, tiện đường ăn sáng.

Người nhà họ Trương đã ngồi xung quanh bàn, chủ tọa là ông
lão râu tóc hoa râm; ngồi bên trái là chủ mẫu đương gia Phương thị, mặt
trái xoan, lông mày mảnh dẻ, mắt to; bên phải là hai con trai Phương thị – anh của Trương Bát nương, cả tên Trương Bá Lâm, thứ tên Trương Trọng
Vi. Lâm Y và Trương Bát nương đứng song song thỉnh an mọi người, rồi
ngồi xuống hai ghế còn trống, thím Nhâm – một vú nuôi khác bưng cháo và
đũa lên cho hai người.

Trên bàn bốn đĩa đồ ăn, một đĩa là cá nhỏ chiên kho tép, một đĩa là
thịt khô hun khói, một đĩa là rau xào, còn có một đĩa đậu phộng rang
muối cho Trương lão thái gia uống rượu, mấy đĩa đồ ăn nhìn tầm thường
nhưng ở vùng quê nghèo thời Bắc Tống, đó đã là đồ ăn sang.

Phương thị xuất thân dòng dõi thư hương, yêu cầu rất nghiêm khắc về
tư thế, Lâm Y một tay bưng chén, một tay cầm đũa, im lặng uống cháo,
những đứa nhỏ khác cũng thế, chỉ có Trương lão thái gia thỉnh thoảng
phát ra vài tiếng bẹp bẹp, khiến Phương thị hơi nhíu mày.

Cơm nước xong, ai nấy ra khỏi nhà, tự lo việc mình. Trương lão thái
gia đi thả trâu, đây là thú vui lớn nhất của lão thái gia, một túi thịt
khô, một bầu rượu cay, ở trên núi cả ngày cũng được; hai anh em họ
Trương đến trường, bọn họ từ vùng núi Mi Châu xuống thư viện Thọ Xương
đi học, một lòng muốn tham gia khoa cử; Trương Bát nương theo Phương thị học thêu hoa, học canh cửi, học cắt may quần áo, học nấu ăn. Lâm Y biết Phương thị không thích thấy nàng xuất hiện trước mặt bà ta, liền tự
giác xuống bếp giúp thím Dương giã gạo.

Gạo ở Bắc Tống, dù bán ở chợ hay do nhà trồng đều còn nguyên trấu,
phải bỏ vào cối giã, phần rơi ra chính là cám, còn phần còn lại là gạo
trắng.

Thím Dương nhìn Lâm Y vung chày vào cối, thở dài. “Cháu suốt ngày làm việc nặng, không học chút nữ công gia chánh hay nấu ăn, tương lai sao lập gia đình đây”.

Lâm Y âm thầm cười khổ, đâu phải nàng không muốn học, là Phương thị
không muốn dạy thôi, nàng xót xa cõi lòng, khóe miệng vẫn mỉm cười, nói. “Học những thứ đó có gì tốt, Bát nương đêm nào cũng than buồn tẻ, oán Nhị phu nhân”.

Thím Dương ngừng tay, dậm chân. “Ngốc ơi, buộc học này học kia mới thấy là con ruột con thịt, Nhị phu nhân là ghét cháu mới để cháu tùy tiện chơi đùa cả ngày”.

Lâm Y vẫn cười. “Cháu chẳng qua là thân thích trong tộc của lão
phu nhân thôi, Nhị phu nhân chịu cho cháu ở lại cháu đã có phúc lắm rồi, sao dám cầu nhiều hơn”.

Thím Dương ngó trái ngó phải, xác định tâm phúc của Phương thị là
thím Nhâm không ở chung quanh, mới ghé sát vào Lâm Y, nói nhỏ. “Cháu nghĩ do cháu là thân thích của lão phu nhân thật ư, lúc lão phu nhân còn sống đã chỉ phúc vi hôn* cho cháu và Nhị thiếu gia, cái này gọi là hôn ước…”.

*Chỉ bụng định hôn ước : khi hai đứa bé vẫn còn nằm trong bụng, người ta hẹn nhau sinh trai sinh gái thì kết thông gia, sinh cùng là trai hoặc cùng là gái thì là bạn tốt.

Nụ cười trên mặt Lâm Y vẫn chưa biến, chày gỗ trong tay dần chậm lại, vội ngắt lời thím Dương. “Thím, lời này chớ nhắc lại”.

Thím Dương sửng sốt, chợt nhớ tới Phương thị định giả hồ đồ cho qua
hôn sự, cấm bất kì ai nhắc tới, thím lại thở dài một hơi, lẩm bẩm. “Không thích hôn sự này liền không dạy con người ta học nữ công gia chánh, đây là đạo lý gì…”.

Lâm Y không lên tiếng, đạo lý đó nàng đã đoán ra, Phương thị đại khái muốn bồi dưỡng nàng thành cô gái “ba không”, dễ lấy cớ hủy hôn. Nàng
đảo nốt chỗ gạo cuối cùng, ngước lên. “Thím Dương, cháu về phòng, thừa dịp Nhị phu nhân không ở đây, đi luyện chữ”.

Thím Dương gật đầu, giúp nàng dời cối giã, nói. “Đi đi, thím trông chừng dùm cháu, có người lại đây thím sẽ ho hai tiếng”.

Lâm Y cười tỏ vẻ cảm kích, vỗ vỗ trấu trên người, đi ra cửa. Thím
Dương đột nhiên gọi nàng lại, rút bên hông ra cái túi đưa cho nàng. “Nhị thiếu gia nhờ thím đưa cho cháu”.

Lâm Y nhận lấy, thì ra là kẹo mấy ngày trước nhà họ Trương làm, kẹo
mạch nha điển hình ở nông thôn hay có, không làm gì màu mè, trực tiếp
cắt thành những khối chữ nhật nho nhỏ, nàng ước chừng túi nặng nhẹ, dúi
vào tay thím Dương, nói. “Bát nương có, tính tình chị ấy thím hiểu mà, chỉ cần chị ấy có, cháu cũng sẽ có, kẹo này thím cầm về cho cháu nội ăn đi”.

Thím Dương cười ám muội, nhỏ giọng nói. “Đây là tâm ý của Nhị thiếu gia…”.

Lâm Y vốn đang thoải mái, bị bộ dạng thím chọc đỏ bừng mặt, quay đầu
bỏ chạy. Nàng chạy một mạch về phòng, ngồi trước bàn vẫn còn cảm thán,
người đời Tống trưởng thành sớm thật, thân thể nàng ở thời đại này quá
lắm chỉ mới mười một tuổi thôi, thím Dương đã trêu chọc như thế, nàng
cũng nghĩ đến Trương Bát nương, chỉ lớn hơn nàng có ba tuổi đã bận rộn
lo liệu lập gia đình.

Trương Bát nương hôm qua luyện chữ, giấy và bút mực vẫn còn bày trên
bàn, Lâm Y lấy bản chữ mẫu Trương Trọng Vi tặng, vừa luyện chữ vừa chú ý động tĩnh ngoài sân.

Phòng ốc nhà họ Trương xây theo kiểu ba viện hợp lại, hình chữ 凹,
ngang dưới chữ 凹 là một loạt phòng ngủ, ở giữa là nhà chính, hai bên nhà giữa kéo ra thông thành nhà kề, bên trái mấy phòng theo thứ tự là phòng bếp, phòng bỏ nông cụ và tạp vật, chuồng heo và nhà xí, bên phải là kho chất lúa và lương thực phụ, khoảng trống ở giữa chữ 凹 dùng để phơi lúa, tức là sân.

Nàng phải nhìn chằm chằm ngoài sân, vì thường ngày thím Nhâm sẽ không để nàng nhàn rỗi, luôn tìm việc cho nàng làm. Quả nhiên, không đến nửa
canh giờ, thím Nhâm cho heo ăn xong đi vào sân, thẳng hướng phòng Trương Bát nương. Lâm Y vội giấu kĩ bảng chữ mẫu và tờ giấy dày đặc chữ viết,
bỏ nghiên mực và những thứ khác về chỗ cũ, lúc thím Nhâm đẩy cửa vào,
nàng đang rửa bút trong lọ đựng nước bằng men xanh, ngẩng đầu cười. “Bát nương hôm qua luyện chữ xong, quên cả rửa bút”.

Nàng vừa nói vừa âm thầm xin lỗi Trương Bát nương chịu tiếng xấu, nhưng thím Nhâm vẫn soi ra chỗ để mắng. “Bút dùng xong từ hôm qua, lẽ ra phải rửa dùm Bát nương ngay lúc ấy”.

Thím Dương chạy vào, mắng. “Tam nương rửa hay không rửa không tới lượt bà lắm miệng, bà cũng như tôi, chỉ là người hầu thôi”.

Thím Nhâm vừa tức vừa thẹn, mặt phồng lên đỏ bừng, căm giận đi khỏi phòng, bỏ lại một câu. “Hôm nay cữu lão gia tới, trong nhà thiếu người, Nhị phu nhân nói cô giữa trưa đi đưa cơm cho hai vị thiếu gia”.

Thím Dương nhìn bóng bà ta đi xa, nhổ một ngụm nước bọt, quay đầu hỏi Lâm Y. “Thím có gây phiền toái cho cháu không?”.

Lâm Y cực ít có cơ hội vào thành, đang mãi suy nghĩ được đi đưa cơm thật thích, nào còn so đo gì với thím Nhâm, cười. “Cháu cũng phiền toái đủ, còn phiền ở đâu được nữa, nhưng thím, đừng để bà ta giận chó đánh mèo thím, bà ta thích nhất nói huyên thuyên trước mặt Nhị phu nhân”.

Thím Dương thờ ơ. “Quy củ ở Tứ Xuyên trước giờ, thím nuôi sữa hai vị thiếu gia, nhà họ Trương phải nuôi thím dưỡng lão, không được đuổi,
không được bán, thím sợ cái gì”.

Lâm Y cũng biết quy củ này, nghe vậy im lặng, kéo thím Dương đi phòng bếp. “Nào có ai nấu ăn ngon bằng thím Dương, dù không phải vú nuôi, Nhị phu nhân cũng không cách xa được thím”.

Thím Dương đương nhiên hiểu nàng đang tính gì trong bụng, quét mũi nàng cười. “Nhị thiếu gia thích ăn cơm niêu, thím biết”.

Thím Dương này, chuyện gì cũng kéo Trương Trọng Vi vào được, Lâm Y
bất đắc dĩ lắc đầu, bước nhanh đến phòng bếp, đóng cửa, rửa tay, mang
tạp dề, đến thớt gỗ xắt thịt khô, mặc dù nàng không học nấu ăn ở Đại
Tống, nhưng trước khi xuyên qua cũng biết nấu ăn, mấy món ăn gia đình
tầm thường không làm khó được nàng.

Thím Dương vét gạo, đổ vào nước ấm ngâm, hỏi. “Tam nương, rõ ràng cháu biết nấu cơm, vì sao giấu Nhị phu nhân, không cho Nhị phu nhân
biết tay nghề? Lại dạy thím nấu món mới, để thím tranh mất công”.

Lâm Y xắt xong thịt, bắt đầu băm gừng, cười đáp lại. “Cháu sợ gió to, bị thổi bay mất, thím Dương thân mình rắn chắc, lượng thứ đảm nhận trách nhiệm dùm cháu đi”.

Thím Dương cũng cười khúc khích, trả lời. “Thím hiểu, hiểu rồi”.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui