Sài Gòn...
Chiều nhạt nắng...
Phố hàng mã dần về chiều càng đông đúc, tấp nập người qua lại. Tuy mùa cao điểm Rằm tháng 7 đã trôi qua lâu rồi, nhưng khách hàng vẫn lui tới nơi này thường xuyên để mua sắm vật dụng cần thiết gửi cho người thân ở cõi âm. Dù kinh tế rơi vào thời điểm khó khăn, nhưng khách hàng lui tới nơi này vẫn khá đông đúc. Bởi, đối với họ, dù cuộc sống ở dương gian có khó khăn như thế nào đi chăng nữa, cũng không nỡ để người thân ở thế giới bên kia thiếu thốn...
Bà Nguyệt dõi mắt về phía trước nhưng tâm trí thì mãi tận nơi đâu. Mấy ngày nay, bà nhớ con gái lớn quay quắc. Đã hơn một năm trời, Nga vẫn chưa quay lại Sài Gòn để thăm nhà. Không thể trách cô được. Vì ngày nào, ông Thiên cũng đều đay nghiến về chuyện cô bỏ nhà đi để phản đối chuyện lấy chồng. Cô đi lâu như vậy rồi, mà ông vẫn chưa từ bỏ ý định này. Mỗi khi lên cơn say, ông lại quát tháo ầm ĩ, một hai đòi bà Nguyệt và Nhân lên Kon Tum để bắt cô về.
Ấy vậy mà, mỗi lần, bà Nguyệt tự tay viết thư hay nhờ Thiên Ngân viết dùm để gửi lên Kon Tom cho Nga đều với giọng hân hoan. Bà luôn trấn an việc ba cô đã nguội lạnh chuyện ép gả chồng. Lúc đó, cô mừng thầm trong lòng và luôn tin như vậy mà an lòng làm tiếp công tác từ thiện ở Ba Tu. Duy chỉ có đều, bà Nguyệt không cho cô về lại Sài Gòn để thăm nhà. Cô hơi ngạc nhiên và tò mò vì điều này. Nhưng ý mẹ đã vậy, cô cũng không dám cãi lại. Nếu cô có hỏi, bà Nguyệt chỉ bảo rằng, vì sức khoẻ cô vốn yếu ớt lại đường xa nên không muốn cô về Sài Gòn, Vì thế, cứ vài tháng, bà và Nhân tự lên trên đó thăm cô. Mặc khác, bà lấy lý do, vì sợ bố cô nhìn thấy cô lại gợi nhớ chuyện cũ. Nên tuyệt nhiên, cô cũng không dám bén mảng về nhà. Thỉnh thoảng, bà cũng đi với Ngân hoặc Nam nhưng Ngọc thì không bao giờ. Bà sợ con bé lại về mách lẻo với bố nó thì khốn. Và cứ thế, hơn một năm qua, cô chưa một lần về lại Sài Gòn. Cô nhớ gia đình, cô nhớ Sài Gòn da diết!
Nga vẫn chăm chỉ dạy học và hăng say làm công việc hái chè bên Ba Tu 2. Cô muốn kiếm chút tiền gửi về Sài Gòn để giúp đỡ gia đình. Công việc làm hàng mã từ bao đời nay của bà Nguyệt ngày càng gặp khó khăn. Cộng thêm việc công an địa phương đến nhà nghiêm cấm công việc tay trái "đoán vận mệnh con người" của ông Thiên, nên nhà càng rơi vào túng thiếu. Bà Nguyệt tuy không ủng hộ việc ông Thiên coi bói cho khách trong nhà. Nhưng trong lòng cũng thừa nhận rằng, thu nhập từ tiền đặt quẻ và các phí như cúng sao giải hạn, cúng tam tai... mà ông Thiên đặt ra đã giúp kinh tế cho gia đình được phần nào.
Cho đến tận bây giờ, bà Nguyệt cũng không biết rành rẽ việc của ông Thiên làm. Bà cũng không biết tài đoán vận mệnh của ông có thật và trúng hay không? Chỉ có điều, ông có kha khá khách đến nhà xem quẻ mỗi cuối tuần. Rồi sau đó, họ lại giới thiệu bạn bè đến xem. Ngày trước, khi còn ở Huế, ông chỉ chuyên tâm làm hàng mã. Sau này, khi cả gia đình chuyển vào Sài Gòn sống, kinh tế rơi vào khó khăn. Rồi một thời gian sau đó, trong một lần sang Campuchia với một người bạn. Ông học cách bói bài của một ông thầy người Việt nào đó bên nước bạn. Ngay khi trở về lại Sài Gòn, ông bắt đầu nghề làm "thầy bói nói dối ăn tiền". Ban đầu, bà Nguyệt phản đối kịch liệt ý định của ông. Nhưng ông vẫn cương quyết làm theo ý mình. Hai vợ chồng gây gỗ nhiều lần. Cuối cùng, bà đành nhượng bộ nếu như không muốn ông làm hàng mã loại lớn, thì phải để ông xem bói. Bọn trẻ thì có vẻ đứng về phía bố mìn. Chỉ vì sau mỗi lần khách đến xem bói, ông lại cho chúng một ít tiền tiêu vặt. Hay sau khi khách đến cúng sao giải hạn hay các loại nghi lễ cầu khấn, bọn chúng lại được một bữa no nê. Từ đó, ông nảy sinh ra một kế hoạch, cứ hễ khách đến tìm ông xem bói. Ông sẽ tránh mặt và để con mình ra đón khách rồi hẹn ngày khác lại đến. Trong quá trình giao tiếp, con ông sẽ chú ý đến những đặc điểm chi tiết về tính cách hay hình thể của khách rồi báo lại với ông. Nhiều lần, nhờ những thông tin này, mà ông được khách đặt quẻ rất hậu hĩnh. Cũng nhờ nghề tay trái này của ông, mà gia đình có thể sống lây lắp đến này hôm nay. Chứ nếu chỉ trông vào nghề hàng mã thì chắc chắn không thể đủ lo cho bọn trẻ được đi học đầy đủ.
Ngày trước, khi gia đình còn ở Huế, việc kinh doanh của gia đình bà Nguyệt rất khấm khá. Tất cả đều nhờ vào bàn tay khéo léo của bà và ông Thiên. Thu nhập từ việc làm giấy tiền vàng bạc, quần áo cho người cõi âm mà gia đình bà đang làm hiện tại thực sự chẳng là gì so với nguồn thu nhập ngày trước. Trước đây, thu nhập gia đình rất khá giả là nhờ vào những đơn đặc hàng lớn, tỉ mỉ tốn nhiều nhân công. Những người đặc hàng này, họ là những người cha, người mẹ, ngượi vợ trong gia đình có thân nhân chẳng may qua đời khi còn rất trẻ tuổi. Vì quá thương xót, nên họ luôn muốn bù đắp và hoàn thành nguyện vọng của người quá cố lúc sinh thời bằng việc, đặc những món đồ mà người quá cố từng sử dụng hay mơ ước được có nhưng vẫn chưa thực hiện được. Đó có khi là những vật dụng không thường như ô tô, xe máy, biệt thự...hay những món phức tạp hơn như trực thăng, máy bay hay thậm chí là cả một khách sạn cực đại có kích cở lên đến nhiều m2. Thường thì những khách hàng chịu bỏ tiền ra để đặc những món hàng này là những người lắm tiền, nhiều của. Vì thế, khi món hàng được hoàn thiện khiến họ ưng ý và hài lòng. Bà Nguyệt được trả công rất hậu hĩnh hơn cả giá cả đã giao ước từ ban đầu.
Tuy nhiên, nghề nào cũng vậy, điều có những quy luật và quy ước ngầm trong nội bộ của những người làm nghề. Đặc biệt, đối với một nghề nhạy cảm, thiêng về tâm linh như nghề làm hàng mã này. Những người sống bằng nghề làm vàng mã quan niệm rằng, hàng cho người đã khuất được quy định kích thước. Có nhà cửa, ngựa, xe cỡ đại nhưng không to quá giới hạn cho phép. Nghĩa là chiều ngang không quá 1m và chiều dài không quá 2m, thậm chí phải nhỏ hơn rất nhiều phần diện tích mà người đã khuất được “sở hữu” khi chết. Nếu quá cỡ sẽ khó mang vát xuống thế giới bên kia và cũng có thể vô tình động chạm đến những qui luật ngầm bên dưới. Người cõi âm có thể sẽ xảy ra tranh chấp về diện tích sở hữu, còn người cõi dương sẽ phải lãnh đủ những sự trừng phạt của thần linh. Họ cho rằng, những người vì lợi nhuận cao làm hàng mã theo ý muốn của những người thích “chơi trội” thì không nên sống bằng nghề mang nặng tính tâm linh này.
Những sự kiện lạ lùng đối với những người từng vi phạm vào điều cấm kỵ khiến bà Nguyệt e dè khi nhận đơn đặc hàng của khách. Tuy nhiên, vì lợi nhuận khá hấp dẫn có thể mang đến cho gia đình bà một cuộc sống sung túc. Nên bà đã nhắm mắt cho qua mà đồng ý làm. Sau khi chiếc máy bay Boeing được một đại gia ở Hà Nội đặc làm cho cậu con trai còn trẻ tuổi không may qua đời vì bạo bệnh được hoàn thành và bàn giao, thì cùng là lúc gia đình bà Nguyệt xảy ra chuyện đau lòng. Nga, cô con gái lớn hết mực ngoan hiền của bà bị người khác *** hại đến độ bị trầm cảm cả một thời gian dài. Rồi sau đó, cô bị tai nạn giao thông nghiêm trọng mất cả trí nhớ. Lúc đó, bà vô hối hận và hoảng sợ. Nhiều ngày sau đó, bà đều khấn vái thần linh tha tội cho gia đình bà. Từ đó, bà tuyệt đối không còn nhận những đơn đặt hàng lớn nữa. Gia đình cũng dời nhà chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Và tuyệt nhiên, câu chuyện không may đó bị bà cấm đoán không bao giờ được nhắc lại.
Ông Thiên từ ngày bị công an địa phương "quan tâm" thì không còn dám nhận khách vào nhà xem bói nữa. Chỉ nhận xem cho những khách hàng quen thuộc. Những lúc như vậy, các con ông phải thay nhau canh gác. Tuy vậy, nhiều lần, không biết có người báo hay không mà ông vẫn bị công an kiểm tra bất ngờ và lập biên bản. Số tiền bỏ quan chẳng thấm vào đâu so với tiền nộp phạt. Ông không còn xem bói tại nhà nữa và chuyển địa điểm sang chùa. Tuy nhiên, "Thu nhập" chẳng bao nhiêu do ít khách. Có ngày, từ sáng đến chiều, ông chẳng xem được người khách nào.
Chán nản, ông lại sa vào rượu chè nhiều hơn trước. Mỗi lần về nhà, trong cơn say bí tỉ, ông lại la mắng đánh đập vợ con. Lý do khiến ông cáu bẩn bao giờ cũng là việc, bà Nguyệt và Nhân giấu giếm nơi ở của Nga ở Kon Tum. Ông trách mắng cô chính là nguyên nhân khiến gia đình ông sa cơ như thế này. Chính cô đã đẩy gia đình vào cơn bể cực ra sao và trách cô bất hiếu vì dám cãi lời cha mẹ, bỏ nhà đi để cự tuyệt việc lấy chồng. Ông luôn tin tưởng rằng, chỉ cần cô lấy chồng, cuộc sống gia đình sẽ được cải thiện đáng kể. Bao nhiêu đứa trong xóm đi lấy chồng Đài Loan đều gửi tiền về cho cha mẹ mỗi tháng phụng dưỡng kia mà.
Thời gian gần đây, công việc làm hàng mã của bà Nguyệt cũng không còn thuận lợi như trước. Bà chỉ chú trọng làm những đơn đặc hàng nhỏ và đơn giản đủ để vợ chồng bà và Nhân làm. Vì thế, kinh tế cũng xuống từ đấy. Trong khi các con bà ngày một lớn lên và cần tiền để học tập. Những món hàng mã thủ công đơn giản như tiền vàng bạc, quần áo nam nữ hay những vật dụng nhà cửa và mô hình nhỏ ...luôn có cung nhiều nên rất cạnh tranh. Dụng cụ và trang thiết bị làm ra hàng cũng ngày càng hiện đại và cải tiến. Trong khi đó, bà không có tiền để nâng cấp nên chỉ làm theo kiểu lấy công sinh lời. Nhiều lần, ông Thiên hối thúc bà nhận đơn đặc hàng lớn nhưng bà nhất định không chịu. Mỗi lần như vậy, vợ chồng lại cãi nhau và Nga lại bị lôi vào chính giữa vì cô chính là nguyên nhân khiến bà Nguyệt quyết định như vậy.
"Tôi đã nói không được rồi cơ mà. Ông mà nhận về nhà. Tôi bỏ đi cho ông vừa lòng. Ông không nhớ năm xưa thần linh đã trừng phạt gia đình ta như thế nào sao? Chẳng thà đày đọa thân tôi cũng được, nhưng đừng đổ lên đầu các con tôi phải gánh chịu. Ông không nhớ chuyện con Nga hay sao?"
"Chuyện đó chỉ là trùng hợp. Bà cứ nghĩ quẫn rồi không chịu chớp thời cơ để làm ăn. Ai cũng có một thời. Không biết nắm lấy thì sẽ trượt luôn từ đó. Nghèo mạt kiếp. Miếng ăn không lo mà cứ mãi nghĩ vẫn vơ, tin vào những chuyện nhảm nhí...Ngày đó, con Nga nó như vậy là vì..."
Ông Thiên chưa nói hết câu thì đã bị bà Nguyệt trừng mắt khiến ông im bặt. Mỗi khi, ai trong gia đình nhắc lại chuyện này, vẻ mặt sắc lạnh và tức giận của bà khiến họ rung sợ và không dám hó hé. Bà đã cấm mọi người trong gia đình không bao giờ được nhắc chuyện này một lần nữa, nhất là trước mặt Nga.
"Ông có im ngay không? Tôi đã cấm không được nói chuyện này nữa rồi mà."
"Không nói thì thôi, bà làm gì dữ vậy. Vợ mà cứ như là bà nội tôi vậy..."
Bà Nguyệt mặt hầm hầm không nói gì, ngồi bệch xuống nền nhà tiếp tục công việc cắt giấy. Ông Thiên cũng ngồi xuống ngay bên cạnh để cùng làm, miệng vẫn không ngớt lãi nhãi.
"Mỗi lần, động tới con gái cưng của bà là bà dựng đứng lên. Còn mấy đưa kia thì sao hả? Không phải con bà à? Bà lo cho con Nga như vậy. Không sợ mấy đứa kia nó so bì và tủi thân hay sao?"
"Nó không là con ông hay sao mà ông suốt ngày đay nghiến nó. Nó đã bất hạnh như vậy, ông chưa hài lòng hay sao mà còn lôi chuyện cũ ra để nói. Tôi nói rồi, ông muốn đối xử với tôi thế nào cũng được, nhưng không được đối xử với con Nga như vậy...." Bà Nguyệt cao giọng nói, ánh mắt nhìn ông trách cứ.
"Thôi được rồi, tôi sợ bà lắm rồi. Bà muốn làm gì thì làm đi. Có đói, có no thì cũng đừng có gọi tên thằng Thiên này...."
Mỗi lần, hai ông bà gây gỗ với nhau. Mấy đứa con lại chui vào phòng ngồi bệch xuống nền nhà cúi đầu lên gối khóc. Dạo này, ông bà gây nhau ngày càng nhiều. Không chuyện tiền bạc thì cũng là chuyện của Nga. Không về chuyện tối say chiều sỉn của ông thì cũng là chuyện ông bài bạc thế nào. Kết thúc những tiếng oang oang qua lại, bao giờ, bà Nguyệt cũng rấm rứt khóc, còn ông thì xách xe đạp bỏ đi khỏi nhà vài ngày. Điểm đến để giải toả cảnh nghèo túng của ông thường là quán cà phê vỉa hè hoặc là quán nhậu. Dạo gần đây, ông còn có một nơi thú vị khác nữa để đi. Nơi mà ông không còn phải nhìn thấy cảnh nghèo nàn và đói rách ở nhà. Nơi mà ông được thoải mái đầu óc và cung phụng như một ông hoàng.
Tất nhiên, nơi bí mật này, bà Nguyệt và các con ông không bao giờ biết...
Nhan nhãn hai bên đường trãi nhựa xanh đã nhuốm màu của thời gian, những cửa hàng mọc san sát nhau bày bán la liệt hàng trăm món hàng, tất cả đều được làm từ giấy hết sức tinh xảo và sống động. Từ những mặt hàng truyền thống cơ bản như: quần áo nam nữ, nón, mũ...đến những vật dụng lớn và phức tạp hơn như: nhà lầu, xe hơi, trực thăng... đang được xếp chồng chất, la liệt từ trong cửa hàng ra đến tận lề đường tấp nập người qua lại.
Bà Hạnh Phước, chủ tiệm hàng mã với bảng hiệu lấy từ đích danh của chính mình, đang ngồi vắt vẻo trên chiếc ghế dựa được làm từ những sợi dây cao su đủ màu sắc, tay cầm chiếc quạt giấy màu tím than đong đưa lên xuống nhịp nhàng, thân hình đẩy đà trong bộ váy dài hoa hoè như váy ngủ, tựa hẳn về phía sau, giọng rôm rã đối đáp với khách mua hàng.
"Cái đó hàng mới về, 50 ngàn một cái nha chị "
"Chị gói cái này cho tôi "
Bà Phước tươi cười cám ơn rồi chào tạm biệt khách hàng. Dõi mắt trông theo dòng người qua lại, từ xa, bà đã nhận ra dáng người cao gầy quen thuộc cùa bà Nguyệt với gánh hàng mã trĩu nặng trên vại.
Dừng lại trước gian hàng, bà Nguyệt thở phì, giơ tay gạt mấy sợi tóc đang bay lơ phơ trong gió, vài cọng vẫn còn đang dính bết lại trên vầng tráng ướt đẫm mồ hôi. Dù trời không còn oi ã, nóng bức mà đã bước sang đông tự bao giờ.
"Khổ thân, thế thằng Nhân đâu?" Bà Phước một tay chóng hông, một tay vẫn cầm quạt đều đều, hỏi giọng quan tâm.
"Ờ, nó đi học rồi, mà cũng có nặng nhọc chi đâu, toàn là giấy thôi mà " Bà Nguyệt trả lời thoái thác, giọng yếu ớt vì mệt. Người lom khom lấy trong thúng tre những bịch hàng mã đủ màu sắc mới cóng.
"Thế còn ông Thiên?" Bà Phước vẫn cố hỏi thêm dù đã đoán trước được câu trả lời.
Bà Nguyệt cúi gầm mặt không nói gì, chỉ ậm ừ cho qua chuyện. Chẳng lẽ lại "vạch áo cho người xem lưng" rằng, chồng bà đang nằm say bí tỉ ở nhà, thì chỉ có "xấu chàng hổ thiếp" mà thôi. Có khi, thiên hạ lại cười chê vào gia đình bà, chỉ tội nghiệp thêm cho bọn trẻ nhà bà. Thôi thì, chuyện mình mình lo, buồn cũng không ai biết, khổ cũng chẳng ai hay.
"Đây là đồ nam nữ, và lá tiền vàng bạc đúng với số lượng chị đặt lần trước. Chị kiểm lại dùm tôi"
"Để ngay cửa đi, lát tôi kiểm " Bà Phước chỉ tay về hướng cửa chính, nói giọng như ra lệnh.
Sau đó, như sực nhớ ra điều gì, bà nhìn theo dáng người khắc khổ của bà Nguyệt, hỏi giọng hiếu kỳ.
"Nghe nói chị định gả con Nga cho Đài Loan phải không?"
Bà Nguyệt để túi đồ xuống nền gạch bông bóng loáng, người thựng lại. Nga xa nhà đã lâu rồi mà lời đàm tiếu về việc lấy chồng Đài Loan của cô vẫn cứ được nhiều người nhắc đến. Bà không ngờ nhiều người lại biết đến chuyện này. Thật đúng là không gì qua được miệng lưỡi của người đời.
"Làm gì có chuyện đó, Nga nó còn nhỏ mà " Dù trong lòng không vui, bà vẫn cố cười nhạt phủ nhận
"Nhỏ đâu mà nhỏ, cũng 19, 20 rồi còn gì? Chẳng lẽ, nó mãi ở nhà nắm lấy gấu váy mẹ "
"Nếu có gả, tôi cũng không muốn gả chồng xa"
"Lấy chồng Đài sướng mà còn đòi gì nữa ?" Bà Phước trề môi, nói giọng khinh khỉnh ra mặt.
Trong thâm tâm của những người cạn nghĩ như bà Phước, lấy chồng nước ngoài chính là một sự giải thoát, một sự lột xác và trên hết là một sự đổi đời. Chỉ với một chút nhan sắc hơn người, thân phận nghèo xác xơ có thể trở nên sung sướng, nhàn hạ, lại vừa có thể lo cho gia đình ở Việt Nam. Như vậy, còn đòi hỏi gì hơn nữa?
Bà Nguyệt không muốn đôi co thêm làm gì. Bà biết dù có nói gì đi nữa, thì người ta vẫn cố cắt cớ này nọ. Tất cả cũng chỉ do cái nghèo mà ra. Đôi co gì khi đây là chủ mối của gia đình bà, lỡ lớn tiếng người ta không lấy hàng nữa thì phần thiệt chỉ thuộc về mình. Vì thế, bà nhanh chóng lãng sang chuyện khác.
"Vậy đợt sau, hàng đặt y như cũ hả chị?"
Bà Phước lem lém nhìn bà Nguyệt, biết không thể moi móc thêm thông tin gì được nữa, nên chậm rãi móc trong túi ra ba tờ tiền 100 ngàn thẳng băng chìa về phía bà Nga.
"Tiền đợt này nè"
"Cám ơn chị nhiều."
Bà Nguyệt cầm tiền, bỏ nhanh vào túi áo bà ba màu đen đã ngã màu. Khi bà định quảy gánh bước đi thì bà Phước đã nhanh miệng gọi lại, tay vẫn quạt liên hồi.
"À....quên. Tôi có chuyện này định hỏi chị."
"Có chuyện gì thế chị Phước?" Bà Nguyệt rời gánh hàng xuống khỏi vai, bước lại gần hơn chỗ bà Phước đang ngồi.
"Chuyện là vầy. Có một người khách của tôi định đặt một ngôi nhà 3 tầng, diện tích bằng khoảng một cái giường cho người chồng trẻ vừa mới mất. Chị có định làm không?"
Bà Phước đon đả hỏi, ánh mắt kỳ vọng vào sự đồng ý của bà Nguyệt. Một phần vì lợi nhuận bà có thể nhận từ đơn đặt hàng này. Một phần cũng muốn giúp bà Nguyệt có chút tiền nuôi con.
"Xin lỗi chị. Chắc tôi không nhận đơn đặt hàng này được." Bà Nguyệt mặt buồn, lắc đầu dứt khoát.
Bà Phước nghe bà Nguyệt từ chối thì thoáng thất vọng nhưng không bất ngờ. Từ lâu, bà đã biết quy tắc làm việc của bà Nguyệt. Bà không bao giờ nhận những đơn hàng to, khổ lớn. Mặc dù, những đơn đặt hàng như vậy có thể mang đến cho bà một lợi nhuận rất lớn, tốt hơn nhiều so với những bộ đồ cúng nam nữ và vàng bạc đại mà bà vẫn làm hàng ngày.
"Sao chị cứ cố chấp và mê tín dị đoan hoài. Làm thử một lần có chết ai đâu mà sợ. Người ta sẽ trả công hậu hĩnh lắm. Thời gian người ta đề ra cũng rất thong thã. Đến rằm tháng 7 năm sau mới giao hàng nên chị vẫn có thời gian làm những đơn đặt hàng khác. Tại tôi qúi chị và biết tài nghệ làm hàng mã của chị nên mới ngõ lời đó. Chị suy nghĩ lại đi. Khi nào báo tôi cũng được..."
Bà nguyệt lắng tai nghe những quyền lợi mà bà Phước vừa liệt kê với khuôn mặt buồn rầu, không biết biểu lộ của sự tiếc rẻ hay là lãng tránh?
"Tôi biết là vậy. Nhưng cám ơn chị. Tôi không làm đâu. Tôi đã nói từ đầu là không nhận đơn hàng lớn." Bà Hậu kiên định trong lời nói.
Biết không thể nào lay chuyển được quyết định của bà Nguyệt. Bà Phước đành chào thua. Cho đến tận bây giờ, bà Phước vẫn không tài nào hiểu nổi, vì sao bà Nguyệt lại "dị ứng" với những đơn hàng như thế này. Cho dù nhà có nghèo khổ, thiếu trước hụt sau, bà Nguyệt thà chịu đói chứ không chịu làm. Nhiều lần, bà Phước gặn hỏi nguyên do. Bà Nguyệt chỉ lãng tránh rồi xua tay cứ không chịu bật mí.
Không muốn dây dưa bàn ra bàn vào về vấn đề này với bà Phước. Bà Nguyệt cám ơn rồi vội vàng quảy gánh bước đi. Dáng người lom khom dưới đôi gánh bằng gỗ cũ kĩ. Ánh nắng vàng nhạt của buổi chiều đông chiếu lên đôi vai gầy nhỏ nhắn, bóng nghiêng nghiêng in dấu xuống nền vìa hè nhấp nhô. Trông khắc khổ, đáng thương đến nao lòng!
Bà Phước tay vẫn quạt đều đều, đưa mắt nhìn theo dáng bà Nguyệt, miệng lẩm bẩm vài câu rồi thở dài.
"Cũng bằng tuổi mình, sao mà lại khổ tâm cực xác đến vậy. Nếu chịu gả con Nga cho Đài Loan thì có phải sướng thân hơn không. Đã vậy, lại còn ngang bướng không chịu làm hàng loại lớn để hốt bạc triệu như người ta." Bà Phước vừa nói vừa thở dài ngán ngẫm.
Đôi khi, con người ta không hẳn là xấu xí, nhưng lại vô tình thốt lên những lời nói thiếu nghĩ suy. Mà không hề biết rằng, sự quan tâm của mình lại mang đến niềm đau cho người khác...