Cửu Thiên Tuế

Tiết Thứ không ngờ rằng y sẽ bất chợt tỉnh lại. Đối diện với ánh mắt của y, hắn cứng đờ cả người, rồi lại thả lỏng, cúi đầu:

- Thần mơ thấy ác mộng nên muốn đến gặp điện hạ.

Thật ra lúc được bế lên, Ân Thừa Ngọc đã tỉnh. Nhưng y tiếp tục vờ như đang ngủ, cốt là muốn xem Tiết Thứ sẽ làm gì mà thôi. Nào ngờ nhận được đáp án thế này, người bất ngờ lại đổi thành Ân Thừa Ngọc.

Đời trước cũng có mấy lần Tiết Thứ lẻn vào tẩm điện của y vào đêm khuya như thế này. Nhưng khi ấy hắn thường dùng mấy lý do kỳ quái để biện minh, đây là lần đầu tiên y nghe thấy cái cớ "Thần mơ thấy ác mộng nên muốn đến gặp điện hạ".

Ân Thừa Ngọc vốn định kiếm chuyện với Tiết Thứ, nhưng hắn lại thẳng thắn như thế làm y khó mà tức giận được.

Thậm chí y còn thấy buồn cười.

Ân Thừa Ngọc buông lỏng tay, tìm thế dựa vào đầu giường. Rồi y vươn tay nắm lấy cằm Tiết Thứ, nhìn thẳng vào mắt hắn, cười nhạt:

- Mơ thấy gì? Có liên quan đến Cô sao?

Nhớ lại hình ảnh trong mơ, Tiết Thứ cau mày, lắc đầu tỏ ý không muốn nói:

- Giấc mơ thường trái ngược với hiện thực, ta nói ra sợ là sẽ làm bẩn tai điện hạ, lại không may.

Ngày nào hắn còn ở đây, hắn sẽ không để điện hạ tứ cố vô thân.

Ân Thừa Ngọc nhìn Tiết Thứ hồi lâu. Thấy hắn không muốn nói, y cũng không ép buộc nữa. Lấy một túi hương an thần từ dưới gối ra ném cho hắn, y hừ cười:

- Đã lớn thế rồi mà mơ thấy ác mộng còn đến tìm Cô. Cầm lấy rồi cút đi.

Thấy Tiết Thứ cất túi hương vào trong ngực, y dời mắt đi, đoạn nói:

- Nếu lần sau lại...

Tiết Thứ cúi đầu chờ y nói tiếp, nhưng chờ mãi mà không nghe được gì nữa. Hắn ngẩng đầu, thấy Ân Thừa Ngọc đã đứng dậy, phất tay:

- Còn chần chừ ở đây làm gì? Lát nữa có người vào đây nhìn thấy thì ngươi cứ việc vào ngục mà chần chừ.

Đôi chân trần của y đạp trên tấm thảm mềm mại, bước đến kéo chuông gọi hạ nhân vào hầu hạ.

Thấy thế, Tiết Thứ bèn nhảy từ cửa sổ ra ngoài, nhanh chóng nấp trong bóng tối.

Nhìn bóng dáng hắn biến đi, lại nhìn hộ vệ bên ngoài không có bất cứ hành động nào, Ân Thừa Ngọc nhíu mày:

- Đám cấm quân này đúng là vô dụng.

Để cho Tiết Thứ thoải mái đi lại trong cung như thế.

Dứt lời, y bỗng tự giật mình, câu nói này có vẻ rất quen tai.

Y cẩn thận nhớ lại, chợt đen mặt. Lời này kiếp trước Tiết Thứ cũng đã từng nói.

Mỗi đêm Tiết Thứ lẻn vào tẩm điện làm y tỉnh giấc, hắn thường dùng câu này để biện minh khi y chất vấn:


- Điện hạ không thể trách ta đây được, do cấm quân vô dụng quá ấy chứ.

Đúng là vô dụng, Ân Thừa Ngọc nghĩ.

Trịnh Đa Bảo dẫn theo mấy thái giám vào nội thất, lại nhìn thấy Ân Thừa Ngọc đang tức giận.

- Điện hạ mệt sao?

Trịnh Đa Bảo sai người đưa nước ấm vào sau bình phong rồi giúp y cởi áo ngoài, chỉ chừa lại áo trong.

Ân Thừa Ngọc lắc đầu, vứt bóng dáng Tiết Thứ ra khỏi đầu, tắm rửa nghỉ ngơi.

*

Tiết Thứ vẫn chưa rời đi, hắn đứng ẩn trong bóng tối bên ngoài.

Thấy mấy thái giám mang nước ấm ra vào tẩm điện, hắn đoán chắc hẳn là Ân Thừa Ngọc đang tắm. Hồi lâu sau, ánh nến trong phòng tắt hẳn, Trịnh Đa Bảo nhẹ bước lui ra, khép cửa phòng lại.

Nhìn về hướng tẩm điện, Tiết Thứ lấy túi hương trong túi ra, đưa lên mũi ngửi.

Trong túi có dược liệu giúp an thần, thoang thoảng mùi đông y dễ ngửi. Nhưng không biết có phải vì đặt cạnh gối đầu quá lâu hay không mà lại vương vấn chút mùi hương của Ân Thừa Ngọc và hương Tuyết Lĩnh Mai nhàn nhạt.

Tiết Thứ cẩn thận cất túi hương vào ngực. Cho đến tận khi trời sắp sáng, lợi dụng lúc cấm quân thay ca, hắn quay về Tây Xưởng.

Hắn cũng không nghỉ ngơi mà thay mãng bào đỏ hoàng đế ban cho, dẫn theo Vệ Tây Hà và một trăm phiên dịch đi đến phố Đại Thời Dung.

Phủ họ Trần nằm ở đây.

Mặt trời vừa ló lên, cổng chính của phủ Trần đã bị phiên dịch Tây Xưởng đá văng. Tên gác cổng còn đang ngái ngủ bước ra xem có chuyện gì thì bị đám phiên dịch hung thần ác sát dọa cho tỉnh người. Hắn ta hoảng sợ, định chạy vào trong báo tin.

Chẳng qua mới chạy được hai bước, hắn ta đã bị vật ngã sấp xuống đất. Ngôn Tình Cổ Đại

Một phiên dịch bịt miệng tên gác cổng rồi quay sang nhìn Tiết Thứ.

Tiết Thứ quan sát dinh thự trang nhã này một lượt, trầm giọng:

- Áp giải Trần Hà tới đây, lục soát.

Hơn một trăm phiên dịch chia thành mấy nhóm, đi sang từng viện.

Tiết Thứ ngồi xuống ghế bành thuộc hạ mang tới, chờ đợi. Vệ Tây Hà đứng bên cạnh hắn.

Một lát sau, mấy phiên dịch áp giải Trần Hà - người vừa bị lôi dậy khỏi giường thị thiếp, cả người xộc xệch - tới.

Về phần đám người còn lại trong phủ Trần thì bị đánh thức, lục tục chạy vào trong viện.

Trần Hà đã từng thấy xưởng vệ bắt người, nhưng gã chẳng bao giờ ngờ đến việc mình sẽ rơi vào cảnh ấy.


Gã nhìn Tiết Thứ trông khá lạ mắt, lại nhìn quần áo khác hẳn Cẩm y vệ, Đông Xưởng trên người phiên dịch, tức giận la lên:

- Chúng bay là người phương nào? Đêm hôm khuya khoắt mà dám cả gan xông vào phủ của bản quan!

Tiết Thứ lạnh nhạt nhìn gã, không nói.

Vệ Tây Hà tiếp lời:

- Tây Xưởng tuân theo hoàng mệnh, xin ngài Trần bớt chút lời. Đợi về đến Tây Xưởng, sẽ có nhiều cơ hội cho ông mở miệng đấy.

- Tây Xưởng?

Trần Hà hốt hoảng, la hét:

- Tôi muốn gặp bệ hạ, tôi muốn gặp bệ hạ!

Gã giãy giụa không ngừng. Tuy đã qua tuổi sáu mươi, nhưng thân thể gã vẫn còn khỏe mạnh lắm.

Thấy thế, Vệ Tây Hà cười lạnh, ra hiệu cho phiên dịch đang áp tải gã. Phiên dịch gật đầu, đè sấp gã xuống đất.

Trần Hà sao có thể chịu nhục thế này, gã chửi ầm lên.

Vệ Tây Hà đi khập khiễng tới trước mặt gã, từ trên nhìn xuống:

- Ngài Trần cứ việc mắng, đợi về tới Tây Xưởng, tôi sẽ đòi lại đủ.

Đương lúc bọn họ nói chuyện, mấy phiên dịch được phái đi tra xét đã mang thư từ về. Tiết Thứ nhận lấy, nhìn thoáng qua rồi đứng dậy, nói:

- Mang hết về Tây Xưởng.

Hơn một trăm phiên dịch lúc đi im hơi lặng tiếng, lúc về ai ai cũng biết.

Phố Đại Thời Dung có không ít quan lại triều đình, dinh thự lại kề sát nhau nên những gì xảy ra ở phủ Trần đã sớm lan truyền ra ngoài. Hàng xóm hai bên phái người đi dò xét. Nghe được là Tây Xưởng, bọn họ vừa lo vừa sợ.

Tây Xưởng.

Cái tên này đã bao lâu chưa được nhắc đến rồi?

Tây Xưởng được thành lập vào thời Hiếu Tông. Lúc hưng thịnh có thể nói là đứng trên cả Đông Xưởng và Cẩm y vệ. Phạm vi quản lý rộng khắp, từ quan lại trên triều đình đến bách tính nơi phố phường. Mỗi khi thấy phiên dịch Tây Xưởng, dân chúng sợ hãi đến mức ở rịt trong nhà. Điều này cho thấy bọn họ vô cùng hung ác.

Sau khi Long Phong đế kế vị, vì để trấn an lòng dân, ông ta mới hạn chế quyền lực của Tây Xưởng.

Mấy năm nay dường như Tây Xưởng không có tác dụng gì, chỉ có những quan cũ thời Hiếu Tông mới rõ Tây Xưởng hống hách kiêu ngạo như thế nào.

Bây giờ lại nghe thấy cái tên Tây Xưởng, chẳng lẽ Long Phong đế muốn phục dùng Tây Xưởng sao?


Thường triều [1] hôm nay, liên tiếp có mấy đại thần buộc tội Tiết Thứ và Tây Xưởng làm bậy, dám bắt quan triều đình,....

Tóm lại, bọn họ phản đối hoàng đế phục dùng Tây Xưởng, bắt Tây Xưởng thả người, phạt nặng Tiết Thứ.

Cao Hiền đứng cạnh long ỷ, cúi đầu cười lạnh.

Ông ta đã nói rồi, Tiết Thứ không kiêu ngạo được mấy hôm đâu.

Long Phong đế nghe mấy đại thần lần lượt buộc tội Tiết Thứ, trên mặt không rõ cảm xúc. Đợi cho đám quan lại đang phẫn nộ nói xong, ông ta mới ném một xấp thư xuống:

- Tiết Thứ chỉ làm theo hoàng lệnh. Ngược lại là các ngươi, một đám bất bình thay cho Trần Hà, không phải là cũng liên quan đến án diêm dẫn ấy chứ?

Thứ phụ Thiệu Thiêm đứng ở đầu hàng nhặt thư lên xem, tức khắc tái mặt:

- Bệ hạ bớt giận. Không phải là thần muốn biện hộ cho Trần Hà, nhưng mà do Tiết Thứ quá kiêu ngạo.

Quan viên thân thiết với Thiệu Thiêm cũng phụ họa:

- Thời Hiếu Tông lập Tây Xưởng khiến dân chúng oán than, suýt chút nữa gây nên họa lớn. Bệ hạ ngàn vạn lần đừng giẫm lên vết xe đổ!

Song, bọn họ càng buộc tội Tiết Thứ, Long Phong đế càng bảo vệ hắn.

Ông ta liếc nhìn Cao Hiền đứng bên cạnh, nghĩ thầm rằng mấy năm nay Đông Xưởng còn khoa trương hơn Tây Xưởng nhưng mấy người này lại không buộc tội Cao Viễn, điều này nói rõ cái gì?

Nói rõ người bên cạnh ông ta đây, đã sớm cấu kết với đám triều thần bên dưới.

Long Phong đế sầm mặt, giơ tay cắt lời:

- Ý trẫm đã quyết, không cần bàn nữa.

Ông ta gọi tự khanh Đại lý tự lên, giao danh sách của Tiết Thứ cho y, để Đại lý tự đi tra xét người có liên quan đến án diêm dẫn.

Chức vị trống ở Trường Lô Diêm sử tư là miếng mồi béo bở, số quan viên phụ trách diêm chính Trường Lô nhiều vô kể, đó là chưa nói đến tuần diêm ngự sử mỗi năm đi tra xét thuế muối. Quan viên đứng trong triều lúc này, có người tuy không liên quan nhưng cũng có đồng môn, bạn bè dính vào.

Bây giờ Long Phong đế lại viết ra danh sách, rõ ràng muốn nhắc lại chuyện cũ.

Nhất thời, đám người không còn tranh cãi việc của Tây Xưởng nữa, ai nấy đều hốt hoảng không thôi. Nhất là những quan viên có liên quan trực tiếp, trong lòng bọn họ lo sợ vô cùng.

Tự khanh Đại lý tự nhìn danh sách tên dày đặc, cũng run rẩy trong lòng.

Triều đình này, sắp có sự thay đổi lớn.

Thường triều hôm ấy tan sớm, mấy vị quan nhất phẩm sầm mặt đi ra, hệt như nhà có tang.

Cho tới khi Ân Thừa Ngọc nghe tin thì đã có một đám quan viên bị bắt vào nhà lao Đại lý tự.

Ân Thừa Ngọc hỏi:

- Cậu có khỏe không?

- Thị lang Ngu Sâm sai thuộc hạ gửi lời, nói điện hạ không cần lo lắng.

Trong danh sách Tiết Thứ trình cho Long Phong đế, đương nhiên là không có Ngu Sâm.

Ngu Sâm là nguyên Chuyển vận sứ Trường Lô Diêm sử tư. Lúc ông còn tại nhiệm, muối lậu vẫn chưa nghênh ngang, thuế muối vẫn nộp đầy đủ. Chỉ là diêm chính Trường Lô đã loạn từ lâu, một mình ông không thể nào thay đổi được, đành phải giảm thiểu thiệt hại hết sức có thể. Cho đến khi Vạn Hữu Lương nhậm chức. Lão ta lòng tham không đáy, từ đó bọn buôn muối lậu ở Trường Lô ngày càng không coi ai ra gì.


Nếu như thật sự truy cứu, Ngu Sâm không hẳn là không có tội, nhưng chỉ là tội tắc trách mà thôi.

Đây cũng là kế sách y đã thương lượng với cậu mình.

Long phong đế vốn bất mãn với y và nhà họ Ngu, không bằng bọn họ nhảy ra khỏi dòng nước chảy xiết, tạm lánh đi.

Ông ngoại Ngu Hoài An là Thủ phụ nội các lại kiêm chức thượng thư bộ Hộ, không ai quyền thế bằng nhà họ Ngu. Lúc Triệu Sâm được triệu từ Trường Lô Diêm sử tư về kinh, vì để tránh tị hiềm nên ông chọn vào bộ Công, tới giờ chỉ là một thị lang bộ Công.

Nhân cơ hội này rút ra cũng tốt.

Ân Thừa Ngọc suy nghĩ một hồi, đoạn nói:

- Lấy danh nghĩa của Cô đưa chăn mền tới Đại lý tự, nói Cô sợ cậu tái phát bệnh cũ, không cần tránh né.

Nếu muốn để Long Phong đế an tâm, đương nhiên phải diễn cho đủ.

*

Cơn bão quét qua gần mười ngày mới trở lại bình thường.

Đại lý tự bắt một đám đông quan viên. Thường triều mỗi ngày, mấy quan nhất phẩm đều phải sợ hãi xác nhận xem thiếu người nào; đó là còn chưa nói đến số quan viên phẩm thấp không có tư cách tham dự thường triều, không có ai biết được bọn họ bị Đại lý tự bắt đi khi nào.

Nhất thời, ngục giam Đại lý tự kín chỗ.

Quan viên Đại lý tự bận rộn thẩm vấn mấy ngày, người phạm tội có chứng cứ xác thực bị giữ lại, người vô tội được thả về.

Cho đến tận một ngày trước tiệc đầy tháng của Ân Thừa Nguyệt, Ngu Sâm mới được thả ra.

Long Phong đế nhìn số sổ sách mà tự khanh Đại lý tự trình lên, lại nhìn sang danh sách của cải tịch thu, tức run người.

Đám đại thần này, dám cả gan làm bậy!

Thường ngày kiêu căng khuyên can ông ta, lý lẽ người này nhiều hơn người kia, trái lại nhìn xem bao nhiêu người dính đến án diêm dẫn?

Ông ta chỉ tu sửa một cái vườn mà cứ nhắc mãi ngày này sang tháng nọ, nhìn số tiền mà bọn chúng tham ô xem, đủ để ông ta sửa mười cái vườn đấy!

Long Phong đế giận tím mặt, triệu Phương Chính Khắc, lệnh cho ông dẫn theo mười ngự sử đi Lưỡng Hoài kiểm tra thuế muối.

Đồng thờ phân phó tám trăm phiên dịch Tây Xưởng do Vệ Tây Hà dẫn đầu, đi theo hộ tống Phương Chính Khắc.

Vốn Long Phong đế muốn Tiết Thứ đi, nhưng hắn lại lấy lý do phải tra xét Trần Hà mà tiến cử Vệ Tây Hà đi thay. Bây giờ Long Phong đế đang nghi ngờ đám người Cao Hiền và Cung Phi Hồng, đương nhiên sẽ không phái người của Đông Xưởng và Cẩm y vệ theo nên đồng ý tiến cử của Tiết Thứ.

Ngày năm tháng tư, Vệ Tây Hà dẫn theo phiên dịch Tây Xưởng, hộ tống Phương Chính Khắc rời kinh.

Cùng ngày hôm ấy, tiệc đầy tháng của Ân Thừa Nguyệt được tổ chức ở Tiêu Viên*.

*蕉园 tui tra gg thì ra vườn chuối, nhưng mà tiệc đầy tháng của hoàng tử sao tổ chức ở vườn chuối được nên tui để yên Tiêu Viên.

- -------------------

Điện hạ: Nếu lần sau lại...

Cún: (Mừng rỡ) Có lần sau nữa sao?

[1] Ngự Môn thính chính 御门听政 thường cử hành vào lúc sáng sớm, cho nên cũng gọi là "tảo triều" 早朝, "thường triều" 常朝, là một trong những hình thức chủ yếu xử lí chính vụ thường ngày của đế vương vương triều phong kiến. (Nguồn: https://.chuonghung.com/2020/07/dich-thuat-thai-hoa-mon-bac-kinh.html)


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận