Cửu Trọng Tử

Buổi tối, Đậu Chiêu qua thỉnh an lục bá mẫu.

Kỷ thị và Tất thị đang ngồi bên hành lang hóng mát.

- Đây là trưởng nữ của thất gia sao?

Tất thị cười nhìn Đậu Chiêu, trong ánh mắt có thêm mấy phần tò mò so với lúc nhìn Đậu Minh:

- Trông thật xinh đẹp.

- Ô phu nhân quá khen rồi.

Đậu Chiêu cười thoải mái, xã giao với Tất thị:

- Sao không thấy A Thất đâu?

Ô phu nhân cười nói:

- Nó và mấy người Minh thư nhi đến chỗ thái phu nhân rồi.

Đậu Chiêu cười nói:

- Chỗ thái phu nhân có rất nhiều đồ ăn ngon, cũng không trách mọi người đều thích đến.

- Đúng thế, đúng thế.

Ô phu nhân nói với Đậu Chiêu mấy câu rồi cáo từ.

Thái Thục đưa nàng ra ngoài.

Lại chạm mặt Ô Thiện.

Đậu Chiêu cười chào hỏi:

- Sao Ô tứ ca chỉ đi một mình?

Ô Thiện cười nói:

- Mấy người kia đang ở bên nhà thủy tạ bàn chuyện tiễn Bàng Ký Tu.

Đậu Chiêu ngạc nhiên nói:

- Tiễn?

Có lẽ là ứng với câu nói: “Người hiểu
ngươi nhất chính là đối thủ của ngươi”, Đậu Chiêu còn rõ chuyện nhà họ
Bàng hơn cả chính bọn họ.

Kiếp trước Bàng Ký Tú đọc sách ở Đậu gia, thi đỗ được tú tài thì bắt đầu thừa kế gia nghiệp Bàng gia, đem hiệu
cầm đồ, hiệu thuốc bắc bán hết, chuyên tâm làm tửu lâu, dựa vào thế lực
nhà họ Vương mà có chi nhánh đến tận kinh thành, trở thành người có chút tiếng tăm trong giới thương nhân.

Kiếp này sao lại đột nhiên rời khỏi Đậu gia?

Ô Thiện nháy mắt với hạ nhân bên cạnh.

Đậu Chiêu và hắn tránh xa đám người khác.

Lúc này Ô Thiện mới nhỏ giọng nói:

- Đỗ tiên sinh nói, Bàng Ký Tu

lớn tuổi nhưng nền tảng quá kém, hai năm này Huệ ca nhi, Chỉ ca nhi, lão tứ đều cần phải tập trung học, ông không thể phân tâm luyện riêng cho
Bàng Ký Tu được, như vậy thì sẽ trì hoãn việc học của hắn nên giới thiệu hắn đến trường Tinh Vân, còn nói Bàng Côn Bạch đọc sách không chuyên
cần, tốt nhất là mời một vị tiên sinh riêng để dạy.

Đậu Chiêu bật cười.

Kiếp trước, nàng ấn tượng Bàng gia là
những người linh mẫn, không câu nệ tiểu tiết, kiếp này lại cảm thấy Bàng gia mặt dày, hoàn toàn không biết liêm sỉ là gì, có thể tránh giao tiếp thì càng tốt.

Nhưng mà cứ thế này, dù Bàng gia có muốn theo học ở Đậu gia cũng không được nữa!

Có thể thấy, lần trước Bàng gia làm ầm ĩ đã khiến người Đậu gia giận dữ vô cùng.

Nàng cười hỏi Ô Thiện:

- Vậy huynh không thi sao?

Ô Thiện và Đậu Đức Xương bằng tuổi.

Ô Thiện vuốt đầu:

- Ta cũng muốn thi đỗ nhưng không được chắc chắn như Thập nhất ca.

Nghĩ đến kiếp trước Ô Thiện là tiến sĩ, Đậu Chiêu cười nói:

- Huynh hẳn là cũng có thể thử mà.

Thoáng chốc, mặt Ô Thiện đỏ bừng, lẩm bẩm:

- Muội, muội thực sự cảm thấy ta có thể đỗ kì thi huyện…

Ánh mắt nhìn nàng tràn ngập sự mong chờ, như thế nàng nói hắn có thể đỗ là hắn có thể vậy.

Đậu Chiêu xấu hổ.

Kiếp trước, nàng thực sự không có ấn
tượng gì với Ô Thiện, căn bản không biết năm nào hắn đỗ tiến sĩ chứ đừng nói là thi huyện, thi hương. Lần này nếu hắn không đỗ thì chẳng phải là sẽ mừng hụt sao? Việc đã đến nước này, nàng đành kiên trì nói:

- Thập nhất ca và Thập Nhị ca đều nói huynh đọc sách rất giỏi, muội nghĩ hẳn là có thể.

Hi vọng hắn thi thuận lợi.

Ô Thiện liền nhìn nàng cười, trông vô cùng vui mừng.

Không hiểu vì sao, nhất thời Đậu Chiêu cảm thấy như mình đã nói sai rồi.

Nàng vội chuyển đề tài:

- Khi nào thì Bàng Ký Tu qua thư xá Tinh Vân học?

- Qua Trung thu là đi. Chúng ta định tiễn hắn ở Cảnh Phúc Xuân…

Ô Thiện cười nói.

Hai người đứng trong vườn, ngươi một câu, ta một câu, Tất thị ngẩng đầu nhìn qua cửa sổ thấy con mình nhìn chằm
chằm Đậu Chiêu không chớp mắt, không biết nói gì đó Đậu Chiêu mỉm cười,
con cũng cười theo, ngây ngây ngô ngô, đâu thấy nửa phần trí tuệ như
thường ngày.

Lòng nàng nhảy dựng, khóe mắt liếc nhìn qua Kỷ thị.


Kỷ thị đang dặn dò tiểu nha hoàn:

- … Đem rượu mơ ngâm lúc hè ra,
mang một vò cho thái phu nhân, một vò cho Thọ Cô, một vò để lại đến tết
Trung thu thì lấy ra dùng…

Tất thị khẽ thở phào, cùng Kỷ thị nói đôi câu rồi đứng dậy chào từ biệt, về đến phòng khách thì gọi đại nha hoàn
của con trai đến hỏi:

- Tứ thiếu gia và tứ tiểu thư rất quen thân sao?

Đại nha hoàn sửng sốt, đắn đo nói:

- Tứ tiểu thư lớn lên theo lục
phu nhân, tứ thiếu gia và Thập nhất gia, thập nhị gia rất thân, thường
đến phòng lục phu nhân tìm hai người bọn họ, đôi khi sẽ gặp tứ tiểu thư, so với các tiểu thư khác ở Đậu gia thì quen thân với tiểu thư hơn cả.

Tất thị nhìn vẻ thận trọng của nha hoàn, lòng lại nghi ngờ.

Hỏi chuyện hầu hạ con trai mình một lượt, đến chuyện nước hoa cũng bị hỏi ra.

Tất thị giận dữ không nói nên lời, sau đó sai ma ma cùng đến sương phòng của con.

Chưa vào đến phòng đã nghe thấy tiếng con mình đọc sách lanh lảnh.

Tất thị ngạc nhiên.

Con thông minh nhưng lại không phải là đứa chăm chỉ học hành.

Vào sân thì lại thấy im ắng không một bóng người.

Tất thị không khỏi rón rén bước vào.

Tiếng con đọc sách ngừng lại, lại vang lên giọng nói của thư đồng:

- Tứ thiếu gia nghỉ chút đi! Không còn sớm nữa, bình thường thiếu gia đã đi ngủ từ lâu rồi…

- Sang năm ta sẽ thi huyện với bọn Thập nhất. Nếu bọn họ đều đỗ mà ta lại trượt thì chỉ sợ Thọ Cô sẽ chê ta ngu dốt.

Ô Thiện cười nói.

Thư đồng còn định khuyên nhủ hắn thêm mấy câu.

Hắn cười nói:

- Bất luận thế nào cũng phải thi được kết quả tốt hơn người của Đậu gia mới được.

Tất thị nghe vậy thì lặng lẽ cười rộ lên, khẽ nói với ma ma bên người:

- Chúng ta về thôi!

Nhẹ nhàng ra khỏi sân, dặn ma ma bên người:

- Chuyện hôm nay đừng để cho tứ thiếu gia biết.

Ma ma kia vâng dạ.


Bên kia, Kỷ thị lại có chút lo lắng, hỏi Vương ma ma:

- Bên Ô phu nhân đang làm cái gì thế?

Vương ma ma kể lại chuyện Tất thị tra hỏi nha hoàn theo hầu Ô Thiện rồi lại dặn dò không cho ai nói chuyện này ra ngoài cho Kỷ thị nghe.

Kỷ thị cũng thoải mái lại.

Vương ma ma cười nói:

- Phu nhân cảm thấy Ô tứ thiếu gia và tứ tiểu thư nhà chúng ta thế nào…

Kỷ thị cười nói:

- Ô gia dù không phải là nhà đại
phú đại quý nhưng cũng là nhà gia giáo có tiếng. Ô đại nhân và Ô phu
nhân đều là người đức hạnh, Thọ Cô gặp nhiều chuyện không may, nếu có
thể gả về nhà bọn họ, nhất định sẽ được Ô đại nhân và Ô phu nhân che
chở, dù sao cũng khiến người ta yên tâm hơn so với việc bị gả xa đến tận kinh thành.

Vương ma ma biết Kỷ thị đang ám chỉ nhà Tế Ninh hầu, vì thế cười nói:

- Tam lão thái gia qua đời, Ngụy gia kia chẳng hề đến phúng viếng, chuyện hôn sự này chắc là không thành rồi.

- Không thành càng tốt. Đến lúc Thọ Cô xuất giá, cho bọn họ hối hận.

Kỷ thị cười nói.

Vương ma ma nghĩ tới của hồi môn của Đậu Chiêu, cũng bật cười.

Nhất thời, chủ tớ lại nói chuyện đến nửa ngày.

Đợi qua tết Trung thu, Bàng Ký Tu đột nhiên đến bái phỏng Đậu Chiêu.

Đậu Thế Anh cau mày, hỏi Vương Ánh Tuyết:

- Hắn tới làm cái gì?

Vương Ánh Tuyết đã biết chút manh mối nên vội nói:

- Để thiếp đi xem có chuyện gì!

Sau đó vội đi, lúc sau đã về, mang theo một hộp đồ vào:

- Nói là đa tạ ơn cứu mạng lần
trước của Thọ Cô, nó phải đến thư xá Tinh Vân đọc sách nên đặc biệt tặng quà tạ ơn Thọ Cô.

Đậu Thế Anh mở hộp ra, bên trong là chiếc gương vàng rất đẹp, đồ chơi của Tây dương, giá trị đến ngàn lạng bac.

Vương Ánh Tuyết nhìn đến đỏ mắt, cười nói:

- Có cần tìm Thọ Cô tới hỏi không?

Đậu Thế Anh nghĩ nghĩ, nói:

- Để ta qua đó hỏi.

Tự mình đến chính phòng.

Đậu Chiêu cầm chiếc gương trong tay nhìn một hồi rồi khẽ kể lại chuyện bọn họ đến điền trang bơi cho phụ thân nghe, còn nói:

- … Con còn nhận được một bản chữ mẫu “Lãnh hương đường”, Ô tứ ca tặng đá thọ sơn, nhưng đồ của Bàng Ký
Tu đúng là rất đặc biệt.

Lại dặn dò phụ thân:

- Chuyện này phụ thân đừng nói ra ngoài, bọn họ khó lắm mới giấu được người lớn, nếu lại từ con mà truyền ra ngoài, chỉ sợ sau này sẽ tránh con như tránh hổ.

Đậu Thế Anh cười lớn, cam đoan sẽ “Quyết không nói cho ai khác”, lại hỏi:


- Hôm đó chẳng phải khiến Thôi di thái thái bị hoảng sợ sao?

- Vâng. Bọn chúng đều là loại lên sẹo rồi thì quên đau, con sợ sang năm vẫn còn tái diễn. Phụ thân thấy
có nên nghĩ cách đón Thôi di thái thái về nhà mấy ngày không? Đậu Chiêu
cười nói.

Đậu Thế Anh đáp:

- Đúng là nên đón Thôi di thái thái về mấy ngày, chuyện kia để hè sang năm dặn dò với nhị thái phu nhân.

Nói xong trêu chọc:

- Sang năm người lớn mới biết, bọn họ hẳn là không thể ngờ được là con nói chứ?

Đậu Chiêu cười khanh khách.

Vương Ánh Tuyết đứng ở bên hành lang, thỉnh thoảng lại nghe được tiếng cười vui, lòng vô cùng rối loạn.

Bàng Ký Tu sẽ không vô duyên vô cớ tặng đồ quý giá, xa xỉ như vậy.

Vô sự hiến ân cần, phi gian tức đạo. (chẳng có gì tự nhiên đi ân cần với người ta, không phải là kẻ gian thì cũng là kẻ trộm)

Một hồi sau, Đậu Chiêu sinh lòng nghi
hoặc nhưng lại không hiểu được hành vi này của Bàng Ký Tu là làm sao,
thầm sinh lòng cảnh giác với hắn. Những thứ đồ khác hắn tặng đều đem cất hết vào một hòm, gửi chìa khóa cho Tố Quyên:

- Không được để mất một thứ nào.

Tố Quyên không dám lơ là, luồn chỉ đỏ vào chìa khóa rồi buộc vào cổ, ngày đêm không rời.

Sang năm sau cũng không có ai đi bơi.

Mùa xuân, Đậu Chính Xương, Đậu Đức Xương, Đậu Khải Quang và Ô Thiện cùng thi huyện, thi phủ… lập tức trường học
Đậu gia đã có thêm bốn tú tài, nhất là Ô Thiện thi đỗ cao khiến Ô phu
nhân mừng đến độ vội dẫn Ô Nhã từ kinh thành trở về tạ ơn nhị thái phu
nhân, tạ ơn Kỷ thị, tạ ơn mọi người mấy lượt.

Sau đó Ô phu nhân cũng có chút khó xử.

- Theo đạo lý, hẳn cũng nên tặng lễ qua bên Tây Đậu chứ?

Ô phu nhân thương lượng với Ngọc nhị phu nhân:

- Nhưng lễ này không biết nên tặng thế nào cho tốt?

- Người nói Vương thị sao?

Ngọc nhị phu nhân cười nói:

- Tây Đậu dù đã không còn mặc đồ
tang nữa nhưng thất thúc còn chưa vào kinh thành, nếu người không muốn
giao tiếp với Vương thị thì để con bảo phu quân con tặng đồ qua giúp là
được.

Ô phu nhân thở dài.

Lúc quay về phòng nói với ma ma:

- Nếu Vương thị kia không phải là tiểu thiếp phù chính thì thật tốt.

Ma ma kia không tiện trả lời. Ô phu nhân lại hỏi:

- Mấy hôm nay tứ thiếu gia vẫn qua lại với tứ tiểu thư sao?

Ma ma kia do dự hồi lâu rồi nói:

- Nghe nói mấy hôm trước tứ thiếu gia còn sai người tặng cho tứ tiểu thư bộ cờ vây bằng gỗ trầm hương.

Ô phu nhân nhíu nhíu mày.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận