Đại Đường Đạo Soái

Sau khi thương nghị xong với đám Trưởng Tôn Vô Kỵ, Phòng Huyền Linh, Đỗ
Như Hối, Ngụy Chinh, Lý Tích, Chử Toại Lương, vào ngày hôm sau Lý Thế
Dân lên triều tuyên bố xuất binh Cao Ly.

- Liêu Đông vốn thuộc
Trung Quốc. Trước kia người Cao Ly giết người Trung Quốc ở Kinh Quan vô
số, trẫm đến nay vẫn cực kỳ hận, hằng đêm không ngủ, mong một ngày báo
thù.

Văn võ toàn triều cũng dấy lên chiến ý hừng hực, cũng tán thành Lý Thế Dân chinh phạt Cao Ly.

Kinh Quan là một chuyện vô cùng nhục nhã khi Tùy triều chinh phạt Cao Ly gặp thảm bại.

Trăm vạn đại quân tan thành mây khói. Tướng sĩ Cao Ly vì khoe khoang chiến
công mà đem thi cốt của tướng sĩ Tùy triều đắp thành núi, xây nên mộ
phần.

Mộ phần này không dùng để bái tế mà để dân chúng Cao Ly thưởng thức.

Vào năm Trinh Quán thứ năm, Lý Thế Dân biết được chuyện này, tức giận đến giận tím mặt, nổi trận lôi đình.

Giang sơn Lý Đường đoạt từ Dương Tùy, nhưng Lý Thế Dân chưa từng phủ nhận
Dương Tùy là vương triều Hoa Hạ. Trong mắt hắn, dân chúng Tùy triều hay
dân chúng Đường triều đều là con dân Trung Quốc.

Con dân Trung
Quốc bị dị tộc sỉ nhục cần phải phái đại thần sang Cao Ly dùng thái độ
cường ngạnh bỏ đi Kinh Quan, an táng thi cốt tướng sĩ Tùy triều.

Từ đó trở đi, Lý Thế Dân đã có ý niệm báo thù.

Chỉ là thời cơ chưa tới, trọng tâm Đường triều đặt ở phía tây nên bây giờ mới đến lúc thổ lộ mối hận này.

Lý Thế Dân cũng biểu lộ chiến ý cực cao hạ lệnh binh phạt Cao Ly.

Lần này xuất binh chinh phạt, Lý Thế Dân bổ nhiệm Đại tướng thống binh lại
không phải là Binh bộ Thượng thư Lý Tích, mà là Lễ bộ Thượng thư Lý Đạo
Tông. Lý Đạo Tông tuyệt không phải là tên tiểu nhân trong lịch sử hãm
hại Tiết Nhân Quý mà làm một vị danh tướng thân kinh bách chiến.

Năm xưa hắn trấn thủ Linh Châu thì Lương Sư Đô đã sai đệ đệ của hắn là
Lương Lạc Nhân dẫn ba vạn binh Đột Quyết vây quanh Linh Châu, Lý Đạo
Tông cố thủ ở trong thành tìm cơ hội xuất kích, đánh bại quân Đột Quyết. Hơn nữa thừa cơ xuất binh Ngũ Nguyên, mở rộng biên giới phía bắc hơn
ngàn dặm, lập nhiều công lao hiển hách cho Đại Đường.

Hoàng thân
họ Lý có Lý Hiếu Cung, Lý Đạo Tông thiện chiến nhất. Mưu lược quân sự
của Lý Đạo Tông có lẽ hơi kém hơn Lý Tích nhưng chắc chắn là tướng soái
có thể đảm nhiệm một phương.

Đỗ Hà cũng không có bất kỳ dị nghị gì đối với việc bổ nhiệm Lý Đạo Tông làm chủ soái ba quân.

Nhưng an bài kế tiếp lại làm hắn ngạc nhiên.

Lý Thế Dân thản nhiên điều binh khiển tướng bao gồm Chấp Thất Tư Lực, A Sử Na Xã Nhĩ, Tiết Vạn Quân, Tiết Vạn Triệt, Lý Đại Lượng, Tô Định Phương, Lý Đạo Ngạn, Quách Hiếu Khác, Tống Quân Minh, Tiết Cô Ngô…mấy chục viên chiến tướng của Đại Đường nhưng hắn đợi mãi vẫn không thấy tên của
mình.

Hắn nghĩ đến một chuyện “đáng sợ”, chẳng lẽ nhạc phụ đại nhân sẽ không để ta đánh trận chiến này?

Buổi triều chấm dứt, Đỗ Hà không thể chờ đợi liền tìm Lý Thế Dân lúc hắn ăn cơm.

Lý Thế Dân không hề bất ngờ khi Đỗ Hà đến, bình thản uống rượu nho, cười nói:

- Trẫm biết tiểu tử ngươi sẽ đến, nếu không đến không phải là ngươi rồi.

Hắn cũng không đợi Đỗ Hà hỏi mà hỏi trước:

- Ngươi thấy kỳ quái vì trẫm không dùng ngươi?

Đỗ Hà vội vàng gật đầu, vẻ mặt đau khổ nói:

- Tiểu tế chuẩn bị cho trận chiến này đã lâu, hiện giờ không cho ta xuất
chiến khác nào đặt cơm trước mặt khi đã nhịn đói mười ngày.

Lý Thế Dân vẫn hỏi:

- Ngươi cảm thấy trình độ quân sự của ngươi so với chư tướng Đại Đường có đứng hàng nhất?

Đỗ Hà vội nói:

- Không dám, khỏi cần phải nói, Lý Tích lão tướng quân thắng ta dễ dàng,
sư huynh Tô Định Phương cũng không kém ta. Chư tướng khác đều có sở
trường riêng, Tiết Vạn Triệt gan lớn lại có kỳ mưu, Lý Đại Lượng trí
dũng song toàn, Trương Sĩ Quý công thành nhổ trại, dũng không thể chống. Trong lĩnh vực sở trường của bọn họ, tiểu tế không dám khoe khoang.

Lý Thế Dân cười ha hả:

- Ngươi cũng không cần tự đánh giá thấp mình, trẫm biết rõ năng lực của
ngươi. Đúng như ngươi nói, Đại Đường không có tướng vô năng. Ai cũng có
sở trường riêng, trẫm với tư cách hoàng đế cần nắm vững hai chữ công
đạo. Tiểu tử ngươi sau khi tòng quân đã trải qua tất cả các chiến sự của Đại Đường, mỗi lần đều đi tiên phong, chỉ trong mấy năm ngắn ngủi đã có công lao cực lớn. Cái này cố nhiên là do năng lực của ngươi nhưng cũng
không thể tách rời với việc trẫm cho ngươi cơ hội.

Đỗ Hà im lặng, Lý Thế Dân nói những câu là thật, đế vương dùng binh, tuyệt đối không
thể chỉ trọng dụng một tướng, mà bỏ qua những tướng quân khác. Bản thân
lập được công đầu qua ba đại chiến dịch dĩ nhiên không thể thiếu việc Lý Thế Dân chiếu cố đặc biệt.

Luận mưu lược, Tô Định Phương từng
diệt ba nước bắt ba chủ có năng lực quân sự không kém hắn nhưng hiện giờ Tô Định Phương với tư cách tướng lĩnh thời đầu, nương tựa Lý Đường hơn
hai mươi năm nhưng mới chỉ là Tả Vũ Hầu Tướng quân, thấp hơn hắn nhiều
bậc. Cũng không phải bởi vì Tô Định Phương không có tài mà là không có
cơ hội.

Đỗ Hà nghe đến đó, cũng minh bạch ý tứ của Lý Thế Dân.
Mình đã có nhiều cơ hội, nếu như lần này lại để mình xuất chinh thì
những tướng lĩnh vẫn không hề có cơ hội sẽ nghĩ như thế nào?

Bọn họ sẽ không hề câu oán hận sao?

Đỗ Hà cũng không biết mở miệng như thế nào, hắn rất chờ mong trận chiến với Cao Ly lần này.

Nhưng hắn cũng có thể lý giải hoàn cảnh của Lý Thế Dân, biết hắn có nỗi khổ
tâm riêng của mình, với tư cách một Hoàng Đế, thật sự không thể quá mức
nặng bên này nhẹ bên kia.

- Là tiểu tế nghĩ nông rồi.

Đỗ Hà có chút không cam lòng nhưng đây vẫn là sự thực.

Không phải hắn không muốn tranh thủ, mà là thật sự không mặt mũi tranh thủ.
Lý Thế Dân quan tâm đến hắn hết mực, cho hắn nhiều cơ hội vậy thì sao
hắn còn làm khó xử?

Lý Thế Dân thấy Đỗ Hà đã hiểu cũng cười nhẹ.
Hắn đều nhìn thấy những nỗ lực của Đỗ Hà. Từ tin tức không ngừng truyền
về từ Đông Bắc, Lý Thế Dân vẫn một mực cân nhắc việc phái Đỗ Hà tới Liêu Đông.

Đến khi Chử Toại Lương nhắc nhở, Lý Thế Dân mới hạ quyết
tâm, ngay cả văn thần như Chử Toại Lương cũng thấy Đỗ Hà có quá nhiều cơ hội vậy thì những tướng quân thân mang khát vọng, tư lịch càng trên Đỗ
Hà thì sao?

Cân nhắc đến đại cục, Lý Thế Dân không để cho Đỗ Hà tham dự lần chinh phạt này.

Cái này gọi là người không có khả năng sẽ không bận tâm, Lý Thế Dân cũng biết rõ khả năng của Đỗ Hà nên rất cân nhắc.

Không được vào danh sách xuất chinh lần này ít nhiều khiến Đỗ Hà có chút thất vọng nhưng một khi đã hiểu nỗi khổ tâm của Lý Thế Dân thì hắn cũng
không cưỡng cầu. Suy từ mình cũng thấy đã có quá nhiều cơ hội, dù sao ăn hết thịt cũng phải để người khác uống canh!

Cao Ly trải qua nội
loạn nên thực lực đã không còn như trước, quy mô chiến dịch không thể
nào vượt qua Tiết Duyên Đà, công tích tự nhiên cũng giống như vậy.

Đỗ Hà đi vào quân doanh, kể lại việc không thể xuất chinh cho chư tướng dưới trướng.

Tiết Nhân Quý, La Thông, Tịch Quân Mãi đều có chút tiếc nuối nhưng đều hiểu chuyện.

Những năm này, bọn họ đều ăn theo Đỗ Hà không ít. Hai người La Thông, Phòng
Di Ái đi theo hắn sớm nhất nên có quân công đầy đủ, địa vị cực cao. Dù
là đến muộn như Tiết Nhân Quý cũng qua chiến dịch bắc phạt Tiết Duyên Đà mà được thăng Hữu uy vệ Trung Lang tướng.

Đỗ Hà còn không biết, lần này không xuất chinh lại khiến cho cuộc đời của hắn xuất hiện biến hóa cực lớn.



La Ta.

La Ta là Đô thành Thổ Phiên. Tùng Tán Kiền Bố sau khi thống nhất Thổ Phiên thì từng bước kiến tạo nhà cửa chùa miếu đường sá kênh mương, đặt nền
móng cho thành thị.

Bởi vì học trộm theo Đường triều nên La Ta dần chuyển hình theo xã hội phong kiến, thực lực kinh tế quân sự đều đề cao rõ rệt.

Với tư cách trung tâm kinh tế văn hóa Thổ Phiên, La Ta tuy còn kém xa những thành trì phồn hoa của Đường triều nhưng cũng rất phồn thịnh. Không chỉ có người Thổ Phiên mà còn có các thương nhân Nam Chiếu, Nê Bà La, Thiên Trúc thiết lập con đường buôn bán.

Hôm nay trên đường cái có một tráng hán ăn mặc trang phục đời Đường áp giải một thiếu niên gầy yếu
máu me đầy người. Tráng hán trông rất cương mãnh, nhưng đôi mắt tam giác lại phá tướng đi rất nhiều.

Thân thể thiếu niên trắng trẻo, toàn thân đầy máu, hiển nhiên đã bị ngược đãi. Tráng hán tựa hồ bực bội
thiếu niên kia đi chậm rãi nên đá một cái khiến hắn té nhủi.

- Đại sư huynh, ngươi xem gia hỏa này thật là ác tính khó đổi, thế nào, muốn động thủ không?

Một thiếu nữ đáng yêu mặc váy vàng, trong mắt lóe lên lửa giận, sờ đến hai thanh loan đao bên hông.

Người được gọi sư huynh chính là Lý Dật Phong.

Lý Dật Phong những năm này làm thợ săn người lấy tiền thưởng, bình thường
chuyên đối phó những kẻ thân mang võ nghệ nhưng tàn ác trong giang hồ.
Hắn làm người tiêu sái, tôn trọng tự do nên loại nghề nghiệp này thích
hợp.

Hắn tới La Ta để truy tìm một tên phạm tội sát nhân ở Tứ
Xuyên tên là Nhâm Hạo. Nhâm Hạo trước kia đi theo danh sư học nghệ, bởi
vì tâm thuật bất chánh, bị trục xuất sư môn, trở lại quê nhà dựa vào một thân võ nghệ trở thành đầu lĩnh lưu manh, thường thường gây chuyện thị
phi. Nhưng bởi vì không phạm lỗi nặng nên quan viên địa phương cũng
không thể bắt.

Nhưng ở ba tháng trước, hắn nhìn trúng vợ của một
thư sinh tên là Vương thị, cầu ái không có kết quả nên trong cơn giận dữ vung đao giết chết cả nhà thư sinh gồm bốn người rồi trốn đi xa tha
hương. Lúc rời khỏi thành bị binh sĩ thủ vệ phát hiện nên dẫn tới giao
đấu. Nhâm Hạo giết chết năm tên quân tốt rồi trốn thoát, Thành đô Thứ Sử hạ lệnh treo giải thưởng.

Ở Tứ Xuyên, Lý Dật Phong, Chu Linh
Linh sau khi nghe chuyện liền quyết định bắt hung thủ về quy án. Trên
đường nghe ngóng phát hiện Nhâm Hạo chạy trốn tới Thổ Phiên La Ta, hai
người cũng truy tung đến tận đây.

Chu Linh Linh biết Nhâm Hạo chuyên làm việc ác, lại thấy hắn công nhiên ngược đãi một thiếu niên lại càng phẫn nộ.

Lý Dật Phong nhìn vào ánh mắt thiếu niên kia thì thấy hắn đang nhìn mình vẻ cầu khẩn, viết lên mấy chữ trên mặt đất.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui