Đại Đường Minh Nguyệt


Theo như quan điểm của truyền bá học, ngôn ngữ được phân thành truyền bá ở động vật và truyền bá ở con người ( úi, hình như tôi viết luận văn đến phát điên rồi)...!trở lại chuyện chính nào, loài người chúng ta khi xuyên không đến bất kỳ một thời đại nào, điều đầu tiên cần làm là nắm bắt được ngôn ngữ, ví dụ như bạn muốn chuẩn bị ngôn ngữ để xuyên đến Trường An thời Đường, thì tôi đề nghị bạn đi học tiếng người Hẹ và tiếng Quảng đi, theo phân tích thì, hai loại ngôn ngữ này khá gần với giọng Trường An thời đó ----------- có điều xét thấy tiếng Hẹ và tiếng Quảng căn bản cũng không giống nhau, nên tôi rất nghi ngờ mức độ gần giống này có đạt tới 20% hay không.

Không thì, bạn cũng giống như nữ chính, ít nhất phải như người câm điếc suốt mấy tháng liền ( cô ấy hơi bi thảm, sinh ra trong gia đình nhiều tộc người khác nhau, phải học hai ngoại ngữ khác nhau)
Được rồi, cuối cùng bạn cũng học được tiếng Trường An, sau đó bạn muốn mở miệng gọi cha mình, bạn có thể lựa chọn những cách gọi sau: A Gia, Gia Gia, còn có, Ca Ca (bạn không có nhìn nhầm đâu), Lang Bãi....!còn gọi mẹ thì, dễ hơn chút, A Nương hoặc là A Mẫu đều được.

Anh trai thì gọi A Huynh, chị gái thì gọi A Tỷ, đều rất dễ mà.

Rồi bạn cũng phải tự xưng chứ, thời Đường phổ biến nhất là con gái tự gọi mình là "Nhi" (với ai cũng có thể xưng là "nhi", hơi buồn nôn), sau đó lần lượt là "nô", "thiếp".

Con trai khi tự xưng, thường dùng nhất là "Mỗ", (tương tự như bây giờ xưng "tôi" vậy), "Ngã" (tức là tôi) cũng được, nhưng ngữ khí có vẻ hơi kiêu ngạo (Hoàng Đế khi nói với quan lại thường hay xưng "Ngã").

Muốn khiêm tốn thì xưng là "Bộc","Tại hạ"...!
Còn có tự mình xưng tên của mình "Thế Dân cho rằng", "Lưu Ly tuân mệnh"
Khi xưng hô với người khác, nam thì thường lấy họ thêm vai vế cấp bậc rồi thêm "lang" phía sau, nếu như vô cùng thân thiết, thì có thể không thêm từ "lang" (Lý Nhị, cút qua đây!); nữ cũng là họ rồi thứ bậc rồi thêm "nương" (thời Đường thứ bậc không phải là thứ bậc chỉ xếp trong nhà, mà ít nhất là xếp chung với anh chị em trong dòng họ, cho nên mới có cái gì mà Lưu nhị thập tam lang).

Thường khi đi ngoài đường gặp người không quen biết, thường gọi "Lang quân", "Nương tử".

Nô bộc trong nhà gọi chủ nhân cũng là "A Lang", "Nương tử", "Phu nhân" đều được, nhưng không có cách gọi "Lão gia"
Con gái sau khi xuất giá gọi bố mẹ chồng cũng thường gọi là "A Ông", "A Gia", "Gia" hoặc là "Đại Gia" ------- đây cũng là cách mà những người thân thuộc với Hoàng Đế gọi Hoàng Đế, còn nếu không thân thì, sẽ gọi Hoàng Đế là "Thánh nhân", "Chủ thượng" (thường thì không gọi là Hoàng Thượng).

Bạn thấy đấy, người bà hay mẹ chồng trong nhà địa vị rất cao nha!
Còn gọi chồng thì sao, phu quân nè, phu tế nè, hay thứ bậc rồi thêm "lang" đều được cả, đừng gọi tướng công (cũng đừng có gọi người làm quan là "Đại nhân, đại nhân", chỉ để dùng cho cha mẹ thôi.)
Ngoài ra, con gái đời Đường sẽ không theo họ chồng, dùng họ của mình, trước khi xuất giá là "Lam đại nương", sau khi xuất giá vẫn là "Lam đại nương, hoặc là "A Lam", hoặc "Lam phu nhân".

Mối quan hệ của con gái với nhà mẹ đẻ vào thời Đường so với những triều đại tiếp theo sau thân mật hơn nhiều, cha mẹ bị bệnh, con gái đã lấy chồng về nhà chăm sóc cha mẹ là rất bình thường, thậm chí còn chăm sóc thường xuyên hơn cả con dâu.

Con gái ở nhà chồng không vui, về nhà mẹ ở lâu dài cũng không có gì lạ.

Cho nên con gái sinh ra ở thời Đường, có nhà mẹ đẻ tốt là rất quan trọng --------- về điểm này nữ chính rất bi thảm, tôi quả thật là mẹ ghẻ mà, thôi tự động chuồn đây.

- ----------------------------------------------
Lời người dịch:
Phía trên là những gì tác giả gửi gắm cho độc giả một phần về cách xưng hô của thời nhà Đường, mình đã dịch sát phiên âm Hán Việt để mọi người dễ hình dung, nhưng trong truyện mình sẽ dịch sao cho uyển chuyển dễ hiểu cho mượt mà, chứ không thể để như nguyên văn thế được.

Về phần xưng "Lão gia", đúng ra thời Đường không gọi như vậy (theo giải thích của tác giả phía trên), nhưng khi dịch mình vẫn sẽ dùng lão gia cho dễ hiểu, mình thực sự không thích cái cách gọi lang quân ^_^
Về xưng hô, đối với các anh em họ, khi trong một câu trần thuật bình thường, mình sẽ dịch là Mục tam lang, Thất nương...!Nhưng khi trong câu nói chuyện, thì mình sẽ dịch là "Anh Ba, "Em Bảy" cái này cũng dễ hiểu dễ phân biệt mà ha..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui