Vương Đạo nhàn rỗi ở nhà đánh cờ với Tào Thục, Tào Thục hỏi: “Ông là một trong bảy vị cố mệnh đại thần được Minh Đế khâm định, sao lại nói không làm là không làm nữa."
Vương Đạo chỉ vào bàn cờ: "Ta và phu nhân đang chơi cờ, phu nhân có thể hồi cờ, sắp thua thì có thể nói mệt rồi không chơi nữa, ta bằng lòng nhường phu nhân.
Bởi vì có thua cũng không sao cả, cùng lắm thì thua mấy xâu tiền, ngược lại thắng thì bị phu nhân khinh bỉ."
Tào Thục trợn tròn mắt.
Vương Đạo đắc chí, nói tiếp: "Nhưng chơi cờ với các quan đại thần trong triều đình thì khác.
Chơi cờ phải có quy tắc, không có quy tắc thì không thể hình thành luật chơi.
Nếu đối phương không tuân thủ quy tắc, tùy ý làm bậy, không ngừng hồi cờ, luôn muốn làm lại, ta lại không thể kháng nghị.
Nếu ta tiếp tục chơi cờ với bọn họ, đừng nói là không có chút phần thắng nào, nếu một ngày ta thua, thì ta sẽ phải đánh đổi tính mạng của cả Lang Gia Vương thị.
Không bằng ta rút lui, không chơi nữa, không chơi thì sẽ không thua.”
Tào Thục nghe vậy, sắc mặt u tối trở nên sáng lên: " Xem ra ông đã hiểu rõ, không chơi thì sẽ không thua; Dữu thái hậu và hoàng thượng, cô nhi quả phụ tín nhiệm thân ca ca, có thể hiểu được việc đề phòng các quan đại thần là bọn ông là người ngoài.
May mắn Vương Duyệt và Thanh Hà đã thoái ẩn, nếu không sẽ lại bị cuốn vào vòng xoáy này."
Vương Đạo trầm mặc không nói gì.
Lúc đầu, ông đã phản đối cách mà Vương Duyệt dùng cái chết để thoái ẩn cùng với Thanh Hà.
Ông bất đắc dĩ mới đồng ý phối hợp diễn màn kịch “Trăm vạn tiền bán mạng”.
Nhưng chỉ trong một năm, triều cục bởi vì cái chết của Minh Đế mà trở nên khó bề phân biệt.
Bây giờ xem ra Vương Duyệt đã đúng khi làm như vậy.
Vương Đạo hạ một quân cờ, nói: "Đứa trẻ này có tầm nhìn xa, đi là tốt."
Tào Thục thấy chỗ mà quân đen sắp hạ xuống chặn quân trắng của mình, nhanh chóng vươn tay ra bảo vệ bàn cờ, không cho phép Vương Đạo thả quân đen xuống, đổi quân trắng vừa mới đánh đặt vào đây, nói: "Lúc nãy ta ham nói chuyện với ông, đi sai nước, ta phải đi vào nước này.”
Tào Thục bình thường hay hồi cờ, Vương Đạo đành phải thu quân, đổi nước khác.
Vương Đạo liên tục dâng đơn từ quan ban lần, Dữu thái hậu đều từ chối ba lần, ý muốn giữ lại vị đại công thần khai quốc này.
Vương Đạo kiên trì từ quan, đến lần thứ tư thì Dữu thái hậu mới đồng ý, ban cho Vương Đạo lương thực và vải vóc, vinh quang từ chức, Vương Đạo không từ chối.
Vương Đạo là nhân vật đo chiều gió trong quan trường Đại Tấn, nhất cử nhất động của ông đều thu hút sự chú ý.
Nhìn thấy Dữu thái hậu đồng ý cho Vương Đạo từ quan, trong lòng các quan đại thần đều hiểu rõ: Thực ra Dữu Thái hậu không vừa mắt Vương Đạo, xem ra Lang Gia Vương thị sẽ từ từ trở nên yên lặng.
Vương Đạo không làm quan nữa.
Lần đầu tiên Nguyễn Phù nói chuyện với Tống Huy về lý tưởng cuộc đời ngoại trừ thơ ca và âm luật: “ Lúc nàng còn ở Đài thành, Dữu thái hậu là người như thế nào?”
Tống Huy không thể nói lời không tốt về Dữu Thái hậu: "Tính tình rộng lượng, thái độ khiêm tốn, hiền lương thục đức, hoàn mỹ không chút sai sót."
Nếu đánh giá của Tống Huy đối với Dữu Thái hậu là đúng, vậy thì vì sao lúc hấp hối, Minh Đế lại giao Tống Huy cho Nguyễn Phù?
Mặc dù Nguyễn Phù ph0ng đãng nhưng lại rất thông minh.
Hắn ta là sĩ tộc Trung Nguyên đã trải qua loạn Vĩnh Gia.
Anh trai Nguyễn Thiêm của hắn ta đã chết trong thời kỳ hỗn loạn xuôi về phía nam.
Nguyễn Phù ý thức thấy nguy cơ, nói: "Mặc dù Giang Đông mấy đời nối tiếp nhau, nhưng tuổi đời ngắn.
Gia chủ lúc còn nhỏ gặp nhiều khó khăn, vận may suốt cả trăm sáu mươi năm.
Mà Dữu thái hậu tuổi đời còn trẻ, tài đức không đủ, theo quan sát của ta, sẽ là điềm báo hỗn loạn.” Ý là hoàng đế tuổi còn nhỏ, Quốc Cữu Dữu Lượng còn trẻ, chưa có kinh nghiệm, đức hạnh vẫn chưa trải qua đủ khảo nghiệm.
Đây chính là dấu hiệu báo trước của sự đại loạn.
Tống Huy thấy Nguyễn Phù nói toạc ra như vậy, cũng không che giấu nữa, nói: "Dữu thái hậu sâu không lường được, ngay cả Vương Đạo cũng đã từ quan, lúc thiếp thân còn ở Đài Thành, được Minh Đế chuyên sủng, Dữu Thái hậu cũng tiếp đãi thiếp thân nồng hậu, nói là thần thiếp hầu hạ Minh Đế cực khổ rồi.
Thiếp thân vốn tưởng rằng Dữu thái Hậu có thể đủ khoan dung, nhưng hiện tại xem ra, Dữu Thái Hậu cũng chỉ là có thể nhẫn nhịn mà thôi."
"Sau này nếu Dữu Thái hậu tìm thiếp thân để tính sổ, chẳng phải là sẽ liên lụy đến Huyện hầu hay sao (Tước vị của Nguyễn Phù là Huyện hầu Nam An).
Thiếp tự mình rời đi, tìm một am ni cô xuống tóc xuất gia, từ đó đoạn tuyệt hồng trần."
Nguyễn Phù là một người đàn ông có trách nhiệm, đỡ Tống Huy dậy: "Bây giờ nếu nàng đã là nữ tử của ta.
Năm trước ta đã thề trước mặt Minh Đế sẽ bảo vệ nàng cả đời.
Sao có thể để nàng đang ở tuổi thanh xuân mà cạo đầu đi tu, mặc áo cà sa, eo thắt đai vàng được? Ta tự có cách riêng để bảo vệ nàng."
Nguyễn Phù tự xin rời khỏi thành Kiến Khang, đến Tây Nam làm quan, trấn giữ biên cương phía tây nam cho Đại Tấn, mở mang lãnh thổ.
Quốc cữu Dữu Lượng thấy Nguyễn gia đứng đầu sĩ tộc đi đến biên giới phía tây nam, từ đó kiềm chế thế lực của Dữu gia ít đi một phần, vì vậy vui vẻ đồng ý với yêu cầu của Nguyễn Phù, phong Nguyễn Phù làm tướng quân của Trấn Nam, thứ sử Quảng Châu (Quảng Châu lúc này không phải là Quảng Châu hiện nay, mà là phía Quảng Tây Vân Nam).
Nguyễn Phù đưa Tống Huy và hầu hết người Nguyễn gia đi về phía tây nam, tránh xa cơn bão chính trị sắp tới.
Từ đó người Nguyễn gia định cư ở đây, không bao giờ quay trở lại Giang Nam nữa.
Họ sinh sôi ở phía tây nam mấy đời.
Lâu ngày, "Nguyễn” trở thành họ lớn ở tây nam.
Sau đó, người Nguyễn gia tiếp tục di chuyển về tây nam, họ Nguyễn lan rộng, dần dần yếu đi, bọn họ không còn nhớ cội nguồn của bản thân thực ra là đến từ gia tộc quyền thế nhất của đại Tấn, là sĩ tộc đứng đầu yêu thích nhất âm nhạc.
Chỉ ngắn ngủi trong vòng một năm, tám vị cố mệnh đại thần, ngoại trừ Quốc cữu Dữu Lượng, thì bảy vị đại thần khác đều lần lượt chịu đả kích nghiêm trọng.
Lục Diệp bị tước đoạt binh quyền của Trung Hộ quân, chỉ có một chức Tư Đồ mà nhìn bên ngoài thì như thăng chức nhưng thực tế là bị giáng chức.
Vương Đạo từ quan, mặc kệ không làm nữa.
Nguyễn Phù đưa ái thiếp Tống Huy đến Quảng Tây để làm quan, cũng là bỏ trốn.
Phiên Vương Tư Mã Dương bị "Bạch đầu công" Tư Mã Tôn làm liên lụy vì tội phản quốc, cũng bị tước đoạt binh quyền, giáng chức rời khỏi thành Kiến Khang.
Si Giám vẫn luôn ở Giang Bắc biến những dân lưu lạc thành quân đội, bảo vệ biên giới, đề phòng Thạch Lặc nước Triệu xâm lược, không ở thành Kiến Khang.
Bởi vì những dân lưu lạc dưới trướng của Si Giám chỉ trung thành với một mình hắn ta, Dữu Lượng muốn đoạt binh quyền cũng không được, chứ không phải là vì Dữu Lượng hạ thủ lưu tình với hắn ta.
Ôn Kiều bị điều ra khỏi kinh thành, giữ chức thứ sử Giang Châu, đóng quân ở Vũ Xương.
Duy chỉ có một người vẫn giữ nguyên chức quan là Thượng thư lệnh Biện Hồ (đọc đổi thành Côn), nhưng Biện Hồ nói là không tính là vậy.
Biện Hồ không đồng ý việc Vương Đạo từ quan, không đồng ý với việc Lục Diệp bị tước binh quyền, không đồng ý với việc Nguyễn Phù chạy trốn, không đồng ý với việc Ôn Kiều đi Giang Châu, không chấp nhận Tư Mã Tôn mưu phản, nhưng vô ích.
Dữu Thái hậu sắp xếp tất cả mọi việc dưới danh nghĩa hoàng đế, còn bản thân mình thì bỏ một phiếu phủ quyết.
Biện Hồ không biết làm thế nào.
Mặc dù vẫn là thượng thư lệnh nhưng lại như con hổ bị nhổ hết răng.
Mỗi ngày đều gào thét trên triều: “Hoàng thượng ngàn vạn lần không thể!”, “Thái hậu ngàn vạn lần không thể!” và “Quốc Cữu ngàn vạn lần không thể!” Lặp đi lặp lại những điều trên cả vạn lần vẫn vô dụng.
Quả thật là người tính không bằng trời tính.
Trước khi chết Minh Đế đã khổ tâm dùng bảy vị cố mệnh đại thần để kiềm chế lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, tưởng rằng sẽ là một cái vạc có bảy chân để chống đỡ, giang sơn Đại Tấn mới có thể ổn định.
Nhưng mọi việc lại không như ý muốn.
Ông cậu Dữu Lượng và cô vợ Dữu thái hậu liên thủ, chặt đứt sáu cái chân còn lại.
Giờ đây, xã tắc Đại Tấn chỉ có Dữu Lượng là người chống đỡ duy nhất.
Đáng tiếc một mình Biện Hồ trong triều, trơ mắt nhìn quyền lực dồn hết vào Quốc cữu Dữu Lương và phe cánh khác.
Đất nước luân lạc đến mức để họ ngoại chuyên quyền.
Biện Hồ ngồi không yên, nghĩ tới nghĩ lui, người duy nhất ở trong triều có đủ năng lực và danh vọng cùng với ông ta chống lại thế lực này chỉ có Vương Đạo.
Biện Hồ đến ngõ Ô Y tìm Vương Đạo, mời ông xuống núi: "Vương công à! Ngài là đại thần xã tắc.
Hôm nay lời nói của Minh Đế đã bị vô hiệu, ngoại thân trong triều chuyên quyền, Vương công còn có thể ngồi yên trong nhà sao?"
Vương Đạo hỏi ngược lại: "Thượng thư lệnh mỗi ngày cứng nhắc tranh luận, có ích lợi gì không? Dữu Thái hậu có nhận tấu chương của ngươi không?"
Biện Hồ nói: "Không có.
Nhưng ta không thể, Vương công lại có thể.
Với thực lực của Vương công, nhất định sẽ có thể khống chế được Dữu Lượng."
Vương Đạo lắc đầu: "Đến lúc đó, Vương gia của ta sẽ bị tịch thu tài sản, chém đầu hết cả nhà.
Thượng thư lệnh cũng không cứu được ta."
Biện Hồ lo lắng nói: "Chẳng lẽ Vương công lại mặc cho ngoại thích kiêu căng như vậy?"
Vương Đạo bình tĩnh lại hỏi: “Dữu Thái hậu và Dữu Lượng so với Giả hoàng hậu và Giả Doãn năm đó như thế nào?” Chính là đang nói về yêu hậu Giả Nam Phong và ngoại sinh Giả Doãn năm đó dựa vào biến loạn trong cung đã giết hại Dương thái hậu, tiêu diệt ba gia tộc Hoằng Nông Dương Thị, khống chế hoàng đế ngu ngốc, từ đó bắt đầu câu chuyện Giả gia quyền lực khuynh triều.
Biện Hồ là người thành thật, nói: " Mưu lược thủ đoạn liên tiếp, Dữu thái hậu so với Giả hoàng hậu thì kém xa.
Dữu Lượng cũng không bằng Giả Doãn."
Giả Hoàng hậu chấp chính mười năm.
Mặc dù giết kẻ địch không chút lưu tình, nhưng trong thời gian chấp chính, đất nước hùng mạnh, quan tâm đến cuộc sống của người dân, có bao nhiêu hoàng đế cũng đều không bằng Giả hoàng hậu.
Vương Đạo lại hỏi: "Giả hoàng hậu là người lợi hại như vậy, Giả gia quyền khuynh triều dã, vậy Giả Hoàng hậu chấp chính bao nhiêu năm?"
Biện Hồ: "Tròn mười năm."
Vương Đạo gật đầu nói: "Đúng vậy, với năng lực của Giả Hoàng hậu, có thể trị vì mười năm, vậy Dữu thái hậu và Dữu Lượng thì sẽ càng ngắn hơn nữa.
Cho dù bọn họ có thể chống đỡ mười năm, thì khi đó hoàng thượng đã mười lăm tuổi.
Theo di chiếu của Minh đế, hoàng đế bắt đầu tự mình chấp chính, Dữu thái hậu phải lui về hậu cung, không được tham gia vào chính sự nữa."
"Mặc dù ta đã từ tất cả chức quan, nhưng ta vẫn là thầy của vua.
Mỗi tháng ta đều dạy hoàng thượng mấy lần, Hoàng đế tuy còn trẻ nhưng đã có dáng dấp của một vị minh quân rồi.
Thượng thư lệnh an tâm chớ nóng, chúng ta hãy cùng nhau chờ đợi tiểu hoàng đế lớn lên."
Vương Đạo không hổ là lão hồ ly, một lời nói đã thuyết phục được Biện Hồ rồi.
Nhưng Biện Hồ vẫn lo lắng, "Vương công có nghe nói gì không? Hoàng thượng hỏi tại sao Tư Mã Tôn không ở Đài Thành, bị Dữu thái hậu đánh tới mười thước, bàn tay nhỏ bé đều bị sưng vù cả lên.
Ta lo lắng rằng Dữu Thái hậu bị quỷ ám, một lòng hướng về nhà mẹ để Dữu thị.
Lỡ như đánh hỏng hoàng đế, nói không chừng Đại Tấn sẽ đổi từ họ "Tư Mã" thành họ "Dữu" đấy."
Vương Đạo lắc đầu nói: "Dữu thái hậu không ngốc, làm công chúa thì đâu có tốt bằng làm Thái hậu nhiếp chính? Nàng ta sẽ không hại hoàng thượng."
Biện Hồ nói: "Hổ dữ không ăn thịt con.
Cho dù Dữu Thái hậu không có ý định này, ngộ nhỡ Dữu Lượng có ý đồ hành thích vua cướp ngôi thì sao?"
Vương Đạo chỉ về phía xa: "Còn có Lang Gia Vương.
Lang Gia Vương cũng là hoàng tử con vợ cả, được công chúa Thanh Hà đưa đi ngao du bốn phương.
Minh Đế chính là một vị vua anh minh, hiếm có một vị vua tốt có tầm nhìn xa như vậy.
Trước lúc lâm chung sắp đặt bảy vị cố mệnh đại thần chưa đủ, còn đưa Lang Gia Vương ra ngoài, được che chở bởi Công chúa Thanh Hà mang dòng máu hoàng gia thuần khiết nhất, sớm tính toán cho điều tồi tệ nhất."
- -----oOo------.