Đại Tấn Đẹp Đến Như Vậy Đổi Nữ Thành Phượng


Tống Huy gả lần thứ tư cho Tạ Thượng.

Đầu mùa xuân năm sau, trưởng nữ Si Tuyền của Si Giám hồng trang mười dặm, gả cho Vương Hy Chi.

Nhìn thấy Vương Hy Chi năm đó mất cả chì lẫn chài còn trần như nhộng tắm Lâu Hồ, nay đã thành gia lập thất, Thanh Hà và Vương Duyệt đã vô cùng xúc động.

Ba tháng sau, Vương Hy Chi nhận được tin vui Si Tuyền mang thai, hắn sắp được làm cha rồi.

Lúc này loạn Tô Tuấn đã kết thúc hai năm, thành Kiến Khang đã hồi phục sự yên bình.

Vương Duyệt bố thí lương thực, tích góp mười năm gần như bay hết.

Vương Đạo cố gắng xoay chuyển tình thế, kéo Đại Tấn từ vách núi trở về.

Thành công rút lui, Vương Duyệt và Thanh Hà cũng giao trả Lang Gia Vương, dự định rời thành Kiến Khang tiếp tục đi ngao du, tiếp tục đi phổ cập giáo dục cho dân chạy nạn và tầng lớp nghèo, nhằm phá vỡ đám sĩ tộc chi phối vũng nước đọng, không ngừng bơm vào dòng nước sạch, để tránh cho đám sĩ tộc bành trướng quá mức dẫn đến chính quyền không ngừng thay đổi, đạt được lý tưởng ổn định lâu dài.

Nào ngờ lại truyền đến tin dữ - Minh chủ cần Vương Đào Khản, đô đốc sáu châu nắm trong tay trọng binh của Đại Tấn, chết rồi.

Nghe nói Đào Khản nằm mơ, thấy mình sinh ra tám cái cánh, bay thẳng lên trời.

Trời có chín tầng, lúc hắn ta bay lên tầng thứ tám, cho dù có vỗ cánh như thế nào cũng vô dụng, không thể bay lên được tầng thứ chín, sau đó bị người canh cổng đánh một gậy rơi xuống, cánh bên trái bị thương, rơi xuống nhân gian.

Sau khi tỉnh lại thì bệnh, không lâu sau chết.

Cái chết của Đào Khản quá đột ngột, triều đình vẫn chưa chọn được người thay cho Đào Khản.

Mười bảy con trai của Đào Khản vì tranh giành binh quyền của lão cha mà đánh nhau ngay tại linh đường!
Qủa thực là sinh ít lo lắng, sinh nhiều cũng càng lo lắng hơn.

Đào Khản sống rất được, một đời trong sạch như nước.

Ngay cả mùn cưa mà quân đội đóng t4u chiến cũng cẩn thận thu gom lại, chờ đến mùa đông tuyết rơi sẽ rải trên đường để chống trượt.

Thật sự là tính toán tỉ mỉ, chính là vị quan có thể sống tốt duy nhất trong triều đình.

Nhưng mà bản thân có ưu tú đến đâu, sinh con ra không quan tâm, nuôi dưỡng cũng không được, mười bảy con trai không có một ai có triển vọng, hơn nữa đầu óc còn không dùng được, tính tình nóng nảy dễ tức giận, không quan tâm thể diện, cứ như vậy mang theo thân tính và vũ khí đến trước linh đường của Đào Khản, quyết chiến sống mái với nhau!
Điều này hoàn toàn không thể xảy ra trong Lang Gia Vương thị.

Đào Khản tuy mạnh, nhưng gia tộc học thức quá mỏng.

Đám con trai không bình tĩnh suy nghĩ.

Lúc này nên bầu ra một người trong gia tộc Đào thị nắm trong tay địa bàn và quân quyền của Đào Khản, sau đó mọi người cùng nhau cầm muỗng chia cái bát lớn này, ai nấy cũng đều no nê.

Lần này thì hay rồi, linh đường đánh nhau, anh em tương tàn, còn khiến một người con trai chết ngay tại chỗ.

Tin dữ trở thành tin gièm pha gia tộc.

Những người con trai bất hiếu này không tổ chức tang lễ chu đáo cho Đào Khản, còn làm ra chuyện tệ hại như vậy, mười sáu người con trai sống sót đều bị thuộc hạ cũ của Đào Khản xem là bất hiếu, lòng quân sụp đổ, không nhận Đào gia là chủ.

Mấy người con trai bất hiếu của Đào gia không ăn được thì đạp đổ, trực tiếp đập vỡ chén cơm lớn này, ai cũng đừng hòng ăn được.

Lúc này Dữu Lượng Dữu quốc công là hàng xóm của Đào Khản, nhân cơ hội ra tay.

Lại một lần nữa tổ chức tang lễ cho Đào Khản, đồng thời trừng phạt mười sáu con trai bất hiếu, lập tức tiếp nhận binh quyền và địa bàn của Đào Khản, trở thành quyền thần có thế lực mạnh nhất Đại Tấn.

Vương Đạo hoảng sợ.

Bởi vì Dữu Lượng vẫn luôn canh cánh trong lòng về cái chết của "Giang Thủy tê chiếu" Ôn Kiều, cho rằng Vương Đạo đã giết Ôn Kiều, muốn giết Vương Đạo.

Hôm nay Đào Khản đã chết, mấy con trai bất hiếu lại chắp tay nhường tâm huyết của cha cho kẻ khác.

Dữu Lượng hái đào, binh quyền mạnh mẽ, thực lực có thể chống lại Si Giám.

Vương Đạo tìm Vương Duyệt kể khổ: "Haizz, nếu A Hắc (Vương Đôn) vẫn còn ở đây, ta nhất định sẽ không bị Dữu Lượng ức hiếp."
Chỉ có Vương Đôn đã chết mới là Vương Đôn tốt nhất.

Sau khi Vương Đôn chết, Vương Đạo vẫn thường nhớ ông ta: "Ta đã bốn lần làm tể tướng, nhưng chỉ có lúc A Hắc nắm giữ binh quyền là thoải mái nhất, muốn cái gì làm cái đó, được nhiều người ủng hộ, sắc lệnh hạ xuống là nhanh chóng được thực hiện.

Lo lắng của ta đến từ binh quyền của A Hắc.

Bây giờ mặc dù ta vẫn là tể tướng, nhưng gia tộc lại không có ai nắm binh quyền.

Dữu Lượng hận ta, hắn ta chỉ cần tùy tiện tìm một lý do nói ta là gian thần, đưa quân đi cần vương, ta chỉ có thể chờ chết.

Dù sao hoàng thượng cũng là thân ngoại sanh của hắn."
Vương Duyệt nói: "Si Giám là thông gia của phụ thân, hắn sẽ không ngồi yên nhìn."
Vương Đạo lại lắc đầu: "Không được.

Si Giám và Dữu Lượng đánh nhau, cửa thành Đại Tấn không có người bảo vệ.

Hậu Triệu nhất định sẽ lợi dụng tấn công, Đại Tấn sẽ lâm vào uy hiếp mất nước."
Vương Duyệt nhíu mày, "Thực sự là đã nghèo còn gặp cái eo, đợt sóng này vừa tan đã đến đợt sóng khác.

Dữu Lượng h4m muốn cá nhân mà dẫn đến loạn Tô Tuấn.

Lần này cũng vì tư thù mà gây bất lợi với phụ thân."
Vương Đạo nói: "Ta không giết Ôn Kiều, ta thề! Nhưng Dữu Lượng không tin ta, cho dù ta có nhảy xuống sông Trường Giang cũng rửa không sạch tội."
Nhìn thấy bộ dạng đau khổ của cha, Vương Duyệt không đành lòng, đành phải tìm cách giải tỏa phiền muộn của phụ thân.

Hắn xem bản đồ của Đại Tấn, trong lòng chợt nảy ra một ý tưởng, hỏi cha: "Dữu Lượng từ Giang Tây đến Giang Châu để tiếp quản quân đội của Đào Khản, vậy thì quân đội ở Giang Tây thành rắn mất đầu sao?"
Vương Đạo gật đầu: "Nuốt một hơi quân đội của Đào Khản không có dễ dàng như vậy.

Mười sáu con trai còn lại của Đào Khản đều không phục.

Dữu Lượng sẽ tạm thời không thể trở về Giang Tây."
Đầu óc Vương Duyệt xoay chuyển rất nhanh, trong lòng đã có kế hoạch, nói: "Con có cách có thể lấy được Giang Tây trong tay Dữu Lượng.

Chỉ cần đô đốc Giang Tây là người của Vương gia chúng ta, vậy chẳng khác gì cắt đứt đường thủy từ Giang Châu đến Kiến Khang."
Giang Tây ở giữa Giang Châu và Kiến Khang.

Trường Giang rẽ vào Giang Tây, chính là vùng yết hầu, chỉ cần phòng thủ Giang Tây, mặc dù Dữu Lượng muốn gi3t ch3t Vương Đạo, thì với tay cũng không thấu.

Vương Đạo vội vàng hỏi: "Cách gì?"
Vương Duyệt nói: "Việc này cần sự giúp đỡ của phụ tá Tạ Thượng của phụ thân."
Tạ Thượng và Tống Huy cầm sắt tương hợp, hai người dốc lòng nghiên cứu âm luật và vũ đạo, sống đối diện Vương gia, Tạ Thương đến nói: "Thừa tướng có gì phân phó?"
Vương Duyệt hỏi: "Gần đây ngươi có liên hệ gì với đại cửu Viên Đam không?"
Viên Đam là người trước đây từng than thở nếu có thêm một muội muội nữa thì cũng muốn gả cho Tạ Thượng.

Bây giờ Tạ Thượng có được Tống Huy mang tiếng là tai tinh khắc phu, không biết Viên Đam có thay đổi thái độ với Tạ Thượng hay không.

Tạ Thượng nói: "Tống Huy trạc tuổi nhạc mẫu của ta.

Sau khi đến Tạ gia, phu nhân của ta tuyệt đối không đố kỵ, còn thích âm nhạc của Tống Huy nữa, bái nàng ấy làm thầy, học thổi sáo.

Bây giờ coi như có chút thành tựu nhỏ.

Viên Đam thỉnh thoảng đến nhà ta, ta chơi đàn tỳ bà, phu nhân chơi đàn không, Tống Huy thổi sáo, ba người hòa tấu, Viên Đam vỗ tay khen hay, không hề ghét bỏ Tống Huy.

Quan hệ giữa ta với đại cữu tử vẫn như cũ."
Thật là một gia đình kỳ diệu! Vì âm nhạc, thân phận, địa vị, giai cấp và thành kiến thế tục ra sao đều có thể bị gạt sang một bên.

Vương Duyệt nói: "Nếu đã như vậy, cần phải có sự trợ giúp to lớn của đại cữu tử Viên Đạm.

Sau khi chuyện thành, phụ thân ta sẽ lại nâng đỡ hắn."
Vương Duyệt nói kế hoạch cho Tạ Thượng.

Tạ Thượng gửi ngay một bức thư cho cậu vợ của mình.

Viên Đam là thái thú Lịch Dương, giáp Hậu Triệu, thuộc đội quân quan trọng.

Một ngày, Viên Đạm viết tấu chương, sai người ngày đêm chạy đến thành Kiến Khang.

Việc biên ải gấp gáp, tiểu hoàng đế vội vàng triệu kiến quần thần, nói: "Thái thú Viên Đam của Lịch Dương báo tin gấp, đại quân của Hậu Triệu xâm lược Lịch Dương, muốn triều đình lập tức phái quân đến chi viện."
Triều thần cả kinh, Vương Đạo nói: "Biên quan cấp báo, không thể chậm trễ, phải lập tức đưa quân đến Lịch Dương ngay.

Lão thần tự tiến cử, nguyện ý lập quân trạng, dẫn quân đến Lịch Dương cứu viện.

Xin hoàng thượng khẩn cấp gọi Si Giám hồi kinh, tọa trấn Kiến Khang."
Tình hình chiến sự khẩn cấp, không nên chậm trễ, không có quần thần nào phản đối.

Tiểu hoàng đế tỏ ngay ý để Vương Đạo làm Đại Tư Mã, đô đốc trong ngoại chư quân sự, Giả Hoàng Việt (*).

(*) Giả hoàng việt: Có nghĩa là rìu vàng, chỉ có thiên tử mới có, có thể giết những quan viên không theo mệnh lệnh, đại diện cho thiên tử, giống như là Thượng Phương Bảo Kiếm sau này.

Si Giám vội vàng từ Kinh Khẩu đến thành Kiến Khang.

Vương Đạo mang theo thế hệ thanh niên của Lang Gia Vương thị tham chiến, cùng với quân đội tiến về Lịch Dương.

Si Giám và Vương Đạo mật đàm, nói: "Nói đi, đây là chủ ý quỷ quái gì.

Nếu muốn chi viện Lịch Dương, phái thẳng ta đến đó không phải xong rồi sao? Sao phải làm phiền đến văn thần thừa tướng, lại còn để ta trấn thủ thành Kiến Khang nữa?"
Bởi vì Si Tuyền gả cho Vương Hy Chi, hai người là thông gia, cho nên có thể nói thẳng.

Vương Đạo nói ra mưu kế của Vương Duyệt, Si Giám nghe xong thì giật mình, thở dài: “Cao tăng Trúc Pháp Thâm (Một cao tăng danh tiếng thời Đại Tấn, người của Lang Gia Vương thị) từng nhận xét về Dữu Lượng, nói hắn ta là người có đầu óc, trong lòng hắn ta có thể có ba cân mưu kế.

Ta thấy trong lòng Vương Duyệt có ít nhất cũng phải ba mươi cân mưu kế."
Vương Đạo rất là tự hào: "Nhi tử do ta nuôi dưỡng, tất nhiên phải lợi hại hơn Dữu Lượng rồi."
Vương Đạo có chức quan Đại Tư Mã, còn có Giả Hoàng Việt, tất cả các quan viên trên đường đi đều phải nghe lệnh ông.

Lúc đi qua Giang Tây, Vương Đạo đưa thủ h4 thân tín Lộ Vĩnh, Khuôn Thuật (Chính là hai đại tướng quân xúi giục được từ chỗ Tô Tuấn) thay thế các thủ hạ đại tướng quân trước đó của Dữu Lượng, nắm trong tay binh quyền.

Đồng thời lấy lý do sắp xếp hậu phương, đưa cháu trai Vương Doãn Chi ra làm đô đốc Giang Tây - Chẳng khác gì đoạt thẳng Giang Tây từ trong tay Dữu Lượng.

Lúc này Dữu Lượng đang ở xa ở Giang Châu xa xôi, đang tiêu hóa đội quân của Đào Khản, nghe nói sào huyệt của mình bị Vương Đạo chiếm đoạt, hắn ta hận không thể lập tức khởi binh tấn công Vương Đạo, chiếm lại Giang Tây!
Nhưng Vương Đạo lúc này là Đại Tư Mã, đô đốc trong ngoài chư quân sự, còn có Giả Hoàng Việt, đại biểu thiên tử xuất chinh.

Nếu Dữu Lượng đánh Vương Đạo, chính là mưu phản.

Dữu Lượng không dám, đành phải thừa nhận, hy vọng đội quân của Hậu Triệu dạy cho Vương Đạo một bài học, sau đó hắn ta sẽ xuất quân giúp đỡ.

Nhưng mà không có, Vương Đạo dẫn quân đến Lịch Dương, một binh lính Hậu Triệu cũng không có.

Đô đốc Lịch Dương Viên Đam giả vờ khóc lóc nói: "Hôm đó, ta thực sự nhìn thấy mười mấy binh lính Hậu Triệu lén lén lút lút tại biên quan, ta tưởng bọn chúng muốn đánh.

Kết quả là bọn chúng lượn mấy vòng rồi đi, không có xâm lược Lịch Dương."
Vương Đạo mang quân khải hoàn trở về, đồng thời thuận lợi nuốt chửng Giang Tây.

Cháu trai Vương Doãn Chi làm đô đốc Giang Tây, trực tiếp nắm được bảy tấc của Dữu Lượng, đường thủy bị cắt đứt.

Dữu Lượng ngoại trừ có một trăm nghìn quân, còn lại không tạo thành uy hiếp gì với Vương Đạo được.

Dữu Lượng tức giận đến ném vỡ chén nước: "Lão hồ ly Vương Đạo này! Không binh không lính vậy mà chiếm được Giang Tây!"
Vương Đạo thu được toàn thắng, muốn thái bình thì phải có năng lực, nắm trong tay một binh quyền nhất định, nếu không vị trí thừa tướng này của ông cũng sẽ bị Dữu Lượng cắn chết.

Si Giám viết một bức thư cho Dữu Lượng, trong đó viết, muốn Dữu Lượng đừng đụng động vào Vương Đạo, lấy đại cục làm trọng, dù sao cũng đừng để tái diễn lại loạn Tô Tuấn một lần nữa.

Dữu Lượng không còn cách nào khác.

Vương Doãn Chi nắm trong tay Giang Tây.

Tướng lĩnh Giang Tây đều bị thay thế bởi những người được Vương Đạo nâng đỡ.

Có Giang Tây làm bức bình phong, Vương Đạo an tâm làm thừa tướng trong triều, vô tư vô lự.

Hơn nữa Vương Đạo còn có thông gia Si Giám, Dữu Lượng không dám cứng đối cứng.

Chỉ là hai bên ngang tài ngang sức mới có thể ngồi xuống bàn tròn đàm phán.

Vương Đạo hiểu quá rõ đạo lý này.

Dữu Lượng cắn chết ông không buông, chưa chắc là vì cái chết của Ôn Kiều.

Sói ăn thịt cừu, còn cần tìm lý do hả?
Chỉ là Dữu Lượng quá coi thường ông.

Mặc dù ông tính tình ôn hòa, không có lòng chuyên quyền soán ngôi, nhưng, điều này không có nghĩa là Vương Đạo ông là con dê mặc cho người làm thịt.

Viên Đam vì tội "báo sai quân tình" mà bị cách chức thái thú Lịch Dương.

Nhưng Vương Đạo lại nhanh chóng phục chức, làm tòng sự trung lang.

Có điều Viên Đam không có phúc khí, đảm nhiệm chức quan mới chưa được mấy ngày thì bị bệnh, bệnh rất nghiêm trọng, chết khi tuổi đời mới hai mươi lăm.

Tạ Thượng vô cùng đau lòng trước cái chết của cậu vợ.

Vương Đạo cố tình bù đắp cho hắn ta.

Tạ Thượng có em gái tên là Tạ Chân Thạch, gả cho Đô hương đình hầu Chử Bầu, hai người sinh được một con gái, đặt tên là Chử Toán Tử.

Nghe nói ngoại sanh giống cữu*, Chử Toán Tử này vô cùng giống cậu Tạ Thượng.

Tạ Thượng mặc nam trang anh tuấn, mặc nữ trang quyến rũ, là nhân vật phong lưu.

Lúc Chử Toán Tử còn nhỏ, tài mạo giống như cậu, là một nữ thần đồng.

*Ngoại sanh giống cữu: Ý là cháu ngoại giống cậu
Dưới sự điều hành của Vương Đạo, Chử Toán Tử định hôn với Lang Gia Vương Tư Mã Nhạc, cho cháu họ ngoại của Tạ Thượng một mối hôn sự tốt, để bù đắp.

Kể từ đó, Tạ Thượng càng thêm trung thành với Vương Đạo.

Tính ra thông gia với Tạ gia cũng trở thành trợ lực cho Vương Đạo.

Mặc dù binh mã của Dữu Lượng rất mạnh, cũng không thể lay chuyển được vị trí thừa tướng của Vương Đạo.

Hai nhà Dữu Vương thế lực ngang bằng nhau, tạm thời đình chiến, triều đình Đại Tấn mới yên ổn được.

Vương Duyệt giúp cha giải quyết được phiền muộn, quyết định lại cùng Thanh Hà ở ẩn, đi thực hiện lý tưởng của bọn họ.

Hắn trở về biệt viện Lâu Hồ, lại thấy Thanh Hà cầm một xấp thư rơi lệ, nước mắt cứ nhỏ xuống từng giọt từng giọt.

Dương Hiến Dung bệnh tình nguy kịch.

Ngay trong ngày hôm đó, Vương Duyệt Thanh Hà xuôi sông, đi đến Tây Bắc Trường An.

- -----oOo------.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui