Đại Tạng Kinh - Kinh Điển Phật Giáo


Kinh Được Hết Thảy Chư Phật Hộ NiệmTôi nghe như vầy:Một thuở nọ, Đức Phật cùng với 1.250 vị đại Bhikṣu [bíc su] ở tại vườn Cấp Cô Độc, trong Rừng cây Chiến Thắng gần thành Phong Đức.Tất cả đều là các vị đại Ứng Chân mà ai cũng quen biết, như là:- Tôn giả Thu Lộ Tử,- Tôn giả Đại Thải Thục Thị,- Tôn giả Đại Ẩm Quang,- Tôn giả Đại Tiễn Thế Chủng Nam,- Tôn giả Đại Tất,- Tôn giả Thất Tú,- Tôn giả Tiểu Lộ,- Tôn giả Hỷ Lạc,- Tôn giả Khánh Hỷ,- Tôn giả Phú Chướng,- Tôn giả Ngưu Tướng,- Tôn giả Bất Động Lợi Căn,- Tôn giả Hắc Quang,- Tôn giả Phòng Tú,- Tôn giả Thiện Dung,- Tôn giả Vô Diệt,- và các vị đại đệ tử khác như vậy.Lại có chư đại Bồ-tát, như là: Diệu Cát Tường Pháp Vương Tử, Vô Năng Thắng Bồ-tát, Bất Hưu Tức Bồ-tát, Thường Tinh Tấn Bồ-tát, và các vị đại Bồ-tát khác như thế.Cùng với Năng Thiên Đế và vô lượng chư thiên đại chúng đồng hội họp.❖Lúc bấy giờ Phật bảo Trưởng lão Thu Lộ Tử rằng:"Từ đây về hướng tây, vượt qua 100.000 ức cõi Phật, có một thế giới tên là Cực Lạc.

Trong cõi nước ấy có Đức Phật, hiệu là Vô Lượng Thọ và Ngài hiện đang thuyết Pháp ở đó.Này Thu Lộ Tử! Vì sao cõi nước kia tên là Cực Lạc?Chúng sinh trong cõi nước ấy không có các khổ và chỉ thọ những điều an vui.

Cho nên gọi là Cực Lạc.❖Lại nữa, Thu Lộ Tử! Cõi nước Cực Lạc có bảy lớp lan can, bảy lớp lưới giăng, và bảy lớp hàng cây.

Tất cả đều do bốn loại báu bao quanh giáp vòng.

Cho nên cõi nước kia tên là Cực Lạc.❖Lại nữa, Thu Lộ Tử! Cõi nước Cực Lạc có ao bảy báu với nước tám công đức tràn đầy trong ấy.

Đáy ao dùng toàn là cát vàng để trải làm đất.

Những bậc thềm ở bốn phía đều do vàng, bạc, lưu ly, và pha lê hợp thành.

Bên trên có những lầu các, cũng do vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, và mã não dùng để trang hoàng.Trong ao có hoa sen to lớn như bánh xe.

Màu xanh tỏa ánh sáng xanh, màu vàng tỏa ánh sáng vàng, màu đỏ tỏa ánh sáng đỏ, màu trắng tỏa ánh sáng trắng--thơm khiết vi diệu.Này Thu Lộ Tử! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế!❖Lại nữa, Thu Lộ Tử! Cõi nước của Đức Phật kia thường trỗi nhạc trời, hoàng kim làm đất, và ngày đêm sáu thời mưa hoa vi diệu âm cõi trời.

Chúng sinh trong cõi nước kia thường vào buổi sáng sớm, họ lấy những túi vải đựng các thứ hoa vi diệu để mang đi cúng dường trăm nghìn ức chư Phật ở phương khác.

Khi đến giờ ăn, họ liền trở về cõi nước của mình để thọ trai rồi đi kinh hành.Này Thu Lộ Tử! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế!❖Lại nữa, Thu Lộ Tử! Cõi nước kia thường có các loài chim với nhiều màu sắc xinh đẹp lạ thường, như là: bạch hạc, khổng tước, anh vũ, thu lộ, chim diệu thanh, và chim cộng mạng.

Ngày đêm sáu thời, những loài chim này hót lên các âm thanh hòa nhã; tiếng ấy diễn sướng: Năm Căn, Năm Lực, Bảy Giác Phần, Tám Chính Đạo, và các Pháp như vậy.

Khi chúng sinh ở cõi nước kia nghe được các âm thanh này, họ thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.Này Thu Lộ Tử! Ông chớ cho rằng các loài chim này thật là do tội báo mà sinh ra.Vì sao thế? Bởi cõi nước của Đức Phật kia không có ba đường ác.Này Thu Lộ Tử! Ở cõi nước của Đức Phật kia, ngay cả tên của ba đường ác mà còn không có; hà huống lại có thật.

Những loài chim ấy đều là do Đức Phật Vô Lượng Thọ vì muốn cho Pháp âm tuyên lưu nên mới biến hóa ra như thế.Này Thu Lộ Tử! Ở cõi nước của Đức Phật kia, khi gió thổi nhẹ làm lay động các hàng cây báu và lưới báu, chúng phát ra âm thanh vi diệu như trăm nghìn loại âm nhạc đồng thời trỗi lên.

Phàm ai nghe tiếng ấy rồi đều sẽ tự nhiên sinh tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.Này Thu Lộ Tử! Cõi nước của Đức Phật kia thành tựu công đức trang nghiêm như thế!❖Này Thu Lộ Tử! Ý ông nghĩ thế nào? Vì sao Đức Phật kia còn có hiệu là Vô Lượng Quang?Này Thu Lộ Tử! Do Đức Phật kia có ánh sáng vô lượng và chiếu khắp các cõi nước trong mười phương mà không bị chướng ngại, nên danh hiệu của Ngài là Vô Lượng Quang.Lại nữa, Thu Lộ Tử! Do thọ mạng của Đức Phật kia và nhân dân của Ngài dài vô lượng vô biên vô số kiếp, nên danh hiệu của Ngài là Vô Lượng Thọ.Này Thu Lộ Tử! Đức Phật Vô Lượng Thọ từ khi thành Phật cho đến nay đã được mười kiếp.Lại nữa, Thu Lộ Tử! Đức Phật kia có vô lượng vô biên chúng đệ tử Thanh Văn đều là những vị Ứng Chân và không thể dùng toán số mà biết được là bao nhiêu.

Còn chư Bồ-tát thì cũng nhiều như vậy.Này Thu Lộ Tử! Cõi nước của Đức Phật kia thành tựu công đức trang nghiêm như thế!❖Lại nữa, Thu Lộ Tử! Chúng sinh được sinh về Cõi nước Cực Lạc đều là những vị không thoái chuyển.

Trong đó có nhiều vị là Nhất Sinh Bổ Xứ.

Số ấy rất đông và không thể dùng toán số mà biết được.

Chỉ có thể nói là nhiều vô lượng vô biên vô số.Này Thu Lộ Tử! Chúng sinh nào nghe được những điều này thì nên phát nguyện và nguyện sinh về cõi nước kia.Vì sao thế? Bởi họ sẽ được hội họp cùng một nơi với các bậc thượng thiện nhân.Này Thu Lộ Tử! Không thể chỉ có chút thiện căn và phúc đức nhân duyên mà được sinh về cõi nước kia đâu.❖Này Thu Lộ Tử! Nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào nghe nói về Đức Phật Vô Lượng Thọ rồi chấp trì danh hiệu, hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày với nhất tâm không tán loạn.

Người ấy đến lúc lâm chung, Đức Phật Vô Lượng Thọ cùng chư thánh chúng sẽ hiện ra ở trước mặt.

Khi người này mạng chung, tâm họ sẽ không điên đảo và liền được vãng sinh về Cõi nước Cực Lạc của Đức Phật Vô Lượng Thọ.Này Thu Lộ Tử! Do Ta thấy những điều lợi ích như thế nên mới nói lời thế này:Nếu có chúng sinh nào nghe được những lời nói đây thì hãy nên phát nguyện sinh về cõi nước kia.❖Này Thu Lộ Tử! Như Ta hôm nay tán thán về sự lợi ích và công đức không thể nghĩ bàn của Đức Phật Vô Lượng Thọ, thì ở phương đông cũng có Bất Động Phật, Diệu Cao Tướng Phật, Đại Diệu Cao Phật, Diệu Cao Quang Phật, Diệu Âm Phật, và Hằng Hà sa số chư Phật như thế.Mỗi vị đều ở cõi nước của mình và hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới mà nói lời thành thật rằng:'Tất cả chúng sinh đều nên tín thọ lời xưng tán này về công đức không thể nghĩ bàn của Kinh được hết thảy chư Phật hộ niệm.'❖Này Thu Lộ Tử! Ở các thế giới phương nam có Nhật Nguyệt Đăng Phật, Danh Văn Quang Phật, Đại Diệm Kiên Phật, Diệu Cao Đăng Phật, Vô Lượng Tinh Tấn Phật, và Hằng Hà sa số chư Phật như thế.Mỗi vị đều ở cõi nước của mình và hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới mà nói lời thành thật rằng:'Tất cả chúng sinh đều nên tín thọ lời xưng tán này về công đức không thể nghĩ bàn của Kinh được hết thảy chư Phật hộ niệm.'❖Này Thu Lộ Tử! Ở các thế giới phương tây có Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Tướng Phật, Vô Lượng Tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại Minh Phật, Bảo Tướng Phật, Tịnh Quang Phật, và Hằng Hà sa số chư Phật như thế.Mỗi vị đều ở cõi nước của mình và hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới mà nói lời thành thật rằng:'Tất cả chúng sinh đều nên tín thọ lời xưng tán này về công đức không thể nghĩ bàn của Kinh được hết thảy chư Phật hộ niệm.'❖Này Thu Lộ Tử! Ở các thế giới phương bắc có Diệm Kiên Phật, Tối Thắng Âm Phật, Nan Trở Phật, Nhật Sinh Phật, Võng Minh Phật, và Hằng Hà sa số chư Phật như thế.Mỗi vị đều ở cõi nước của mình và hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới mà nói lời thành thật rằng:'Tất cả chúng sinh đều nên tín thọ lời xưng tán này về công đức không thể nghĩ bàn của Kinh được hết thảy chư Phật hộ niệm.'❖Này Thu Lộ Tử! Ở các thế giới phương dưới có Sư Tử Phật, Danh Văn Phật, Danh Quang Phật, Pháp Phật, Pháp Tràng Phật, Trì Pháp Phật, và Hằng Hà sa số chư Phật như thế.Mỗi vị đều ở cõi nước của mình và hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới mà nói lời thành thật rằng:'Tất cả chúng sinh đều nên tín thọ lời xưng tán này về công đức không thể nghĩ bàn của Kinh được hết thảy chư Phật hộ niệm.'❖Này Thu Lộ Tử! Ở các thế giới phương trên có Phạm Âm Phật, Tú Vương Phật, Hương Thượng Phật, Hương Quang Phật, Đại Diệm Kiên Phật, Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân Phật, Kiên Cố Thụ Vương Phật, Bảo Hoa Đức Phật, Kiến Nhất Thiết Nghĩa Phật, Như Diệu Cao Sơn Phật, và Hằng Hà sa số chư Phật như thế.Mỗi vị đều ở cõi nước của mình và hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới mà nói lời thành thật rằng:'Tất cả chúng sinh đều nên tín thọ lời xưng tán này về công đức không thể nghĩ bàn của Kinh được hết thảy chư Phật hộ niệm.'❖Này Thu Lộ Tử! Ý ông nghĩ thế nào? Tại sao gọi là Kinh Được Hết Thảy Chư Phật Hộ Niệm?Này Thu Lộ Tử! Nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào nghe Kinh này, rồi thọ trì, cùng nghe được danh hiệu của các Đức Phật, thì các thiện nam tử và thiện nữ nhân ấy đều sẽ được tất cả chư Phật hộ niệm và đều không thoái chuyển nơi Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.Vì thế, Thu Lộ Tử! Các ông đều nên tín thọ lời dạy của Ta cùng lời dạy của chư Phật.❖Này Thu Lộ Tử! Nếu có người đã phát nguyện, đang phát nguyện, hay sẽ phát nguyện, và họ muốn sinh về cõi nước của Đức Phật Vô Lượng Thọ, thì những người ấy, hoặc đã sinh, hoặc đang sinh, hoặc sẽ sinh về cõi nước kia, tất cả đều không thoái chuyển nơi Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.Vì thế, Thu Lộ Tử! Trong các thiện nam tử và thiện nữ nhân, nếu có ai tín thọ thì hãy nên phát nguyện sinh về cõi nước kia.❖Này Thu Lộ Tử! Như Ta hôm nay xưng tán công đức không thể nghĩ bàn của chư Phật, thì các Đức Phật kia cũng xưng tán công đức không thể nghĩ bàn của Ta mà nói lời như vầy:'Đức Phật Năng Tịch đã làm được những việc rất khó và hiếm có; có thể ở Thế giới Kham Nhẫn trong đời ác năm trược--ô trược của thời gian, ô trược của cái thấy, ô trược của phiền não, ô trược của chúng sinh, ô trược của thọ mạng--đã đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác và thuyết Pháp này cho các chúng sinh mà tất cả thế gian đều khó tin.'Này Thu Lộ Tử! Ông nên biết Ta ở trong đời ác năm trược, làm những việc khó làm và đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.

Rồi vì hết thảy thế gian mà thuyết Pháp khó tin này, thật là rất khó!"❖Lúc Phật thuyết Kinh này xong, ngài Thu Lộ Tử cùng các vị Bhikṣu, tất cả trời, người, phi thiên, và những loài hữu tình khác trong thế gian, khi nghe lời Phật dạy, họ hoan hỷ tín thọ, đỉnh lễ rồi cáo lui.Kinh Được Hết Thảy Chư Phật Hộ NiệmDịch sang cổ văn: Pháp sư Đồng Thọ (344-413)Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên ThuậnDịch nghĩa: 10/1/2010 ◊ Cập nhật: 9/6/2021☸ Cách đọc âm tiếng PhạnBhikṣu: bíc su.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui