Đại Tạng Kinh - Kinh Điển Phật Giáo


Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ♦ Quyển 1☸ PHẨM 1: PHẦN TỰATÔI NGHE NHƯ VẦY:Một thuở nọ, Đức Phật cùng với 12.000 vị đại Bhikṣu [bíc su] ở trên núi Thứu Phong gần thành Vương Xá.

Tất cả đều là các bậc Ứng Chân với các lậu đã tận và không còn phiền não.

Họ được điều lợi ích cho bản thân, dứt trừ mọi sự ràng buộc, và tâm được tự tại.Tên các ngài là:- Tôn giả Giải Bổn Tế,- Tôn giả Đại Ẩm Quang,- Tôn giả Mộc Qua Lâm Ẩm Quang,- Tôn giả Tượng Ẩm Quang,- Tôn giả Hà Ẩm Quang,- Tôn giả Thu Lộ Tử,- Tôn giả Đại Thải Thục Thị,- Tôn giả Đại Tiễn Thế Chủng Nam,- Tôn giả Vô Diệt,- Tôn giả Phòng Tú,- Tôn giả Ngưu Tướng,- Tôn giả Thất Tú,- Tôn giả Dư Tập,- Tôn giả Thiện Dung,- Tôn giả Đại Tất,- Tôn giả Hỷ Lạc,- Tôn giả Diễm Hỷ,- Tôn giả Mãn Từ Tử,- Tôn giả Thiện Hiện,- Tôn giả Khánh Hỷ,- Tôn giả Phú Chướng,- và các vị đại Ứng Chân khác như thế mà ai cũng quen biết.Lại có 2.000 vị Hữu Học cùng bậc Vô Học.Có Bhikṣuṇī [bíc su ni] Đại Thắng Sinh Chủ và với 6.000 quyến thuộc.Có mẹ của Tôn giả Phú Chướng là Bhikṣuṇī Trì Xưng và hàng quyến thuộc.Có 80.000 vị đại Bồ-tát, đều là những vị không thoái chuyển nơi Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.

Hết thảy đều đắc tổng trì cùng nhạo thuyết biện tài và có thể chuyển Pháp luân không thoái chuyển.

Các ngài đã cúng dường vô lượng trăm nghìn chư Phật và ở nơi của các Đức Phật kia gieo trồng căn lành.

Các ngài thường được chư Phật ngợi khen, tu hành với lòng từ bi, khéo vào trí tuệ của Phật, thông đạt đại trí tuệ, và đã qua bờ kia.

Danh xưng của họ vang khắp vô lượng thế giới và có thể độ vô số trăm nghìn chúng sinh.Tên các ngài là:- Diệu Cát Tường Bồ-tát,- Quán Thế Âm Bồ-tát,- Đắc Đại Thế Bồ-tát,- Thường Tinh Tấn Bồ-tát,- Bất Hưu Tức Bồ-tát,- Bảo Chưởng Bồ-tát,- Dược Vương Bồ-tát,- Dũng Thí Bồ-tát,- Bảo Nguyệt Bồ-tát,- Nguyệt Quang Bồ-tát,- Mãn Nguyệt Bồ-tát,- Đại Lực Bồ-tát,- Vô Lượng Lực Bồ-tát,- Việt Tam Giới Bồ-tát,- Hiền Hộ Bồ-tát,- Từ Thị Bồ-tát,- Bảo Tích Bồ-tát,- Đạo Sư Bồ-tát,- và chư đại Bồ-tát khác như thế; tổng cộng là 80.000 vị.Lúc bấy giờ còn có Năng Thiên Đế và hàng quyến thuộc; tổng cộng là 20.000 vị thiên tử.Lại có Nguyệt Thiên Tử, Phổ Hương Thiên Tử, Bảo Quang Thiên Tử, Tứ Đại Thiên Vương, và hàng quyến thuộc; tổng cộng là 10.000 vị thiên tử.Có Tự Tại Thiên Tử, Đại Tự Tại Thiên Tử, và hàng quyến thuộc; tổng cộng là 30.000 vị thiên tử.Có vị chủ lĩnh của Thế giới Kham Nhẫn là Đại Phạm Thiên Vương, cũng như Trì Kế Đại Phạm, Quang Minh Đại Phạm, và các vị khác như thế, cùng với hàng quyến thuộc; tổng cộng là 12.000 vị thiên tử.Có tám vị long vương, gồm có: Hỷ Lạc Long Vương, Hiền Hỷ Long Vương, Hải Long Vương, Cửu Đầu Long Vương, Đa Thiệt Long Vương, Vô Nhiệt Não Long Vương, Từ Tâm Long Vương, Thanh Liên Long Vương, và các vị khác như thế; mỗi vị có vài trăm nghìn quyến thuộc.Có bốn vị nghi thần vương, gồm có: Pháp Nghi Thần Vương, Diệu Pháp Nghi Thần Vương, Đại Pháp Nghi Thần Vương, và Trì Pháp Nghi Thần Vương; mỗi vị có vài trăm nghìn quyến thuộc.Có bốn vị tầm hương thần vương, gồm có: Nhạc Tầm Hương Thần Vương, Nhạc Âm Tầm Hương Thần Vương, Mỹ Tầm Hương Thần Vương, và Mỹ Âm Tầm Hương Thần Vương; mỗi vị có vài trăm nghìn quyến thuộc.Có bốn vị phi thiên vương, gồm có: Bị Phược Phi Thiên Vương, Quảng Kiên Bác Phi Thiên Vương, Tịnh Tâm Phi Thiên Vương, và Chấp Nhật Phi Thiên Vương; mỗi vị có vài trăm nghìn quyến thuộc.Có bốn vị kim sí điểu vương, gồm có: Đại Uy Đức Kim Sí Điểu Vương, Đại Thân Kim Sí Điểu Vương, Đại Mãn Kim Sí Điểu Vương, và Như Ý Kim Sí Điểu Vương; mỗi vị có vài trăm nghìn quyến thuộc.Có vua Vị Sinh Oán, con của Phu nhân Thắng Diệu Thân, và vài trăm nghìn quyến thuộc.Mỗi vị đều đỉnh lễ với trán chạm sát chân của Phật, rồi lui xuống ngồi qua một bên.Lúc bấy giờ bốn chúng đệ tử vây quanh, cúng dường cung kính và tuyên dương tán thán Thế Tôn.

Tiếp đến, Đức Phật thuyết Kinh Đại Thừa tên là Vô Lượng Nghĩa, là Pháp để giáo hóa Bồ-tát và được Phật hộ niệm.Khi Phật thuyết Kinh đó xong, Ngài ngồi xếp bằng với tư thế hoa sen và nhập Vô Lượng Nghĩa Xứ Chính Định--thân tâm bất động.Ngay lúc ấy, trời mưa hoa vi diệu âm, hoa vi diệu âm lớn, hoa nhu nhuyễn, và hoa nhu nhuyễn lớn để rải lên Đức Phật cùng các đại chúng.

Khi đó, khắp thế giới của chư Phật đều chấn động sáu cách.Lúc bấy giờ trong Pháp hội có những vị Bhikṣu, Bhikṣuṇī, Thanh Tín Nam, Thanh Tín Nữ, trời, rồng, quỷ tiệp tật, tầm hương thần, phi thiên, kim sí điểu, nghi thần, đại mãng xà, người và phi nhân, cùng các tiểu vương và Chuyển Luân Thánh Vương.

Khi toàn thể đại chúng thấy được việc chưa từng có, họ vui mừng chắp tay và nhất tâm nhìn chăm chú Đức Phật.❖Lúc bấy giờ Đức Phật phóng một luồng ánh sáng từ tướng bạch hào ở giữa đôi chân mày, chiếu soi 18.000 thế giới ở phương đông; không một nơi nào mà chẳng rọi tới, dưới đến tận Địa ngục Vô Gián, trên lên thấu trời Sắc Cứu Cánh.

Từ ở thế giới này có thể thấy hết chúng sinh trong sáu đường ở các cõi nước kia.Lại thấy chư Phật hiện tại ở các quốc độ kia, cùng nghe được Kinh Pháp của chư Phật nơi đó thuyết giảng, và cũng thấy các vị Bhikṣu, Bhikṣuṇī, Thanh Tín Nam, Thanh Tín Nữ ở cõi nước kia tu hành đắc Đạo.Lại thấy chư đại Bồ-tát trong sự tu hành của Đạo Bồ-tát với đủ mọi nhân duyên, muôn thứ tín giải, và vô số tướng mạo.Lại thấy chư Phật vào Cứu Cánh Tịch Diệt.Lại thấy sau khi chư Phật vào Cứu Cánh Tịch Diệt, chúng đệ tử lấy xá-lợi của Phật mà xây tháp bảy báu.Lúc bấy giờ Từ Thị Bồ-tát khởi niệm như vầy:"Nay Thế Tôn hiện tướng thần thông biến hóa.

Vì nhân duyên gì mà có điềm lành đó? Bây giờ Đức Phật Thế Tôn đã nhập chính định, nhưng lại hiện ra điều hy hữu này, thật là chẳng thể nghĩ bàn.

Ta sẽ phải hỏi ai đây? Và ai có thể giải đáp?"Lại nghĩ như vầy:"Diệu Cát Tường Pháp Vương Tử đã từng thân cận và cúng dường vô lượng chư Phật quá khứ.

Ngài tất nhiên phải thấy tướng hy hữu đó.

Bây giờ ta hãy nên hỏi ngài."Khi ấy các vị Bhikṣu, Bhikṣuṇī, Thanh Tín Nam, Thanh Tín Nữ, cùng chư thiên long quỷ thần thảy đều khởi niệm như vầy:"Giờ đây mình sẽ hỏi ai về hào quang và tướng thần thông này của Phật?"Lúc bấy giờ Từ Thị Bồ-tát vì muốn giải đáp điều nghi vấn của mình, lại quán sát bốn chúng đệ tử--Bhikṣu, Bhikṣuṇī, Thanh Tín Nam, Thanh Tín Nữ--cùng tâm niệm của chư thiên long quỷ thần trong chúng hội, nên hỏi ngài Diệu Cát Tường rằng:"[Nhân Giả!] Nhân duyên gì mà có tướng lành của thần thông này, phóng đại quang minh chiếu đến 18.000 quốc độ ở phương đông, khiến đều thấy những sự trang nghiêm ở cõi nước của chư Phật kia?"❖Tiếp đó Từ Thị Bồ-tát muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên dùng kệ hỏi rằng:"Nhân giả Diệu Cát TườngĐạo sư nhân duyên gì?Bạch hào giữa chân màyChiếu khắp đại quang minhMưa hoa vi diệu âmHoa nhu nhuyễn cõi trờiLàn gió hương đàn thơmVui thích lòng đại chúngDo bởi nhân duyên gìĐại địa đều nghiêm tịnhLại ở thế giới nàyChấn động rung sáu cáchKhi đó hàng bốn chúngAi nấy đều hoan hỷThân an lòng vui sướngĐược điều chưa từng cóÁnh sáng giữa chân màyChiếu thấu đến phương đôngMười tám nghìn cõi nướcĐều thành như sắc vàngTừ dưới ngục Vô GiánTrên đến Sắc Cứu CánhTrong các thế giới kiaChúng sinh khắp sáu đườngSinh tử nơi cõi giớiThiện ác với nghiệp duyênThọ báo tốt hay xấuThảy đều hiện thấy rõLại thấy chư Như LaiĐức Thánh Chủ Sư TửDiễn nói Kinh Pháp PhậtVi diệu siêu đệ nhấtÂm thanh Phật thanh tịnhVang ra tiếng hòa nhãGiáo hóa chư Bồ-tátNhiều vô số ức vạnPhạm âm vi diệu sâuKhiến người hoan hỷ ngheỞ nơi mỗi thế giớiThuyết giảng Chính Pháp mầuVới đủ mọi nhân duyênDùng vô lượng thí dụHiển rõ Phật diệu PhápKhai đạo ngộ chúng sinhNếu người gặp khổ áchNhàm chán già bệnh chếtChư Phật nói tịch diệtTận diệt mọi khổ nạnNếu người có phúc báoBởi từng cúng dường PhậtChí cầu Pháp tối thắngChư Phật nói Duyên GiácNếu có Phật tử nàoTu tập muôn hạnh lànhChí cầu vô thượng tríChư Phật nói tịnh ĐạoNhân giả Diệu Cát TườngTôi ở tại nơi đâyThấy nghe việc như vậyCùng với nghìn ức sựRất nhiều việc như thếNay tôi sẽ lược nóiTôi thấy các quốc độHằng sa chư Bồ-tátVới đủ mọi nhân duyênChí cầu Đạo vô thượngHoặc có vị bố thíVàng bạc với san hôTrân châu như ý châuXa cừ cùng mã nãoKim cang các trân bảoNô tỳ với xe cộKiệu báu đồ trang sứcHoan hỷ bố thí ngườiPhật Đạo xin hồi hướngPhật Thừa nguyện sẽ đắcĐệ nhất trong ba cõiChư Phật đều tán dươngHoặc thấy có Bồ-tátBố thí xe quý báuLan can mái hiên cửaLọng hoa cùng bốn ngựaLại thấy có Bồ-tátLấy da thịt tay chânCùng vợ con bố thíChí cầu Đạo vô thượngLại thấy có Bồ-tátLấy đầu mắt thân thểVui vẻ bố thí ngườiChí cầu trí của PhậtNhân giả Diệu Cát TườngTôi thấy các quốc vươngĐi đến chỗ của PhậtHỏi về Đạo vô thượngRồi xả bỏ quốc giaCung điện cùng thần thiếpCạo bỏ cắt râu tócMà khoác lên Pháp yHoặc thấy có Bồ-tátXuất gia làm BhikṣuMột mình nơi yên tĩnhVui thích tụng Kinh điểnLại thấy có Bồ-tátLuôn dũng mãnh tinh tấnLên rừng sâu núi thẳmTư duy về Phật ĐạoLại thấy người ly dụcLuôn ở nơi vắng vẻTu thiền vào sâu địnhChứng đắc năm thần thôngLại thấy có Bồ-tátChắp tay thiền an lạcDùng trăm nghìn bài kệTán thán chư Pháp VươngLại thấy có Bồ-tátTrí sâu nguyện kiên cốKhéo hỏi Phật Như LaiNghe xong đều thọ trìLại thấy có Phật tửĐầy đủ giới định tuệDùng vô lượng thí dụVì chúng thuyết giảng PhápLòng vui mừng thuyết PhápGiáo hóa chư Bồ-tátHàng phục chúng ma binhĐánh trống Pháp vang rềnLại thấy có Bồ-tátTịch nhiên trong yên tĩnhTrời rồng vây cung kínhCảnh vui chẳng lay độngLại thấy có Bồ-tátNơi núi rừng phóng quangCứu vớt địa ngục khổKhiến họ vào Phật ĐạoLại thấy có Phật tửChưa từng mê ngủ sayKinh hành trong núi rừngTinh cần cầu Phật ĐạoLại thấy người giữ giớiUy nghi chẳng khuyết phạmThanh tịnh như châu báuLà vì cầu Phật ĐạoLại thấy có Phật tửAn trụ sức nhẫn nhụcDẫu kẻ tăng thượng mạnĐánh đập và mắng chửiHọ đều có thể nhẫnLà vì cầu Phật ĐạoLại thấy có Bồ-tátLánh xa chuyện phù phiếmCùng quyến thuộc ngu siChỉ thân cận người tríNhất tâm trừ loạn tưởngNhiếp niệm trú núi rừngMuôn ức nghìn vạn nămLà vì cầu Phật ĐạoHoặc thấy có Bồ-tátLấy thức ăn ngon lạVới trăm loại thuốc thangCúng dường Phật cùng TăngQuần áo xinh đẹp quýTrị giá cả nghìn vạnHoặc lấy vô giá yCúng dường Phật cùng TăngNghìn vạn ức muôn loạiHương đàn với nhà báuCác giường nệm thượng diệuCúng dường Phật cùng TăngCác viên lâm thanh tịnhTrái cây hoa tốt tươiSuối chảy ao tắm mátCúng dường Phật cùng TăngCúng dường vật như thếMuôn loại vi diệu hảoHoan hỷ chẳng mỏi mệtChí cầu Đạo vô thượngHoặc thấy có Bồ-tátThuyết giảng Pháp tịch diệtVới đủ mọi phương tiệnDạy vô số chúng sinhHoặc thấy có Bồ-tátQuán sát mọi pháp tínhThật chẳng có hai tướngTịch diệt như hư khôngHoặc thấy có Phật tửTâm chẳng hề chấp trướcDùng trí tuệ thâm diệuChí cầu Đạo vô thượngNhân giả Diệu Cát TườngLại thấy có Bồ-tátSau khi Phật diệt độCúng dường Phật xá-lợiLại thấy có Phật tửXây tạo các ngôi thápVô số Hằng Hà saTrang nghiêm cõi nước đóTháp báu vi diệu caoNăm nghìn yojana [dô cha na]Chiều dài và chiều rộngHai nghìn yojanaTừng mỗi ngôi tháp kiaCó hàng nghìn tràng phanVới lưới báu bao phủChuông báu hòa nhã vangChư thiên long quỷ thầnHàng người cùng phi nhânDùng âm nhạc hoa hươngThường lấy dâng cúng dườngNhân giả Diệu Cát TườngCác Phật tử như thếVì cúng dường xá-lợiTrang nghiêm ngôi tháp kiaQuốc độ kia tự nhiênThù đặc đẹp vi diệuNhư thụ vương cõi trờiLúc đến mùa hoa nởPhật phóng một hào quangTôi với đại chúng đâyNhìn thấy cõi nước đóMuôn thứ đẹp thù diệuChư Phật sức uy thầnTrí tuệ hy hữu thayPhóng một tịnh quang minhChiếu soi vô lượng quốcKhi chúng tôi trông thấyĐược sự chưa từng cóNhân giả Diệu Cát TườngXin nguyện trừ chúng nghiBốn chúng hân hoan nhìnTrông ngóng ngài và tôiVì sao Đức Thế TônPhóng ánh quang minh kia?Nhân Giả xin hãy nóiĐoạn nghi sinh hoan hỷLợi ích như thế nàoKhi phóng hào quang đó?Phật ngồi ở Đạo TràngNgài đắc Pháp vi diệuCó phải muốn thuyết giảngHay Ngài sẽ thọ ký?Thị hiện các Phật độThanh tịnh trang nghiêm báuCùng thấy chư Như LaiNhân duyên này chẳng nhỏThưa ngài Diệu Cát TườngBốn chúng cùng long thầnNgóng trông nơi Nhân GiảMong nói nhân duyên gì"❖Lúc bấy giờ ngài Diệu Cát Tường nói với Từ Thị Đại Bồ-tát và các vị Đại Sĩ rằng:"Các thiện nam tử! Theo như tôi nghĩ thì nay Đức Phật Thế Tôn muốn nói Pháp lớn, rưới mưa Pháp lớn, thổi loa Pháp lớn, đánh trống Pháp lớn, và diễn nói Pháp nghĩa lớn.Các thiện nam tử! Ở chư Phật quá khứ, tôi đã từng thấy qua điềm lành này.

Sau khi phóng hào quang xong, chư Phật liền nói đại Pháp.


Vì thế phải biết rằng, nay Đức Phật hiện hào quang cũng lại như vậy.

Đức Phật muốn khiến chúng sinh nghe biết được Pháp mà hết thảy thế gian đều khó tin, cho nên Ngài mới hiện điềm lành.Các thiện nam tử! Đây cũng giống như vào thuở quá khứ vô lượng vô biên vô số kiếp chẳng thể nghĩ bàn.

Lúc ấy có Đức Phật, hiệu là Nhật Nguyệt Đăng Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Đức Thế Tôn kia diễn nói Chính Pháp ở lúc đầu, lúc giữa, và lúc cuối thảy đều chí thiện.

Nghĩa đó sâu xa, lời nói thiện xảo vi diệu, thuần nhất không hỗn tạp, và đầy đủ các tướng của hạnh thanh tịnh.- Vì người cầu Thanh Văn, Ngài ứng cơ thuyết Pháp Bốn Thánh Đế để họ thoát khỏi sinh già bệnh chết và đạt tới Cứu Cánh Tịch Diệt.- Vì người cầu Độc Giác, Ngài ứng cơ thuyết Pháp 12 Duyên Khởi.- Vì chư Bồ-tát, Ngài ứng cơ thuyết Pháp Sáu Độ, để khiến họ đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác và thành tựu Nhất Thiết Chủng Trí.Tiếp đó lại có Đức Phật, cũng hiệu là Nhật Nguyệt Đăng Minh.

Kế đến lại có Đức Phật, cũng hiệu là Nhật Nguyệt Đăng Minh.

20.000 Đức Phật như thế đều đồng một danh hiệu, gọi là Nhật Nguyệt Đăng Minh.

Lại cũng đồng một họ, gọi là Lợi Căn.Ngài Từ Thị! Nên biết rằng, vị Phật đầu tiên đến vị Phật cuối cùng đều đồng một danh hiệu, gọi là Nhật Nguyệt Đăng Minh--đầy đủ mười danh hiệu.

Nơi Pháp thuyết giảng, lúc đầu, lúc giữa và lúc cuối thảy đều chí thiện.Lúc Đức Phật sau cùng còn chưa xuất gia, ngài có tám vương tử:- vị vương tử thứ nhất tên là Hữu Ý;- vị vương tử thứ nhì tên là Thiện Ý;- vị vương tử thứ ba tên là Vô Lượng Ý;- vị vương tử thứ tư tên là Bảo Ý;- vị vương tử thứ năm tên là Tăng Ý;- vị vương tử thứ sáu tên là Trừ Nghi Ý;- vị vương tử thứ bảy tên là Hưởng Ý;- vị vương tử thứ tám tên là Pháp Ý.Tám vị vương tử này có uy đức tự tại và mỗi vị thống lĩnh bốn châu thiên hạ.

Khi các vương tử nghe tin phụ vương xuất gia và đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, họ đều xả bỏ ngôi vị của mình và cùng theo cha xuất gia.

Họ phát tâm Đại Thừa và luôn tu tịnh hạnh.

Khi tất cả đã trở thành Pháp sư, họ gieo trồng căn lành ở nơi của trăm nghìn chư Phật.Lúc bấy giờ, Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh thuyết Kinh Đại Thừa tên là Vô Lượng Nghĩa, là Pháp để giáo hóa Bồ-tát và được Phật hộ niệm.Khi Đức Phật kia thuyết Kinh đó xong, Ngài liền ở giữa đại chúng, ngồi xếp bằng với tư thế hoa sen và nhập Vô Lượng Nghĩa Xứ Chính Định--thân tâm bất động.Ngay lúc ấy, trời mưa hoa vi diệu âm, hoa vi diệu âm lớn, hoa nhu nhuyễn, và hoa nhu nhuyễn lớn để rải lên Đức Phật cùng các đại chúng.

Khi đó, khắp thế giới của chư Phật đều chấn động sáu cách.Lúc bấy giờ trong Pháp hội có những vị Bhikṣu, Bhikṣuṇī, Thanh Tín Nam, Thanh Tín Nữ, trời, rồng, quỷ tiệp tật, tầm hương thần, phi thiên, kim sí điểu, nghi thần, đại mãng xà, người và phi nhân, cùng các tiểu vương và Chuyển Luân Thánh Vương.

Khi toàn thể đại chúng thấy được việc chưa từng có, họ vui mừng chắp tay và nhất tâm nhìn chăm chú Đức Phật.Lúc bấy giờ Như Lai kia phóng một luồng ánh sáng từ tướng bạch hào ở giữa đôi chân mày, chiếu soi 18.000 Phật độ ở phương đông, không một nơi nào mà chẳng rọi tới.

Đây cũng như các Phật độ hiện đang thấy bây giờ.Ngài Từ Thị! Nên biết rằng, thuở ấy trong Pháp hội có 20 ức Bồ-tát và họ đều rất vui thích nghe Pháp.

Khi chư Bồ-tát đó thấy ánh quang minh kia chiếu khắp Phật độ, họ được điều chưa từng có và muốn biết nhân duyên gì mà Đức Phật phóng hào quang này.Khi ấy có một vị Bồ-tát tên là Diệu Quang; ngài có 800 đệ tử.


Lúc ấy Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh từ chính định dậy, Ngài vì Diệu Quang Bồ-tát mà thuyết Kinh Đại Thừa, tên là Diệu Pháp Liên Hoa, là Pháp để giáo hóa Bồ-tát và được Phật hộ niệm.Trải qua 60 tiểu kiếp, Ngài chẳng rời khỏi Pháp tòa.

Thính chúng trong Pháp hội kia cũng ngồi yên một chỗ đến 60 tiểu kiếp, thân tâm bất động.

Họ nghe Phật thuyết Pháp suốt 60 tiểu kiếp mà thời gian tưởng chừng như một bữa ăn.

Thuở đó trong đại chúng, không một người nào mà thân hoặc tâm sinh mệt mỏi.Khi Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh đã trải qua 60 tiểu kiếp nói Kinh đó xong, Ngài ở giữa đại chúng, bao gồm Phạm Vương, ma, Đạo Nhân, Phạm Chí, cùng trời, người và phi thiên mà tuyên nói lời thế này:'Giữa đêm nay Như Lai sẽ vào Vô Dư Tịch Diệt.'Thuở ấy có một vị Bồ-tát được Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh thọ ký, tên là Đức Tạng.Đức Phật kia bảo các vị Bhikṣu rằng:'Đức Tạng Bồ-tát này đây kế đến sẽ làm Phật, hiệu là Tịnh Thân Như Lai, Ứng Cúng, Chính Đẳng Chính Giác.'Khi Đức Phật kia thọ ký xong, vào lúc nửa đêm, Ngài vào Vô Dư Tịch Diệt.

Sau khi Đức Phật kia diệt độ, Diệu Quang Bồ-tát thọ trì Kinh Diệu Pháp Liên Hoa và diễn nói cho người khác suốt 80 tiểu kiếp.

Tám con trai của Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh đều tôn Diệu Quang Bồ-tát làm thầy.

Diệu Quang Bồ-tát giáo hóa và khiến họ kiên cố nơi Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.Khi tám vị vương tử này đã cúng dường vô lượng tỷ ức chư Phật xong, họ đều thành Phật Đạo.

Vị thành Phật cuối cùng tên là Nhiên Đăng.Trong số 800 đệ tử của Diệu Quang Bồ-tát, có một người tên là Cầu Danh, rất tham lam lợi dưỡng.

Tuy cũng đọc tụng Kinh điển nhưng chẳng thấu hiểu và phần lớn quên mất, cho nên mới gọi là Cầu Danh.

Do bởi nhân duyên gieo trồng căn lành nên vị này cũng gặp vô lượng trăm nghìn ức chư Phật, cung kính cúng dường và tôn trọng tán thán.Ngài Từ Thị! Nên biết rằng, Diệu Quang Bồ-tát lúc ấy, chẳng ai xa lạ, chính là tiền thân của tôi đây.

Còn Cầu Danh Bồ-tát chính là tiền thân của ngài đấy.Điềm lành trông thấy hôm nay và lúc xưa đều giống nhau không khác.

Cho nên tôi nghĩ rằng, hôm nay Như Lai sẽ thuyết Kinh Đại Thừa tên là Diệu Pháp Liên Hoa, là Pháp để giáo hóa Bồ-tát và được Phật hộ niệm."❖Lúc bấy giờ ngài Diệu Cát Tường ở giữa đại chúng muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:"Tôi nhớ thuở quá khứVô lượng vô số kiếpCó Phật Nhân Trung TônHiệu Nhật Nguyệt Đăng MinhThế Tôn diễn nói PhápĐộ vô lượng chúng sinhVô số ức Bồ-tátKhiến vào trí của PhậtLúc Phật chưa xuất giaNgài có tám vương tửThấy Đại Thánh xuất giaCũng theo tu tịnh hạnhBấy giờ Phật thuyết giảngĐại Thừa Vô Lượng NghĩaNgài ở giữa đại chúngRộng vì họ phân biệtKhi Phật thuyết Kinh xongLiền ở trên Pháp tòaNgồi xếp bằng nhập địnhTên Vô Lượng Nghĩa XứMưa hoa vi diệu âmTrống trời tự nhiên vangChư thiên long quỷ thầnCúng dường Nhân Trung TônHết thảy chư Phật độLập tức chấn động lớnPhật phóng quang giữa màyHiện các việc hy hữuHào quang chiếu phương đôngMười tám nghìn Phật độHiển tất cả chúng sinhNơi nghiệp báo sinh tửThấy có chư Phật độDùng châu báu trang nghiêmLưu ly màu pha lêĐều do Phật quang chiếuCùng thấy hàng trời ngườiLong thần quỷ tiệp tậtNghi thần tầm hương thầnAi nấy cúng dường PhậtLại thấy chư Như LaiTự nhiên thành Phật ĐạoThân sắc như núi vàngĐoan nghiêm thật vi diệuNhư trong tịnh lưu lyHiện hình tượng vàng ròngThế Tôn giữa đại chúngDiễn nói Pháp nghĩa thâmMỗi chư Phật độ cóVô số bậc Thanh VănDo Phật quang chiếu soiĐều thấy đại chúng kiaHoặc có các BhikṣuCư trú trong núi rừngTinh tấn trì tịnh giớiNhư bảo hộ minh châuLại thấy chư Bồ-tátTu hành Pháp Sáu ĐộSố ấy như Hằng saĐều do Phật quang chiếuLại thấy chư Bồ-tátVào sâu trong thiền địnhThân tâm tịch bất độngChí cầu Đạo vô thượngLại thấy chư Bồ-tátBiết pháp, tướng tịch diệtỞ mỗi nơi cõi nướcThuyết Pháp cầu Phật ĐạoKhi đó hàng bốn chúngThấy Nhật Nguyệt Đăng PhậtHiện sức đại thần thôngTâm họ đều hoan hỷAi nấy đều hỏi nhau'Nhân duyên này là sao?'Thế Tôn Thiên Nhân SưLiền từ chính định dậyKhen Diệu Quang Bồ-tát'Ông là mắt thế gianTất cả đều quy tínPháp tạng khéo phụng trìPháp do Ta thuyết giảngDuy ông mới chứng biết'Thế Tôn ngợi khen xongKhiến Diệu Quang hoan hỷRồi Phật thuyết Pháp HoaTrọn sáu mươi tiểu kiếpNgài chẳng rời Pháp tòaGiảng vô thượng diệu PhápPháp sư Diệu Quang ấyTất đều khéo thọ trìPhật giảng Pháp Hoa xongKhiến đại chúng hoan hỷLiền ở trong ngày đóNgài bảo hàng trời người'Nghĩa thật tướng các phápĐã dạy cho các ôngỞ vào giữa đêm nayTa sẽ vào tịch diệtCác ông phải nhất tâmTinh tấn chớ buông lungDẫu một lần gặp PhậtỨc kiếp cũng khó được'Các đệ tử Thế TônNghe Phật vào tịch diệtAi nấy đều buồn bã'Sao Phật vội diệt độ?'Thánh Chủ bậc Pháp VươngAn ủi vô lượng chúng'Sau khi Ta diệt độCác ông chớ lo sợĐức Tạng Bồ-tát nàyVô lậu chân thật tướngTâm đã được thông đạtKế đến sẽ làm PhậtDanh hiệu là Tịnh ThânCũng độ vô số chúng'Đêm đó Phật diệt độNhư củi lửa thiêu xongPhân phát các xá-lợiKhởi xây vô lượng thápBhikṣu BhikṣuṇīSố ấy như Hằng saTinh tấn tăng gấp bộiChí cầu Đạo vô thượngPháp sư Diệu Quang nàyPhụng trì Phật Pháp tạngTrong tám mươi tiểu kiếpRộng giảng Kinh Pháp HoaCòn tám vương tử đóĐược Diệu Quang giáo hóaKiên cố Đạo vô thượngHọ thấy vô số PhậtCúng dường chư Phật xongTùy thuận hành Đại ĐạoTiếp đến sẽ thành PhậtTriển chuyển thọ ký nhauTối hậu Thiên Trung ThiênHiệu là Nhiên Đăng PhậtĐạo sư của chư tiênĐộ thoát vô lượng chúngPháp sư Diệu Quang nàyNgài có một đệ tửTâm thường hay lười biếngTham trước nơi danh lợiCầu danh lợi không chánHay đến nhà quyền quýXao lãng việc tụng niệmQuên mất chẳng rõ thôngDo vì nguyên nhân ấyTên gọi là Cầu DanhBởi cũng làm việc lànhNên gặp vô số PhậtCúng dường các Đức PhậtTùy thuận hành Đại ĐạoĐầy đủ Pháp Sáu ĐộNay thấy Đức Năng NhânVề sau sẽ thành PhậtDanh hiệu là Từ ThịRộng độ các chúng sinhSố ấy vô hạn lượngPhật kia diệt độ rồiNgười lười biếng là ôngCòn Pháp sư Diệu QuangNay tức là thân tôiTôi thấy Đăng Minh PhậtHào quang xưa như đâyLiền biết Phật hôm nayMuốn giảng Kinh Pháp HoaĐiềm tướng nay như xưaLà chư Phật phương tiệnNay Phật phóng quang minhGiúp hiển nghĩa thật tướngNay đại chúng nên biếtChắp tay thành tâm đợiPhật sẽ rưới mưa PhápMãn nguyện người cầu ĐạoNhững ai cầu ba thừaNếu như có nghi hốiPhật sẽ đoạn trừ sạchKhiến một chút chẳng còn"☸ PHẨM 2: PHƯƠNG TIỆNLúc bấy giờ Thế Tôn từ chính định an tường mà dậy, rồi bảo ngài Thu Lộ Tử rằng:"Trí tuệ của chư Phật là thâm sâu vô lượng.

Cánh cửa trí tuệ này khó vào và khó hiểu.

Hết thảy hàng Thanh Văn cùng Độc Giác đều không thể biết.Vì sao thế? Bởi Phật đã từng thân cận tỷ ức vô số chư Phật, tu hành hết thảy vô lượng Đạo Pháp của chư Phật, dũng mãnh tinh tấn, danh xưng vang khắp chốn, thành tựu các Pháp sâu xa chưa từng có, và tùy nghi nói những nghĩa thú khó lý giải.Này Thu Lộ Tử! Từ khi thành Phật đến nay, Ta đã dùng mọi nhân duyên cùng mọi thí dụ để rộng diễn giải giáo Pháp.

Với vô số phương tiện, Ta chỉ dẫn chúng sinh và khiến họ lìa xa mọi chấp trước.Vì sao thế? Bởi Như Lai đã hoàn toàn viên mãn sức phương tiện, tri kiến, và các Pháp Đến Bờ Kia.Này Thu Lộ Tử! Tri kiến của Như Lai quảng đại và thâm sâu vô lượng.

Như Lai có Mười Lực vô ngại, Bốn Vô Sở Úy, thiền định, giải thoát, và chính định.


Như Lai vào sâu vô biên tế và thành tựu tất cả Pháp chưa từng có.Này Thu Lộ Tử! Như Lai có thể phân biệt mọi việc, thiện xảo nói mọi pháp, ngôn từ hòa nhã, và làm vui lòng chúng sinh.Này Thu Lộ Tử! Nói tóm lại, vô lượng vô biên Pháp chưa từng có, Phật thảy đều thành tựu.Thôi đi, Thu Lộ Tử! Không cần phải nói thêm gì nữa.Vì sao thế? Bởi các Pháp đệ nhất, hiếm có, và khó liễu giải mà Phật đã thành tựu, duy Phật với Phật mới có thể thông suốt thật tướng các pháp.

Các pháp như là: tướng như vậy, tính như vậy, thể như vậy, lực như vậy, tác như vậy, nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, và cứu cánh bình đẳng từ đầu đến cuối như vậy."❖Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:"Thế Hùng chẳng thể lườngChư thiên và nhân thếHết thảy chúng sinh loạiĐều chẳng ai biết PhậtPhật Lực Bốn Vô ÚyGiải thoát các chính địnhCùng Pháp khác của PhậtĐều chẳng ai lường đượcTừng hầu vô số PhậtTu hành các nghiệp đạoPháp vi diệu thâm sâuKhó thấy khó liễu giảiỞ vô lượng ức kiếpĐã tu các nghiệp đạoĐạo Tràng chứng đắc QuảTa tất đều thấy biếtĐại quả báo như thếMuôn thứ tính tướng nghĩaTa cùng mười phương PhậtMới biết được việc ấyPháp này chẳng thể thấyNgôn từ tướng tịch diệtHết mọi loài chúng sinhKhông ai liễu giải đượcDuy trừ chư Bồ-tátVới tín lực kiên cốCác đệ tử của PhậtTừng cúng dường chư PhậtHết thảy lậu đã tậnTrụ ở thân cuối cùngSức các vị như thếCũng chẳng thể kham thọGiả sử khắp thế gianĐều như Thu Lộ TửTận kiếp cùng suy nghĩChẳng thể rõ Phật tríDẫu cho khắp mười phươngĐều như Thu Lộ TửVà các đệ tử khácCũng đầy mười phương giớiTận kiếp đồng suy nghĩCũng lại chẳng thể biếtĐộc Giác bậc lợi tríVô lậu thân cuối cùngCũng đầy mười phương giớiSố ấy như rừng trúcNhất tâm cùng suy lườngĐến vô lượng ức kiếpSuy nghĩ Phật chân tríTí ti cũng chẳng biếtSơ phát tâm Bồ-tátCúng dường vô số PhậtLiễu đạt các nghĩa thúLại khéo hay thuyết PhápNhư lúa gai trúc lauĐầy khắp mười phương giớiNhất tâm dùng diệu tríTrong Hằng Hà sa kiếpĐều cộng hợp suy lườngCũng chẳng biết Phật tríBồ-tát không thoái chuyểnSố ấy như Hằng saNhất tâm đồng muốn nghĩCũng chẳng thể liễu triLại nữa Thu Lộ TửVô lậu chẳng nghĩ bànPháp vi diệu thâm sâuTa nay đã viên mãnDuy Ta biết tướng nàyMười phương Phật cũng vậyThu Lộ Tử nên biếtLời chư Phật không khácPháp của chư Phật nóiÔng nên sinh tín lựcPháp Thế Tôn sau cùngChân thật phải nói raTa bảo các Thanh VănNgười cầu Duyên Giác ThừaTa khiến thoát khổ lụyVà sẽ đến tịch diệtPhật dùng sức phương tiệnKhai thị ba thừa giáoChúng sinh chấp mọi điềuDẫn họ thoát ra khỏi"❖Lúc bấy giờ trong đại chúng có những vị Thanh Văn, bậc Ứng Chân với các lậu đã tận, Tôn giả Giải Bổn Tế với các vị khác như thế, 1.200 người cả thảy, cùng những vị Bhikṣu, Bhikṣuṇī, Thanh Tín Nam, và Thanh Tín Nữ đã phát tâm muốn trở thành Thanh Văn hay Độc Giác.Mỗi vị đều nghĩ như vầy:"Vì sao hôm nay Thế Tôn lại ân cần tuyên dương và ngợi khen phương tiện mà nói rằng,'Pháp của Phật chứng đắc rất thâm sâu và khó liễu giải, lời nói và ý thú của Phật khó biết.

Tất cả hàng Thanh Văn cùng Độc Giác đều chẳng thể thấu rõ.'Phật đã nói một nghĩa lý của giải thoát, chúng ta cũng đã đắc Pháp này và đã đến tịch diệt, nhưng giờ đây chúng ta cũng chẳng biết nghĩa thú của Ngài."Lúc bấy giờ ngài Thu Lộ Tử biết trong lòng của bốn chúng đệ tử có điều nghi và tự biết chính mình cũng chưa hiểu rõ, nên bạch Phật rằng:"Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà Như Lai ân cần tuyên dương và ngợi khen phương tiện đệ nhất của chư Phật, là Pháp vi diệu thâm sâu khó liễu giải? Từ xưa đến giờ, con chưa từng nghe Phật nói điều như thế.

Nay bốn chúng đệ tử đều có chỗ nghi.

Kính mong Thế Tôn hãy diễn giải việc ấy.

Vì sao Thế Tôn ân cần tuyên dương và tán thán Pháp vi diệu thâm sâu khó liễu giải?"Lúc bấy giờ ngài Thu Lộ Tử muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:"Tuệ nhật Đại Thánh TônSau cuối thuyết Pháp nàyNói điều Ngài chứng đắcChính định, Lực, Vô ÚyThiền định và giải thoátPháp chẳng thể nghĩ bànĐạo Tràng nơi đắc PhápChẳng ai có thể hỏiĐến con khó liễu giảiCũng chẳng biết hỏi aiVô vấn mà tự nóiXưng thán nơi hành ĐạoTrí tuệ vi diệu sâuNơi chư Phật chứng đắcVô lậu bậc Ứng ChânCùng người cầu tịch diệtNay đều sa lưới nghiVì sao Phật nói thế?Người cầu Đạo Duyên GiácBhikṣu BhikṣuṇīChư thiên long quỷ thầnCùng chúng tầm hương thầnNhìn nhau trông ngơ ngácChiêm ngưỡng Lưỡng Túc Tôn'Việc này là thế nào?Nguyện Phật hãy giảng giải'Ở trong hàng Thanh VănPhật nói con đệ nhấtNhưng nay với trí conChẳng thể giải điều nghiCó phải Pháp cứu cánh?Hay là nơi hành Đạo?Phật tử miệng Phật sinhChắp tay chiêm ngưỡng trôngXin nói vi diệu âmMong Phật nói nghĩa thâmChư thiên long quỷ thầnSố ấy như Hằng saBồ-tát cầu Phật ĐạoTổng số có tám vạnVạn ức cõi phương khácChuyển Luân Thánh Vương đếnChắp tay lòng thành khẩnMuốn nghe Đạo viên mãn"❖Lúc bấy giờ Phật bảo ngài Thu Lộ Tử:"Thôi đi! Thôi đi! Không cần phải nói thêm gì nữa.

Nếu Ta nói việc này thì hàng trời người trong tất cả thế gian đều sẽ kinh sợ và sinh lòng hoài nghi."Ngài Thu Lộ Tử lại thưa với Phật rằng:"Thưa Thế Tôn! Kính mong hãy nói! Kính mong hãy nói!Vì sao thế? Bởi trong Pháp hội này có vô số tỷ ức vô số chúng sinh đã từng thấy chư Phật, có các căn lanh lợi và trí tuệ sáng suốt.

Khi nghe Phật nói, họ liền có thể cung kính và tín thọ."Lúc bấy giờ ngài Thu Lộ Tử muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:"Pháp Vương Vô Thượng TônXin nói chớ lưỡng lựPháp hội vô lượng chúngHọ có thể kính tin"Đức Phật lại cản ngài Thu Lộ Tử:"Nếu Ta nói việc này thì hàng trời người trong tất cả thế gian đều sẽ kinh sợ và sinh lòng hoài nghi.

Còn hàng Bhikṣu tăng thượng mạn sẽ rơi xuống hầm lửa lớn."Lúc bấy giờ Thế Tôn tuyên lại nghĩa lý ở trên với bài kệ rằng:"Thôi thôi đừng nói nữaPháp Ta diệu vô cùngNhững hàng tăng thượng mạnKhi nghe chẳng kính tin"Lúc bấy giờ ngài Thu Lộ Tử lại thưa với Phật rằng:"Thưa Thế Tôn! Kính mong hãy nói! Kính mong hãy nói! Nay ở trong Pháp hội đây có một tỷ ức vị bằng như con.

Đời đời họ đã từng được Phật giáo hóa.

Hàng người như thế tất sẽ có thể cung kính và tín thọ.

Trong đêm dài, họ sẽ được bình an và có nhiều lợi ích."Lúc bấy giờ ngài Thu Lộ Tử muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:"Vô thượng Lưỡng Túc TônXin nói Pháp đệ nhấtCon là Phật trưởng tửMong Ngài phân biệt nóiPháp hội vô lượng chúngSẽ kính tin Pháp nàyPhật đã từng đời đờiGiáo hóa người như thếMột lòng đồng chắp tayMuốn nghe lời Phật dạyChúng con một nghìn haiCùng người cầu Phật ĐạoNguyện vì đại chúng đâyMong Ngài phân biệt nóiKhi họ nghe Pháp nàyTức sinh đại hoan hỷ"Lúc bấy giờ Thế Tôn bảo ngài Thu Lộ Tử:"Ông đã ân cần thỉnh cầu đến ba lần, làm sao Như Lai chẳng thể không nói.

Ông nay lắng nghe và khéo tư duy.

Ta sẽ phân biệt và giảng giải cho ông."❖Khi nói lời ấy xong, trong đại hội có 5.000 vị Bhikṣu, Bhikṣuṇī, Thanh Tín Nam, và Thanh Tín Nữ liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đỉnh lễ Phật rồi cáo lui.Vì sao thế? Bởi tội căn của những hạng người đó thâm trọng và còn tăng thượng mạn.

Chưa đắc mà nói đã đắc.

Chưa chứng mà nói đã chứng.

Với các lỗi lầm như thế nên chẳng thể ở lại.

Thế Tôn lặng yên và không cản ngăn họ.Lúc bấy giờ Phật bảo ngài Thu Lộ Tử:"Thính chúng của Ta bây giờ đã không còn nhánh và lá, mà chỉ thuần nhất toàn thân cây.Này Thu Lộ Tử! Thật rất tốt khi hạng người tăng thượng mạn như thế rời khỏi.

Ông nay hãy lắng nghe.


Ta sẽ thuyết giảng cho ông."Ngài Thu Lộ Tử thưa rằng:"Dạ vâng, thưa Thế Tôn! Con vui thích muốn nghe."❖Phật bảo ngài Thu Lộ Tử:"Diệu Pháp của chư Phật Như Lai chỉ nói trong một dịp đặc biệt, như hoa linh thụy rất lâu mới nở một lần.Này Thu Lộ Tử! Các ông nên tín thọ lời của Ta nói.

Đó là vì lời của Phật quyết không hư vọng.Này Thu Lộ Tử! Chư Phật tùy duyên thuyết Pháp, nghĩa thú khó giải.Vì sao thế? Bởi Ta dùng vô số phương tiện cùng mọi nhân duyên và ngôn từ thí dụ để diễn nói các Pháp.

Pháp này chẳng thể suy lường hay phân biệt mà có thể lý giải được.

Duy chỉ có chư Phật mới có thể biết.Vì sao thế? Bởi chư Phật Thế Tôn xuất hiện ở thế gian chỉ vì một đại sự nhân duyên.Này Thu Lộ Tử! Chư Phật Thế Tôn xuất hiện ở thế gian chỉ vì một đại sự nhân duyên nghĩa là sao?- Chư Phật Thế Tôn xuất hiện ở thế gian là vì muốn khiến chúng sinh Mở Tri Kiến của Phật để được thanh tịnh.- Chư Phật Thế Tôn xuất hiện ở thế gian là vì muốn khiến chúng sinh Thấy Tri Kiến của Phật.- Chư Phật Thế Tôn xuất hiện ở thế gian là vì muốn khiến chúng sinh Hiểu Tri Kiến của Phật.- Chư Phật Thế Tôn xuất hiện ở thế gian là vì muốn khiến chúng sinh Vào Tri Kiến của Phật.Này Thu Lộ Tử! Đây là những việc của một đại sự nhân duyên mà chư Phật xuất hiện ở thế gian."❖Phật bảo ngài Thu Lộ Tử:"Chư Phật Như Lai chỉ giáo hóa Bồ-tát.

Các hạnh làm của chư Phật luôn chỉ vì một việc: đó là khai ngộ chúng sinh đến tri kiến của Phật.Này Thu Lộ Tử! Như Lai chỉ dùng một Phật Thừa để thuyết Pháp cho chúng sinh.

Không có thừa nào khác, không hai cũng không ba.Này Thu Lộ Tử! Pháp của tất cả mười phương chư Phật cũng lại như vậy.Này Thu Lộ Tử! Chư Phật vào thuở quá khứ đã dùng vô lượng vô số phương tiện cùng đủ mọi nhân duyên và ngôn từ thí dụ mà diễn nói các Pháp cho chúng sinh.

Các Pháp này đều là vì một Phật Thừa.

Khi các chúng sinh này nghe Pháp từ chư Phật thì cứu cánh đều sẽ đắc Nhất Thiết Chủng Trí.Này Thu Lộ Tử! Vào đời vị lai, chư Phật xuất hiện ở thế gian cũng sẽ dùng vô lượng vô số phương tiện cùng đủ mọi nhân duyên và ngôn từ thí dụ mà diễn nói các Pháp cho chúng sinh.

Các Pháp này đều là vì một Phật Thừa.

Khi các chúng sinh này nghe Pháp từ chư Phật thì cứu cánh đều sẽ đắc Nhất Thiết Chủng Trí.Này Thu Lộ Tử! Hiện tại ở vô lượng tỷ ức Phật độ trong mười phương, chư Phật Thế Tôn đang làm nhiều việc lợi ích an vui cho chúng sinh.

Các Đức Phật đó cũng đang dùng vô lượng vô số phương tiện cùng đủ mọi nhân duyên và ngôn từ thí dụ mà diễn nói các Pháp cho chúng sinh.

Các Pháp này đều là vì một Phật Thừa.

Khi các chúng sinh này nghe Pháp từ chư Phật thì cứu cánh đều sẽ đắc Nhất Thiết Chủng Trí.Này Thu Lộ Tử! Chư Phật đó chỉ giáo hóa Bồ-tát là vì chư Phật muốn chỉ dẫn chúng sinh thấy tri kiến của Phật, muốn giác ngộ chúng sinh đến tri kiến của Phật, và muốn dẫn chúng sinh vào tri kiến của Phật.Này Thu Lộ Tử! Ta nay cũng lại như vậy.

Ta biết các chúng sinh có đủ mọi điều mong muốn với tùy theo căn tính mà cõi lòng bám vào, nên Như Lai dùng đủ mọi nhân duyên cùng ngôn từ thí dụ và sức phương tiện mà thuyết Pháp cho họ.Này Thu Lộ Tử! Ta làm như thế để họ đều đắc Nhất Thiết Chủng Trí của một Phật Thừa.Này Thu Lộ Tử! Ở các thế giới trong mười phương còn chẳng có hai thừa, huống nữa là ba.Này Thu Lộ Tử! Chư Phật xuất hiện trong đời ác năm trược, bao gồm: ô trược của thời gian, ô trược của cái thấy, ô trược của phiền não, ô trược của chúng sinh, và ô trược của thọ mạng.Vì thế, Thu Lộ Tử! Do bởi ở trong kiếp ô trược hỗn loạn, chúng sinh tạo nghiệp nặng bất tịnh, tham lam đố kỵ, và thành tựu các căn chẳng lành.

Cho nên chư Phật dùng sức phương tiện, ở trong một Phật Thừa mà phân biệt nói có ba.Này Thu Lộ Tử! Nếu có đệ tử của Ta tự gọi mình là bậc Ứng Chân hay Độc Giác mà chẳng nghe chẳng biết về việc chư Phật Như Lai chỉ giáo hóa Bồ-tát, thì người ấy không phải là đệ tử của Phật, cũng chẳng phải là bậc Ứng Chân hay Độc Giác.Lại nữa, Thu Lộ Tử! Các vị Bhikṣu hoặc Bhikṣuṇī nào tự cho mình đã đắc Đạo Ứng Chân, trụ ở thân cuối cùng và sẽ đạt tới Cứu Cánh Tịch Diệt, nhưng lại chẳng chí cầu Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, thì phải biết họ đều là hạng người tăng thượng mạn.Vì sao thế? Bởi nếu có vị Bhikṣu nào thật sự đắc Đạo Ứng Chân mà chẳng tin Pháp này thì quyết không thể có việc ấy--duy trừ sau khi Phật diệt độ và ở hiện đời không có Phật.Vì sao thế? Bởi sau khi Phật diệt độ, những ai thọ trì đọc tụng và giảng giải nghĩa thú của các Kinh như vậy, thì người này rất khó gặp.

Nếu họ gặp chư Phật khác thì sẽ ở trong Pháp này liền được thông triệt.Này Thu Lộ Tử! Các ông nên nhất tâm tín giải và thọ trì lời Phật dạy.

Lời nói của chư Phật Như Lai quyết không hư dối.

Không có thừa nào khác, duy chỉ có một Phật Thừa."❖Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:"Bhikṣu BhikṣuṇīÔm lòng tăng thượng mạnThanh Tín Nam ngã mạnThanh Tín Nữ bất tínHàng bốn chúng như thếSố ấy có năm nghìnChẳng thấy lỗi của mìnhGiới luật bị khuyết lậuTiếc giữ điều lỗi lầmHàng trí nhỏ vỏ trấuĐã rời khỏi đại chúngDo uy đức của PhậtNhững người thiếu phúc đứcChẳng kham thọ Pháp nàyChúng hội không nhánh láDuy chỉ có thân câyThu Lộ Tử lắng ngheChư Phật Pháp chứng đắcVô lượng sức phương tiệnVì chúng sinh thuyết giảngTâm niệm của chúng sinhĐủ mọi nơi ngõ ngáchCăn tính điều mong muốnNghiệp lành dữ đời trướcPhật thảy đều biết rõDùng thí dụ nhân duyênNgôn từ sức phương tiệnKhiến tất cả vui mừngHoặc thuyết giảng Khế KinhCô Khởi cùng Bổn SựBổn Sinh Vị Tằng HữuCũng nói về Nhân DuyênThí Dụ hay Trùng TụngHoặc nói đến Luận NghịĐộn căn thích Pháp nhỏTham chấp nơi sinh tửỞ vô lượng chư PhậtChẳng tu Đạo vi diệuBị khổ ách não loạnVì họ nói tịch diệtTa thiết lập phương tiệnKhiến họ vào Phật tríChưa hề nói các ôngSẽ được thành Phật ĐạoSở dĩ chưa từng nóiVì chưa tới thời điểmNay chính là lúc nàyQuyết định dạy Đại ThừaChín bộ Pháp của TaTùy thuận chúng sinh nóiLà để vào Đại ThừaNên Ta giảng Kinh nàyPhật tử nào tâm tịnhTùy thuận cùng lợi cănỞ vô lượng chư PhậtĐã tu Đạo vi diệuVì hàng Phật tử đóThuyết Kinh Đại Thừa nàyTa thọ ký người ấyVị lai thành Phật ĐạoVới tâm thành niệm PhậtTu hành trì tịnh giớiKhi nghe sẽ thành PhậtVui mừng biến khắp thânPhật biết rõ tâm hạnhVì họ dạy Đại ThừaThanh Văn hay Bồ-tátNghe Ta thuyết Pháp nàyDẫu chỉ một bài kệĐều nhất định thành PhậtPhật độ trong mười phươngChỉ có Pháp Nhất ThừaChẳng hai cũng chẳng baTrừ Phật phương tiện nóiChỉ là giả danh tựĐể dẫn dắt chúng sinhDạy họ trí của PhậtChư Phật xuất thế gianThật chỉ có một việcHai việc khác chẳng thậtCuối không dùng Nhị ThừaĐể cứu độ chúng sinhChính Phật trụ Đại ThừaTùy thuận Pháp chứng đắcĐịnh tuệ lực trang nghiêmDùng đó độ chúng sinhTự chứng Đạo vô thượngPháp Đại Thừa bình đẳngNếu dùng Nhị Thừa dạyCho đến chỉ một ngườiTa tức đọa keo tiếcQuyết chẳng có việc nàyNếu ai quy tín PhậtNhư Lai chẳng lừa dốiCũng không đố kỵ thamĐoạn trừ mọi pháp ácNên Phật ở mười phươngTự tại không sợ hãiTa dùng tướng nghiêm thânQuang minh chiếu thế gianVô lượng người tôn kínhTa nói ấn thật tướngThu Lộ Tử nên biếtTa xưa lập thệ nguyệnMuốn khiến hết tất cảNhư Ta chẳng sai khácSở nguyện Ta lúc xưaGiờ đây đã viên mãnHóa độ hết thảy chúngKhiến đều vào Phật ĐạoNếu Ta gặp chúng sinhHết lòng dạy Phật ĐạoKẻ vô trí cuồng loạnMê muội chẳng tín thọTa biết chúng sinh nàyChưa từng tu căn lànhCố bám nơi năm dụcSi ái sinh khổ nãoBởi nhân duyên tham dụcSa đọa ba đường ácLuân hồi trong sáu đườngPhải chịu muôn khổ độcĐầu thai hình bé nhỏĐời đời luôn tăng trưởngKẻ đức bạc phúc mỏngBị khổ ách bức báchVào rừng rậm tà kiếnChấp thường chấp đoạn diệtBám nương các kiến nàyTổng số sáu mươi haiChấp sâu pháp hư vọngKiên trì thọ chẳng xảNgã mạn tự khoe khoangNịnh hót lòng dối tráTrong nghìn vạn ức kiếpKhông nghe danh hiệu PhậtCũng không nghe Chính PhápNgười như thế khó độCho nên Thu Lộ TửVì họ lập phương tiệnTa dạy cách diệt khổHiển thị đến tịch diệtTuy Ta nói tịch diệtNhưng chẳng phải thật diệtCác pháp vốn xưa nayTướng chúng luôn tịch diệtPhật tử nào tu hànhVị lai sẽ thành PhậtTa có sức phương tiệnKhai thị Pháp ba thừaTất cả chư Thế TônĐều nói Đạo Nhất ThừaNay các đại chúng đâyĐều nên trừ hoài nghiLời Phật chẳng sai khácDuy một thừa không haiQuá khứ vô số kiếpVô lượng Phật diệt độTỷ ức Phật như thếSố ấy chẳng thể lườngChư Thế Tôn như thếThí dụ mọi nhân duyênVô số sức phương tiệnDiễn nói các pháp tướngChư Phật Thế Tôn đóĐều thuyết Pháp Nhất ThừaHóa vô lượng chúng sinhKhiến họ vào Phật ĐạoLại nữa chư Đại ThánhBiết tất cả thế gianTrời người các chúng sinhĐáy lòng nơi mong muốnNên dùng phương tiện khácGiúp hiển Đệ Nhất NghĩaNếu có chúng sinh nàoGặp chư Phật quá khứNghe Pháp rồi Bố ThíHoặc Trì Giới Nhẫn NhụcTinh Tấn Thiền Định TríTu hành mọi phúc tuệNhững hành giả như thếĐều đã thành Phật ĐạoChư Phật diệt độ rồiNếu tâm ai tùy thuậnCác chúng sinh như thếĐều đã thành Phật ĐạoChư Phật diệt độ rồiAi cúng dường xá-lợiKhởi xây vạn ức thápVàng bạc cùng pha lêXa cừ với mã nãoMai côi lưu ly châuThanh tịnh rộng trang nghiêmTrang hoàng các tháp đóHoặc khởi xây miếu đáHương đàn hay trầm thủyGỗ thơm hay gỗ khácGạch ngói hay đất sétNếu ở nơi hoang vắngĐắp đất thành miếu PhậtDẫu con nít nô đùaDồn cát làm tháp PhậtThì những người như thếĐều đã thành Phật ĐạoNếu ai vì kính PhậtKiến lập các hình tượngĐiêu khắc Phật tướng hảoĐều đã thành Phật ĐạoHoặc lấy thành bảy báuĐồng thau màu đỏ trắngBạch lạp hay chì thiếcSắt gỗ hay đất sétHoặc lấy vải keo sơnTrang trí làm tượng PhậtThì những người như thếĐều đã thành Phật ĐạoTô vẽ làm tượng PhậtTrăm phúc tướng trang nghiêmTự làm hoặc bảo ngườiĐều đã thành Phật ĐạoDẫu con nít đùa vuiVới cỏ cây hay bútHoặc dùng đầu móng tayMà vẽ làm tượng PhậtThì những người như thếDần dần tích công đứcĐầy đủ tâm đại biĐều đã thành Phật ĐạoChỉ giáo hóa Bồ-tátPhật độ vô lượng chúngNếu ai ở chùa thápTượng báu cùng tượng vẽDùng phan lọng hoa hươngTâm cung kính cúng dườngHoặc bảo người trỗi nhạcĐánh trống thổi kèn ốcTiêu cầm sáo đàn treTỳ bà hay chiêng đồngCác diệu âm như thếTấu vang để cúng dườngHoặc với lòng hoan hỷCa vịnh tán Phật đứcDẫu chỉ một tiếng nhỏĐều đã thành Phật ĐạoNếu lòng ai tán loạnDẫu chỉ một đóa hoaCúng dường nơi tượng vẽSẽ thấy vô số PhậtHoặc có người lễ báiHoặc lại chỉ chắp tayDẫu chỉ nhấc tay lênHoặc chỉ hơi cúi đầuĐể mà cúng dường tượngSẽ thấy vô lượng PhậtTự thành Đạo vô thượngRộng độ vô số chúngVào Vô Dư Tịch DiệtNhư củi lửa thiêu xongNếu lòng ai tán loạnHọ vào chùa tháp PhậtMột tiếng “Quy Y Phật”Đều đã thành Phật ĐạoỞ chư Phật quá khứTại thế hoặc diệt độNếu ai nghe Pháp nàyĐều đã thành Phật ĐạoVị lai chư Thế TônSố ấy vô hạn lượngChư Như Lai như thếCũng phương tiện thuyết PhápHết thảy chư Như LaiDùng vô lượng phương tiệnĐộ thoát các chúng sinhVào Phật trí vô lậuNếu có ai nghe PhápKhông ai chẳng thành PhậtChư Phật bổn thệ nguyện'Phật Đạo nơi tu hànhMuốn khiến khắp chúng sinhCũng đồng đắc Đạo này'Chư Phật ở vị laiTuy nói trăm nghìn ứcVô số các Pháp mônKỳ thật vì Nhất ThừaChư Phật Lưỡng Túc TônBiết pháp thường vô tínhPhật chủng tùy duyên khởiThế nên nói Nhất ThừaPháp này trụ Pháp vịThế gian tướng thường trụTại Đạo Tràng đã biếtĐạo sư phương tiện dạyThọ cúng dường trời ngườiHiện tại mười phương PhậtSố ấy như Hằng saXuất hiện ở thế gianVì an định chúng sinhCũng thuyết Pháp như vậyBiết đệ nhất tịch diệtPhật dùng sức phương tiệnTuy hiển thị mọi cáchKỳ thật vì Nhất ThừaBiết việc làm chúng sinhĐáy lòng nơi ý niệmNghiệp tích tập thuở xưaƯớc mong sức tinh tấnCùng các căn lợi độnPhật dùng mọi nhân duyênThí dụ và ngôn từTùy cơ phương tiện nóiTa nay cũng như vậyVì an định chúng sinhDùng đủ mọi Pháp mônTuyên dương hiển Phật ĐạoTa dùng sức trí tuệBiết chúng sinh ước mongPhương tiện nói các PhápKhiến đều được hoan hỷThu Lộ Tử nên biếtTa dùng Phật nhãn quánThấy chúng sinh sáu đườngBần cùng không phúc tuệVào sinh tử hiểm đạoKhổ liên tục chẳng ngớtChấp sâu nơi năm dụcNhư mao ngưu mến đuôiTự đắm chìm tham áiMù tối không thấy gìChẳng cầu Phật đại tríCùng Pháp đoạn khổ nãoRơi sâu vào tà kiếnMuốn trừ khổ với khổVì chúng sinh như thếTa khởi tâm đại biLúc mới ngồi Đạo TràngQuán cây hoặc kinh hànhỞ trong hai mốt ngàyTư duy việc như vầy'Trí tuệ Ta chứng đắcVi diệu tối đệ nhấtChúng sinh các căn độnSi mê ham hưởng thụCác hữu tình như thếLàm sao mà hóa độ?'Khi ấy các Phạm VươngChư thiên Năng Thiên ĐếHộ Thế Tứ Thiên VươngVới Đại Tự Tại ThiênVà hàng thiên chúng khácCùng một tỷ quyến thuộcCung kính chắp tay lễThỉnh Ta chuyển Pháp luânTa liền tự tư duy'Nếu chỉ khen Phật ThừaChúng sinh trầm luân khổKhông thể tin Pháp nàyDo hủy báng chẳng tinSa đọa ba đường ácTa tốt hơn chẳng nóiNên nhanh vào tịch diệt'Rồi nhớ Phật quá khứViệc làm sức phương tiệnTa nay đã đắc ĐạoCũng nên nói ba thừaKhi tư duy như thếMười phương Phật đều hiệnPhạm âm khích lệ Ta'Lành thay Đức Năng NhânBậc đạo sư đệ nhất'Đắc Pháp vô thượng nàyTùy thuận tất cả PhậtMà dùng sức phương tiệnChư Phật cũng đều đắcTối diệu Pháp đệ nhấtVì các loài chúng sinhPhân biệt nói ba thừaTrí kém thích Pháp nhỏKhông tin sẽ thành PhậtNên Phật dùng phương tiệnPhân biệt nói các QuảMặc dầu nói ba thừaChỉ vì dạy Bồ-tátThu Lộ Tử nên biếtTa nghe Thánh Sư TửThanh tịnh vi diệu âmVui niệm “Quy Y Phật”Lại suy nghĩ như vầy'Ta ở đời ác trượcNhư lời chư Phật dạyTa cũng nên tùy thuận'Tư duy việc đó rồiLiền đến thành Lộc DãTướng các pháp tịch diệtChẳng thể dùng ngôn từTa dùng sức phương tiệnGiảng cho năm BhikṣuĐây là Chuyển Pháp LuânLiền có tiếng tịch diệtCùng danh xưng Ứng ChânPháp, Tăng, các tên khácTừ kiếp xưa đến nayTán thán Pháp tịch diệtSinh tử khổ vĩnh trừTa thường nói như vậyThu Lộ Tử nên biếtTa thấy các Phật tửQuyết chí cầu Phật ĐạoVô lượng nghìn vạn ứcVới hết lòng cung kínhĐều đến chỗ của PhậtNghe từ nơi chư PhậtPhương tiện thuyết giảng PhápTa liền nghĩ như vầy'Như Lai hiện ở đờiLà vì nói Phật tríNay chính là lúc này'Thu Lộ Tử nên biếtNgười độn căn trí nhỏKẻ chấp tướng kiêu mạnChẳng thể tin Pháp nàyTa nay tâm hoan hỷỞ trong chư Bồ-tátQuyết định bỏ phương tiệnChỉ nói Đạo vô thượngBồ-tát nghe Pháp nàyLưới nghi đều trừ sạchNghìn hai vị Ứng ChânCũng đều sẽ thành PhậtNhư chư Phật ba đờiNghi thức để thuyết PhápTa nay cũng như vậyGiảng Pháp vô phân biệtChư Phật xuất thế gianLâu xa rất khó gặpDẫu xuất hiện thế gianChẳng dễ thuyết Pháp nàyVô lượng vô số kiếpCũng khó nghe Pháp ấyNhững ai nghe Pháp nàyNgười như vậy khó tìmVí như hoa linh thụyTất cả đều ưa thíchHiếm nhất trong trời ngườiRất lâu nở một lầnNghe Pháp rồi tán thánCho đến chỉ một lờiTức là đã cúng dườngHết thảy Phật ba đờiNgười này thật hiếm cóHơn cả hoa linh thụyCác ông chớ hoài nghiTa làm bậc Pháp VươngRộng bảo các đại chúng'Chỉ dùng Đạo Nhất ThừaGiáo hóa chư Bồ-tátKhông đệ tử Thanh Văn'Thu Lộ Tử các ôngThanh Văn cùng Bồ-tátNên biết diệu Pháp nàyLà bí yếu chư PhậtTrong đời ác năm trượcChỉ ưa thích năm dụcHàng chúng sinh như thếQuyết chẳng cầu Phật ĐạoKẻ ác đời vị laiNghe Phật giảng Nhất ThừaMê muội chẳng tín thọHủy Pháp đọa đường ácNgười hổ thẹn thanh tịnhQuyết chí cầu Phật ĐạoSẽ vì người như thếTa rộng khen Nhất ThừaThu Lộ Tử nên biếtPháp chư Phật như vậyVới muôn ức phương tiệnTùy nghi mà thuyết PhápNhững ai không học tậpChẳng thể thấu hiểu rõCác ông đều đã biếtChư Phật Thầy Thế GianTùy nghi dùng phương tiệnKhông còn mọi hoài nghiTâm sinh đại hoan hỷTự biết sẽ thành Phật"Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ♦ Hết quyển 1Dịch sang cổ văn: Pháp sư Đồng Thọ (344-413)Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên ThuậnDịch nghĩa: 28/2/2012 ◊ Cập nhật: 4/9/2021☸ Cách đọc âm tiếng PhạnBhikṣu: bíc suBhikṣuṇī: bíc su niyojana: dô cha na.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận