Đại Tạng Kinh - Kinh Điển Phật Giáo


☸ PHẨM VÀO CẢNH GIỚI GIẢI THOÁT CHẲNG THỂ NGHĨ BÀN CỦA PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆNKinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm ♦ Quyển 40 [40 quyển]☸ PHẨM VÀO CẢNH GIỚI GIẢI THOÁT CHẲNG THỂ NGHĨ BÀN CỦA PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆNLúc bấy giờ, khi Phổ Hiền Đại Bồ-tát đã xưng tán công đức thù thắng của Như Lai xong, ngài bảo chư Bồ-tát và Đồng tử Thiện Tài rằng:"Thiện nam tử! Giả sử tất cả mười phương chư Phật, trải qua bất khả thuyết bất khả thuyết Phật độ cực vi trần số kiếp, để tương tục diễn nói về công đức của Như Lai, thì cũng không thể hết.

Nếu ai muốn thành tựu môn công đức này, họ nên tu mười loại hạnh nguyện quảng đại.

Những gì là mười?1.

lễ kính chư Phật2.

xưng tán Như Lai3.

rộng tu cúng dường4.

sám hối nghiệp chướng5.

tùy hỷ công đức6.

thỉnh chuyển Pháp luân7.

thỉnh Phật trụ thế8.

thường theo học Phật9.

hằng thuận chúng sinh10.

thảy đều hồi hướng"Đồng tử Thiện Tài thưa rằng:"Thưa đại thánh! Thế nào là lễ kính và cho đến hồi hướng nghĩa là sao?"❖Phổ Hiền Đại Bồ-tát bảo Đồng tử Thiện Tài rằng:"Thiện nam tử! Nói lễ kính chư Phật, tức là tận hư không biến Pháp Giới, có chư Phật Thế Tôn nhiều như số cực vi trần của hết thảy Phật độ trong ba đời mười phương.

Do năng lực của Phổ Hiền hạnh nguyện, con khởi lòng tín giải sâu xa như đang thấy ở trước mắt.Với thân ngữ ý nghiệp thanh tịnh, con thường tu lễ kính.Ở khắp mọi nơi của chư Phật, con đều hiện bất khả thuyết bất khả thuyết Phật độ cực vi trần số thân.

Mỗi từng thân, con lễ khắp bất khả thuyết bất khả thuyết Phật độ cực vi trần số Phật.Khi nào cõi giới hư không tận thì lúc đó sự lễ kính của con mới tận.

Nhưng vì cõi giới hư không chẳng thể tận nên sự lễ kính của con cũng không bao giờ tận.

Cũng như vậy, cho đến khi nào cõi giới chúng sinh tận, chúng sinh nghiệp tận, và chúng sinh phiền não tận thì sự lễ kính của con mới tận.

Nhưng vì cõi giới của chúng sinh và cho đến phiền não của chúng sinh chẳng có cùng tận, nên sự lễ kính của con cũng không bao giờ tận.

Thân ngữ ý nghiệp của con sẽ niệm niệm tương tục, chẳng chút gián đoạn và không hề chán nản hay mệt mỏi.❖Lại nữa, thiện nam tử! Nói xưng tán Như Lai, tức là tận hư không biến Pháp Giới, tất cả cực vi trần số của hết thảy Phật độ trong ba đời mười phương, trong mỗi vi trần đều có số lượng chư Phật nhiều như cực vi trần của tất cả thế giới.

Ở nơi của mỗi Đức Phật đều có hải hội chư Bồ-tát vi nhiễu.Con sẽ dùng thắng giải sâu xa nên thấy biết như đang ở trước mắt.

Trong mỗi thân hiện ra căn lưỡi vi diệu và vượt hơn cả Thiên nữ Biện Tài.

Mỗi căn lưỡi vang ra vô tận biển âm thanh.

Mỗi âm thanh phát ra hết thảy biển ngôn từ để tuyên dương và tán thán tất cả biển công đức của hết thảy Như Lai, liên tục không ngớt cho đến hết vị lai biến Pháp Giới, không nơi nào mà chẳng vang khắp.Cho đến khi nào cõi giới hư không tận, cõi giới chúng sinh tận, chúng sinh nghiệp tận, và chúng sinh phiền não tận thì lúc đó sự xưng tán của con mới tận.

Nhưng vì cõi giới hư không và cho đến phiền não của chúng sinh chẳng có cùng tận, nên sự xưng tán của con cũng không bao giờ tận.


Thân ngữ ý nghiệp của con sẽ niệm niệm tương tục, chẳng chút gián đoạn và không hề chán nản hay mệt mỏi.❖Lại nữa, thiện nam tử! Nói rộng tu cúng dường, tức là tận hư không biến Pháp Giới, tất cả cực vi trần số của hết thảy Phật độ trong ba đời mười phương, trong mỗi vi trần đều có số lượng chư Phật nhiều như cực vi trần của tất cả thế giới.

Ở nơi của mỗi Đức Phật đều có rất nhiều hải hội chư Bồ-tát vi nhiễu.

Do năng lực của Phổ Hiền hạnh nguyện, con khởi lòng tín giải sâu xa nên thấy biết như đang ở trước mắt.

Ở mỗi Đức Phật, con đều dùng các phẩm vật thượng diệu để làm cúng dường, như là: mây hoa, mây tràng hoa, mây âm nhạc cõi trời, mây lọng che cõi trời, mây y phục cõi trời, muôn loại hương cõi trời, hương xoa, hương đốt, hương bột, và các phẩm vật cúng dường như thế; số lượng của mỗi thứ lớn như Vua núi Diệu Cao.Con lại thắp muôn loại đèn, như là: đèn bơ, đèn dầu, và các đèn dầu thơm.

Tim đèn của mỗi cây lớn như núi Diệu Cao.

Dung lượng dầu của mỗi cây đèn bằng như nước của biển cả.

Với những vật cúng dường như thế, con luôn mãi cúng dường.Thiện nam tử! Trong các sự cúng dường, cúng dường Pháp là tối thắng.Các loại cúng dường như là:- cúng dường bằng cách như thuyết tu hành,- cúng dường bằng cách lợi ích chúng sinh,- cúng dường bằng cách nhiếp thọ chúng sinh,- cúng dường bằng cách gánh vác khổ của chúng sinh,- cúng dường bằng cách siêng tu thiện căn,- cúng dường bằng cách không xả Bồ-tát nghiệp,- và cúng dường bằng cách không lìa Đạo tâm.Thiện nam tử! Như các sự cúng dường ở trước sẽ được vô lượng công đức, nhưng nếu so với một phần trăm, một phần nghìn, một phần của 100.000 ức nayuta [na du ta], một phần trăm của một cọng lông, một phần toán số thí dụ, và một phần cực vi tế của công đức từ một niệm cúng dường Pháp thì cũng không bằng.Vì sao thế? Bởi tất cả Như Lai đều tôn trọng Pháp.

Vì như thuyết tu hành sinh ra hết thảy chư Phật.

Nếu chư Bồ-tát tu hành cúng dường Pháp thì sẽ được thành tựu cúng dường cho Như Lai.

Tu hành như thế mới là chân cúng dường và là Pháp cúng dường quảng đại tối thắng.Cho đến khi nào cõi giới hư không tận, cõi giới chúng sinh tận, chúng sinh nghiệp tận, và chúng sinh phiền não tận thì lúc đó sự cúng dường của con mới tận.

Nhưng vì cõi giới hư không và cho đến phiền não của chúng sinh chẳng có cùng tận, nên sự cúng dường của con cũng không bao giờ tận.

Thân ngữ ý nghiệp của con sẽ niệm niệm tương tục, chẳng chút gián đoạn và không hề chán nản hay mệt mỏi.❖Lại nữa, thiện nam tử! Nói sám hối nghiệp chướng, tức là Bồ-tát tự nghĩ như vầy:'Con từ vô thỉ kiếp trong quá khứ, do tham sân si nên đã tạo vô lượng vô biên nghiệp ác với thân ngữ ý.

Nếu những nghiệp ác này có hình tướng thì tận cõi giới hư không cũng chẳng thể dung chứa.

Con nay thanh tịnh ba nghiệp.

Lại ở trước hết thảy chư Phật Bồ-tát nhiều như cực vi trần sát biến Pháp Giới mà thành tâm sám hối và mãi về sau sẽ không bao giờ tái phạm.

Con sẽ luôn trụ trong tất cả công đức của tịnh giới.'Cho đến khi nào cõi giới hư không tận, cõi giới chúng sinh tận, chúng sinh nghiệp tận, và chúng sinh phiền não tận thì lúc đó sự sám hối của con mới tận.

Nhưng vì cõi giới hư không và cho đến phiền não của chúng sinh chẳng có cùng tận, nên sự sám hối của con cũng không bao giờ tận.

Thân ngữ ý nghiệp của con sẽ niệm niệm tương tục, chẳng chút gián đoạn và không hề chán nản hay mệt mỏi.❖Lại nữa, thiện nam tử! Nói tùy hỷ công đức, tức là tận hư không biến Pháp Giới, có chư Phật Như Lai nhiều như số cực vi trần của hết thảy Phật độ trong ba đời mười phương, vì cầu Nhất Thiết Trí nên từ lúc sơ phát tâm, chư Phật đã siêng tu hành để tích lũy phúc đức mà chẳng hề nuối tiếc thân mạng.

Chư Phật đã trải qua bất khả thuyết bất khả thuyết Phật độ cực vi trần số kiếp.

Trong mỗi kiếp, chư Phật đã xả bất khả thuyết bất khả thuyết đầu mắt tay chân, nhiều như Phật độ cực vi trần số.Chư Phật đã tu hành tất cả khổ hạnh khó làm như thế, nên viên mãn mọi môn Đến Bờ Kia, chứng nhập mọi trí địa của Bồ-tát và thành tựu Đạo vô thượng của chư Phật.

Rồi sau đó vào Cứu Cánh Tịch Diệt và phân phát xá-lợi.

Tất cả căn lành của chư Phật, con thảy đều tùy hỷ.Hết thảy công đức của mọi loài chúng sinh được sinh ra từ bốn loại ở trong sáu đường của tất cả thế giới khắp mười phương, thậm chí nhỏ như một hạt vi trần, con thảy đều tùy hỷ.Hết thảy công đức của tất cả Thanh Văn và Độc Giác trong ba đời mười phương, hàng Hữu Học và bậc Vô Học, con thảy đều tùy hỷ.Hết thảy công đức rộng lớn của tất cả Bồ-tát, các ngài đã tu vô lượng khổ hạnh khó làm để chí cầu Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, con thảy đều tùy hỷ.Dẫu cho cõi giới hư không tận, cõi giới chúng sinh tận, chúng sinh nghiệp tận, và chúng sinh phiền não tận thì sự tùy hỷ này của con cũng không bao giờ tận.

Thân ngữ ý nghiệp của con sẽ niệm niệm tương tục, chẳng chút gián đoạn và không hề chán nản hay mệt mỏi.❖Lại nữa, thiện nam tử! Nói thỉnh chuyển Pháp luân, tức là tận hư không biến Pháp Giới, tất cả cực vi trần số của hết thảy Phật độ trong ba đời mười phương, trong mỗi vi trần đều có bất khả thuyết bất khả thuyết Phật độ nhiều như cực vi trần số Phật độ rộng lớn.

Trong mỗi cõi nước, niệm niệm tương tục, có bất khả thuyết bất khả thuyết Phật độ cực vi trần số, hết thảy chư Phật đều thành Chính Đẳng Chính Giác và ở tất cả mỗi Đức Phật đều có hải hội chư Bồ-tát vi nhiễu.Dẫu cho cõi giới hư không tận, cõi giới chúng sinh tận, chúng sinh nghiệp tận, và chúng sinh phiền não tận thì con cũng sẽ luôn mãi khuyến thỉnh tất cả chư Phật lăn chuyển bánh xe Chính Pháp.


Thân ngữ ý nghiệp của con sẽ niệm niệm tương tục, chẳng chút gián đoạn và không hề chán nản hay mệt mỏi.❖Lại nữa, thiện nam tử! Nói thỉnh Phật trụ thế, tức là tận hư không biến Pháp Giới, có chư Phật Như Lai nhiều như số cực vi trần của hết thảy Phật độ trong ba đời mười phương.

Khi chư Phật sắp muốn thị hiện vào Cứu Cánh Tịch Diệt, hay chư Bồ-tát, Thanh Văn, Duyên Giác, hàng Hữu Học và bậc Vô Học, cho đến tất cả chư Thiện Tri Thức, con đều khuyến thỉnh chớ vào tịch diệt.

Con cầu thỉnh các ngài hãy trụ ở thế gian cho đến số kiếp nhiều như số cực vi trần của hết thảy Phật độ để mang đến lợi ích an vui cho tất cả chúng sinh.Dẫu cho cõi giới hư không tận, cõi giới chúng sinh tận, chúng sinh nghiệp tận, và chúng sinh phiền não tận thì sự khuyến thỉnh này của con cũng không bao giờ tận.

Thân ngữ ý nghiệp của con sẽ niệm niệm tương tục, chẳng chút gián đoạn và không hề chán nản hay mệt mỏi.❖Lại nữa, thiện nam tử! Nói thường theo học Phật, tức là con sẽ như Quang Minh Biến Chiếu Như Lai của Thế giới Kham Nhẫn này.

Từ lúc sơ phát tâm, Ngài luôn tinh tấn và chưa từng thoái lui.

Ngài đã xả bỏ bất khả thuyết bất khả thuyết thân mạng để làm bố thí.

Vì để biên chép Kinh điển, Ngài đã lóc da làm giấy, chẻ xương làm bút, chích máu làm mực và số ấy tích tụ như núi Diệu Cao.

Bởi Ngài hết mực kính trọng Pháp nên chẳng hề luyến tiếc gì về thân mạng.

Huống nữa là vương vị, thành thị xóm làng, cung điện viên lâm, hoặc bất cứ tài vật nào khác.

Ngài đã tu hành mọi khổ hạnh khó làm.Khi thành tựu đại giác dưới gốc cây, Ngài hiển thị đủ mọi thần thông, phát khởi muôn sự biến hóa, hiện ra vô số thân Phật, và ở khắp mọi chúng hội.

Hoặc ở tại chúng hội Đạo Tràng của tất cả chư đại Bồ-tát.

Hoặc ở tại chúng hội Đạo Tràng của Thanh Văn và Độc Giác.

Hoặc ở tại chúng hội Đạo Tràng của Chuyển Luân Thánh Vương và hàng quyến thuộc tiểu vương.

Hoặc ở tại chúng hội Đạo Tràng của hàng vua chúa, Phạm Chí, trưởng giả hay cư sĩ.

Cho đến ở tại các chúng hội Đạo Tràng khác nhau của thiên long bát bộ, người và phi nhân.

Ở tại vô số chúng hội như thế, Ngài dùng âm thanh viên mãn như sấm nổ vang rền để thành thục chúng sinh tùy theo ước muốn của họ và cho đến thị hiện vào tịch diệt.

Hết thảy như thế, con thảy đều theo học.Như hiện tại Thế Tôn Quang Minh Biến Chiếu, cho đến tận hư không biến Pháp giới, hết thảy chư Như Lai trong mỗi vi trần của hết thảy Phật độ trong ba đời mười phương cũng lại như vậy.

Trong từng niệm, con thảy đều theo học.Dẫu cho cõi giới hư không tận, cõi giới chúng sinh tận, chúng sinh nghiệp tận, và chúng sinh phiền não tận thì sự theo học này của con cũng không bao giờ tận.

Thân ngữ ý nghiệp của con sẽ niệm niệm tương tục, chẳng chút gián đoạn và không hề chán nản hay mệt mỏi.❖Lại nữa, thiện nam tử! Nói hằng thuận chúng sinh, tức là tận hư không biến Pháp Giới, có muôn loại chúng sinh khác nhau trong biển quốc độ ở mười phương.

Như là sinh ra từ trứng, sinh ra từ bào thai, sinh ra từ ẩm ướt, và sinh ra từ biến hóa.

Hoặc có loài nương nơi đất, nước, gió, lửa mà sinh sống.

Hoặc có loài nương hư không và cỏ cây mà sinh sống.Muôn loại giống nòi, muôn loại sắc thân, muôn loại hình trạng, muôn loại tướng mạo, muôn loại thọ lượng, muôn loại chủng tộc, muôn loại danh hiệu, muôn loại tâm tính, muôn loại tri kiến, muôn loại dục lạc, muôn loại ý hành, muôn loại uy nghi, muôn loại y phục, muôn loại ẩm thực.Gồm các loài sống trong vô số thôn ấp, xóm làng, thành quách, cung điện, và cho đến hết thảy thiên long bát bộ, người và phi nhân.

Có chúng sinh không chân, một chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân; có sắc, vô sắc, có tưởng, vô tưởng, chẳng phải hoàn toàn có tưởng, hay chẳng phải hoàn toàn vô tưởng.Các loại chúng sinh như vậy, con đều tùy thuận hiếu dưỡng, phụng sự và cúng dường.


Con đối với họ như kính trọng cha mẹ, như phụng sự sư trưởng cùng bậc Ứng Chân, và cho đến như chư Phật--không chút sai khác.Con sẽ làm thầy thuốc giỏi cho những ai mắc bệnh khổ.

Con sẽ chỉ dẫn đúng đường cho những ai đang bị lạc.

Con sẽ làm ánh sáng cho những ai trong đêm tối.

Con sẽ khiến cho những ai bần cùng được kho tàng quý giá.

Bồ-tát làm lợi ích cho hết thảy chúng sinh với tâm bình đẳng như thế đấy.Vì sao thế? Bởi nếu Bồ-tát có thể tùy thuận chúng sinh thì cũng tức là tùy thuận cúng dường chư Phật.

Nếu đối với chúng sinh mà tôn trọng phụng sự thì cũng tức là tôn trọng phụng sự Như Lai.

Nếu làm chúng sinh hoan hỷ thì cũng tức là khiến cho tất cả Như Lai hoan hỷ.Vì sao thế? Bởi chư Phật Như Lai lấy tâm đại bi làm thể.

Vì chúng sinh mà khởi lòng đại bi.

Do từ lòng đại bi mà phát khởi Đạo tâm.

Do từ Đạo tâm mà thành Chính Đẳng Chính Giác.Đây ví như có một đại thụ vương mọc ở nơi hoang dã cát đá.

Nếu rễ của nó gặp nước thì lá, hoa, và quả tất đều sẽ tươi tốt xum xuê.

Cội Đạo thụ vương mọc trong sinh tử hoang vu cũng lại như vậy.

Hết thảy chúng sinh là gốc rễ; chư Phật Bồ-tát là hoa quả.

Phàm ai dùng nước đại bi để làm lợi ích cho chúng sinh, họ sẽ có thể thành tựu trí tuệ hoa quả của chư Phật Bồ-tát.Vì sao thế? Bởi nếu chư Bồ-tát dùng nước đại bi để làm lợi ích cho chúng sinh, họ sẽ có thể thành tựu Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.

Cho nên, tuệ giác thuộc về chúng sinh.

Nếu không có chúng sinh, thì sẽ không một Bồ-tát nào có thể thành Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.Thiện nam tử! Ông nên lý giải nghĩa thú này như vầy: Phàm tâm của ai bình đẳng đối với chúng sinh, họ sẽ có thể thành tựu viên mãn đại bi.

Do tâm đại bi tùy thuận chúng sinh nên sẽ có thể thành tựu cúng dường Như Lai.

Bồ-tát tùy thuận chúng sinh như thế đấy.Dẫu cho cõi giới hư không tận, cõi giới chúng sinh tận, chúng sinh nghiệp tận, và chúng sinh phiền não tận thì sự tùy thuận này của con cũng không bao giờ tận.

Thân ngữ ý nghiệp của con sẽ niệm niệm tương tục, chẳng chút gián đoạn và không hề chán nản hay mệt mỏi.❖Lại nữa, thiện nam tử! Nói thảy đều hồi hướng, tức là hết thảy bao nhiêu công đức từ lúc mới lễ bái cho đến tùy thuận, con thảy đều hồi hướng đến tất cả chúng sinh trong tận hư không biến Pháp Giới.

Con nguyện sẽ khiến chúng sinh luôn được an lạc, không gặp các chứng bệnh cùng khổ não.

Như có ai muốn làm điều ác thì đều chẳng thể được.

Như có ai muốn làm việc lành thì tất sẽ nhanh thành tựu.

Con nguyện đóng bít tất cả các đường ác và khai mở chính đạo của cõi trời, người, và tịch diệt.

Nếu có những chúng sinh nào do bởi tích tập nhiều nghiệp ác mà chiêu cảm quả báo của hết thảy cực trọng khổ ách, con đều sẽ gánh chịu giùm họ.

Con khiến các chúng sinh kia đều được giải thoát và cứu cánh sẽ thành tựu Đạo vô thượng.

Bồ-tát tu hồi hướng như thế đấy.Dẫu cho cõi giới hư không tận, cõi giới chúng sinh tận, chúng sinh nghiệp tận, và chúng sinh phiền não tận thì sự hồi hướng này của con cũng không bao giờ tận.

Thân ngữ ý nghiệp của con sẽ niệm niệm tương tục, chẳng chút gián đoạn và không hề chán nản hay mệt mỏi.❖Thiện nam tử! Đây là mười loại đại nguyện viên mãn đầy đủ của đại Bồ-tát.

Nếu chư Bồ-tát nào tùy thuận vào những đại nguyện này, thì họ sẽ có thể thành thục tất cả chúng sinh, có thể tùy thuận Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, và có thể thành tựu viên mãn biển hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ-tát.


Vì thế, thiện nam tử! Ông nên đối với nghĩa thú này mà biết như vậy.Nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào, dùng các vật bảy báu thượng diệu tràn khắp vô lượng vô biên bất khả thuyết bất khả thuyết Phật độ cực vi trần số ở tất cả thế giới trong mười phương, cùng bố thí mọi điều an vui tối thắng của cõi trời hay nhân gian cho hết thảy chúng sinh đến tất cả thế giới kia, lại cúng dường liên tục không ngừng nghỉ những phẩm vật như thế cho chư Phật Bồ-tát trong tất cả thế giới và trải qua Phật độ cực vi trần số kiếp, thì công đức có được của họ sẽ vô cùng tận.Nhưng nếu lại có người nghe về các nguyện vương này chừng một lần thoáng qua tai, công đức ở trước mà so với một phần trăm, một phần nghìn, và cho đến một phần cực vi tế của công đức này thì cũng không bằng.Hoặc lại có người sinh lòng tin thâm sâu với các đại nguyện này, rồi thọ trì đọc tụng, cho đến biên chép chỉ một bài kệ bốn câu, người đó sẽ nhanh có thể diệt trừ năm tội vô gián.

Tất cả thân bệnh và tâm bệnh của thế gian, muôn vàn sự khổ não, và cho đến Phật độ cực vi trần số hết thảy nghiệp ác cũng đều được tiêu trừ.Tất cả ma quân, quỷ tiệp tật, quỷ bạo ác, quỷ úng hình, quỷ hút tinh khí, quỷ tinh linh, và chúng ác quỷ thần ăn thịt uống máu thảy đều xa lánh.

Hoặc chúng sẽ phát tâm mà thân cận và bảo hộ người đó.

Cho nên, nếu có ai đọc tụng các đại nguyện này thì họ đi khắp thế gian sẽ không bị chướng ngại, như mặt trăng giữa không trung ra khỏi đám mây che.

Chư Phật Bồ-tát sẽ ngợi khen người đó.

Hết thảy trời người đều nên lễ kính và tất cả chúng sinh đều nên cúng dường.Vị thiện nam tử này khéo được thân người và sẽ viên mãn tất cả công đức của Phổ Hiền.

Không bao lâu thì người ấy sẽ như Phổ Hiền Bồ-tát và sẽ nhanh được thành tựu sắc thân vi diệu với đầy đủ 32 tướng của bậc đại trượng phu.

Nếu sinh vào cõi trời hoặc cõi người thì bất kỳ nơi nào, họ luôn ở trong gia tộc tôn quý.

Người đó sẽ có thể phá hoại tất cả đường ác, có thể xa lìa tất cả bạn xấu, có thể chế phục tất cả ngoại đạo và có thể giải thoát tất cả phiền não, như sư tử chúa có thể tồi phục tất cả loài thú.

Người này đáng được thọ nhận cúng dường của hết thảy chúng sinh.Lại nữa, ở trong một niệm cuối cùng lúc người này sắp mạng chung, khi tất cả các căn thảy đều ly tán và hoại diệt, khi tất cả thân thuộc phải đều lìa xa, khi tất cả uy thế thảy đều mất tan, khi phụ tướng đại thần, cung điện thành quách, voi ngựa xe cộ, và kho tàng trân quý, hết thảy đều chẳng thể theo cùng, duy chỉ những nguyện vương này sẽ luôn ở mãi bên mình.

Ở tất cả mọi thời, các đại nguyện này sẽ chỉ dẫn người đó ở phía trước, và chỉ trong một niệm thì sẽ liền được vãng sinh về Thế giới Cực Lạc.

Khi đã vãng sinh, họ liền thấy Đức Phật Vô Lượng Thọ, Diệu Cát Tường Bồ-tát, Phổ Hiền Bồ-tát, Quán Tự Tại Bồ-tát, Từ Thị Bồ-tát, và chư Bồ-tát khác như thế.

Sắc tướng của những vị Bồ-tát này đoan nghiêm, công đức trọn đủ, và các ngài đều sẽ vây quanh người đó.Người này sẽ tự thấy mình sinh trong hoa sen và được Phật thọ ký.

Khi đã được thọ ký, họ sẽ trải qua vô số tỷ ức nayuta kiếp, bất khả thuyết bất khả thuyết thế giới trong khắp mười phương mà dùng sức trí tuệ để làm lợi ích với tùy theo tâm nguyện của chúng sinh.Không bao lâu thì người ấy sẽ ngồi ở dưới cội Đạo thụ nơi Đạo Tràng, hàng phục ma quân, thành Chính Đẳng Chính Giác, và chuyển diệu Pháp luân.

Người đó có thể khiến chúng sinh nhiều như Phật độ cực vi trần số thế giới mà phát khởi Đạo tâm.

Tùy theo căn tính mà giáo hóa thành thục, cho đến hết biển kiếp ở vị lai mà có thể rộng làm lợi ích cho hết thảy chúng sinh.Thiện nam tử! Nếu có chúng sinh nào nghe được các đại nguyện vương này, rồi tin sâu, thọ trì đọc tụng và rộng thuyết giảng cho người khác, thì công đức có được của họ, trừ Phật Thế Tôn ra, không một ai có thể biết.

Vì thế, khi các ông nghe những nguyện vương này thì chớ sinh lòng nghi.

Hãy nên tín thọ thâm sâu.

Sau khi tín thọ, hãy đọc tụng.

Sau khi đọc tụng, hãy thọ trì, cho đến biên chép và rộng thuyết giảng cho người khác.Những người nào như vậy sẽ ở trong một niệm, các hạnh nguyện của họ đều được thành tựu.

Công đức có được sẽ vô lượng vô biên.

Họ có thể ở trong biển khổ lớn của phiền não mà cứu vớt chúng sinh ra khỏi và đều khiến được vãng sinh về Thế giới Cực Lạc của Đức Phật Vô Lượng Thọ."❖Lúc bấy giờ, Phổ Hiền Đại Bồ-tát vì muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên, nên ngài quán sát khắp mười phương và nói kệ rằng:"Tất cả thế giới trong mười phươngBa đời hết thảy Phật Như LaiCon với thanh tịnh thân ngữ ýKính lễ biến khắp chẳng sót aiPhổ Hiền hạnh nguyện sức uy thầnHiện khắp tất cả trước Như LaiMột thân lại hiện sát trần thânMỗi thân lễ khắp sát trần PhậtTrong một vi trần trần số PhậtBồ-tát chúng hội trong mỗi PhậtVô tận Pháp Giới cũng như thếThâm tín chư Phật dày kín khắpCon dùng tất cả biển âm thanhPhát ra vô tận diệu ngôn từĐến hết vị lai tất cả kiếpTán Phật thâm sâu biển công đứcDùng các vòng hoa diệu tối thắngÂm nhạc hương thơm cùng lọng cheThù thắng trang nghiêm vật như thếCon dâng cúng dường chư Như LaiY phục tuyệt đẹp hương quý hiếmHương bột hương đốt với đèn sángMỗi thứ tích tụ như Diệu CaoCon thảy cúng dường chư Như LaiCon dùng quảng đại thắng giải tâmTin sâu ba đời tất cả PhậtNương vào Phổ Hiền sức hạnh nguyệnCúng dường biến khắp chư Như LaiThuở xưa con tạo bao nghiệp ácĐều do vô thỉ tham sân siTừ thân ngữ ý mà gây raHết thảy con nay xin sám hốiTất cả chúng sinh trong mười phươngNhị Thừa Hữu Học cùng Vô HọcHết thảy Như Lai và Bồ-tátCon xin tùy hỷ công đức ấyMười phương tất cả Thế Gian ĐăngThành tựu Phật Đạo lúc tối sơCon nay thảy đều xin khuyến thỉnhLăn chuyển vô thượng diệu Pháp luânNếu có chư Phật muốn diệt độCon sẽ chí thành xin khuyến thỉnhKính mong trụ lâu sát trần kiếpLợi lạc hết thảy các chúng sinhLễ kính xưng tán cúng dường PhậtThỉnh Phật trụ thế chuyển Pháp luânSám hối tùy hỷ tu căn lànhHồi hướng chúng sinh và Phật ĐạoCon nguyện theo học tất cả PhậtTu tập viên mãn hạnh Phổ HiềnCúng dường quá khứ chư Như LaiCùng với hiện tại mười phương PhậtHết thảy vị lai Thiên Nhân SưTất cả ý vui đều viên mãnCon nguyện theo học Phật ba đờiNhanh chứng thành tựu đại viên giácTất cả thế giới trong mười phươngRộng lớn thanh tịnh diệu trang nghiêmChúng hội vi nhiễu chư Như LaiỞ tại dưới cội Đạo thụ vươngCon nguyện chúng sinh khắp mười phươngLìa khỏi hoạn nạn thường an lạcCó được Chính Pháp lợi ích sâuDiệt tận nguồn gốc phiền não sầuLúc con tu hành Đạo Bồ-tátĐắc Túc Mạng Thông ở mọi nơiThường được xuất gia tu tịnh giớiVô cấu vô lậu chẳng phạm saiTrời rồng, tiệp tật, quỷ úng hìnhCho đến hàng người và phi nhânHết thảy ngôn ngữ của chúng sinhCon dùng mọi tiếng thuyết Pháp lànhPháp Đến Bờ Kia, tu thanh tịnhĐạo tâm vô thượng không quên mấtDiệt trừ tận gốc tham sân siTất cả diệu hạnh đều thành tựuNghiệp chướng si mê với cảnh maỞ trong thế gian được giải thoátVí như hoa sen chẳng chạm nướcCũng như nhật nguyệt chẳng trụ khôngDiệt trừ tất cả đường ác khổBan vui hết thảy các chúng sinhSố kiếp trải qua như vi trầnLợi ích mười phương vô cùng tậnCon thường tùy thuận các chúng sinhĐến hết vị lai tất cả kiếpLuôn tu Phổ Hiền quảng đại hạnhViên mãn vô thượng đại viên giácNguyện ai cùng con đồng tu hànhMọi nơi mọi chốn đồng hội họpThân ngữ ý nghiệp đồng như nhauHết thảy hạnh nguyện đồng tu họcChư Thiện Tri Thức chỉ dẫn conVì con hiển thị hạnh Phổ HiềnThường nguyện cùng con đồng hội họpTâm sinh hoan hỷ luôn với conNguyện thường diện kiến chư Như LaiCùng các Phật tử vi nhiễu NgàiCon đều vui mừng rộng cúng dườngTận kiếp vị lai không chán mỏiNguyện trì chư Phật Pháp vi diệuSáng soi tất cả Đạo hạnh mầuCứu cánh thanh tịnh Đạo Phổ HiềnTận kiếp vị lai thường tu tậpCon sẽ ở trong tất cả cõiSiêng tu phúc trí hằng luôn mãiĐịnh tuệ phương tiện cùng giải thoátSẽ được vô tận tạng công đứcVi trần quốc độ trong một trầnTrong mỗi quốc độ vô số PhậtCon thấy mỗi Phật ở chúng hộiThường luôn diễn nói Đạo hạnh mầuTận khắp mười phương biển quốc độTrên mỗi đầu lông biển ba đờiBiển Phật cùng với biển quốc độCon đều tu hành suốt biển kiếpLời nói Như Lai thảy thanh tịnhMột từ gồm cả biển âm thanhTùy ý chúng sinh tiếng muốn ngheNhất nhất lưu Phật biển biện tàiBa đời tất cả chư Như LaiVô tận ngôn từ biển âm thanhLuôn chuyển nghĩa thú diệu Pháp luânBằng trí lực thâm con vào khắpCó thể vào sâu đến vị laiTận hết thảy kiếp chỉ một niệmCó bao nhiêu kiếp trong ba đờiBằng với một niệm con vào hếtCon trong một niệm thấy tất cảChư Phật Như Lai tận ba đờiCũng thường vào trong Phật cảnh giớiNhư huyễn giải thoát cùng uy lựcTrên một đầu lông cực vi nhỏXuất hiện ba đời trang nghiêm sátMười phương trần sát trên đầu lôngCon đều vào sâu tịnh trang nghiêmHết thảy vị lai Chiếu Thế ĐăngThành Đạo chuyển Pháp độ chúng sinhViên mãn Phật sự hiện tịch diệtCon đều đi tới để thân cậnVụt nhanh trùm khắp sức thần thôngPhổ môn vào khắp sức Đại ThừaTrí hạnh rộng tu sức công đứcUy thần phủ khắp sức đại từBiến tịnh trang nghiêm sức thắng phúcKhông chấp không nương sức trí tuệĐịnh tuệ phương tiện sức uy thầnKhéo rộng tích tập sức tuệ giácThanh tịnh tất cả sức nghiệp lànhDiệt trừ tất cả sức phiền nãoHàng phục tất cả sức chúng maViên mãn Phổ Hiền sức các hạnhKhéo rộng nghiêm tịnh biển quốc độGiải thoát hết thảy biển chúng sinhCó thể phân biệt biển các phápKhéo vào thâm sâu biển trí tuệKhéo rộng thanh tịnh biển các hạnhViên mãn tất cả biển các nguyệnThân cận cúng dường biển chư PhậtTu hành không mệt suốt biển kiếpBa đời hết thảy chư Như LaiTất cả hạnh nguyện Đạo tối thắngCon đều cúng dường tu viên mãnDùng hạnh Phổ Hiền mà chứng ngộTất cả Như Lai có trưởng tửTên của ngài là Phổ Hiền TônCon nay hồi hướng mọi căn lànhNguyện các trí hạnh đồng như ngàiNguyện thân ngữ ý luôn thanh tịnhPhật độ các hạnh cũng như vậyTrí tuệ như thế gọi Phổ HiềnNguyện con với ngài đều đồng nhauThanh tịnh hoàn mãn hạnh Phổ HiềnCác đại thệ nguyện Diệu Cát TườngViên mãn hạnh ấy chẳng thiếu sótĐến hết vị lai không mệt mỏiCon quyết tu hành chẳng hạn lượngVô lượng công đức sẽ có đượcTrong vô lượng hạnh con an trụLiễu đạt hết thảy sức thần thôngTrí tuệ dũng mãnh Diệu Cát TườngPhổ Hiền tuệ hạnh cũng như vậyCon nay hồi hướng mọi căn lànhNguyện theo các ngài thường tu họcChư Phật ba đời đều xưng tánĐại nguyện như thế là tối thắngCon nay hồi hướng mọi căn lànhĐể được Phổ Hiền thù thắng hạnhNguyện con khi gần sắp mạng chungTrừ sạch tất cả mọi chướng ngạiDiện kiến Đức Phật Vô Lượng ThọLiền được vãng sinh cõi Cực LạcKhi đã vãng sinh cõi nước kiaHiện tiền thành tựu đại nguyện nàyTất cả viên mãn không thiếu sótLợi lạc hết thảy các chúng sinhChúng hội Phật kia đều thanh tịnhHoa sen thù thắng con hóa sinhTự thấy Như Lai Vô Lượng QuangHiện tiền thọ ký sẽ thành PhậtKhi được Như Lai thọ ký rồiHóa thân vô số trăm nghìn ứcTrí lực quảng đại khắp mười phươngRộng lợi hết thảy các chúng sinhDẫu cho hư không thế giới tậnChúng sinh cùng nghiệp phiền não tậnTất cả như thế chẳng cùng tậnLời nguyện con đây cũng không tậnHết thảy mười phương vô biên cõiTrân bảo trang nghiêm dâng Như LaiAn vui tối thắng thí trời ngườiTrải qua tất cả vi trần kiếpNguyện vương thù thắng nếu có aiNghe qua một lần mà sinh tínVì cầu thắng Đạo, tâm khát ngưỡngĐược thắng công đức hơn người kiaSẽ luôn xa lìa kẻ xấu ácVĩnh lìa tất cả mọi đường ácNhanh thấy Như Lai Vô Lượng QuangĐầy đủ Phổ Hiền tối thắng nguyệnNgười này khéo được thắng thọ mạngNgười này khéo sinh trong hàng ngườiNgười này không lâu sẽ thành tựuPhổ Hiền Bồ-tát đại hạnh nguyệnLúc xưa do bởi không trí tuệTạo nghiệp cực ác năm vô giánTrì tụng Phổ Hiền đại nguyện vươngVới chỉ một niệm liền diệt tanTộc tính chủng loại cùng dung sắcTướng hảo trí tuệ đều viên mãnChúng ma ngoại đạo chẳng thể hủyXứng thọ cúng dường của ba cõiNhanh về ngồi dưới cội Đạo thụHàng phục ma quân chúng ma binhThành Đẳng Chính Giác chuyển Pháp luânRộng lợi hết thảy các hữu tìnhPhổ Hiền hạnh nguyện nếu có ngườiThọ trì đọc tụng cùng diễn nóiQuả báo duy Phật mới biết rõHọ sẽ nhất định thành Phật ĐạoNếu ai trì tụng Phổ Hiền nguyệnCon nói dẫu chỉ chút thiện cănThảy đều viên mãn trong một niệmThành tựu chúng sinh thanh tịnh nguyệnPhổ Hiền hạnh nguyện thù thắng thayVô biên thắng phúc xin hồi hướngNguyện khắp chìm đắm các chúng sinhNhanh về cõi Phật Vô Lượng Quang"❖Lúc bấy giờ, khi Phổ Hiền Đại Bồ-tát ở trước Như Lai nói bài kệ thanh tịnh về Phổ Hiền quảng đại nguyện vương này xong, Đồng tử Thiện Tài vui mừng khôn xiết.

Tất cả Bồ-tát đều rất hoan hỷ.Khi ấy Như Lai ngợi khen rằng:"Lành thay, lành thay!"Lúc Thế Tôn đã diễn nói môn thắng Pháp về cảnh giới giải thoát chẳng thể nghĩ bàn này cho chư thánh giả và các vị đại Bồ-tát, với Diệu Cát Tường Bồ-tát làm thượng thủ.

Chư đại Bồ-tát cùng 6.000 vị Bhikṣu [bíc su] đã thành thục trong việc tu hành, với Từ Thị Bồ-tát làm thượng thủ.

Hết thảy chư đại Bồ-tát trong kiếp Hiền, với Vô cấu Phổ Hiền Bồ-tát làm thượng thủ.

Chư đại Bồ-tát Nhất Sinh Bổ Xứ đang trụ ở quán đỉnh vị cùng chư đại Bồ-tát đã đến từ vô lượng thế giới trong mười phương còn lại, số ấy nhiều như cực vi trần trong tất cả biển quốc độ, với Đại trí Thu Lộ Tử, Tôn giả Đại Thải Thục Thị và các vị khác như thế làm thượng thủ.

Chư đại Thanh Văn, gồm có hàng trời người, chủ lĩnh của tất cả thế giới, trời, rồng, quỷ tiệp tật, tầm hương thần, phi phiên, kim sí điểu, nghi thần, đại mãng xà, người và phi nhân cùng tất cả đại chúng, khi nghe lời Phật dạy, họ đều sinh tâm đại hoan hỷ và tín thọ phụng hành.Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm ♦ Hết quyển 40 [40 quyển]Dịch sang cổ văn: Pháp sư Diệu Tuệ (734-?)Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên ThuậnDịch nghĩa: 22/7/2011 ◊ Cập nhật: 21/8/2021☸ Cách đọc âm tiếng Phạnnayuta: na du taBhikṣu: bíc su.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận