Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ♦ Quyển 3☸ PHẨM 5: DƯỢC THẢO DỤLúc bấy giờ Thế Tôn bảo ngài Đại Ẩm Quang và các vị đại đệ tử:"Lành thay, lành thay! Bhikṣu [bíc su] Đại Ẩm Quang khéo diễn nói công đức chân thật của Như Lai.
Thật đúng như lời ông ấy đã nói.Lại nữa, Như Lai có vô lượng vô biên vô số công đức.
Nếu các ông ở trong vô lượng ức kiếp thì cũng chẳng thể nói hết.Này Đại Ẩm Quang! Phải biết rằng Như Lai là vua của tất cả pháp.
Bất cứ lời nói nào của Như Lai cũng đều chẳng hư dối.
Ở trong tất cả pháp, Như Lai dùng trí tuệ phương tiện mà diễn nói.
Lời thuyết Pháp của Như Lai thảy đều dẫn đến nơi Nhất Thiết Trí.Như Lai quán biết chỗ trở về của hết thảy các pháp.
Như Lai cũng biết mọi việc làm trong thâm tâm của tất cả chúng sinh và thông đạt vô ngại.
Lại ở nơi các pháp đều thấu rõ đến tột cùng và có thể chỉ dẫn các chúng sinh đến Nhất Thiết Trí.Này Đại Ẩm Quang! Ví như nơi núi rừng, dòng nước, khe suối, thung lũng, và đất đai trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới mọc ra cỏ cây, rừng rậm, và các dược thảo với nhiều thứ chủng loại, cùng tên gọi và màu sắc khác nhau.Bấy giờ có một đám mây dày bao phủ và trùm khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, rồi cùng một lúc mưa thấm ướt đồng đều khắp nơi.
Cỏ cây, rừng rậm, và các dược thảo với thân rễ bé nhỏ, cành lá bé nhỏ, thân rễ trung bình, cành lá trung bình, thân rễ to lớn, cành lá to lớn, và các cây lớn nhỏ, tùy theo kích cỡ--đại, trung, tiểu--của chúng mà hút lấy nước mưa.Mặc dầu nước mưa đồng từ một đám mây, nhưng tùy theo giống loại của mỗi loại mà sinh sôi nảy nở và đơm hoa kết quả.
Tuy chúng cùng một chỗ đất sinh trưởng và cùng một trận mưa thấm nhuần, nhưng mỗi loài cỏ cây thảy đều khác nhau.Này Đại Ẩm Quang! Phải biết Như Lai cũng lại như vậy.
Như Lai xuất hiện ở thế gian như đám mây lớn kéo đến.
Như Lai dùng âm thanh lớn vang khắp thế giới của trời, người, và phi thiên, như đám mây lớn kia trùm khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.Ở giữa đại chúng, Như Lai xướng lên lời như vầy:'Ta là bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.- Những ai chưa hóa độ, Ta sẽ hóa độ.- Những ai chưa giải thoát, Ta sẽ khiến giải thoát.- Những ai chưa an vui, Ta sẽ khiến an vui.- Những ai chưa đắc tịch diệt, Ta sẽ khiến đắc tịch diệt.Đời này đời sau, Ta đều biết như thật.
Ta là bậc biết tất cả, bậc thấy tất cả, bậc tri Đạo, bậc khai Đạo, và bậc thuyết Đạo.
Các hàng trời, người, và phi thiên đều nên đến nơi này để nghe Pháp.'Lúc bấy giờ có vô số nghìn vạn ức loại chúng sinh đi đến chỗ của Phật để nghe Pháp.
Khi ấy Như Lai quán sát các căn tính: lanh lợi, ngu độn, tinh tấn, và lười biếng của những chúng sinh này, rồi Ngài tùy theo khả năng lĩnh thọ mà thuyết Pháp cho họ, khiến vô lượng chúng sinh đều hoan hỷ và được lợi ích lành.
Sau khi nghe Pháp, hiện đời các chúng sinh này được an ổn; đời sau sẽ sinh vào nơi an lành.
Do thực hành Đạo nên sẽ thọ hưởng an vui và cũng được nghe Pháp.
Sau khi nghe Pháp, họ sẽ lìa mọi chướng ngại.
Ở trong các pháp với tùy kheo khả năng, họ dần dần sẽ được vào Đạo.Đây ví như đám mây lớn kia mưa ướt tất cả cỏ cây, rừng rậm, và các dược thảo.
Tùy theo mỗi giống loại mà đều thấm nhuần đầy đủ và sinh sôi nảy nở.
Như Lai thuyết Pháp chỉ có một tướng và một vị.
Đó là tướng giải thoát, tướng lìa xa, tướng diệt, và cứu cánh đến Nhất Thiết Chủng Trí.
Những chúng sinh nào nghe Pháp của Như Lai, hoặc thọ trì đọc tụng cùng như thuyết tu hành, chính họ cũng không biết về công đức đã được.Vì sao thế? Bởi duy chỉ có Như Lai mới biết chủng tướng và thể tính của những chúng sinh này.- Họ nhớ niệm gì?- Họ suy nghĩ gì?- Họ tu hành gì?- Họ nhớ niệm thế nào?- Họ suy nghĩ thế nào?- Họ tu hành thế nào?- Họ dùng Pháp gì để nhớ niệm?- Họ dùng Pháp gì để suy nghĩ?- Họ dùng Pháp gì để tu hành?- Họ dùng Pháp gì để chứng đắc?Chúng sinh đang trụ ở địa nào của Pháp, duy chỉ có Như Lai mới thấy như thật và minh liễu vô ngại.Như cỏ cây, rừng rậm, và các dược thảo chẳng tự biết căn tính của chúng là thượng, trung, hay hạ.
Như Lai biết Pháp chỉ có một tướng và một vị.
Đó là tướng giải thoát, tướng lìa xa, tướng diệt, với tướng Cứu Cánh Tịch Diệt thường tịch và cuối cùng quay về chân không.
Khi đã biết như vậy, Phật quán sát lòng mong muốn của chúng sinh.
Vì bảo hộ họ, cho nên Phật không lập tức nói Nhất Thiết Chủng Trí.Bhikṣu Đại Ẩm Quang cùng các ông rất là hiếm có, khéo biết chỗ tùy nghi thuyết Pháp của Như Lai và có thể tín thọ.Vì sao thế? Bởi chỗ tùy nghi thuyết Pháp của Chư Phật Thế Tôn rất khó giải khó biết."❖Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:"Pháp Vương trừ ba cõiXuất hiện ở thế gianTùy mong muốn chúng sinhRộng thuyết Pháp độ họNhư Lai Vô Thượng TônTrí tuệ sâu thăm thẳmTừ lâu vẫn lặng yênPháp yếu chẳng vội nóiNếu có người trí ngheLiền có thể tín giảiKẻ vô trí sinh nghiLiền sẽ mất vĩnh viễnCho nên Đại Ẩm QuangPhật tùy nghi thuyết PhápDùng đủ mọi nhân duyênKhiến họ được chính kiếnĐại Ẩm Quang nên biếtVí như đám mây lớnKhởi lên ở thế gianBao trùm che tất cảMây trí tuệ thấm nhuầnĐiện chớp sáng chói lòaTiếng sấm nổ vang rềnKhiến chúng sinh an vuiÁnh mặt trời che lấpMặt đất liền mát mẻĐám mây lượn sà thấpNhư có thể nắm lấyMưa rơi khắp mọi nơiMưa xuống ở bốn phươngTuôn rơi vô số lượngĐất đai đều thấm ướtSông núi hang cốc hiểmẨn sâu mọc sinh raCỏ cây và dược thảoCác cây cối lớn nhỏLúa non trăm loại hạtMía ngọt và cây nhoĐược mưa rưới thấm nhuầnĐều tươi tốt xum xuêĐất khô cằn thấm ướtDược thảo cây tốt tươiMây đó chỉ tuôn rơiMột vị nước duy nhấtCỏ cây rừng rậm rạpTùy phân lượng thấm nhuầnHết thảy các cây cốiLớn to vừa bé nhỏTùy theo mỗi kích cỡMà thảy mỗi sinh trưởngGốc rễ thân cành láHoa quả màu sắc sángVới một trận mưa đóĐều thấm ướt tốt tươiTùy thể tướng của chúngCăn tính lớn hay nhỏThấm nhuần đều như nhauMà tùy mỗi tốt tươiPhật cũng lại như vậyXuất hiện ở thế gianVí như đám mây lớnBao trùm che tất cảKhi Phật đã xuất thếNgài vì các chúng sinhPhân biệt và diễn nóiThật tướng của các phápBậc Đại Thánh Thế TônỞ giữa hàng trời ngườiTrong hết thảy đại chúngMà nói lời như vầy'Ta là bậc Như LaiBậc phúc trí vẹn toànXuất hiện ở thế gianVí như đám mây lớnThấm nhuần hết tất cảChúng sinh nào khô héoKhiến đều xa ách khổĐược an ổn bình yênThọ vui sướng thế gianVà tịch diệt an lạcChư thiên và nhân thếNhất tâm khéo lắng ngheĐều nên đến nơi nàyThân cận Vô Thượng TônTa là Đức Thế TônKhông một ai sánh bằngAn định các chúng sinhNên thị hiện ở đời'Vì đại chúng thuyết PhápPháp thanh tịnh cam lộPháp đó chỉ một vịLà tịch diệt giải thoátTa dùng một diệu âmDiễn nói nghĩa thú nàyLuôn thường vì Đại ThừaMà gieo tạo nhân duyênTa quán sát tất cảRộng khắp đều bình đẳngChẳng có đây hay đóCùng với lòng thương ghétTa đều không tham trướcCũng không bị chướng ngạiLuôn luôn vì tất cảMà bình đẳng thuyết PhápMột người cũng như thếNhiều người cũng như vậyTa luôn thuyết giảng PhápChẳng có việc nào khácĐến đi hoặc đứng ngồiKhông bao giờ chán mỏiĐầy khắp ở thế gianNhư mưa thấm mọi nơiSang hèn thượng trung hạTrì giới phá hủy giớiBậc uy nghi trọn đủCùng kẻ bị khiếm khuyếtChính kiến với tà kiếnLợi căn và độn cănRưới mưa Pháp đồng đềuMà chưa hề mỏi mệtHết thảy các chúng sinhNghe được Pháp của TaTùy theo sức lĩnh thọTrụ ở nơi các địaHoặc ở cõi trời ngườiLàm Chuyển Luân Thánh VươngPhạm Vương Năng Thiên ĐếĐây là dược thảo nhỏNgười biết Pháp vô lậuCó thể đắc tịch diệtPhát khởi Sáu Thần ThôngCùng chứng đắc Ba MinhMột mình ở núi rừngLuôn thực hành thiền địnhChứng đắc Đạo Duyên GiácĐây là dược thảo vừaNgười cầu nơi Thế TônNói 'mình sẽ thành Phật'Tinh tấn tu thiền địnhĐây là dược thảo lớnLại có các Phật tửChuyên tâm cầu Phật ĐạoLuôn rải tâm từ biTự biết sẽ thành PhậtChắc chắn không còn nghiĐây gọi là cây nhỏBậc an trụ thần thôngLăn chuyển Chính Pháp luânHóa độ các chúng sinhNhiều vô lượng tỷ ứcChư Bồ-tát như thếĐây gọi là cây lớnPhật thuyết Pháp bình đẳngNhư một vị của mưaTùy căn tính chúng sinhLĩnh thọ chẳng giống nhauNhư các cỏ cây kiaBổn tính đều sai khácPhật dùng thí dụ nàyĐể khai thị phương tiệnVới đủ mọi ngôn từDiễn giải nói một PhápTrong trí tuệ của PhậtNhư một giọt giữa biểnTa rưới xuống mưa PhápĐầy khắp ở thế gianMột Pháp vị duy nhấtTùy sức họ tu hànhĐây như rừng rậm kiaDược thảo các cây cốiTùy kích cỡ lớn béDần dần sẽ tốt tươiPháp của tất cả PhậtLuôn chỉ có một vịKhiến hết thảy thế gianAi cũng được viên trònHọ tu hành lần lầnĐều sẽ đắc Đạo QuảThanh Văn và Duyên GiácSống ở trong núi rừngTrụ ở thân cuối cùngNghe Pháp chứng đắc QuảĐây gọi là dược thảoTùy mỗi mà tăng trưởngNếu có chư Bồ-tátVới trí tuệ kiên cốLiễu đạt lìa ba cõiChí cầu Tối Thượng ThừaĐây gọi là cây nhỏTùy mỗi mà tăng trưởngLại có người trụ thiềnChứng đắc sức thần thôngNghe được các pháp khôngTâm sinh đại hoan hỷPhóng ra vô số quangHóa độ các chúng sinhĐây gọi là cây lớnTùy mỗi mà tăng trưởngNhư thế Đại Ẩm QuangPháp của chư Phật nóiVí như đám mây lớnMưa xuống chỉ một vịThấm nhuần người và hoaTùy mỗi sẽ kết quảĐại Ẩm Quang nên biếtTa dùng các nhân duyênVà đủ mọi thí dụMà khai thị Phật ĐạoLà phương tiện của TaChư Phật cũng như vậyTa nay vì các ôngNói sự thật sau cùngTất cả hàng Thanh VănĐều chưa ai diệt độViệc làm của các ôngĐó là Đạo Bồ-tátHãy tu học lần lầnTất đều sẽ thành Phật"☸ PHẨM 6: THỌ KÝSau khi Thế Tôn đã nói bài kệ đó xong, Ngài bảo các đại chúng như vầy:"Bhikṣu Đại Ẩm Quang, vị đệ tử này của Ta sẽ phụng sự và thân cận ba triệu ức chư Phật Thế Tôn ở vào đời vị lai, cung kính cúng dường, tôn trọng tán thán, và rộng tuyên dương vô lượng đại Pháp của chư Phật.Khi trụ ở thân cuối cùng, ông ấy sẽ thành Phật, hiệu là Quang Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.Quốc độ tên là Quang Đức.
Kiếp tên là Đại Trang Nghiêm.
Thọ mạng của Đức Phật đó là 12 tiểu kiếp.
Thời gian Chính Pháp trụ thế là 20 tiểu kiếp.
Thời gian Tượng Pháp cũng trụ thế 20 tiểu kiếp.Cõi nước ấy trang nghiêm.
Không có việc ác, đồ dơ bẩn, ngói, đá sỏi, cây gai, phân, hay những thứ bất tịnh.
Quốc độ bằng phẳng, không có chỗ cao hay thấp, hầm hố hay núi đồi.
Đất làm bằng lưu ly và có các hàng cây báu.
Những sợi dây hoàng kim được giăng trên các con đường.
Các hoa báu rải xuống và làm cho khắp nơi đều thanh tịnh.
Có vô lượng nghìn ức Bồ-tát trong cõi nước đó.
Số lượng của hàng Thanh Văn thánh chúng cũng nhiều vô số.
Nơi ấy không có việc làm của ma.
Tuy có ma và nhân dân của ma nhưng họ đều hộ trì Phật Pháp."❖Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ bảo các vị Bhikṣu rằng:"Như Lai dùng Phật nhãnQuán thấy Đại Ẩm QuangỞ vào đời vị laiTrải qua vô số kiếpSẽ được thành Phật ĐạoỞ vào đời vị laiSẽ cúng dường phụng sựHầu ba trăm vạn ứcChư Như Lai Thế TônVì cầu trí của PhậtTịnh hạnh luôn tu hànhCúng dường tối thượng TônBậc phúc trí vẹn toànRồi tu tập tất cảMọi trí tuệ vô thượngTrụ ở thân cuối cùngSẽ được thành Phật ĐạoCõi nước ấy thanh tịnhĐất làm bằng lưu lyVới nhiều hàng cây báuGiăng trên các con đườngTreo những sợi dây vàngNgười thấy đều hoan hỷHương thơm luôn xông khắpRải xuống những hoa quýVà mọi vật kỳ diệuĐể dùng làm trang nghiêmĐất nơi đó bằng phẳngCũng chẳng có gò hốChư Bồ-tát đại chúngKhông thể tính đếm kểTâm điều phục nhu hòaHọ có thần thông lớnTrì các Kinh Đại ThừaCủa chư Phật Như LaiHàng Thanh Văn thánh chúngVô lậu thân cuối cùngLà con của Pháp VươngCũng nhiều không kể xiếtCho đến dùng thiên nhãnChẳng thể biết số lượngThọ mạng Đức Phật đóLà mười hai tiểu kiếpCòn Chính Pháp trụ thếDài hai mươi tiểu kiếpThời gian Tượng Pháp trụCũng hai mươi tiểu kiếpĐức Quang Minh Thế TônViệc ấy là như vậy"❖Lúc bấy giờ Tôn giả Thiện Hiện, Tôn giả Đại Tiễn Thế Chủng Nam, và Tôn giả Đại Thải Thục Thị thảy đều run sợ.
Họ nhất tâm chắp tay, chiêm ngưỡng tôn nhan, và mắt không rời một thoáng.Họ liền đồng thanh nói kệ rằng:"Đại dũng mãnh Thế TônĐức Năng Nhân Pháp VươngHãy thương xót chúng conMà ban Phật âm thanhPhật biết đáy lòng conNếu thấy được thọ kýSẽ như rưới cam lộTrừ nhiệt được mát mẻNhư từ nước đói tớiBỗng gặp yến tiệc vuaLòng hoài nghi sợ hãiVà liền chẳng dám ănNếu lại được vua choSau đó mới dám ănChúng con cũng như vậyTự nghĩ Nhị Thừa lỗiChẳng biết phải làm saoĐắc Phật trí vô thượngTuy nghe Phật âm thanhNói chúng con thành PhậtLòng ưu lo sợ hãiNhư người chẳng dám ănNếu được Phật thọ kýThì sẽ được an vuiĐại dũng mãnh Thế TônLuôn muốn an thế gianXin thọ ký chúng conNhư cho người đói ăn"❖Lúc bấy giờ Thế Tôn biết tâm niệm của các vị đại đệ tử nên bảo các vị Bhikṣu rằng:"Vào đời vị lai, Bhikṣu Thiện Hiện sẽ phụng sự và thân cận ba triệu ức nayuta [na du ta] chư Phật, cung kính cúng dường, tôn trọng tán thán, luôn tu tịnh hạnh, và đầy đủ Đạo Bồ-tát.
Khi trụ ở thân cuối cùng, ông ấy sẽ thành Phật, hiệu là Danh Tướng Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.Kiếp tên là Hữu Bảo.
Quốc độ tên là Bảo Sinh.
Cõi nước đó bằng phẳng, pha lê làm đất, và cây báu trang nghiêm.
Nơi ấy không có các gò cao, hầm hố, cát sỏi, cây gai, phân hay đồ ô uế.
Các hoa báu phủ trên đất và làm cho khắp nơi đều thanh tịnh.
Dân chúng ở quốc độ ấy đều ở trong đài báu hoặc trong những lầu các trân quý vi diệu.Số lượng của hàng Thanh Văn đệ tử thì nhiều vô lượng vô biên, không thể dùng toán số thí dụ mà có thể biết được.
Còn số lượng của chư Bồ-tát thì nhiều vô số nghìn vạn ức nayuta.Thọ mạng của Đức Phật đó là 12 tiểu kiếp.
Thời gian Chính Pháp trụ thế là 20 tiểu kiếp.
Thời gian Tượng Pháp cũng trụ thế 20 tiểu kiếp.
Đức Phật ấy luôn ở trong hư không thuyết Pháp cho đại chúng và độ thoát vô lượng Bồ-tát cùng hàng Thanh Văn."❖Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:"Này các vị BhikṣuTa bây giờ sẽ nóiCác ông hãy nhất tâmLắng nghe lời Ta dạyĐại đệ tử của TaLà Thiện Hiện này đâyVị lai sẽ thành PhậtPhật hiệu là Danh TướngSẽ cúng dường vô sốVạn ức chư Như LaiHọc theo hạnh của PhậtDần dần đắc Đại ĐạoTrụ ở thân cuối cùngĐầy đủ ba hai tướngĐoan chính đẹp vi diệuTựa như hòn núi báuCõi nước Đức Phật ấyTrang nghiêm tịnh đệ nhấtChúng sinh thấy nơi đóKhông ai chẳng yêu thíchPhật trong cõi nước ấyHóa độ vô lượng chúngTrong giáo Pháp Phật đóRất đông chư Bồ-tátThảy đều có lợi cănLăn chuyển Chính Pháp luânQuốc độ kia luôn cóChư Bồ-tát trang nghiêmHàng Thanh Văn thánh chúngSố nhiều chẳng kể xiếtHọ đều đắc Ba MinhĐầy đủ Sáu Thần ThôngAn trụ Tám Giải ThoátVà có đại uy đứcKhi Phật đó thuyết PhápThị hiện vô số lượngCác thần thông biến hóaHy hữu chẳng nghĩ bànChư thiên và dân chúngSố như cát sông HằngHọ đều đồng chắp tayLắng nghe lời Phật dạyThọ mạng Đức Phật đóLà mười hai tiểu kiếpCòn Chính Pháp trụ thếDài hai mươi tiểu kiếpThời gian Tượng Pháp trụCũng hai mươi tiểu kiếp"❖Lúc bấy giờ Thế Tôn lại bảo các vị Bhikṣu rằng:"Ta bây giờ sẽ nói cho các ông biết.
Vào đời vị lai, Bhikṣu Đại Tiễn Thế Chủng Nam sẽ dùng các phẩm vật cúng dường, cung kính tôn trọng, và phụng sự 8.000 ức chư Phật.
Sau khi mỗi chư Phật đó đã diệt độ, ông ta đều sẽ xây một ngôi tháp với chiều cao 1.000 yojana [dô cha na], rộng 5.000 yojana, và đều do bảy báu hợp thành, như là vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, trân châu, và mai côi.Sau đó ông ấy sẽ thành Phật, hiệu là Jambū [cham bu] Hà Kim Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.Cõi nước ấy bằng phẳng, pha lê làm đất, và cây báu trang nghiêm.
Những sợi dây hoàng kim được giăng trên con đường.
Các diệu hoa phủ trên đất và làm cho khắp nơi đều thanh tịnh.
Khi người trông thấy thảy đều hoan hỷ.
Quốc độ ấy không có bốn đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, bàng sinh, và phi thiên.
Cõi nước ấy trang nghiêm với rất nhiều hàng trời người và vô lượng vạn ức hàng Thanh Văn cùng chư Bồ-tát.
Thọ mạng của Đức Phật đó là 12 tiểu kiếp.
Thời gian Chính Pháp trụ thế là 20 tiểu kiếp.
Thời gian Tượng Pháp cũng trụ thế 20 tiểu kiếp."❖Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:"Này các vị BhikṣuHãy thành tâm lắng ngheLời của Ta sẽ nóiChân thật chẳng sai khácĐại Tiễn Thế Chủng NamSẽ dùng đủ mọi thứPhẩm vật quý vi diệuĐể cúng dường chư PhậtKhi chư Phật diệt độKhởi xây tháp bảy báuCũng lại dùng hương hoaCúng dường Phật xá-lợiTrụ ở thân cuối cùngSẽ đắc trí của PhậtThành Chính Đẳng Chính GiácCõi nước ấy thanh tịnhNgài độ thoát vô lượngMuôn ức loài hữu tìnhVà là nơi cúng dườngCủa chúng sinh mười phươngÁnh sáng Đức Phật đóKhông một ai sánh bằngPhật hiệu của Ngài làJambū Hà Kim QuangChư Bồ-tát Thanh VănĐoạn trừ tất cả hữuVô lượng vô số ứcTrang nghiêm cõi nước kia"❖Lúc bấy giờ Thế Tôn lại bảo đại chúng rằng:"Ta bây giờ sẽ nói cho các ông biết: Vào đời vị lai, Bhikṣu Đại Thải Thục Thị sẽ dùng muôn loại phẩm vật để cúng dường và cung kính tôn trọng 8.000 ức chư Phật.
Sau khi mỗi chư Phật đó đã diệt độ, ông ta đều sẽ xây một ngôi tháp với chiều cao 1.000 yojana, rộng 5.000 yojana, và đều do bảy báu hợp thành, như là vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, trân châu, và mai côi.
Ông ấy sẽ dùng các loại hoa, xâu chuỗi anh lạc, hương xoa, hương bột, hương đốt, lọng che, và tràng phan để làm cúng dường.
Khi việc đó hoàn mãn, Bhikṣu Đại Thải Thục Thị sẽ lại cúng dường thêm cho hai triệu ức chư Phật cũng lại như thế.Sau đó ông ấy sẽ thành Phật, hiệu là Hoắc Diệp Đàn Hương Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.Kiếp tên là Hỷ Mãn.
Quốc độ tên là Ý Lạc.
Cõi nước ấy bằng phẳng, pha lê làm đất, và có cây báu trang nghiêm.
Các hoa trân châu rải xuống và làm cho khắp nơi đều thanh tịnh.
Khi ai trông thấy thảy đều hoan hỷ.
Quốc độ ấy có nhiều hàng trời người cùng chư Bồ-tát Thanh Văn.
Số lượng ấy là vô lượng.
Thọ mạng của Đức Phật đó là 24 tiểu kiếp.
Thời gian Chính Pháp trụ thế là 40 tiểu kiếp.
Thời gian Tượng Pháp cũng trụ thế 40 tiểu kiếp."❖Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:"Đệ tử này của TaLà Đại Thải Thục ThịKhi đã xả thân nàySẽ thấy được tám nghìnHai trăm vạn ức sốChư Như Lai Thế TônVì chí cầu Phật ĐạoCúng dường và cung kínhỞ Đạo Tràng chư PhậtTịnh hạnh luôn tu hànhTrải qua vô lượng kiếpPhụng trì Phật Pháp tạngKhi chư Phật diệt độKhởi xây tháp bảy báuTrưng bày vòng xoắn vàngVới hương hoa âm nhạcMà dùng để cúng dườngNơi tháp của chư PhậtSau khi đã dần dầnĐầy đủ Đạo Bồ-tátTrong cõi nước Ý LạcMà được thành Phật ĐạoDanh hiệu của Ngài làHoắc Diệp Đàn Hương PhậtThọ mạng Đức Phật đóDài hai mươi bốn kiếpNgài thường vì trời ngườiRộng diễn nói Phật ĐạoVô lượng bậc Thanh VănSố như cát sông HằngBa Minh Sáu Thần ThôngHọ có đại uy đứcVô số chư Bồ-tátTinh tấn tâm kiên cốĐối với trí của PhậtĐều được không thoái chuyểnSau khi Phật diệt độChính Pháp sẽ trụ thếDài bốn mươi tiểu kiếpTượng Pháp cũng như vậyCác đệ tử của TaVới uy đức đầy đủSố ấy có năm trămĐều sẽ được thọ kýỞ vào đời vị laiThảy đều sẽ thành PhậtTa cùng với các ôngDo nhân duyên đời trướcTa nay sẽ thuyết giảngCác ông hãy lắng nghe"☸ PHẨM 7: HÓA THÀNH DỤPhật bảo các vị Bhikṣu rằng:"Vào thuở quá khứ vô lượng vô biên vô số kiếp chẳng thể nghĩ bàn, lúc bấy giờ có Đức Phật hiệu là Đại Thông Trí Thắng Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Quốc độ tên là Hảo Thành.
Kiếp tên là Đại Tướng.Này các Bhikṣu! Thời gian từ khi Đức Phật kia diệt độ đến nay thì vô cùng lâu xa.
Ví như có người nghiền nát tất cả đất đai của Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới để làm thành mực.
Rồi giả sử người ấy đi qua 1.000 cõi nước ở phương đông và sau đó nhỏ xuống một hạt mực lớn bằng như một hạt vi trần.
Tiếp đến lại đi qua 1.000 cõi nước và cũng nhỏ xuống một hạt mực.
Triển chuyển như thế cho đến khi nhỏ xuống hết tất cả mực được làm bằng đất đai.Ý các ông nghĩ sao? Nhà toán học hay học trò của họ có thể nào biết được hết số lượng của các cõi nước đó không?""Dạ không, thưa Thế Tôn!""Này các Bhikṣu! Những cõi nước mà người này đã đi qua, hoặc nhỏ xuống hay không nhỏ xuống, tất cả hãy mang đi nghiền nát thành vi trần, rồi cứ tính mỗi vi trần là một kiếp.
Thời gian từ khi Đức Phật kia diệt độ đến nay thì còn vượt hơn số đó cả vô lượng vô biên tỷ ức vô số kiếp.
Do Ta dùng tri kiến của Như Lai nên quán được thời gian lâu xa kia như là mới đang xảy ra hôm nay."❖Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:"Ta nhớ đời quá khứVô lượng vô biên kiếpCó Phật Lưỡng Túc TônHiệu Đại Thông Trí ThắngVí như có người nghiềnCõi Tam Thiên Đại ThiênHết tất cả đất đaiThảy đều làm thành mựcQua một nghìn cõi nướcNhỏ xuống một hạt nhỏCứ triển chuyển như thếCho đến hết hạt mựcCác quốc độ như thếChỗ nhỏ xuống chỗ khôngCũng nghiền làm vi trầnMột trần là một kiếpSố lượng vi trần nàyKiếp đó còn vượt hơnTừ khi Phật kia diệtVô lượng kiếp như thếNhư Lai trí vô ngạiBiết Phật kia diệt độThanh Văn và Bồ-tátNhư thấy mới diệt độCác Bhikṣu nên biếtPhật trí tịnh vi diệuVô lậu không chướng ngạiThông đạt vô lượng kiếp"❖Phật bảo các vị Bhikṣu rằng:"Đức Phật Đại Thông Trí Thắng có thọ mạng dài 5,4 triệu ức nayuta kiếp.
Lúc xưa khi Đức Phật ấy ngồi ở Đạo Tràng, mặc dầu tuy đã phá tan ma quân và gần đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, nhưng Pháp của chư Phật vẫn không hiện ra ở trước ngài.
Thế nên, ngài ngồi xếp bằng với tư thế hoa sen suốt một tiểu kiếp và mãi đến mười tiểu kiếp với thân tâm bất động, nhưng Pháp của chư Phật vẫn không hiện ra ở trước ngài.Lúc bấy giờ chư thiên ở trời Tam Thập Tam an trí một tòa sư sử với độ cao một yojana ở dưới cội Đạo thụ cho Đức Phật kia.
Và chính ở trên tòa báu này, Đức Phật ấy sẽ đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.Khi ngài vừa ngồi lên tòa báu này thì các vị Phạm Thiên Vương mưa xuống thiên hoa và chúng trải dài đến 100 yojana.
Có làn gió hương thơm thay phiên bay đến để thổi đi hoa héo tàn và mưa xuống hoa mới.
Sự cúng dường cho Phật liên tục chẳng ngớt như thế cho đến suốt mười tiểu kiếp và mãi đến khi diệt độ vẫn luôn mưa xuống các hoa trời này.
Chư thiên ở trời Tứ Thiên Vương cũng luôn đánh trống trời để cúng dường Phật.
Các vị thiên chúng khác thì trỗi âm nhạc trời suốt mười tiểu kiếp và mãi đến khi diệt độ cũng lại như vậy.Này các Bhikṣu! Trải qua hơn mười tiểu kiếp thì Pháp của chư Phật mới hiện ra ở trước Đức Phật Đại Thông Trí Thắng.
Sau đó ngài thành Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.❖Khi Đức Phật ấy còn chưa xuất gia, ngài có 16 người con trai.
Người con trưởng tên là Trí Tích.
Mỗi người con ai nấy đều có đủ mọi vật trân bảo quý hiếm.
Khi nghe cha chứng đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, họ đều xả bỏ những thứ trân bảo đó và đi đến chỗ của Phật.
Còn mẹ của họ thì khóc lóc đi theo để đưa tiễn con mình.
Ông nội của họ là Chuyển Luân Thánh Vương, với 100 vị đại thần và một tỷ ức dân chúng đều đồng vây quanh và cùng theo nhà vua tới Đạo Tràng.
Tất cả đều muốn thân cận Đại Thông Trí Thắng Như Lai để cúng dường cung kính và tôn trọng tán thán.
Lúc đến nơi, họ cúi đầu đỉnh lễ với trán chạm sát chân của Phật.Khi đã đi nhiễu Phật xong, họ nhất tâm chắp tay, rồi chiêm ngưỡng Thế Tôn và dùng kệ xướng rằng:'Đại uy đức Thế TônVì hóa độ chúng sinhTrong vô lượng ức kiếpMới chứng đắc Phật ĐạoCác nguyện đã viên trònVô thượng thật lành thayThế Tôn rất hy hữuNhất tọa mười tiểu kiếpThân thể với tay chânTĩnh nhiên an bất độngTâm ngài luôn tĩnh lặngChưa hề có tán loạnCứu cánh mãi tịch diệtAn trụ Pháp vô lậuNay con thấy Thế TônYên bình thành Phật ĐạoChúng con được lợi lànhVui mừng đại hoan hỷChúng sinh luôn khổ nãoMù lòa không đạo sưChẳng thấy đường dứt khổChẳng biết cầu giải thoátĐêm dài đường ác tăngHàng thiên chúng giảm bớtTừ tối vào tối tămVĩnh không nghe Phật danhNay Phật thành tối thượngAn trụ Đạo vô lậuChúng con cùng trời ngườiSẽ được lợi ích lớnCho nên đều cúi đầuQuy mạng Vô Thượng Tôn'❖Khi đã dùng kệ tán thán Phật xong, 16 vị vương tử khuyến thỉnh Thế Tôn chuyển Pháp luân và đồng nói lời như vầy:'Mong Thế Tôn hãy thương xót hàng trời người mà thuyết Pháp để họ được bình an và thêm nhiều lợi ích.'Sau đó, họ lại nói kệ rằng:'Thế Hùng không ai hơnTrăm phúc tự trang nghiêmĐắc trí tuệ vô thượngNguyện vì thế gian nóiĐộ thoát dạy chúng conCùng các hàng chúng sinhMà phân biệt hiển thịKhiến được trí tuệ nàyĐể chúng con thành PhậtChúng sinh cũng như vậyThế Tôn biết chúng sinhCõi lòng điều suy tưCũng biết nơi hành ĐạoLại biết sức trí tuệDục lạc với phúc tuNghiệp làm của đời trướcThế Tôn khi đã biếtNên chuyển vô thượng luân'❖Phật bảo các vị Bhikṣu rằng:"Khi Đức Phật Đại Thông Trí Thắng đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, mỗi phương trong mười phương có năm triệu ức thế giới của chư Phật đều chấn động sáu cách.
Ở những nơi u ám của các quốc độ ấy, ánh sáng rực rỡ của mặt trời và mặt trăng không thể rọi đến, nhưng ngay lúc đó thì đều sáng chói và các chúng sinh trong ấy đều trông thấy lẫn nhau.Bấy giờ họ đều nói rằng:'Sao trong nơi đây bỗng nhiên sinh ra nhiều chúng sinh thế?'Lại nữa, các cõi giới ở quốc độ đó, cung điện của chư thiên, và cho đến cung điện của Phạm Thiên đều chấn động sáu cách.
Ánh sáng lớn chiếu khắp, phủ trùm thế giới, và vượt hơn ánh sáng của chư thiên.❖Lúc bấy giờ trong năm triệu ức cõi nước ở phương đông, ánh sáng cung điện của Phạm Thiên bỗng chiếu rực rỡ gấp hai lần so với ánh sáng của thường lệ.Khi đó các vị trời Phạm Vương đều nghĩ như vầy:'Hôm nay cung điện của chúng ta sáng chói chưa từng có.
Nhân duyên gì mà hiện ra điềm tướng này?'Lúc ấy các vị trời Phạm Vương lập tức hội họp để cùng thảo luận về việc này.
Khi đó ở trong chúng hội kia có một vị Đại Phạm Thiên Vương tên là Cứu Nhất Thiết.Ngài vì hàng Phạm chúng mà nói kệ rằng:'Các cung điện chúng taSáng chói chưa từng cóĐây là nhân duyên gì?Hãy đồng cùng nhau tìmLà đại đức sinh thiênHay Phật xuất thế gianMà ánh sáng lớn nàyBiến chiếu soi mười phương'Lúc bấy giờ các vị trời Phạm Vương từ năm triệu ức cõi nước, họ lấy những túi vải đựng các thiên hoa, rồi mỗi vị ngồi ở cung điện của mình và đồng đi về hướng tây để tìm kiếm điềm tướng này.
Sau đó họ thấy Đại Thông Trí Thắng Như Lai đang ngồi trên tòa sư tử ở dưới cội Đạo thụ nơi Đạo Tràng.
Lại có chư thiên, long vương, tầm hương thần, nghi thần, đại mãng xà, người và phi nhân đang cung kính vây quanh.
Lại thấy 16 vị vương tử thỉnh Phật chuyển Pháp luân.Sau đó, các vị trời Phạm Vương cúi đầu đỉnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và đi nhiễu trăm nghìn vòng.
Rồi liền dùng hoa trời mà rải lên Đức Phật.
Những đóa hoa rải xuống đó tích tụ như núi Diệu Cao.
Họ cũng rải hoa xuống cội Đạo thụ của Phật để cúng dường.
Cội Đạo thụ ấy có độ cao là mười yojana.
Khi đã dâng hoa cúng dường, mỗi vị lấy cung điện của mình và dâng lên Đức Phật kia.Rồi họ nói lời như vầy:'Xin hãy thương xót chúng con mà nhận lấy cung điện để chúng con được lợi ích.'Khi ấy các vị trời Phạm Vương liền ở trước Phật, họ nhất tâm đồng thanh và dùng kệ tán thán rằng:'Thế Tôn rất hiếm cóKhó mà gặp thấy đượcĐủ vô lượng công đứcKhéo cứu hộ tất cảĐại sư của trời ngườiXót thương chốn thế gianCác chúng sinh mười phươngĐều nhờ ơn cứu hộChúng con đã đến từNăm trăm vạn ức cõiXả thiền định thâm vuiVì để cúng dường PhậtPhúc chúng con đời trướcCung điện đẹp trang nghiêmNay dâng lên Thế TônXin hãy nhận lấy cho'Khi các vị trời Phạm Vương đã dùng kệ tán thán Phật xong, mỗi vị đều thưa rằng:'Ngưỡng mong Thế Tôn hãy chuyển Pháp luân để độ thoát chúng sinh và khai mở Đạo tịch diệt.'Tiếp đến các vị trời Phạm Vương nhất tâm đồng thanh mà nói kệ rằng:'Thế Hùng Lưỡng Túc TônKính mong diễn nói PhápDùng sức đại từ biĐộ chúng sinh khổ não'Lúc bấy giờ Đại Thông Trí Thắng Như Lai lặng yên hứa khả.❖Lại nữa, các vị Bhikṣu! Khi các vị trời Phạm Vương của năm triệu ức cõi nước về hướng đông nam đều tự thấy cung điện của mình sáng chói hiển hách chưa từng có, họ vui sướng hớn hở và sinh tâm hy hữu, rồi liền lập tức hội họp để cùng thảo luận về việc này.
Khi đó ở trong chúng hội kia có một vị Đại Phạm Thiên Vương tên là Đại Bi.Ngài vì hàng Phạm chúng mà nói kệ rằng:'Đây là nhân duyên gì?Mà hiện điềm tướng nàyCác cung điện chúng taSáng chói chưa từng cóLà đại đức sinh thiênHay Phật xuất thế gianTướng này chưa từng thấyHãy đồng nhất tâm tìmQua nghìn vạn ức độCùng tìm ánh sáng kiaPhải là Phật xuất thếĐộ thoát khổ chúng sinh'Lúc bấy giờ các vị trời Phạm Vương từ năm triệu ức cõi nước, họ lấy những túi vải đựng các thiên hoa, rồi mỗi vị ngồi ở cung điện của mình và đồng đi về hướng tây bắc để tìm kiếm điềm tướng này.
Sau đó họ thấy Đại Thông Trí Thắng Như Lai đang ngồi trên tòa sư tử ở dưới cội Đạo thụ nơi Đạo Tràng.
Lại có chư thiên, long vương, tầm hương thần, nghi thần, đại mãng xà, người và phi nhân đang cung kính vây quanh.
Lại thấy 16 vị vương tử thỉnh Phật chuyển Pháp luân.Sau đó, các vị trời Phạm Vương cúi đầu đỉnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và đi nhiễu trăm nghìn vòng.
Rồi liền dùng hoa trời mà rải lên Đức Phật.
Những đóa hoa rải xuống đó tích tụ như núi Diệu Cao.
Họ cũng rải hoa xuống cội Đạo thụ của Phật để cúng dường.
Khi đã dâng hoa cúng dường, mỗi vị lấy cung điện của mình và dâng lên Đức Phật kia.Rồi họ nói lời như vầy:'Xin hãy thương xót chúng con mà nhận lấy cung điện để chúng con được lợi ích.'Khi ấy các vị trời Phạm Vương liền ở trước Phật, họ nhất tâm đồng thanh và dùng kệ tán thán rằng:'Thánh Chủ Thiên Trung VươngTiếng như chim diệu thanhXót thương các chúng sinhChúng con nay kính lễThế Tôn rất hiếm cóLâu xa hiện một lầnMột trăm tám mươi kiếpTrống không chẳng có PhậtBa đường ác đầy rẫyHàng thiên chúng giảm bớtNay Phật xuất thế gianLàm con mắt chúng sinhNơi thế gian nương tựaCứu hộ hết tất cảLà cha của chúng sinhXót thương lợi ích họPhúc đời trước chúng conNay mới gặp Thế Tôn'Khi các vị trời Phạm Vương đã dùng kệ tán thán Phật xong, mỗi vị đều thưa rằng:'Ngưỡng mong Thế Tôn hãy chuyển Pháp luân để độ thoát chúng sinh và khai mở Đạo tịch diệt.'Tiếp đến các vị trời Phạm Vương nhất tâm đồng thanh mà nói kệ rằng:'Đại Thánh chuyển Pháp luânHiển thị các pháp tướngĐộ chúng sinh khổ nãoKhiến được đại hoan hỷChúng sinh nghe Pháp nàyĐắc Đạo hoặc sinh thiênCác đường ác giảm bớtNgười nhẫn thiện tăng nhiều'Lúc bấy giờ Đại Thông Trí Thắng Như Lai lặng yên hứa khả.❖Lại nữa, các vị Bhikṣu! Khi các vị trời Phạm Vương của năm triệu ức cõi nước về hướng nam đều tự thấy cung điện của mình sáng chói hiển hách chưa từng có, họ vui sướng hớn hở và sinh tâm hy hữu, rồi liền lập tức hội họp để cùng thảo luận về việc này.'Vì nhân duyên gì mà cung điện của chúng ta có ánh sáng rực rỡ này?'Khi đó ở trong chúng hội kia có một vị Đại Phạm Thiên Vương tên là Diệu Pháp.Ngài vì hàng Phạm chúng mà nói kệ rằng:'Các cung điện chúng taQuang minh chiếu rực rỡTất có nhân duyên gìPhải nên tìm tướng nàyTrải qua trăm nghìn kiếpTướng này chưa từng thấyLà đại đức sinh thiênHay Phật xuất thế gian'Lúc bấy giờ các vị trời Phạm Vương từ năm triệu ức cõi nước, họ lấy những túi vải đựng các thiên hoa, rồi mỗi vị ngồi ở cung điện của mình và đồng đi về hướng bắc để tìm kiếm điềm tướng này.
Sau đó họ thấy Đại Thông Trí Thắng Như Lai đang ngồi trên tòa sư tử ở dưới cội Đạo thụ nơi Đạo Tràng.
Lại có chư thiên, long vương, tầm hương thần, nghi thần, đại mãng xà, người và phi nhân đang cung kính vây quanh.
Lại thấy 16 vị vương tử thỉnh Phật chuyển Pháp luân.Sau đó, các vị trời Phạm Vương cúi đầu đỉnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và đi nhiễu trăm nghìn vòng.
Rồi liền dùng hoa trời mà rải lên Đức Phật.
Những đóa hoa rải xuống đó tích tụ như núi Diệu Cao.
Họ cũng rải hoa xuống cội Đạo thụ của Phật để cúng dường.
Khi đã dâng hoa cúng dường, mỗi vị lấy cung điện của mình và dâng lên Đức Phật kia.Rồi họ nói lời như vầy:'Xin hãy thương xót chúng con mà nhận lấy cung điện để chúng con được lợi ích.'Khi ấy các vị trời Phạm Vương liền ở trước Phật, họ nhất tâm đồng thanh và dùng kệ tán thán rằng:'Thế Tôn rất khó gặpBậc phá các phiền nãoMột trăm ba mươi kiếpGiờ đây mới được thấyChúng sinh luôn đói khátMưa Pháp sẽ no đủXưa nay chưa hề thấyBậc vô lượng trí tuệVí như hoa linh thụyHôm nay mới được gặpCác cung điện chúng conNhờ Phật quang trang nghiêmThế Tôn đại từ mẫnXin hãy nhận lấy cho'Khi các vị trời Phạm Vương đã dùng kệ tán thán Phật xong, mỗi vị đều thưa rằng:'Ngưỡng mong Thế Tôn hãy chuyển Pháp luân để khiến hết thảy trời, ma, Phạm Vương, Đạo Nhân, và Phạm Chí trong thế gian đều được an ổn và được giải thoát.'Tiếp đến các vị trời Phạm Vương nhất tâm đồng thanh mà nói kệ rằng:'Kính mong Thiên Nhân TônChuyển Pháp luân vô thượngKhởi đánh trống Pháp lớnVà thổi loa Pháp lớnTuôn khắp mưa Pháp lớnĐộ vô lượng chúng sinhChúng con đồng khuyến thỉnhDiễn nói tiếng sâu xa'Lúc bấy giờ Đại Thông Trí Thắng Như Lai lặng yên hứa khả.❖Hướng tây nam và cho đến phương dưới cũng lại như thế.Lúc bấy giờ, khi các vị trời Phạm Vương của năm triệu ức cõi nước ở phương trên đều tự thấy cung điện của mình sáng chói hiển hách chưa từng có, họ vui sướng hớn hở và sinh tâm hy hữu, rồi liền lập tức hội họp để cùng thảo luận về việc này.'Vì nhân duyên gì mà cung điện của chúng ta có ánh sáng rực rỡ này?'Khi đó ở trong chúng hội kia có một vị Đại Phạm Thiên Vương tên là Trì Kế.Ngài vì hàng Phạm chúng mà nói kệ rằng:'Nay vì nhân duyên gì?Các cung điện chúng taÁnh quang minh uy đứcTrang nghiêm chưa từng cóTướng vi diệu thế nàyXưa nay chưa hề thấyLà đại đức sinh thiênHay Phật xuất thế gian'Lúc bấy giờ các vị trời Phạm Vương từ năm triệu ức cõi nước, họ lấy những túi vải đựng các thiên hoa, rồi mỗi vị ngồi ở cung điện của mình và đồng đi về phương dưới để tìm kiếm điềm tướng này.
Sau đó họ thấy Đại Thông Trí Thắng Như Lai đang ngồi trên tòa sư tử ở dưới cội Đạo thụ nơi Đạo Tràng.
Lại có chư thiên, long vương, tầm hương thần, nghi thần, đại mãng xà, người và phi nhân đang cung kính vây quanh.
Lại thấy 16 vị vương tử thỉnh Phật chuyển Pháp luân.Sau đó, các vị trời Phạm Vương cúi đầu đỉnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và đi nhiễu trăm nghìn vòng.
Rồi liền dùng hoa trời mà rải lên Đức Phật.
Những đóa hoa rải xuống đó tích tụ như núi Diệu Cao.
Họ cũng rải hoa xuống cội Đạo thụ của Phật để cúng dường.
Khi đã dâng hoa cúng dường, mỗi vị lấy cung điện của mình và dâng lên Đức Phật kia.Rồi họ nói lời như vầy:'Xin hãy thương xót chúng con mà nhận lấy cung điện để chúng con được lợi ích.'Khi ấy các vị trời Phạm Vương liền ở trước Phật, họ nhất tâm đồng thanh và dùng kệ tán thán rằng:'Lành thay thấy chư PhậtThánh Tôn cứu thế gianKhéo ở ngục ba cõiGiúp chúng sinh ra khỏiPhổ Trí Thiên Nhân TônXót thương quần manh loạiKhéo mở cửa cam lộRộng độ hết tất cảỞ vô lượng kiếp xưaTrống không chẳng có PhậtKhi Thế Tôn chưa hiệnMười phương luôn u tốiBa đường ác gia tăngPhi thiên cũng đông đảoHàng thiên chúng giảm dầnPhần đông chết đọa ácKhông nghe Pháp từ PhậtThường làm việc chẳng lànhThể lực và trí tuệThảy đều bị giảm haoDo nghiệp tội nhân duyênMất đi nỗi niềm vuiTrụ ở pháp tà kiếnChẳng biết phép tắc lànhThiếu ân Phật hóa độThường sa đọa đường ácPhật là mắt thế gianLâu xa mới xuất thếVì thương xót chúng sinhXuất hiện ở thế gianSiêu xuất thành chính giácChúng con mừng khôn xiếtCùng hết thảy chúng sinhHoan hỷ chưa từng cóCác cung điện chúng conNhờ Phật quang trang nghiêmNay dâng lên Thế TônXin hãy nhận lấy choXin nguyện công đức nàyHướng về khắp tất cảĐệ tử và chúng sinhĐều trọn thành Phật Đạo'Lúc bấy giờ, khi năm triệu ức vị trời Phạm Vương đã dùng kệ tán thán Phật xong, rồi mỗi vị đều thưa với Phật rằng:'Ngưỡng mong Thế Tôn hãy chuyển Pháp luân để độ thoát chúng sinh và mang đến nhiều sự an ổn cho họ.'Các vị trời Phạm Vương liền nói kệ rằng:'Thế Tôn chuyển Pháp luânĐánh trống Pháp cam lộĐộ chúng sinh khổ nãoKhai thị Đạo tịch diệtXin nhận lời khuyến thỉnhDùng đại âm vi diệuThương xót mà diễn nóiVô lượng kiếp tập Pháp'❖Lúc bấy giờ, khi Đại Thông Trí Thắng Như Lai đã nhận lời khuyến thỉnh của các vị trời Phạm Vương và 16 vị vương tử, Ngài liền ba lần chuyển Pháp Luân trong 12 tướng mà Đạo Nhân, Phạm Chí, trời, ma, Phạm Vương, hay các loài hữu tình khác ở thế gian đều không thể chuyển.[Ngài dạy rằng:]'Đây là khổ.
Đây là tập của khổ.
Đây là diệt của khổ.
Đây là con đường để chấm dứt khổ.'Rồi thì Ngài rộng giảng Pháp 12 Duyên Khởi:'Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu nhập, sáu nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên già chết và các ưu sầu khổ não.Khi vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì sáu nhập diệt, sáu nhập diệt thì xúc diệt, xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sinh diệt, sinh diệt thì già chết và các ưu sầu khổ não diệt.'Khi Phật thuyết Pháp này ở giữa đại chúng và hàng trời người thì sáu triệu ức nayuta người, do bởi không thọ tất cả pháp nên đối với các lậu, tâm được giải thoát.
Hết thảy đều đắc thâm diệu thiền định, Ba Minh, Sáu Thần Thông, và đầy đủ Tám Giải Thoát.Khi Ngài thuyết Pháp lần thứ nhì, thứ ba, và thứ tư thì nghìn vạn ức Hằng Hà sa nayuta chúng sinh cũng do bởi không thọ tất cả pháp nên đối với các lậu, tâm được giải thoát.
Từ đó về sau, hàng Thanh Văn thánh chúng có nhiều vô lượng vô biên và không thể nào tính xuể.❖Lúc bấy giờ 16 vị vương tử với thân đều là đồng tử, họ xuất gia và trở thành Cần Sách Nam.
Các căn của họ sắc bén, trí tuệ minh liễu, đã từng cúng dường tỷ ức chư Phật, tu tịnh hạnh, và cầu Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.Họ đồng thưa với Phật rằng:'Thưa Thế Tôn! Vô lượng nghìn vạn ức đại đức Thanh Văn nơi đây đều đã thành tựu.
Thế Tôn cũng nên vì chúng con mà thuyết Pháp Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.
Khi chúng con nghe rồi đều sẽ cùng tu học.Thưa Thế Tôn! Chúng con tha thiết cầu tri kiến của Như Lai.
Điều suy tư trong tận đáy lòng của chúng con, Phật cũng đã tự biết.'Khi ấy có 80.000 ức người đã đi theo Chuyển Luân Thánh Vương, khi thấy 16 vị vương tử xuất gia, họ cũng cầu xin xuất gia và nhà vua liền cho phép.Lúc bấy giờ Đức Phật kia nhận lời thỉnh cầu của 16 vị Cần Sách Nam.
Trải qua 20.000 kiếp sau đó thì Ngài mới ở giữa bốn chúng đệ tử mà thuyết giảng Kinh Đại Thừa tên là Diệu Pháp Liên Hoa, là Pháp để giáo hóa Bồ-tát và được Phật hộ niệm.Sau khi thuyết giảng Kinh này, 16 vị Cần Sách Nam vì cầu Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác nên đều cùng thọ trì, đọc tụng, và thông đạt thâm thúy.Lúc Ngài đã thuyết giảng Kinh này, 16 vị Bồ-tát Cần Sách Nam thảy đều tín thọ.
Trong hàng Thanh Văn cũng có vị tín giải.
Còn nghìn vạn ức chúng sinh khác thì đều sinh lòng nghi ngờ.Suốt 8.000 kiếp, Đức Phật kia đã thuyết giảng Kinh này mà chưa từng ngừng nghỉ.Khi đã thuyết giảng Kinh này xong, Ngài liền vào tĩnh thất và trụ trong thiền định đến 84.000 kiếp.Khi 16 vị Bồ-tát Cần Sách Nam biết Phật nhập thất và trụ ở thiền định tịch nhiên, mỗi vị đều thăng Pháp tòa và cũng suốt 84.000 kiếp, họ rộng thuyết giảng tường tận Kinh Diệu Pháp Liên Hoa cho bốn chúng đệ tử.
Mỗi vị đều độ thoát sáu triệu ức nayuta Hằng Hà sa chúng sinh, chỉ dạy giáo Pháp để khiến họ được lợi ích an vui, và làm cho họ phát tâm Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.Khi 84.000 kiếp đã qua, Đức Phật Đại Thông Trí Thắng liền từ chính định dậy và đi đến Pháp tòa.Ngài an tường ngồi xuống và tuyên cáo đến hết thảy đại chúng rằng:'16 vị Bồ-tát Cần Sách Nam này rất là hiếm có.
Các căn của họ sắc bén, trí tuệ minh liễu, và đã từng cúng dường tỷ ức chư Phật.
Họ luôn tu tịnh hạnh ở Đạo Tràng của chư Phật, thọ trì trí tuệ của Phật, khai thị chúng sinh và khiến chúng sinh vào trong ấy.
Các ông đều nên luôn luôn thân cận và cúng dường họ.Vì sao thế? Bởi nếu có Thanh Văn, Độc Giác, hay chư Bồ-tát nào mà có thể tín thọ Kinh Pháp của 16 vị Bồ-tát này thuyết giảng, cùng thọ trì và không hủy phạm, thì người này sẽ đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác và đó chính là trí tuệ của Như Lai.'"❖Phật bảo các vị Bhikṣu rằng:"16 vị Bồ-tát này luôn vui thích thuyết giảng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Mỗi vị Bồ-tát giáo hóa sáu triệu ức nayuta Hằng Hà sa chúng sinh.
Các chúng sinh ấy đời đời cùng sinh ra một nơi với Bồ-tát và khi nghe Pháp từ các ngài, họ thảy đều tín giải.
Do nhân duyên đó, họ đã gặp bốn triệu ức chư Phật Thế Tôn và mãi đến hiện nay vẫn còn chưa hết.Này các Bhikṣu! Bây giờ Ta nói cho các ông biết.
16 vị đệ tử Cần Sách Nam của Đức Phật kia, nay họ đều đã đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác và hiện đang thuyết Pháp ở các quốc độ trong mười phương.
Các Ngài có vô lượng tỷ ức quyến thuộc là chư Bồ-tát và hàng Thanh Văn.Có hai vị thành Phật ở phương đông.
Vị thứ nhất tên là Bất Động tại cõi nước Diệu Hỷ.
Vị thứ nhì tên là Diệu Cao Đỉnh.Có hai vị thành Phật ở hướng đông nam.
Vị thứ nhất tên là Sư Tử Âm.
Vị thứ nhì tên là Sư Tử Tướng.Có hai vị thành Phật ở phương nam.
Vị thứ nhất tên là Hư Không Trụ.
Vị thứ nhì tên là Thường Diệt.Có hai vị thành Phật ở hướng tây nam.
Vị thứ nhất tên là Đế Tướng.
Vị thứ nhì tên là Tịnh Tướng.Có hai vị thành Phật ở phương tây.
Vị thứ nhất tên là Vô Lượng Thọ.
Vị thứ nhì tên là Độ Nhất Thiết Thế Gian Khổ Não.Có hai vị thành Phật ở hướng tây bắc.
Vị thứ nhất tên là Hoắc Diệp Đàn Hương Thần Thông.
Vị thứ nhì tên là Diệu Cao Tướng.Có hai vị thành Phật ở phương bắc.
Vị thứ nhất tên là Vân Tự Tại.
Vị thứ nhì tên là Vân Tự Tại Vương.Ở hướng đông bắc có Đức Phật hiệu là Hoại Nhất Thiết Thế Gian Bố Úy.Vị thứ 16 chính là Ta, Đức Phật Năng Tịch, thành Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác ở Thế giới Kham Nhẫn.❖Này các Bhikṣu! Khi Ta và chư Phật kia đang lúc làm Cần Sách Nam vào thuở xưa, mỗi vị đều giáo hóa vô lượng tỷ ức Hằng Hà sa chúng sinh.
Các chúng sinh ấy do nghe Pháp từ nơi Ta nên họ phát tâm Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.
Những ai trong các chúng sinh đó mà đến nay vẫn còn trụ ở quả vị Thanh Văn, thì Ta luôn giáo hóa họ để đạt đến Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.
Các hạng người như vậy, Ta dùng Pháp này để lần lần dẫn họ vào Phật Đạo.Vì sao thế? Bởi trí tuệ của Như Lai thật khó tin và khó hiểu.Vô lượng Hằng Hà sa chúng sinh mà ta hóa độ thuở đó chính là hàng Bhikṣu các ông đây.
Sau khi Ta diệt độ, các ông cũng sẽ là các đệ tử Thanh Văn của Ta ở trong đời vị lai.Lại nữa, sau khi Ta diệt độ, có những đệ tử do không nghe được Kinh này nên sẽ không hay không biết gì về nơi tu hành của Bồ-tát.
Tuy nhiên, do bởi công đức đạt được của chính mình, họ khởi sinh ý tưởng diệt độ và sẽ vào tịch diệt.
Riêng Ta sẽ làm Phật ở quốc độ khác và tên gọi cũng khác.
Mặc dầu những người này khởi sinh ý tưởng diệt độ và vào tịch diệt, họ sẽ ở quốc độ kia mà cầu trí tuệ của Phật và nghe được Kinh này.
Duy chỉ với Phật Thừa mới được diệt độ mà không có thừa nào khác--ngoại trừ chư Như Lai dùng phương tiện để thuyết Pháp.Này các Bhikṣu! Như Lai tự biết khi nào sẽ đến lúc vào tịch diệt; khi nào thì đại chúng thanh tịnh, tín giải kiên cố, liễu đạt không pháp, và vào sâu thiền định.Lúc đó, Như Lai sẽ triệu tập chư Bồ-tát cùng hàng Thanh Văn để thuyết giảng Kinh này và nói rằng:'Thế gian không có hai thừa để được diệt độ.
Duy nhất Phật Thừa mới được diệt độ.'Này các Bhikṣu! Nên biết rằng, Như Lai dùng phương tiện để vào sâu tính của chúng sinh.
Biết rằng họ chỉ ưa thích Pháp nhỏ và chấp sâu nơi năm dục, nên vì thế Ngài nói tịch diệt.
Khi nghe được, những người này sẽ liền tín thọ.❖Đây ví như có một con đường nguy hiểm ghê rợn.
Nơi đó vắng tanh bóng người và thật kinh hoàng.
Nếu có một đám đông muốn qua con đường này để đến nơi châu báu, trong ấy có một vị đạo sư với trí tuệ sáng suốt, khéo biết chỗ nào qua được, chỗ nào không qua được của hiểm đạo kia và ngài muốn dẫn họ vượt qua hiểm nạn này.
Ở giữa đường, nhóm người đó mệt mỏi và muốn quay về.Họ thưa với vị đạo sư rằng:'Chúng tôi đã kiệt sức và còn sợ hãi nữa.
Chúng tôi không thể nào đi tiếp được.
Đường ở phía trước quá xa xôi nên bây giờ chúng tôi muốn quay về.'Vị đạo sư với nhiều phương tiện, ngài nghĩ như vầy:'Các người này thật đáng thương.
Sao nỡ đành từ bỏ châu báu quý và lại muốn quay trở về?'Nghĩ như thế xong, bằng vào sức phương tiện, ngài biến hóa ra một thành quách với độ rộng lớn hơn cả 300 yojana ở ngay giữa hiểm đạo.Sau đó ngài bảo họ rằng:'Các người chớ sợ sệt và đừng thoái lùi.
Bây giờ các người có thể dừng lại ở trong đại thành này và tùy ý làm việc mình muốn.
Nếu vào thành này thì sẽ liền được an ổn.
Sau đó, nếu như muốn tiến về nơi châu báu ở phía trước thì cũng có thể đi.'Ngay lúc ấy, nhóm người kiệt quệ liền vui mừng khôn xiết và khen là việc chưa từng có:'Bây giờ chúng ta sẽ thoát ra khỏi đường ác và nhanh được an ổn.'Rồi thì các người ấy liền vào hóa thành ở phía trước và nghĩ rằng họ đã được ra khỏi nên cảm thấy an vui.Lúc bấy giờ vị đạo sư biết những người này đã nghỉ ngơi xong và không còn mệt mỏi nữa nên liền diệt mất hóa thành.'Chúng ta hãy đi nào, sắp gần tới nơi châu báu rồi! Đại thành lúc nãy chính là do ta biến hóa để các người nghỉ ngơi đó thôi.'Này các Bhikṣu! Như Lai cũng lại như vậy.
Ta nay vì các ông mà làm bậc đại đạo sư.
Như Lai biết chúng sinh cần thoát ra đường ác đầy hiểm nạn trùng trùng của sinh tử phiền não.
Thế nên Như Lai đã thị hiện để hóa độ.Nếu chúng sinh nào khi nghe chỉ có một Phật Thừa, rồi liền không muốn thấy Phật và không muốn thân cận, trái lại họ nghĩ như thế này:'Phật Đạo xa thăm thẳm; phải chịu vô vàn gian khổ mới có thể thành tựu.'Phật liền biết tâm họ là khiếp nhược và thấp kém.
Vì thế đã dùng sức phương tiện để họ nghỉ ngơi ở giữa đường nên nói có hai tịch diệt.Nếu chúng sinh nào trụ ở hai địa này, khi ấy Như Lai sẽ liền bảo họ rằng:'Các ông vẫn còn chưa viên mãn.
Các địa mà ông đang trụ thì gần đến trí tuệ của Phật.
Hãy nên quán sát và tư duy rằng: Tịch diệt mà mình đang chứng đắc chẳng phải là chân thật.
Đây chỉ là do Như Lai dùng sức phương tiện nên ở trong một Phật Thừa mà phân biệt nói có ba.'Đây ví như vị đạo sư kia.
Vì muốn nhóm người đó nghỉ ngơi nên đã hóa làm một đại thành.Khi đã nghỉ ngơi xong, ngài bảo họ rằng:'Sắp tới nơi châu báu rồi! Thành này không phải thật, là do ta biến hóa ra đấy.'"❖Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:"Đại Thông Trí Thắng PhậtMười kiếp ngồi Đạo TràngPhật Pháp chẳng hiện tiềnKhông được thành Phật ĐạoChư thiên thần long vươngPhi thiên các loài khácLuôn mưa xuống hoa trờiĐể cúng dường Phật kiaChư thiên đánh trống trờiTrỗi muôn loại âm nhạcGió hương thổi hoa héoMưa xuống hoa đẹp tươiTrải qua mười tiểu kiếpMới được thành Phật ĐạoHàng trời cùng nhân thếTâm đều mừng hớn hởQuyến thuộc của Phật kiaCùng mười sáu vương tửNghìn vạn ức vây quanhĐồng đi đến chỗ PhậtĐầu lễ dưới chân PhậtKhuyến thỉnh chuyển Pháp luân'Thánh Sư Tử mưa PhápThấm nhuần hết chúng con'Thế Tôn rất khó gặpLâu xa hiện một lầnVì giác ngộ chúng sinhChấn động hết tất cảCác thế giới phương đôngNăm trăm vạn ức cõiPhạm cung điện sáng lòaXưa nay chưa từng cóPhạm Thiên thấy tướng nàyTìm theo đến chỗ PhậtRải hoa để cúng dườngVà dâng lên cung điệnThỉnh Phật chuyển Pháp luânDùng kệ mà tán thánPhật biết chưa đến lúcThọ thỉnh ngồi lặng yênBa phương bốn hướng phụTrên dưới cũng như vậyRải hoa hiến cung điệnThỉnh Phật chuyển Pháp luân'Thế Tôn rất khó gặpNguyện khởi đại từ biRộng mở cửa cam lộChuyển Pháp luân vô thượng'Thế Tôn vô lượng tuệTiếp thọ lời thỉnh cầuTuyên thuyết đủ mọi PhápBốn Đế Mười Hai DuyênVô minh đến già chếtĐều từ sinh duyên hữuHoạn nạn từ đây raCác ông phải nên biếtKhi tuyên dương Pháp nàySáu trăm vạn ức caiDiệt tận mọi khổ nãoĐều đắc Đạo Ứng ChânLúc thuyết Pháp lần haiNghìn vạn Hằng sa chúngTrong các pháp chẳng thọCũng đắc Đạo Ứng ChânNgười đắc Đạo từ đóSố ấy không tính kểVạn ức kiếp toán sốKhông thể biết giới hạnMười sáu vị vương tửThọ giới Cần Sách NamĐều cùng thỉnh Phật kiaDiễn nói Pháp Đại Thừa'Chúng con cùng quyến thuộcĐều sẽ thành Phật ĐạoNguyện được như Thế TônTuệ nhãn thanh tịnh nhất'Phật biết tâm đồng tửSự tu hành đời trướcVới vô lượng nhân duyênCùng đủ mọi thí dụTuyên thuyết giảng Sáu ĐộVà các việc thần thôngPhân biệt Pháp chân thậtNơi Bồ-tát hành ĐạoThuyết Kinh Pháp Hoa nàyKệ như cát sông HằngPhật kia giảng Kinh xongTĩnh thất nhập thiền địnhNhất tâm ngồi một nơiTám mươi bốn nghìn kiếpMỗi vị Cần Sách NamBiết Phật chưa xuất địnhVì vô lượng ức chúngThuyết Phật vô lượng tuệMỗi vị ngồi Pháp tòaGiảng Kinh Đại Thừa nàySau khi Phật tịch diệtTuyên dương trợ hoằng PhápMỗi vị Cần Sách NamHóa độ các chúng sinhĐến sáu trăm vạn ứcNhiều như cát sông HằngSau khi Phật kia tịchNhững ai nghe Pháp nàyBất cứ Phật độ nàoLuôn sinh cùng đạo sưMười sáu Cần Sách NamHành Phật Đạo đầy đủHiện nay ở mười phươngAi cũng thành chính giácNgười nghe Pháp thuở đóNơi chư Phật hiện tạiNhững ai trụ Thanh VănDần dần dạy Phật ĐạoTa là một trong đóCũng từng vì các ôngNên đã dùng phương tiệnDẫn vào trí của PhậtDo bởi nhân duyên xưaNay giảng Kinh Pháp HoaKhiến ông vào Phật ĐạoCác ông đừng kinh sợVí như có hiểm đạoHoang vu nhiều thú dữLại cũng không cỏ nướcNơi mà ai cũng sợVô số nghìn vạn chúngMuốn qua hiểm đạo nàyĐường dài xa vời vợiNăm trăm yojanaCó một vị đạo sưVới trí tuệ uyên bácSáng suốt tâm kiên địnhCứu họ khỏi hiểm nạnMọi người đều mệt mỏiMà thưa đạo sư rằng'Giờ chúng tôi mệt lắmVà muốn quay trở về'Đạo sư nghĩ như vầy'Họ thật đáng thương thayVì sao muốn quay về?Bỏ đi trân bảo quý'Lập tức nghĩ phương tiệnSử dụng sức thần thôngBiến một đại thành quáchVới nhà cửa trang nghiêmCó khu vườn xung quanhKênh nước và ao tắmCửa thành lầu các caoVới gái trai đông đúcKhi đã biến hóa xongBảo họ 'chớ sợ hãiCác người vào thành nàyTùy sở thích vui chơi'Khi họ vào thành rồiLòng vui mừng khôn xiếtThảy đều nghĩ bình anTự cho đã thoát khỏiBiết họ nghỉ ngơi xongĐạo sư nhóm họp bảo'Các người nên tiến bướcĐây chỉ là hóa thànhThấy các người mỏi mệtGiữa đường muốn thoái luiNên dùng sức phương tiệnQuyền xảo hóa thành nàyBây giờ hãy tinh tấnSẽ đồng đến nơi báu'Như Lai cũng như vậyĐạo sư của muôn loàiThấy những ai cầu ĐạoGiữa đường mà kiệt quệChẳng thể vượt sinh tửPhiền não các hiểm đạoNên dùng sức phương tiệnTạm nghỉ, nói tịch diệt'Các ông đã diệt khổViệc làm đều đã xong'Biết đã đến tịch diệtĐều đắc Đạo Ứng ChânRồi mới triệu đại chúngĐể thuyết Pháp chân thậtSức phương tiện chư PhậtPhân biệt nói ba thừaChỉ có một Phật ThừaHai thừa khác tạm nghỉNay Ta sẽ nói thậtCác ông chưa diệt độVì Phật Nhất Thiết TríHãy phát đại tinh tấnKhi chứng Nhất Thiết TríMười Lực Phật Pháp khácĐầy đủ ba hai tướngLúc đó mới chân diệtChư Phật là đạo sưTạm nghỉ, nói tịch diệtBiết đã nghỉ ngơi xongDẫn vào trí của Phật"Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ♦ Hết quyển 3Dịch sang cổ văn: Thiên Trúc Pháp sư Đồng Thọ (344-413)Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên ThuậnDịch nghĩa: 28/2/2012 ◊ Cập nhật: 3/9/2021☸ Cách đọc âm tiếng PhạnBhikṣu: bíc sunayuta: na du tayojana: dô cha naJambū: cham bu.