Đại Tạng Kinh - Kinh Điển Phật Giáo


☸ PHẨM 1: VÔ THƯỜNG☸ PHẨM 2: GIÁO HỌC☸ PHẨM 3: ĐA VĂN☸ PHẨM 4: CHÍNH TÍN☸ PHẨM 5: TRÌ GIỚI☸ PHẨM 6: TƯ DUY☸ PHẨM 7: TỪ BI☸ PHẨM 8: LỜI NÓI☸ PHẨM 9: SONG YẾU☸ PHẨM 10: BUÔNG LUNG☸ PHẨM 11: TÂM Ý☸ PHẨM 12: HƯƠNG HOA☸ PHẨM 13: NGU ÁM☸ PHẨM 14: MINH TRIẾT☸ PHẨM 15: ỨNG CHÂN☸ PHẨM 16: SỐ NGHÌN☸ PHẨM 17: TỘI CHƯỚNG☸ PHẨM 18: DAO GẬY☸ PHẨM 19: GIÀ SUY☸ PHẨM 20: ÁI THÂN☸ PHẨM 21: THẾ TỤCKinh Pháp Cú ♦ Quyển thượng☸ PHẨM 1: VÔ THƯỜNGPhẩm Vô Thường có 21 bài kệ.

Đại ý của phẩm này là nói lúc tỉnh mà chạy theo dục vọng thì sẽ hôn ám mê loạn.

Vinh hoa và tính mạng đều khó có thể bảo hộ lâu dài.

Duy chỉ có Đạo mới là chân thật.[1]Tỉnh giác từ ngủ sayNên hoan hỷ tư duyLắng nghe điều Ta nóiSoạn tập lời Phật dạy[2]Tất cả hành vô thườngĐều là pháp hưng suyCó sinh ắt phải tửTịch diệt an vui nhất[3]Ví như người thợ gốmTrộn đất nắn làm đồChúng thảy rồi vỡ nátMạng sống cũng như vậy[4]Như nước sông chảy xiếtTrôi xuôi chẳng ngược dòngĐời người cũng như thếQua rồi không trở lại[5]Như người cầm roi trôngChăn bò cho ăn cỏGià chết cũng như thếNuôi lớn rồi cướp đi[6]Trăm nghìn chẳng được mộtHào quý bất cứ aiTích trữ chứa tài sảnKhông gì chẳng suy tàn[7]Bề bộn suốt ngày đêmMạng sống tự giảm dầnTuổi thọ khi tiêu hếtNhư giếng khô cạn nước[8]Thường hằng rồi cũng tậnCao tột rồi cũng đọaCó hợp ắt có tanCó sinh ắt có tử[9]Chúng sinh cùng tương tranhCho đến mất cả mạngTùy nghiệp mà đọa thăngHọa phúc tự lĩnh thọ[10]Già yếu nếm khổ đauKhi chết thức ra điTham luyến ngục gia đìnhSinh tử chẳng thể đoạn[11]Thoáng chốc cái già đếnHình sắc suy biến tànThiếu thời tâm như ýTuổi già nạn bủa vây[12]Dẫu sống đến trăm tuổiCũng bị chết bám theoGià bệnh mãi áp bứcHoạn nạn đến đời sau[13]Một ngày đã trôi quaThọ mạng cũng giảm dầnNhư cá đang thiếu nướcThử hỏi có gì vui?[14]Lúc già nhan sắc tànBệnh tật hủy hoại taThân thể thối rữa nátCái chết là lẽ thường[15]Thân này để làm gì?Nơi luôn tiết đồ dơBệnh hoạn làm khốn khổGià suy rồi phải chết[16]Tham dục ý buông lungSai quấy ngày càng tăngKhông thấy cũng chẳng ngheThọ mạng là vô thường[17]Chẳng con chẳng cha anhCó thể cậy nương nhờBị chết làm khổ bứcKhông ai có thể hộ[18]Ngày đêm lười kiêu mạnĐã già còn dâm dậtCó tiền không bố thíChẳng vâng lời Phật dạyBị bốn việc đó cheTự mình hại chính mình[19]Vào biển trú hư khôngDẫu vào tận hang núiChẳng có một nơi nàoThoát miễn khỏi phải chết[20]Việc này do mình tạoNghiệp báo sẽ như thếAi siết bởi phiền nãoThẳng tiến già chết sầu[21]Biết rồi, tự tĩnh lặngNhư thế thấy hết sinhBhikṣu [bíc su]! Nhàm phiền nãoRa khỏi chốn sinh tử☸ PHẨM 2: GIÁO HỌCPhẩm Giáo Học có 29 bài kệ.

Đại ý của phẩm này là chỉ dạy phương cách tu hành; hãy cởi bỏ hôn ám và ngu muội của mình thì sẽ thấy được ánh sáng của Đạo.[1]Dậy đi! Sao ngủ mãi?Như ong, ốc, trai, mọtẨn náu nơi bất tịnhMê lầm cho tốt thay[2]Đã bị trọng thương nặngLòng nhói như bệnh đauGặp phải lắm ách nạnSao còn lo ham ngủ?[3]Tư duy chẳng buông lungNhân từ học thánh ĐạoTừ đó không ưu sầuChính niệm vọng tự trừ[4]Chính kiến học Đạo tăngTrí tuệ soi thế gianPhúc sinh trăm nghìn đờiVĩnh không đọa đường ác[5]Chớ học theo tà đạoMà tin lời tà kiếnChớ nhiễm thói phóng đãngMà khiến dục vọng tăng[6]Thiện Pháp khéo tu hànhHọc tập chớ vi phạmHành Đạo không ưu phiềnĐời đời thường an vui[7]Siêng học nhiếp thân tâmLời nói luôn thận trọngTất đến nơi bất tửHành diệt sẽ được an[8]Điều sai chớ có họcViệc đúng hãy thực hànhHiểu rõ Pháp tu trìLậu tận đắc tịch diệt[9]Thấy Pháp lợi thân tâmTất đến nơi an lànhTinh cần làm lợi íchĐó là bậc hiền minh[10]Ai khởi niệm giác ngộHọc Đạo thêm kiên cốAi chấp diệt buông lungTổn giảm mà chẳng tăng[11]Chuyên nhất ý kiên cườngTu học đắc Trung ĐạoAi hiểu nghĩa lý nàyNên nhớ luôn hành trì[12]Trước đoạn tâm tham áiKiêu mạn và tà kiếnDiệt sạch mọi kết sửĐó là thượng Đạo Nhân[13]Tu học nếu không cóBạn tốt Thiện Tri ThứcGiữ thiện tu một mìnhĐừng cùng với kẻ ngu[14]Tu học siêng trì giớiCần chi bạn đồng hành?Một mình chẳng ưu phiềnNhư voi giữa rừng hoang[15]Trì giới lại đa vănCả hai khéo rõ thôngMới xưng bậc giới vănNên học gắng tu hành[16]Học Đạo trước giữ giớiSáu căn sẽ kiên cốBố thí chẳng cầu báoSiêng năng chớ nằm lười[17]Dẫu ai sống trăm nămTà kiến tâm bất thiệnChẳng bằng sống một ngàyTinh tấn thọ Chính Pháp[18]Dẫu ai sống trăm nămThờ lửa luyện phép thuậtChẳng bằng trong khoảnh khắcTrì giới được thắng phúc[19]Làm được mới hãy nóiChẳng thể chớ nói suôngGiả dối không thành tínBậc trí sớm vứt trừ[20]Học Đạo cầu tín giảiQuán sát lẽ đúng saiBiết Pháp hãy dạy ngườiĐuốc tuệ chẳng còn mê[21]Bện tóc học đạo tàÁo cỏ nội tâm thamMờ mịt chẳng hiểu rõNhư điếc nghe nhạc âm[22]Có tu mới xả ácDùng thuốc trừ ba độcTrượng phu vượt sinh tửNhư rắn lột thay da[23]Tu học mà đa vănTrì giới không sai phạmHiện đời cùng vị laiTiếng thơm sở nguyện thành[24]Tu học kém hiểu biếtTrì giới không trọn vẹnHiện đời cùng vị laiThọ khổ bổn nguyện tan[25]Học Đạo có hai điềuLuôn gần bậc đa vănChân Đế giải nghĩa thâmTuy nhọc chẳng đọa tà[26]Cỏ dại hại đồng lúaNhiều dục hại tu họcNhổ cỏ trừ tà ácThu hoạch tất được nhiều[27]Nghĩ kỹ rồi hãy nóiNgôn từ chớ hung bạoY Pháp giảng nghĩa lýLời lẽ chớ phạm sai[28]Khéo học chớ vi phạmSợ ác rõ cấm kỵAi biết thấy tường tậnHoạn nạn, sau chẳng còn[29]Lìa xa tội cùng phúcViệc làm sẽ tịnh hạnhLuôn mãi tự nhiếp phụcẤy là bậc khéo tu☸ PHẨM 3: ĐA VĂNPhẩm Đa Văn có 19 bài kệ.

Đại ý của phẩm này cũng khuyên tu học nghe Pháp.


Vun bồi học rộng, trở thành bậc thánh, và tự đạt đến chính giác.[1]Đa văn vững tu hànhTrì Pháp làm bức tườngTinh tấn hủy khó leoTừ đó giới tuệ thành[2]Đa văn khai sáng tâmTâm sáng trí tuệ tăngTrí tăng rộng giải nghĩaThấy nghĩa hành Pháp an[3]Đa văn khéo trừ loKhéo nhập thiền định anKhéo giảng Pháp cam lộTự đắc Đạo tịch diệt[4]Nghe Pháp biết Kinh giớiTrừ nghi thấy chân lýDo nghe lìa pháp ácĐi đến nơi bất tử[5]Minh sư khéo hiện ĐạoTrừ nghi tu học thôngThanh tịnh gốc phiền nãoPháp tạng khéo phụng trì[6]Khéo nhiếp giảng nghĩa thâmHiểu rõ chẳng sai phạmThọ Pháp nương theo PhápTừ đó nhanh được an[7]Nếu chỉ hiểu chút ítTự đại kiêu mạn khinhĐó như mù cầm đuốcSoi người chẳng soi mình[8]Cầu tài ham tước vịQuyền quý hưởng phúc trờiTuệ biện xuất thế gianĐa văn là đệ nhất[9]Vua trọng bậc hiền minhChư thiên cũng như thếĐa văn là bảo tạngLực mạnh giàu sang nhất[10]Bậc trí kính đa vănĐạo Nhân cũng hoan hỷVua chúa hết lòng mếnThiên đế, Phạm, cũng thế[11]Tiên nhân trọng đa vănHà huống đại phú giaBởi tuệ là quý nhấtĐáng kính không gì hơn[12]Thờ trời vì ánh sángHiếu cha vì ân đứcTrung vua vì bảo hộKính hiền vì đa văn[13]Mạnh khỏe nhờ lương yMuốn thắng nhờ hào kiệtPhật Pháp ở trí tuệPhúc tu sáng muôn đời[14]Bạn lành ở công việcChân tình lúc hiểm nguyHạnh phúc nơi căn buồngBiết trí qua ngôn lời[15]Đa văn lợi hiện đờiVợ con anh em bạnCũng được phúc đời sauTích lũy thành thánh trí[16]Muốn khéo diệt âu loCũng trừ việc hung suyMuốn được an ổn lànhHãy kính bậc đa văn[17]Trọng thương chẳng bằng ưuTrúng tên chẳng bằng nguDẫu mạnh chẳng thể nhổĐa văn mới tận trừ[18]Như mù có được mắtNhư ngu có được đuốcHọc rộng dẫn người đờiNhư sáng dẫn kẻ mù[19]Cho nên ai trừ siLy dục diệt kiêu mạnHọc tập kính đa vănĐó là tích lũy đức☸ PHẨM 4: CHÍNH TÍNPhẩm Chính Tín có 18 bài kệ.

Đại ý của phẩm này nói về tín tâm là căn bổn của việc học Phật tu Đạo.

Nếu có được chính kiến thì sự tu hành sẽ không thoái chuyển.[1]Tín giới tàm quý tàiLà Pháp thánh hiền khenĐạo này bậc trí giảngGiúp người sinh lên trời[2]Kẻ ngu chẳng tu thiệnBố thí cũng chẳng khenTín thí trợ người hiềnTừ đó đến chốn lành[3]Tín tâm trưởng dưỡng ĐạoNiệm Pháp trụ an lạcAi gần đắc thượng tríTrường thọ giữa thánh hiền[4]Tin sâu mới đắc ĐạoNhư Pháp được diệt độTừ đó trí tuệ thànhNơi đến quang minh chiếu[5]Vững tin vượt bể sâuNhiếp ý làm thuyền trưởngTinh tấn trừ khổ áchTrí tuệ qua bờ kia[6]Ai tín niệm phụng hànhThánh hiền sẽ ngợi khenAi vui thích vô viCởi bỏ mọi buộc ràng[7]Tín tâm và giới PhápTuệ ý khéo tu hànhTrượng phu đoạn phiền nãoNhân đó thoát luân hồi[8]Tín khiến giới thành tựuCũng được thọ và tuệNơi nơi khéo hành ĐạoChốn chốn người cúng dường[9]So sánh lợi xuất thếTín tuệ là trí mẫuTài này cao quý thượngGia sản vốn chẳng thường[10]Muốn thấy chư thánh hiềnThích nghe giáo Pháp mầuKhéo xả tâm cấu trượcĐó mới là tin sâu[11]Có tín mới vượt sôngPhúc ấy khó xâm đoạtGiặc cướp khéo ngăn trừNhàn tĩnh Đạo Nhân lạc[12]Bất tín chẳng tu hànhLời thật ưa bác bỏNhư vụng về múc nướcKhuấy suối nổi bùn dơ[13]Bậc trí tu tín tuệKhát ngưỡng Đạo thanh caoNhư khéo múc nước suốiNhẹ nhàng chẳng khuấy tung[14]Tín tuệ không nhiễm ácChỉ gần bậc hiền minhĐiều hay nên học hỏiViệc xấu phải lánh xa[15]Lòng tin như ngồi xeChở ta đến nơi đíchGiống như huấn luyện voiTự điều là tối thắng[16]Tín tài và giới tàiTàm tài cộng quý tàiCùng với văn, thí, tuệGọi là Bảy Pháp Tài[17]Do tín mà giữ giớiThanh tịnh thường quán PhápTu tuệ lợi mình ngườiPhụng kính chẳng lãng quên[18]Ai có Bảy Pháp TàiChẳng kể nam hay nữMãi mãi không nghèo túngBởi họ thấy chân lý☸ PHẨM 5: TRÌ GIỚIPhẩm Trì Giới có 16 bài kệ.

Đại ý của phẩm này là sách tấn tu trì thiện Pháp, ngăn chặn tà kiến và phi pháp, để về sau khỏi phải hối tiếc.[1]Tâm ai thường trong sángPhụng trì giới đầy đủThanh tịnh tu việc lànhĐó là giới thành tựu[2]Bậc trí khéo hộ giớiSẽ được ba phúc báoLợi lành tiếng thơm vangMạng chung sinh lên trời[3]Nên thấy người trì giớiHộ giới trí tuệ sinhThành tựu chính tri kiếnHọ được an vui lành[4]Trì giới được an lạcKhiến thân chẳng não phiềnĐêm nằm điềm tĩnh yênThức dậy thường an vui[5]Giữ giới hành bố thíTu phúc tích phúc điềnTừ đó qua bờ kiaThường đến nơi an vui[6]Điều gì là cực thiện?Tu gì được an lạc?Thứ gì trân quý nhất?Cái gì chẳng thể đoạt?[7]Giới hạnh là cực thiệnTrì giới được an lạcTrí tuệ trân quý nhấtPhúc đức chẳng thể đoạt[8]Bhikṣu lập giới đứcThủ hộ nhiếp các cănĂn uống biết chừng mựcNgủ thức ý tương ứng[9]Dùng giới hàng phục tâmThủ hộ chính định ýNhất tâm tu Chỉ QuánKhông quên là chính trí[10]Hiền minh thủ hộ giớiChính trí tâm tư duyHành Đạo luôn tương ứngKhổ ách tự trừ sạch[11]Trừ sạch các tội cấuNhổ tận chớ sinh nghiTrọn đời cầu giới PhápThánh niệm chớ lìa xa[12]Giới định tuệ giải thoátPhải nên khéo quán sátTrần cấu đều đã lìaDiệt trừ họa ba cõi[13]Giải thoát mọi ràng buộcSi mê diệt trừ sạchVượt khỏi các cảnh maChiếu sáng như mặt trời[14]Ngã mạn với cuồng mêBhikṣu phải xa lánhTu hành giới định tuệTinh cần chớ lìa xa[15]Trì giới ý thanh tịnhNhiếp tâm chẳng buông lungChính trí đã mở thôngChẳng gặp tà kiến vây[16]Đi đến nơi cát tườngChứng thành Đạo vô thượngCũng lìa pháp ác tàLy chướng trừ chúng ma☸ PHẨM 6: TƯ DUYPhẩm Tư Duy có 12 bài kệ.

Đại ý của phẩm này là dạy chúng ta hãy cẩn thận gìn giữ niệm khởi vi tế của tâm và quán sát hơi thở ra vào, tất sẽ ngộ trọng yếu của Đạo.[1]Quán hơi thở ra vàoChú tâm tư duy kỹThông suốt đầu đến cuốiQuán sát như Phật dạy[2]Đó là chiếu thế gianNhư mây tan trăng hiệnĐi đứng học tư duyNằm ngồi đừng quên lãng[3]Bhikṣu lập niệm nàyHiện đời và hậu thếThắng lợi mãi chẳng cùngVĩnh không đọa sinh tử[4]Nếu thấy thân an trụSáu căn gìn giữ hộBhikṣu luôn nhất tâmTự biết chứng tịch diệt[5]Đã có các niệm nàyTự mình luôn hành trìNhư vậy mà chẳng thểVĩnh không chế phục tâm[6]Ai tu Pháp căn bổnNhư thế vượt trần laoÝ niệm mà khéo ngộĐắc định tâm an vuiTùy thời tu các PhápMới thoát sinh già chết[7]Bhikṣu ngộ ý niệmPhải khiến niệm tương ứngSinh tử phiền não đoạnChứng đắc Đạo tịch diệt[8]Thường nên nghe diệu PhápTự ngộ tâm ý mìnhAi giác làm thánh hiềnSợ hãi vĩnh chẳng còn[9]Giác ngộ tâm tương ứngNgày đêm siêng tu họcLiễu giải Pháp cam lộNhất định được vô lậu[10]Nếu ai được lợi lànhTất đến Quy Y PhậtCho nên ngày lẫn đêmThường niệm Phật Pháp Tăng[11]Tự ngộ tâm ý mìnhĐó là đệ tử PhậtNgày đêm hãy luôn niệmCông đức Phật Pháp Tăng[12]Niệm thân niệm vô thườngNiệm giới bố thí đứcVô nguyện, không, vô tướngNgày đêm hãy nhớ niệm☸ PHẨM 7: TỪ BIPhẩm Từ Bi có 18 bài kệ.

Đại ý của phẩm này là nói về nơi tu hành của thánh nhân; bậc đại nhân luôn dùng đức hạnh để rộng độ vô lượng chúng sinh.[1]Lòng từ không giết hạiThân nghiệp luôn khéo nhiếpĐó là chốn bất tửNơi đến chẳng hoạn nạn[2]Lòng từ không giết hạiGìn giữ ngữ ý nghiệpĐó là chốn bất tửNơi đến chẳng hoạn nạn[3]Não loạn đã điều phụcThủ hộ tâm từ biThấy sân vẫn nhẫn chịuĐó là tu tịnh hạnh[4]Từ tốn tâm chí thànhKhông thốt lời ác ônVới người chẳng sân hậnĐó là tu tịnh hạnh[5]An tĩnh chắp tay kínhChẳng hại các chúng sinhChẳng gây phiền não sầuĐó là tu tịnh hạnh[6]Từ mẫn luôn thương xótThanh tịnh như Phật dạyBiết đủ biết dừng lạiTất vượt thoát sinh tử[7]Học rộng ít tham muốnLợi danh chẳng mê mangNhân nghĩa không xâm phạmThế gian ngợi tán dương[8]Hiền nhân không tổn phạmChẳng theo phù du ảoNgười đời tranh đua giànhTrí tuệ tâm an nhiên[9]Hiền lương lòng bác áiXót thương các chúng sinhTâm từ luôn rải khắpNơi đến sẽ an lành[10]Hiền nhân không tà ngụyAn trụ chẳng ưu phiềnChư thiên theo hộ vệBậc trí quý từ bi[11]Ngày đêm sinh niệm từDứt tuyệt tâm tranh đấuChẳng hại các chúng sinhTức không gặp oán cừu[12]Giết hại thiếu tâm từPhạm giới lại nói dốiLầm lỗi không bố thíChẳng màng sinh già chết[13]Uống rượu mất lý tríHành vi càng xằng bậyChết đọa ba đường ácXảo ngụy không chân thành[14]Bước theo hạnh từ biBác ái cứu chúng sinhCó được mười một lợiPhúc đức luôn tùy thân[15]Ngủ yên tỉnh giấc anChẳng thấy cơn ác mộngTrời hộ người kính mếnThuốc độc chiến tranh, khôngChẳng gặp nạn nước lửaNơi ở được phúc lợiChết sinh cõi Phạm ThiênĐây là mười một lợi[16]Nếu dùng tâm từ biVô lượng chẳng quên lãngSinh tử dần dần đoạnĐược lợi siêu thế gian[17]Nhân từ không loạn chíHạnh bi rất khó hànhThương xót các chúng sinhPhúc đó là vô lượng[18]Dẫu ai trọn suốt đờiPhụng thờ khắp thần linhVoi ngựa mang tế trờiChẳng bằng hành từ bi☸ PHẨM 8: LỜI NÓIPhẩm Lời Nói có 12 bài kệ.


Đại ý của phẩm này là dạy chúng ta hãy cẩn thận lời nói trong việc nói năng, đàm luận, và phải nên sử dụng phù hợp với Đạo lý.[1]Mắng chửi nói lời ácKiêu ngạo khinh miệt ngườiDấy khởi việc ác nàyOán hận càng sinh thêm[2]Thuận ngôn lời khiêm tốnTôn trọng kính mến ngườiNhẫn ác trừ phiền nãoOán hận tự diệt tan[3]Lòng ác ai luôn giữNhư rìu ở trong miệngCho nên tự trảm thânDo bởi nói lời ác[4]Tranh giành đoạt chút lợiNhư mất tài bảo giấuTừ đó sinh tranh đấuKhiến tâm hướng đường ác[5]Khen ác ca việc xấuCả hai đều xấu ácMiệng lưỡi ưa tranh đấuVề sau tất chẳng an[6]Vô đạo đọa đường ácTự tăng địa ngục khổLìa si tu nhẫn ýChính niệm tức không phạm[7]Làm lành được giải thoátLàm ác bị trói buộcHiểu suốt làm thánh hiềnĐó là thoát não phiền[8]Bhikṣu thu nhiếp ýLời nói không vội vãNghĩa lý hợp như PhápLời ấy ngọt dịu êm[9]Lời nói ai khéo dùngHọ tất không chiêu hoạnCũng chẳng xung khắc ngườiĐây là lời thiện xảo[10]Lời nói hợp với ýCũng làm người hoan hỷĐừng khiến tâm hướng ácLời nói người tin vui[11]Chí thành giảng cam lộNhư Pháp chẳng lỗi lầmLời nói hợp Pháp nghĩaLà gần gốc của Đạo[12]Ai giảng như Phật dạyCát tường được diệt độTất khéo đoạn phiền nãoĐó là lời tối thượng☸ PHẨM 9: SONG YẾUPhẩm Song Yếu có 22 bài kệ.

Đại ý của phẩm này là dùng thiện ác đối nhau để sáng tỏ nghĩa lý.[1]Tâm là gốc các phápTâm chỉ đạo làm chủNếu trong tâm nghĩ ácThì liền nói liền làmTội khổ tự truy đuổiNhư bánh xe theo vết[2]Tâm là gốc các phápTâm chỉ đạo làm chủNếu trong tâm nghĩ thiệnThì liền nói liền làmPhúc lạc tự truy đuổiNhư bóng hiện theo hình[3]Loạn ý theo tâm khởiNgu si dẫn vào tốiTự đại không biết PhápLàm sao hiểu lời hay?[4]Chính ý theo tâm khởiThông suốt hiểu minh bạchChẳng bị ganh ghét thamLiễu đạt rõ lời hay[5]Oán hận ai ôm giữOán mãi chưa từng nghỉKhông hận hận tự trừLà Đạo đáng phụng hành[6]Kỳ vọng ở nơi ngườiChẳng bằng tự xét mìnhNhư ai biết lẽ nàyHoạn nạn vĩnh diệt trừ[7]Tà kiến cho thân tịnhCác căn chẳng nhiếp phụcĂn uống không chừng mựcBiếng nhác lại khiếp nhượcKhống chế bởi tà ácNhư cỏ ngã theo gió[8]Hãy quán thân bất tịnhCác căn khéo nhiếp phụcĂn uống biết chừng mựcTinh tấn luôn vui thíchKhông bị tà ác độngNhư gió thổi thái sơn[9]Tính độc không nhổ trừTham muốn lòng rong ruổiChưa thể tự điều phụcKhông xứng mặc Pháp y[10]Tính độc khéo nhổ trừGiữ giới ý an nhiênTâm đó đã điều phụcXứng đáng mặc Pháp y[11]Lấy thật cho là giảLấy giả cho là thậtĐó là tâm tà kiếnKhông được lợi ích lành[12]Chân thật biết là thậtHư ngụy biết là giảĐó là tâm chính kiếnTất được lợi ích lành[13]Mái nhà nếu chẳng kínTrời mưa sẽ luôn rỉÝ ai không tư duyMãi có tham sân si[14]Mái nhà nếu lợp kínTrời mưa sẽ chẳng rỉÝ ai tự tư duyVĩnh không tham sân si[15]Kẻ xấu ảnh hưởng ngườiNhư gần vật hôi thốiMê dần làm việc xấuBất giác trở thành ác[16]Bậc hiền ảnh hưởng ngườiNhư gần làn khói hươngTrí tăng làm việc lànhHạnh nghiệp tỏa ngát thơm[17]Gây ưu đời sau ưuTạo ác với sầu muộnSợ hãi luôn ưu phiềnThấy tội lòng ngậm ngùi[18]Tạo vui đời sau vuiLàm thiện với hoan hỷHân hoan thường vui vẻThấy phúc tâm an nhiên[19]Nay khổ đời sau khổLàm ác với khổ đauTự mình gặp tai ươngThọ tội phiền não nhiệt[20]Nay vui đời sau vuiLàm thiện với hoan hỷTự mình gặp duyên lànhPhúc báo thọ an vui[21]Tham cầu nói khôn khéoPhóng đãng không giữ giớiÔm lòng tham sân siChỉ Quán chẳng tư duyTụ tập như bầy trâuKhông phải đệ tử Phật[22]Vô cầu nói đúng lúcHành Đạo hợp như PhápDiệt trừ tham sân siChính giác ý liễu giảiThấy nghịch tâm chẳng độngĐó là đệ tử Phật☸ PHẨM 10: BUÔNG LUNGPhẩm Buông Lung có 20 bài kệ.

Đại ý của phẩm này là chỉ dạy giới luật để ngăn trừ điều tà ác và lỗi lầm; dùng Đạo khuyến tu hiền đức.[1]Giới là Đạo cam lộBuông lung là tử lộKhông tham sẽ bất tửMất Đạo sẽ tự diệt[2]Người trí hành thắng ĐạoVĩnh viễn chẳng buông lungHoan hỷ do không thamPháp lạc từ đây sinh[3]Tư duy luôn niệm ĐạoDũng mãnh tu chính hạnhTrượng phu vượt thế gianCát tường không gì hơn[4]Chính niệm luôn hưng khởiThanh tịnh ác dễ diệtY Pháp tự chế phụcKhông phạm tiếng thơm vang[5]Tinh tấn không buông lungChế phục tự điều tâmTrí tuệ sinh định minhHố thẳm chẳng còn rơi[6]Kẻ ngu trí kém hiểuƯa loạn thích tranh đấuThượng trí luôn thận trọngChính niệm hộ như báu[7]Chớ tham chớ đua tranhCũng đừng ham dục lạcTâm ý chẳng buông lungMới được an vui lớn[8]Buông lung luôn tự cấmKhéo trừ làm thánh hiềnĐã thăng lầu trí tuệBỏ nguy liền được anNgười trí nhìn kẻ nguNhư núi so với đất[9]Chính hạnh giữa chốn loạnĐó là Độc Giác ngộLực này hơn sư tửBỏ ác là đại trí[10]Say ngủ nặng như núiChe trùm bởi si mêNằm lì chẳng nghĩ cáchNên luôn thọ bào thai[11]Tâm ý không phóng túngLậu tận được ý giảiMa thừa lúc buông lungNhư sư tử vồ nai[12]Ai khéo chẳng buông lungLà người trì giới luậtThanh tịnh chính tư duyLuôn nên tự hộ tâm[13]Bhikṣu hãy cẩn thậnBuông lung lắm ưu phiềnTranh tụng nhỏ thành lớnTích ác vào đám lửa[14]Giữ giới tăng phúc thiệnPhạm giới tâm lo âuKhéo đoạn lậu ba cõiĐó mới gần tịch diệt[15]Ai trước từng buông lungSau khéo tự cấm chếLà chiếu sáng thế gianHọ nên nhớ tu định[16]Thuở xưa lỡ làm ácBù lại siêng làm lànhLà chiếu sáng thế gianHọ nên nhớ tu thiện[17]Thiếu niên mà xuất giaSiêng tu lời Phật dạyLà chiếu sáng thế gianNhư trăng lìa mây che[18]Ai trước lỡ làm ácSau ngừng không tái phạmLà chiếu sáng thế gianNhư trăng lìa mây che[19]Hiện đời không não hạiLúc chết chẳng âu loKia thấy Đạo vô úyLìa khổ được an vui[20]Đoạn trừ pháp ô trượcChỉ học Pháp thanh tịnhSinh tử không quay lạiXả ái dừng việc ácDục lạc chẳng còn nhiễmDiệt dục không ưu sầu☸ PHẨM 11: TÂM ÝPhẩm Tâm Ý có 12 bài kệ.

Đại ý của phẩm này là nói về tâm ý thức; tuy không có hình tướng nhưng sự tạo tác của chúng là vô cùng vô tận.[1]Rong ruổi ý sai sửKhó phòng khó cấm chếChính trí hàng bổn tâmTuệ minh chiếu hiển hách[2]Vụt nhanh khó hộ trìLà nơi dục niệm trúNhiếp ý là việc lànhĐiều phục liền khinh an[3]Ý niệm rất khó thấyTheo dục mà rong ruổiTrí tuệ luôn tự hộKhéo giữ liền được an[4]Đơn độc đi cùng khắpẨn tàng vô hình tướngNhiếp ý gần với ĐạoGiải thoát khỏi ma chướng[5]Vọng tâm chẳng dừng nghỉCũng chẳng biết Pháp lànhTrầm mê việc thế gianKhông có chính tri kiến[6]Vọng niệm chẳng dừng nghỉVô biên bất đoạn tuyệtPhúc lực khéo trừ ácGiác ngộ làm thánh hiền[7]Phật nói tất cả phápTuy diệu nhưng phi chânVọng niệm nên cảnh giácChớ theo tâm buông lung[8]Thấy Pháp an lạc nhấtSở nguyện tất viên thànhTrí tuệ phòng hộ ýĐoạn trừ khổ nhân duyên[9]Thân này chẳng bao lâuTrở về với cát bụiThân hoại thức ra điSao còn tham luyến nhớ?[10]Tâm hướng nơi tạo tácĐến đi không dấu vếtNếu lòng nhiều tà ácTai họa tự chuốc lấy[11]Niệm này do mình tạoChẳng phải cha mẹ làmTrừ tà tu chính địnhTu phúc chớ thoái lui[12]Nhiếp sáu căn như rùaPhòng hộ ý như thànhKiếm tuệ chiến đấu maThắng lợi không hoạn nạn☸ PHẨM 12: HƯƠNG HOAPhẩm Hương Hoa có 17 bài kệ.

Đại ý của phẩm này là nói học tập Phật Pháp cần phải sáng suốt và thực tiễn tu hành.

Nhân có hoa nên mới thấy quả.


Hãy chuyển hư ngụy thành chân thật.[1]Ai khéo lựa nơi xứLìa đường ác sinh thiên?Ai khéo giảng Pháp nghĩaNhư khéo hái hoa xinh?[2]Học nhân khéo lựa nơiLìa đường ác sinh thiênKhéo giảng diệu Pháp nghĩaKhéo hái hoa công đức[3]Quán thân như sành gốmHuyễn hóa như ảo ảnhChặt đứt nụ hoa maKhông đọa vòng sinh tử[4]Thấy thân như bọt nướcBiết đó là huyễn hóaChặt đứt nụ hoa maKhông đọa vòng sinh tử[5]Thân bệnh ắt suy nhượcNhư hoa rơi héo tànMột mai cái chết đếnVí như nước chảy xiết[6]Tham dục không nhàm chánTiêu tan mọi chính niệmÝ tà ham tài bảoChiêu họa dối gạt mình[7]Ví như ong hút mậtKhông tổn hoa sắc hươngChỉ lấy vị rồi điNhư Bhikṣu vào làng[8]Chuyện người chớ lưu tâmTốt xấu việc của họMà hãy luôn phản tỉnhThiện ác của chính mình[9]Ví như hoa khả ýSắc đẹp mà chẳng thơmLời hoa mỹ cũng thếKhông có lợi ích gì[10]Ví như hoa khả ýSắc đẹp lại ngát thơmLời dịu êm cũng thếTất được phúc lợi lành[11]Lấy nhiều hoa xinh đẹpKết thành vòng trang sứcAi rộng tích thiện cănĐời sau sinh chốn lành[12]Kỳ hoa dị thảo hươngKhông ngược làn gió thổiHiền giả gần Chính ĐạoĐức hạnh tỏa ngát thơm[13]Hương mộc và hương đànCùng hương hoa sen xanhTuy ngửi thật ngát thơmKhông bằng giới đức hương[14]Hương hoa tỏa nhạt nhòaChẳng thể gọi là thậtHuân tu trì giới hươngThù thắng thơm thấu trời[15]Thành tựu đầy đủ giớiTu hành chẳng buông lungĐịnh tuệ đoạn sinh tửVĩnh viễn lìa tà ma[16]Ví như ở mương ruộngGần cạnh nơi đại lộTrong đó mọc hoa senThơm khiết rất đáng yêu[17]Có sinh ắt phải chếtPhàm phu ưa nơi đóBậc trí quyết thoát raĐó là đệ tử Phật☸ PHẨM 13: NGU ÁMPhẩm Ngu Ám có 21 bài kệ.

Đại ý của phẩm này là khai mở tối tăm và phơi bày trạng thái của nó, hầu khiến cho những ai u mê thấy được ánh sáng.[1]Đêm dài ai mất ngủĐường dài ai mệt mỏiNgu mê luân hồi mãiChẳng biết Phật Chính Pháp[2]Si mê luôn hôn ámCuốn trôi như dòng nướcThà rằng đi một mìnhChớ cùng với kẻ ngu[3]Kẻ ngu chấp vận mạngLo lắng mãi không thôiSống chung kẻ dốt, khổVới ta sinh oán thù[4]Có tiền có con cáiKẻ ngu mãi lo toanCả ta chẳng phải taHuống nữa tiền và con?[5]Mùa hè sống ở đâyMùa đông sống ở đâyKẻ ngu lo lắm việcChẳng biết tương lai biến[6]Dẫu ngu đần cực điểmTự nhận biết sẽ khônNgu mà cho mình giỏiĐó mới là cực ngu[7]Ngu ám gần bậc tríVí như vá múc canhDẫu cho múc luôn khiVẫn không biết vị gì[8]Thông minh gần bậc tríVí như lưỡi nếm vịDẫu chỉ một thoáng thôiPháp yếu liền rõ thông[9]Hành động của kẻ nguKhiến thân chiêu hoạn nạnƯa khoái làm việc ácTai ương tự chuốc lấy[10]Hành vi mà bất thiệnVề sau lòng hối hậnNước mắt chảy đầm đìaBáo ứng nghiệp ác xưa[11]Hành vi mà lương thiệnVề sau lòng hoan hỷVị lai hưởng phúc báoMỉm cười tâm vui sướng[12]Nghiệp tội chưa chín mùiKẻ ngu cho bình yênTới khi báo ứng đếnTự chịu tội khổ đau[13]Kẻ ngu chốn ước mongKhông nhận đó là khổMãi khi đọa hiểm nguyMới biết nó chẳng lành[14]Kẻ ngu lúc làm ácKhông thể tự hiểu thấuƯơng họa đuổi theo đốtNghiệp tội cháy phừng phừng[15]Kẻ ngu ham ăn ngonNăm tháng càng tham đắmNiệm Pháp mười sáu phầnMột phần cũng chưa có[16]Kẻ ngu mãi lo toanĐến cuối không chút lợiDao gậy tự chiêu cảmBáo ứng như ấn chương[17]Biết ngu xem hành viKhông thí mà lắm cầuSa đọa đường tà ácLuôn làm điều ác xấu[18]Xa Đạo gần kẻ thamMưu sinh tại lợi danhGia đình do luyến thamLấy nhiều vật cúng dâng[19]Học Đạo đừng mắc phảiChớ làm Đạo Nhân nhàTham nhà phạm Thánh giáoVề sau tự thiếu hao[20]Việc đó đồng kẻ nguChỉ khiến dục vọng tăngCầu lợi trái sở nguyệnCầu Đạo cũng chẳng thành[21]Bởi vậy ai có tríXuất gia Phật đệ tửBỏ ái lìa trần lụyMãi không đọa sinh tử☸ PHẨM 14: MINH TRIẾTPhẩm Minh Triết có 16 bài kệ.

Đại ý của phẩm này là nói những ai tu hành trí tuệ chân thật thì phải tu phúc báo và tinh tấn học tập Chính Đạo.

Hãy dùng Phật Pháp làm gương sáng.[1]Quán sát rõ thiện ácLòng biết sợ điều ácSợ ác chẳng vi phạmCát tường mãi không sầuNên ai muốn có phúcTư duy siêng hành trìKhéo đạt như ý nguyệnPhúc lộc chuyển bội tăng[2]Làm phúc tin việc lànhTích thiện không nhàm mỏiTin hiểu tu âm đứcLâu dần sẽ huy hoàng[3]Luôn tránh chuyện vô nghĩaKhông gần kẻ ngu siTưởng mến theo bạn hiềnThân cận bậc thượng sĩ[4]Pháp hỷ nằm an vuiTâm vui ý trong sángThánh nhân diễn nói PhápBậc trí luôn mến hành[5]Nhân đức bậc trí tuệTrai giới kính phụng ĐạoNhư trăng giữa vì saoChiếu sáng khắp thế gian[6]Thợ cung chỉnh góc độThuyền phu chèo lái thuyềnThợ mộc gọt đẽo gỗBậc trí khéo điều thân[7]Ví như khối đá nặngCuồng phong không thể dờiBậc trí ý kiên địnhChê khen chẳng động dao[8]Ví như vực nước sâuTĩnh lặng lại trong veoNgười trí nghe Đạo mầuTâm tịnh ý an nhiên[9]Trượng phu tâm vô cầuNơi ở tuệ sáng soiDẫu gặp vui hay khổThái độ chẳng tự cao[10]Thánh hiền xa việc đờiChẳng mong tiền và conGiữ giới luôn tu ĐạoKhông tham tà phú quý[11]Người trí biết niệm độngNhư cây giữa bãi cátBằng hữu chí chưa vữngTheo ý nhiễm bụi trần[12]Thế gian đều chìm đắmÍt ai qua bờ kiaGiả sử dẫu có ngườiMuốn qua nhưng chạy nhanh[13]Cầu Đạo ai chí thànhTiếp thọ Phật chính giáoNgười ấy gần bờ kiaThoát tử làm thượng nhân[14]Đoạn trừ pháp năm uẩnTĩnh lự trí tuệ sinhVực thẳm chẳng còn rơiXả ái hiện quang minh[15]Chế phục lòng tham luyếnVô vi đoạn dục lạcAi khéo tự cứu mìnhKhiến tâm sinh tuệ minh[16]Tu học giữ chính tríTâm luôn niệm Chính ĐạoNhất tâm thọ Chân ĐếDục lạc chẳng khởi sinhLậu tận tập trừ sạchĐó là vượt thế gian☸ PHẨM 15: ỨNG CHÂNPhẩm Ứng Chân có 10 bài kệ.

Đại ý của phẩm này là nói tính linh của bậc giác ngộ thì xa lìa ái dục, tâm không chấp trước, và ý kiên định không biến đổi.[1]Lìa xa mọi ưu sầuThoát khỏi mọi hoạn nạnTrói buộc đã cởi raTĩnh lặng chẳng não phiền[2]Tâm tịnh có chính niệmDục lạc chẳng còn thamĐã qua hố si mêNhư nhạn bỏ ao khô[3]Ăn uống biết chừng mựcTài vật không cất giấuVô nguyện, không, vô tướngTu hành độ chúng sinhNhư chim giữa bầu trờiBay xa không trở ngại[4]Thế gian tập khí tậnChẳng còn ham ăn uốngTâm không chẳng hoạn nạnĐã đến chốn giải thoátVí như loài chim bayThoáng đỗ rồi liền đi[5]Căn tính ai chế ngựNhư ngựa đã thuần phụcXả bỏ thói kiêu mạnTất được trời cung kính[6]Như đất không phẫn nộNhư núi không dao độngThánh hiền không cấu nhiễmĐoạn tuyệt thoát sinh tử[7]Vọng niệm đã dừng nghỉChính ngữ lại chính hạnhChính Đạo khiến giải thoátAn nhiên vào tịch diệt[8]Lìa dục không chấp trướcChặt đứt chướng ba cõiVọng niệm đã đoạn tuyệtĐó là bậc thượng nhân[9]Hoang dã hoặc xóm làngĐất bằng hay đồi caoChỗ qua của Ứng ChânChẳng ai không nhờ ơn[10]Thánh nhân thích vắng vẻPhàm phu chẳng thể ởLành thay không dục vọngKhông chỗ để cầu mong☸ PHẨM 16: SỐ NGHÌNPhẩm Số Nghìn có 16 bài kệ.

Đại ý của phẩm này là nói rằng, dẫu học Phật Pháp rất nhiều nhưng lại không lĩnh hội được trọng yếu, thì chẳng bằng như học ít mà thông suốt vậy.[1]Dẫu tụng cả nghìn kệChẳng hiểu có ích gì?Đâu bằng hiểu một câuNghe rồi ý tịch nhiên[2]Dẫu tụng cả nghìn kệChẳng hiểu có ích gì?Đâu bằng chỉ một câuNghe rồi liễu thoát khổ[3]Dẫu tụng nhiều Kinh điểnChẳng hiểu có ích gì?Thông suốt chỉ một câuTu hành sẽ đắc Đạo[4]Nghìn nghìn vạn quân địchMột người thắng tất cảChẳng bằng tự hàng tâmĐó là thắng cao nhất[5]Thắng mình làm thánh hiềnXứng danh bậc nhân hùngHộ ý điều thân tâmLuôn tự diệt niệm tà[6]Dẫu là trời chí tônThần ma, Phạm, thiên đếThảy đều chẳng thể hơnAi đã tự thắng mình[7]Mỗi tháng tới miếu đềnSuốt đời không thôi nghỉĐâu bằng trong thoáng chốcNhất tâm niệm Chính PhápMột niệm phúc của ĐạoHơn kẻ thờ trọn đời[8]Dẫu trọn cả trăm nămPhụng thờ miếu thần lửaChẳng bằng trong khoảnh khắcCúng dường Phật Pháp TăngPhúc đức một lần tuHơn kẻ thờ trăm năm[9]Cầu phúc cúng tế thầnHãy xem phúc về sauBốn phần chưa được mộtĐâu bằng lễ hiền nhân[10]Ai khéo làm việc lànhThường kính bậc trưởng lãoBốn phúc tự nhiên tăngSắc, lực, thọ, an vui[11]Dẫu ai sống trăm nămXa Đạo không trì giớiChẳng bằng sống một ngàyGiữ giới nhập chính định[12]Dẫu ai sống trăm nămTà ngụy không có tríChẳng bằng sống một ngàyNhất tâm học chính trí[13]Dẫu ai sống trăm nămLười biếng không tinh tấnChẳng bằng sống một ngàyDũng mãnh hành tinh tấn[14]Dẫu ai sống trăm nămKhông biết việc thành bạiChẳng bằng sống một ngàyThấy nhân biết được quả[15]Dẫu ai sống trăm nămKhông thấy Đạo cam lộChẳng bằng sống một ngàyUống được vị cam lộ[16]Dẫu ai sống trăm nămKhông biết nghĩa Đại ĐạoChẳng bằng sống một ngàyTu học Phật Pháp yếu☸ PHẨM 17: TỘI CHƯỚNGPhẩm Tội Chướng có 22 bài kệ.

Đại ý của phẩm này là thương cảm những kẻ làm ác--do nghiệp ác nên phải thọ tội báo.


Nếu ai không làm ác, họ sẽ không gặp hoạn nạn.[1]Thấy thiện chẳng vâng làmTâm ác vội chạy theoCầu phúc không chân chínhLại còn thích tà dâm[2]Hễ ai làm việc ácTự mình không tỉnh ngộNgu si khoái chí làmVề sau chịu thống khổ[3]Kẻ ác gây bạo ngượcLâu dần thành thói quenNhững ai ham dục lạcTội báo tự nhiên thành[4]Người hiền tu phúc đứcTích tụ ngày càng tăngTrong lòng nguyện làm lànhPhúc báo tự nhiên thành[5]Yêu nghiệt hưởng phúc báoBởi ác chưa chín mùiĐến khi ác chín mùiTai vạ tự chuốc lấy[6]Hiền lương gặp tai họaBởi thiện chưa chín mùiĐến khi thiện chín mùiSẽ thọ phúc báo đó[7]Đánh người bị người đánhOán thù gặp oán thùMắng người bị người mắngPhẫn nộ gặp phẫn nộ[8]Người đời không nghe thấyChẳng biết Phật Chính PhápSinh ra thọ mạng ngắnSao còn làm việc ác?[9]Chớ khinh việc ác nhỏCho rằng không tai họaGiọt nước tuy cỏn conLâu dần cũng đầy thùngTội ác đầy rẫy khắpTừ nhỏ tích tụ thành[10]Chớ khinh việc thiện nhỏCho rằng không phúc báoGiọt nước tuy cỏn conLâu dần cũng đầy thùngPhúc lành đầy rẫy khắpTừ nhỏ tích tụ thành[11]Việc làm của phàm phuBất luận tốt hay xấuThảy đều vì bản thânQuả báo luôn ứng theo[12]Những ai giỏi cướp đoạtSẽ tự có khả năngChiếm lấy của kẻ khácNhưng cũng bị người đoạt[13]Ác báo không vội đếnVí như vắt sữa bòNghiệp tội tại âm gianNhư lửa dưới tro tàn[14]Vui cười làm việc ácĐã tạo thân chịu lấyGào khóc thọ tội báoTùy nghiệp tội đến vây[15]Làm ác không suy xétNhư bị giặc chặn bắtLôi đi mới tỏ ngộTạo ác nên sa đọaVề sau chịu khổ báoCủa tội trước gây ra[16]Như độc ung nhọt sưngNhư thuyền bị xoáy cuốnViệc ác cứ diễn raĐầy rẫy cảnh tan thương[17]Làm ác vu khống ngườiThanh bạch do chẳng uếTai ương tự trở vềNhư bụi ném ngược gió[18]Lỗi lầm trót tạo xưaSám hối nay làm lànhLà đèn soi thế gianNhư trời không mây che[19]Việc làm của phàm phuVề sau sẽ tự thấyLàm thiện được quả lànhLàm ác gặp tai ương[20]Có tình có thai sinhKẻ ác đọa địa ngụcLàm thiện sinh lên trờiVô vi đắc tịch diệt[21]Trên trời dưới biển sâuẨn náu núi đá caoChẳng có một nơi nàoThoát khỏi nghiệp ác xưa[22]Chúng sinh chịu khổ nãoGià chết không thoát miễnChỉ có bậc thượng tríVô niệm đoạn ác tà☸ PHẨM 18: DAO GẬYPhẩm Dao Gậy có 14 bài kệ.

Đại ý của phẩm này là dạy người tu tập từ bi và đừng dùng dao gậy để tàn hại chúng sinh.[1]Tất cả đều sợ chếtChẳng ai không sợ đauLấy mình làm thí dụChớ đánh chớ giết hại[2]Luôn khéo an chúng sinhKhông dùng các độc hạiHiện đời chẳng gặp họaHậu thế mãi bình an[3]Chớ nói lời thô ácPhải sợ báo chiêu cảmLời ác mang tai vạDao gậy về thân ta[4]Miệng nói lời hòa nhãNhư gõ vào chuông khánhBản thân không tranh luậnĐộ đời tất dễ dàng[5]Đánh đập bậc hiền lươngGièm pha người vô tộiƯơng họa tăng gấp mườiTai vạ chóng không tha[6]Sinh thời chịu đau đớnThân thể gãy tổn thươngTự nhiên gặp não bệnhHoảng hốt tâm điên cuồng[7]Bị người vu khống oanQuan liêu làm khốn khổTài sản hao hụt hếtThân quyến biệt ly tan[8]Nhà cửa vật sở hữuHỏa hoạn thiêu cháy rụiKhi chết đọa địa ngụcĐó là mười tai ương[9]Lõa hình cắt râu tócThân luôn mặc áo cỏTắm gội ngồi trên đáSi mê có ích gì?[10]Không phạt, phóng hỏa, giếtCũng không cầu chiến thắngNhân ái khắp thiên hạNơi đến chẳng hận thù[11]Trên đời nếu có ngườiKhéo mà biết hổ thẹnĐó là cầu hướng thượngVí như cưỡi ngựa thuần[12]Ví như cưỡi ngựa thuầnThẳng tiến chạy xa xămNếu ai có tín giớiNhiếp ý tâm tinh tấnTu Đạo trí tuệ thànhLiền diệt các khổ não[13]Nghiêm trì học Phật PhápĐoạn dục tu tịnh hạnhChúng sinh không tổn hạiLà Đạo của Đạo Nhân[14]Chúng sinh không tổn hạiTrọn đời không hoạn nạnLuôn từ với tất cảCòn ai khởi oán thù?☸ PHẨM 19: GIÀ SUYPhẩm Già Suy có 14 bài kệ.

Đại ý của phẩm này là khuyên dạy mọi người cần phải tinh tấn tu hành và đừng tranh danh đoạt lợi--chớ để khi già mới hối hận thì có ích gì?[1]Có gì mà vui sướng?Thế gian luôn bốc cháyXấu ác chốn tối tămChẳng bằng cầu định tuệ[2]Hãy quán thân thể nàyChớ cậy cho là anVọng tưởng tất sinh bệnhPhải biết thân chẳng thật[3]Lúc già nhan sắc tànBệnh tật không tươi sángDa nhăn cơ bắp teoCái chết sắp cận kề[4]Khi chết thức ra điNhư người lìa bỏ xeThịt rã xương rải rácThân này làm sao hộ?[5]Thân thể ví như thànhXương cốt thịt bao phủTừ sinh đến già chếtChỉ chứa kiêu mạn sân[6]Lúc già nhan sắc tànTựa như cỗ xe cũPháp lành khéo trừ khổCho nên hãy gắng tu[7]Làm người không học hỏiLúc già như bò đựcNó chỉ tăng béo phìChẳng có chút phúc tuệ[8]Sinh tử vô số lầnĐến đi đầy gian khóÝ cậy tham luyến thânSinh tử khổ muôn vàn[9]Người trí thấy ách khổCho nên lìa bỏ thânDiệt ý đoạn các hànhÁi tận chứng vô sinh[10]Đã chẳng tu tịnh hạnhLại còn không tích củaLúc già như cò trắngÔm giữ cái ao khô[11]Đã chẳng giữ giới luậtLại còn không tích củaGià suy khí lực kiệtThử hỏi có ích gì?[12]Già như lá mùa thuThân tàn làm sao quản?Bệnh tật bỗng kéo đếnSau nuối tiếc ích gì?[13]Mạng sống ngày đêm giảmHãy nhanh gắng nỗ lựcThế gian là vô thườngChớ mê, đọa tối tăm[14]Hãy thắp ngọn đèn tâmTu học cầu trí tuệLìa cấu chớ nhiễm ôCầm đuốc soi đường đi☸ PHẨM 20: ÁI THÂNPhẩm Ái Thân có 13 bài kệ.

Đại ý của phẩm này là khuyên hãy dùng thân này để tu học Phật Pháp thì sau này sẽ có ích lợi cho bản thân; khi tội diệt phúc liền sinh.[1]Nếu ai quý thân mìnhThận trọng mà bảo hộNhư muốn trừ ái dụcHọc Pháp chớ ngủ say[2]Thân là trân quý nhấtTự mình luôn gắng họcThông đạt rồi dạy ngườiKiên định trí tuệ sinh[3]Trước hãy tự chân chínhRồi sau dạy người khácNếu ai tự chân chínhMới gọi là thượng nhân[4]Nếu mình chưa an vuiLàm sao lợi kẻ khác?Thân tâm đã điều phụcNguyện gì mà chẳng thành?[5]Việc này xưa ta tạoVề sau ta tự thọLàm ác tự chuốc lấyNhư kim cang xuyên báu[6]Nếu ai chẳng trì giớiVí như dây leo quấnDục tình thêm cực mạnhViệc ác ngày càng tăng[7]Làm ác nguy hại thânKẻ ngu cho dễ làmLàm thiện thân an vuiKẻ ngu bảo khó làm[8]Theo lời dạy thánh nhânDùng Đạo làm lẽ sốngKẻ ngu sinh ganh ghétKhi thấy sinh lòng ácGây ác chịu ác báoVí như gieo nhân khổ[9]Làm ác tự thọ tộiLàm lành tự thọ phúcKhi nghiệp đã chín mùiNó sẽ chẳng đổi thayTu thiện sẽ được thiệnCũng như trồng quả ngọt[10]Lợi mình và lợi ngườiLợi ích chẳng lãng phíMuốn biết lợi ích thânGiới văn là tối thượng[11]Như muốn lo cho mìnhMuốn sinh về cõi trờiKính mến nghe giáo PhápHãy nhớ lời Phật dạy[12]Suy nghĩ trước khi làmChớ làm việc tổn hạiTâm ý được như thếViệc làm chẳng uổng công[13]Trượng phu làm việc gìTất đều được lợi íchThấy thiện hãy nên làmNhư thế sở nguyện thành☸ PHẨM 21: THẾ TỤCPhẩm Thế Tục có 14 bài kệ.

Đại ý của phẩm này là nói thế gian như huyễn hóa và như giấc mộng.

Cho nên hãy xả bỏ thế giới phù du mà gắng sức tu Đạo.[1]Như xe đi trên đườngLìa bỏ lối bằng phẳngHư hoại theo lối hiểmTrục gãy tất âu lo[2]Lìa bỏ Pháp như thếDo đó phi pháp tăngKẻ ngu giữ đến chếtCũng bị ương hoạn khổ[3]Tùy thuận hành Chính ĐạoChớ có theo tà nghiệpĐi đứng nằm ngồi anĐời đời chẳng hoạn nạn[4]Vạn vật như bọt nướcÝ niệm như ảo ảnhThế gian như huyễn hóaSao còn thích nơi đó?[5]Nếu ai trừ ái dụcChặt đứt cả gốc rễNgày đêm tu như thếHọ sẽ nhập thiền định[6]Bố thí với thành tínNgười ấy được an vuiTâm ý mà phiền nãoDẫu có dâng thức ănKẻ đó suốt đêm ngàyTâm ý chẳng an định[7]Thế gian chẳng có mắtKhông thấy Đạo chân thậtNhư ai thấy chút sángThiện ý hãy vun bồi[8]Như nhạn dẫn cả bầyTránh lưới bay lượn caoNgười trí dẫn thế gianVượt thoát khỏi tà mê[9]Thế gian đều phải chếtKhắp ba cõi không anChư thiên tuy vui sướngPhúc hết cũng tiêu tan[10]Hãy quán sát thế gianCó sinh ắt phải chếtMuốn lìa sinh già chếtChính Đạo nên tu hành[11]Si mê trùm thiên hạTham dục nên chẳng thấyTà nghi lìa bỏ ĐạoNgu si khổ theo sau[12]Nên lìa xa một phápĐó là người nói dốiKhông ác gì chẳng làmĐời sau khổ chẳng tha[13]Dẫu trữ nhiều trân bảoCao tột đến cõi trờiNhư thế khắp thế gianĐâu bằng thấy dấu Đạo[14]Ác xem như điều thiệnÁi xem như chẳng áiLấy khổ cho là vuiCuồng phu bị chôn vùiKinh Pháp Cú ♦ Hết quyển thượngSoạn tập: Tôn giả Pháp CứuDịch sang cổ văn: Pháp sư Chướng Ngại và những vị khác ở Thế Kỷ 3Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên ThuậnDịch nghĩa: 28/8/2014 ◊ Cập nhật: 20/8/2021☸ Cách đọc âm tiếng PhạnBhikṣu: bíc su.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận