Đại Tạng Kinh - Kinh Điển Phật Giáo



«☸ PHẨM 30: AN LẠC☸ PHẨM 31: TÂM Ý☸ PHẨM 32: BHIKṢU☸ PHẨM 33: TỊNH HẠNHKinh Pháp Tập Yếu Tụng ♦ Quyển 4☸ PHẨM 30: AN LẠC[1]Hơn người người sinh oánThua người ta xấu hổVứt bỏ tâm hơn thuaKhông tranh sẽ tự an[2]Nếu ai nhiễu loạn ngườiMà mong đời an vuiBiến thành oán ghét thùVĩnh viễn chẳng giải thoát[3]Ưa thích nơi ái dụcDùng gậy đánh chúng sinhMong cầu vui trong ấyĐời sau chẳng an vui[4]Ai muốn được vui sướngChúng sinh chớ gây hạiTrong đó tự cầu vuiĐời sau cũng được vui[5]Mến Pháp thích tu họcCẩn thận chớ làm ácAi khéo tu Pháp lànhĐời này đời sau vui[6]Ai hộ Pháp trì PhápTu Pháp được thiện báoTương ứng Phật giới luậtHành Pháp chẳng hướng ác[7]Ai hộ Pháp trì PhápNhư lọng che thân họTương ứng Phật giới luậtHành Pháp chẳng hướng ác[8]Làm ác vào địa ngụcLúc sinh đọa đường ácPhi pháp tự đắm chìmNhư tay cầm con rắn[9]Làm thiện khác làm ácCả hai có quả báoLàm ác đọa địa ngụcLàm thiện sinh lên trời[10]Thí với đấu tương tranhNghiệp này trí chẳng khenKhi thí chẳng khi đấuNhanh thí sao do dự?[11]Cuộc đời muôn đổi thayHãy trừ kiêu mạn oánThanh tịnh khi bố thíLà trượng phu tối thắng[12]Nhẫn nhịn được thắng lợiGiữ giới thắng lười biếngAi có tín, huệ, thíĐời sau hưởng quả lành[13]Lành thay đại phúc báoSở nguyện đều viên thànhNhanh được đệ nhất diệtDần dần vào tịch diệt[14]Nếu ai cầu phương tiệnHiền thánh trí tuệ thíDiệt tận gốc của khổNên biết được báo lớn[15]Pháp hỷ nằm an vuiTâm vui ý trong sángThánh nhân diễn nói PhápBậc trí luôn mến hành[16]Nếu ai tâm thích thiềnDục lạc chẳng sinh khởiCũng thích Bốn Chính ĐoạnCùng với Bảy Giác PhầnVà với Bốn Thần TúcHiền thánh Tám Chính Đạo[17]Vui thích ăn chừng mựcVui thích mặc Pháp yVui thích đi kinh hànhVui thích sống núi rừng[18]Đã đến nơi an lạcHiện tại được vô viĐã trừ mọi sợ hãiXa lìa mọi nhiễm trước[19]Vui thích ở định niệmCác pháp khéo quán sátLành thay không hại đờiDưỡng dục các chúng sinh[20]Lìa dục không yêu thíchÝ vượt các nhiễm trướcKhéo diệt sự kiêu mạnĐây là an vui nhất[21]Vui thay luôn trì giớiVui thay có chính tínVui thay hiểu nghĩa thúVui thay chẳng tạo ác[22]Vui thay còn mẹ chaVui thay sống hòa thuậnVui thay có Đạo NhânVui thay tu tịnh hạnh[23]Vui thay Phật xuất thếVui thay Pháp thuyết giảngVui thay Tăng hòa thuậnHòa vui thường an lạc[24]Vui thay trì tịnh giớiVui thay rộng đa vănVui thay thấy thánh nhânVui thay được giải thoát[25]Vui thay uống cam lộVui thay tu Pháp tàiVui thay được minh tuệVui thay diệt tà kiến[26]Vui thay thấy thánh hiềnVui thay cùng hội họpLìa xa kẻ ngu mêSẽ mãi được an vui[27]Đừng cùng ngu làm việcTrải qua biết bao ngàyCùng ngu chịu tai nạnNhư tụ hội oán ghétHãy ở nơi người tríNhư gặp lại người thân[28]Người trí rất khó gặpCũng không dễ gì gầnỞ mọi nơi sinh raThân tộc nhờ ơn lành[29]Tất cả được an ổnBậc tịnh hạnh diệt độChẳng bị dục nhiễm ôGiải thoát ở mọi nơi[30]Đoạn tận mọi kết sửHàng phục tâm phiền nãoNgủ say vĩnh dừng nghỉTâm thức được thanh triệt[31]Dục lạc hãy cẩn thậnPhải nên hộ ý niệmHãy nhớ lìa thế gianQuán sát tối thượng lạc[32]Như vui ở thế gianCùng vui ở trên trờiSo với vui ái tậnMười sáu chẳng được một[33]Nhấc bỏ gánh nặng xuốngTrọng nghiệp chẳng còn tạoGánh nặng khổ thế gianKhéo xả an vui nhất[34]Đoạn tận các ái dụcCùng diệt tất cả hànhVà diệt gốc năm uẩnKhông còn sinh ba cõi[35]Vui thay cùng thân tộcVui thay với bạn bèVui thay đắc tịch diệtTriển chuyển khắp mọi ngườiKhổ lấy vui làm gốc[36]Ví như lò lửa rựcHừng hực bốc cháy phừngDần dần rồi tắt mấtChẳng biết đi về đâu[37]Ai thấy được như thếThoát khỏi bùn ái dụcCũng không chỗ nào điĐã được vui bất động[38]Trong tâm chẳng khởi sânĐời biến đổi chẳng ngừngTrừ ưu chẳng còn sầuTịch nhiên quán thế gian[39]Có vui chẳng có buồnĐa văn học Chính PhápNhư thấy có tổn hạiNgười người đều tham sắc[40]Không kết sẽ sống lâuHọc Pháp biết gốc kếtHành giả nên hiểu rõNgười người tâm trói buộcCũng siết nơi sắc bổn[41]Khổ nhục ta chịu hếtVui sướng ta thọ hếtThắng thua tự nhiên sinhCứu cánh chẳng được gì[42]Các dục sinh lạc thọKhéo nhẫn quả báo kiaAi nhẫn khéo nhẫn ngườiKhông nhẫn sinh các cõi[43]Các dục sinh lạc thọNơi mê mà chẳng mêKẻ mê mê nơi ngườiCòn ta không si mê[44]Các dục sinh lạc thọAi không bị trói buộcHãy ăn bằng ý niệmNhư trời Quang Âm kiaLuôn ăn bằng ý niệmThân tâm chẳng thiêu đốt[45]Chúng sinh thấy khổ vuiThánh Pháp chẳng tổn hạiVết vui tuy chạm xúcKhông vết sao có xúc?[46]Như Bhikṣu [bíc su] trong địnhChẳng nhiễm mọi trần cấuChúng sinh gặp khổ vuiMà chẳng thể hay biết❖Như Lai, Đa Văn, với Tự MìnhQuảng Thuyết, Thiện Hữu, và Tịch DiệtQuán Sát, Tội Chướng, cùng Tương ỨngCộng chung An Lạc là mười phẩm☸ PHẨM 31: TÂM Ý[1]Vụt nhanh khó hộ trìLà nơi dục niệm trúNhiếp ý là việc lànhĐiều phục liền khinh an[2]Như cá trên đất khôDo lìa khỏi hồ sâuTâm thức đầy kinh hoàngChúng ma rượt đuổi theo[3]Tâm rảo chẳng một nơiVí như ánh mặt trờiNgười trí khéo chế phụcNhư móc siết voi hung[4]Nay Ta luận về tâmKhông vững chẳng thể thấyTa nay muốn dạy bảoCẩn thận chớ sinh oán[5]Tâm ông chớ du hànhTheo ý mà buông lungTa nay nhiếp tâm ýNhư chế ngự voi hung[6]Sinh tử vô số lầnĐến đi chẳng biết rõCăn nhà ai mong cầuLuôn luôn thọ bào thai[7]Hãy quán căn nhà nàyĐừng tạo các nhà nữaXà ngang thấy hư hoạiĐài các sẽ sụp nát[8]Tâm đã lìa các hànhQuá khứ, hiện, vị laiTâm vụt nhanh khó giữKhó hộ khó điều phục[9]Người trí khéo điều phụcNhư thợ uốn thẳng tênCó sân liền biết sânKhông sân biết không sân[10]Niệm này do mình tạoChẳng phải cha mẹ làmTrừ tà tu chính địnhTu phúc chớ thoái lui[11]Mái nhà nếu chẳng kínTrời mưa sẽ luôn rỉÝ ai không tư duyMãi có tham sân si[12]Mái nhà nếu lợp kínTrời mưa sẽ chẳng rỉÝ ai tự tư duyVĩnh không tham sân si[13]Tâm là gốc các phápTâm chỉ đạo làm chủNếu trong tâm nghĩ ácThì liền nói liền làmTội khổ tự truy đuổiNhư bánh xe theo vết[14]Tâm là gốc các phápTâm chỉ đạo làm chủNếu trong tâm nghĩ thiệnThì liền nói liền làmPhúc lạc tự truy đuổiNhư bóng hiện theo hình[15]Không dùng ý bất tịnhCũng đừng với kẻ sânAi muốn hiểu biết PhápNghe Phật thuyết giảng Pháp[16]Nếu ai trừ kiêu căngTâm ý cực thanh tịnhLìa bỏ sự giết hạiMới được nghe Chính Pháp[17]Vọng tâm chẳng dừng nghỉCũng chẳng biết Pháp lànhTrầm mê việc thế gianKhông có chính tri kiến[18]Ba sáu dòng chảy xiếtCùng với tâm ý lậuLuôn mãi có tà kiếnBám nương ở dục tưởng[19]Phóng ý buông các cănNgười theo ý xoay chuyểnGọi đó là buông lungNhư chim thả rừng hoang[20]Yên tĩnh tự tu họcChớ có theo dục lạcChớ nuốt viên sắt nóngGào khóc chịu nghiệp báo[21]Nên tu mà không tuCậy sức chẳng tinh cầnTự vùi nơi sinh tửLười biếng không trí tuệ[22]Tà quán và chính quánĐều do ý sinh raTâm quán khéo hiểu biếtTâm ngu luôn luôn tà[23]Người trí quán như thếChính niệm chuyên tu hànhKhiến ý chẳng nhiễm trướcDuy Phật khéo diệt trừ[24]Quán thân như bình rỗngAn tâm như thành lũyDùng tuệ chiến đấu maThắng lợi chớ để thua[25]Quán thân như bọt nướcNhư ngọn lửa ảo ảnhDùng tuệ chiến đấu maThắng lợi chớ để thua[26]Chuyên niệm Bảy Giác PhầnTâm họ chẳng lỗi lầmHãy lìa ý si mêThích trụ vô sinh nhẫnLậu tận không uế trượcHiện đời đắc diệt độ[27]Hãy tự hộ ý mìnhNhư mao ngưu mến đuôiHuệ thí cho tất cảMãi không lìa an vui[28]Như voi bỏ đàn voiVoi chúa có sáu ngàTâm ý tự bình đẳngHoang dã vui một mình[29]Tâm ý không tổn hạiHết thảy vì mọi ngườiTừ tâm với chúng sinhVị kia không oán hận[30]Từ tâm vì một ngườiLiền hộ các căn lànhHết lòng vì tất cảThắng phúc thánh hiền khen[31]Từ bi khắp tất cảThương xót các chúng sinhTu hành với từ tâmSau hưởng vui vô cùng[32]Nếu dùng ý hớn hởHoan hỷ không lười biếngTu hành các Pháp lànhSẽ được nơi an ổn[33]Tu hành tâm hoan hỷThân ngữ ý tương ứngĐã được các giải thoátBhikṣu ý an lạcTrừ sạch mọi kết sửTrần lao vĩnh chẳng còn[34]Dẫu cho năm âm nhạcChẳng thể vui lòng ngườiĐâu bằng tâm chuyên nhấtHướng về Pháp bình đẳng[35]Tối thắng được ngủ ngonCũng không suy tính ngãNếu ai tâm thích thiềnKhông thích nơi ý dục[36]Tối thắng ý hớn hởCũng không thấy có ngãNếu ai tâm thích thiềnKhông thích nơi ý dục[37]Các kết đã trừ sạchNhư núi chẳng lay độngNơi nhiễm chẳng nhiễm ôNơi sân chẳng khởi sân[38]Tâm ai được như thếMới biết tung tích khổKhông hại không nhiễm ácĐầy đủ tịnh giới luậtĂn uống biết chừng mựcGiường nệm thì cũng thếTu ý cầu phương tiệnLà lời chư Phật dạy[39]Hành giả quán sát tâmPhân biệt định ý niệmKhi được vào thiền địnhLiền được niềm an vui[40]Hộ ý tự trang nghiêmGanh người nghĩ cho taGặp buồn chẳng lo khổNgười trí luôn tư duy[41]Ai không thủ hộ tâmTà kiến sẽ tổn hạiCùng với tâm hí luậnHọ sẽ vào tử lộ[42]Cho nên phải hộ tâmBình đẳng tu tịnh hạnhChính kiến luôn tại tiềnPhân biệt pháp sinh diệt[43]Bhikṣu trừ ngủ sayDiệt khổ chẳng còn tạoHàng tâm trừ dục lạcHộ tâm chớ lơ là[44]Hữu tình tâm mê lầmNên chịu khổ địa ngụcHàng tâm được an vuiHộ tâm chớ lơ là[45]Hộ tâm chớ lơ làTâm là cửa vi diệuBảo hộ không rỉ chảyLiền đắc Đạo tịch diệt☸ PHẨM 32: BHIKṢU[1]Bhikṣu đi khất thựcNếu có, chớ tích trữTrời người ngợi tán dươngSinh tịnh không uế trược[2]Bhikṣu luôn từ mẫnKính trọng lời Phật dạyVào sâu diệu Chỉ QuánDiệt uế mới được an[3]Bhikṣu đoạn tận áiXả ái bỏ kiêu căngVô ngã trừ bản ngãNgã này là ai đây?[4]Nên biết Pháp tu hànhĐó là đường giải thoátNhư voi giẫm cường địchBhikṣu luôn tu hành[5]Đối với sắc thân nàyTrong tâm luôn tinh tấnHộ thân niệm Chính ĐạoBhikṣu sống an vui[6]Niệm thân đồng bằng hữuChính mạng không lẫn lộnBiết nên bố thí gìUy nghi cũng đầy đủBhikṣu tu đầy đủMới khéo tận trừ khổ[7]Thích Pháp vui mến PhápTư duy Pháp an lànhBhikṣu y Pháp hànhTu học chớ lãng quên[8]Tu học nhập không địnhBhikṣu luôn an tĩnhYêu thích nơi vắng vẻQuán sát pháp bình đẳng[9]Năm uẩn khéo chế phụcĐiều tâm như dòng nướcThanh tịnh luôn hòa vuiLà uống vị cam lộ[10]Như núi cao vót kiaChẳng bị gió lay độngBhikṣu diệt tận siTrong tâm chẳng động dao[11]Hết thảy các danh sắcKhông thật chớ mê lầmKhông gần sẽ không áiMới là chân Bhikṣu[12]Chẳng phải cạo râu tócPhóng đãng không giới luậtXả tham tư duy ĐạoMới là chân Bhikṣu[13]Chẳng phải cạo râu tócBuông lung không thành tínKhéo diệt các khổ nãoThành bậc đại Đạo Nhân[14]Bhikṣu đắc từ địnhThọ trì lời Phật dạyThấy được dấu diệt tậnTrói buộc chớ có gặp[15]Tâm vui cực hân hoanÁi niệm ai chế phụcBhikṣu tràn hòa vuiTận không chẳng căn nguyên[16]Thân dừng với ý dừngNhiếp ngữ cũng như thếXuất gia làm BhikṣuThoát khổ không chướng ngại[17]Không thiền sẽ vô tríVô trí sẽ không thiềnĐạo từ thiền trí sinhGần tới Đạo tịch diệt[18]Hành thiền chẳng buông lungChớ bị dục loạn tâmKhông uống nước đồng nungKẻo đốt hủy thân mình[19]Khéo tự hộ thân ngữHộ ý không làm ácSau được giới cấm PhápMới gọi là Bhikṣu[20]Nếu ai tu Pháp lànhBảy Giác Phần làm gốcĐó gọi là diệu PhápLà chính định Bhikṣu[21]Như nay trong giáo PhápTự biết tận gốc khổĐó gọi là căn lànhLà vô lậu Bhikṣu[22]Chẳng phải sức trì giớiCùng với sự hiểu biếtDẫu cho ý đắc địnhKhông chấp nơi văn nghĩaBhikṣu có chỗ nươngChẳng thể đạt vô lậu[23]Hãy quán chính giác lạcChớ gần chốn phàm phuQuán chuyện đời hiện tạiPhân biệt nơi năm uẩn[24]Tu hành chớ làm ácTinh tấn tự điều tâmXuất gia mà lười biếngÝ nhiễm lại khởi sinh[25]Tu hành mà lười biếngNhọc tâm chẳng trừ khổKhông phải là tịnh hạnhLàm sao được báu lớn?[26]Tâm đã vĩnh dừng nghỉBhikṣu nhiếp ý hànhĐã dứt già bệnh chếtLiền thoát ma trói buộc[27]Tâm đã vĩnh dừng nghỉBhikṣu nhiếp ý hànhĐã dứt già bệnh chếtChẳng còn thọ sinh tử[28]Đã đoạn tâm ái nhiễmBhikṣu nhiếp ý hànhĐã dứt già bệnh chếtChẳng còn thọ sinh tử[29]Không có tâm kết sửBhikṣu nhiếp ý hànhĐã dứt già bệnh chếtChẳng còn thọ sinh tử[30]Khéo đoạn gốc hữu lậuBhikṣu nhiếp ý hànhĐã dứt già bệnh chếtChẳng còn thọ sinh tử[31]Khéo đoạn gốc ba độcBhikṣu nhiếp ý hànhĐã dứt già bệnh chếtChẳng còn thọ sinh tử[32]Bhikṣu nhiếp ý hànhĐã trừ già bệnh chếtChẳng còn thọ sinh tửThoát khỏi cảnh giới ma[33]Bẻ gãy gai rừng rậmVà trừ kẻ mắng chửiTâm vững như Diệu CaoBhikṣu chẳng thọ khổ[34]Đời sau, nay, chẳng mongQuán đời như mộng huyễnBhikṣu lìa đây kiaNhư rắn lột thay da[35]Khéo đoạn gốc của áiKhô cạn suối dục sâuBhikṣu lìa đây kiaNhư rắn lột thay da[36]Khéo đoạn năm thứ dụcTrừ sạch gốc của dụcBhikṣu lìa đây kiaNhư rắn lột thay da[37]Khéo đoạn năm kết sửNhổ trừ gai ái dụcBhikṣu lìa đây kiaNhư rắn lột thay da[38]Nếu ai bỏ gia nghiệpLại đoạn các pháp ácBhikṣu lìa đây kiaNhư rắn lột thay da[39]Nếu ai chẳng nhiệt nãoLại đoạn các pháp ácBhikṣu lìa đây kiaNhư rắn lột thay da[40]Đoạn dục chẳng bỏ sótNhư nhổ gai ái dụcBhikṣu lìa đây kiaNhư rắn lột thay da[41]Ái sinh như nước trànNhư rắn ngậm thuốc độcBhikṣu lìa đây kiaNhư rắn lột thay da[42]Nếu ai khéo quán sátTrong tâm chẳng khởi ácBhikṣu lìa đây kiaNhư rắn lột thay da[43]Gốc tham nếu trừ sạchĐó là chân BhikṣuHàng phục chúng ma quânDiệt khổ thoát luân hồi[44]Gốc sân nếu trừ sạchĐó là chân BhikṣuGiải thoát mọi phiền nãoDiệt khổ thoát luân hồi[45]Gốc si nếu trừ sạchĐó là chân BhikṣuXa lìa nơi trói buộcDiệt khổ thoát luân hồi[46]Gốc mạn nếu trừ sạchĐó là chân BhikṣuKhéo lìa nơi ái nhiễmDiệt khổ thoát luân hồi[47]Gốc nghi nếu trừ sạchĐó là chân BhikṣuTín mến nơi chính giácDiệt khổ thoát luân hồi[48]Tâm tham, gai xóm làngBhikṣu hãy tư duyNếu khéo lìa xa kiaPhật nói chân Bhikṣu[49]Tâm sân, gai xóm làngBhikṣu hãy tư duyKhéo lìa nơi sân hậnPhật nói chân Bhikṣu[50]Tâm si, gai xóm làngBhikṣu hãy tư duyNếu lìa nơi si mêPhật nói chân Bhikṣu[51]Tâm mạn, gai xóm làngBhikṣu hãy tư duyNếu khéo lìa kiêu mạnPhật nói chân Bhikṣu[52]Tâm nghi, gai xóm làngBhikṣu hãy tư duyNếu khéo lìa nghi ngờPhật nói chân Bhikṣu[53]Điều phục niệm tham dụcNhư thuốc giải rắn độcBhikṣu khéo phá hoạiNhư rắn lột thay da[54]Điều phục niệm sân hậnNhư thuốc giải rắn độcBhikṣu khéo phá hoạiNhư rắn lột thay da[55]Điều phục niệm si mêNhư thuốc giải rắn độcBhikṣu khéo lìa xaNhư rắn lột thay da[56]Điều phục niệm kiêu mạnNhư thuốc giải rắn độcBhikṣu khéo lìa xaNhư rắn lột thay da[57]Điều phục niệm nghi ngờNhư thuốc giải rắn độcBhikṣu khéo lìa xaNhư rắn lột thay da[58]Tham dục kia nếu khởiChặt đứt như cỏ lauPhiền não sâu như biểnBhikṣu hãy tinh tấn[59]Sân hận kia nếu khởiChặt đứt như cỏ lauPhiền não sâu như biểnBhikṣu hãy tinh tấn[60]Si mê kia nếu khởiChặt đứt như cỏ lauPhiền não sâu như biểnBhikṣu hãy tinh tấn[61]Kiêu mạn kia nếu khởiChặt đứt như cỏ lauPhiền não sâu như biểnBhikṣu hãy tinh tấn[62]Nghi ngờ kia nếu khởiChặt đứt như cỏ lauPhiền não sâu như biểnBhikṣu hãy tinh tấn[63]Bhikṣu trì giới luậtÝ định gọi là thiềnHành giả rõ gốc khổVô vi tối an lạc[64]Bhikṣu nhẫn vui buồnPhân biệt giường gối nệmTu tập chẳng buông lungTham ái đoạn trừ sạch☸ PHẨM 33: TỊNH HẠNH[1]Ai gọi là tịnh hạnhChẳng phải ở lõa hìnhNằm gai sống nơi hiểmMới là bậc tịnh hạnh[2]Xả bỏ tâm ỷ lạiKhông học lời dị đoanPháp ác diệt trừ sạchMới là bậc tịnh hạnh[3]Đời này gieo nhân sạchĐời sau quả chẳng dơKhông làm các điều ácMới là bậc tịnh hạnh[4]Nếu đối với ái dụcTâm ý không tham luyếnĐã xả đã chính hạnhĐó là diệt trừ khổ[5]Nếu ai chẳng chỗ nươngChính kiến luôn tu tậpLuôn nhớ trừ hữu lậuMới là bậc tịnh hạnh[6]Kẻ ngu dưỡng râu tócTham lam giường gối nệmBên trong ý chấp trướcVẻ ngoài muốn cầu chi?[7]Ai mặc áo vải thôChân thật hành thiện PhápNơi vắng tư duy PhápMới là bậc tịnh hạnh[8]Thấy kẻ ngu đến điRớt hào sâu chịu khổMuốn tự qua bờ kiaKhông nên nghe tà thuyếtDiệt ác đừng khởi sinhMới là bậc tịnh hạnh[9]Ra khỏi dòng ái dụcVô dục như Phạm ThiênCác hành đã trừ sạchMới là bậc tịnh hạnh[10]Chẳng phải dùng nước sạchTắm gội hết tội chướngAi khéo trừ pháp ácMới là bậc tịnh hạnh[11]Cạo đầu chưa Đạo NhânXưng thiện chưa tịnh hạnhNếu khéo diệt mọi ácMới là bậc tịnh hạnh[12]Chỉ Quán khéo tu hànhThanh tịnh chẳng cấu uếĐoạn trừ ái dục siếtMới là bậc tịnh hạnh[13]Lìa ác là tịnh hạnhChính hạnh là Đạo NhânBỏ ngã trừ cấu uếMới gọi là xuất gia[14]Ai không ý mê huyễnKhông nghi không kiêu mạnKhông tham không ngã tưởngMới là bậc tịnh hạnh[15]Phật không bảo tịnh hạnhLà do cha mẹ sinhBởi đó nhiều uế trượcDiệt ác là tịnh hạnh[16]Thân ngữ cùng với ýThanh tịnh không lỗi lầmKhéo nhiếp ba nghiệp nàyMới là bậc tịnh hạnh[17]Bị mắng bị đánh đậpNhẫn nhịn không khởi sânCó sức đại nhẫn nhụcMới là bậc tịnh hạnh[18]Nếu ai bị lấn hiếpHãy nhớ giữ giới hạnhĐoan thân tự điều phụcMới là bậc tịnh hạnh[19]Lành dữ đời ngợi khenDài ngắn hay lớn béChẳng lấy cũng chẳng choMới là bậc tịnh hạnh[20]Thân nghiệp làm việc lànhNgữ ý cũng không phạmKhéo tu ba diệu xứMới là bậc tịnh hạnh[21]Đến chẳng cho vui sướngĐi cũng chẳng ưu sầuHuyên náo nên xa lánhMới là bậc tịnh hạnh[22]Ân ái đã đoạn trừXuất gia lìa ái dụcÁi dục nếu trừ sạchMới là bậc tịnh hạnh[23]Chẳng kia cũng chẳng đâyĐây kia đã rỗng khôngLìa bỏ tâm tham dụcMới là bậc tịnh hạnh[24]Chẳng kia cũng chẳng đâyĐây kia đã rỗng khôngKhông nhiễm ba nơi ácMới là bậc tịnh hạnh[25]Khéo bỏ nghiệp gia đìnhBạt trừ gốc ái dụcTri túc không tham dụcMới là bậc tịnh hạnh[26]Như nay biết tường tậnNguồn gốc của khổ đauChẳng còn tâm ái dụcMới là bậc tịnh hạnh[27]Nghiệp tội và phúc báoCả hai đã vĩnh trừVô ưu chẳng nhiễm trầnMới là bậc tịnh hạnh[28]Nghiệp tội và phúc báoCả hai đã vĩnh trừBa cõi chẳng nhiễm trướcMới là bậc tịnh hạnh[29]Như nước trên lá senKim khó xuyên hạt cảiChẳng bị dục nhiễm ôMới là bậc tịnh hạnh[30]Tâm vui chẳng nhiễm trầnSáng tròn như trăng rằmHủy báng đã trừ sạchMới là bậc tịnh hạnh[31]Như ánh trăng sáng ngờiTreo ở giữa hư khôngChẳng nhiễm nơi ái dụcMới là bậc tịnh hạnh[32]Lánh tranh chẳng đua tranhBị phạm chẳng oán hờnÁc đến thiện tiếp đãiMới là bậc tịnh hạnh[33]Thâm giải diệu trí tuệBiết rõ đường đúng saiLiễu giải vô thượng nghĩaMới là bậc tịnh hạnh[34]Nếu ai ở thế gianKhất thực để sinh sốngVô ngã không chấp trướcChẳng mất hạnh thanh tịnhTrí tuệ vô cùng tậnMới là bậc tịnh hạnh[35]Nếu khéo bỏ ái dụcXuất gia lìa các thọĐoạn trừ nơi dục lậuMới là bậc tịnh hạnh[36]Thương xót các hữu tìnhKhiến họ lìa sợ hãiChẳng hại làm lợi lànhMới là bậc tịnh hạnh[37]Xa oán chẳng còn oánKhông gì gây thương tổnDẹp bỏ tâm tà kiếnMới là bậc tịnh hạnh[38]Quá khứ cùng vị laiHiện tại không chấp trướcChẳng buông cũng chẳng giữMới là bậc tịnh hạnh[39]Diệt trừ tham sân siKiêu mạn các việc ácKim khó xuyên hạt cảiMới là bậc tịnh hạnh[40]Thành với hào kiên cốĐến đi chịu khổ nãoMong muốn qua bờ kiaKhông nên nghe tà thuyếtDiệt ác đừng khởi sinhMới là bậc tịnh hạnh[41]Nếu ai đoạn ái dụcĐời này và đời sauTham ái đã trừ sạchMới là bậc tịnh hạnh[42]Ai không còn mong ngóngĐời này và đời sauKhông chỗ để ngóng trôngMới là bậc tịnh hạnh[43]Tự mình hiểu biết rõTrời người chẳng thể thấuKhéo biết vô lượng quánMới là bậc tịnh hạnh[44]Quy mạng Nhân Trung TônQuy mạng Nhân Trung ThượngXin hỏi Đức Thế TônVì sao gọi là thiền?Kính mong Thiên Trung ThiênDiễn nói giảng Kinh giới[45]Tự biết việc đời trướcThấy được cõi trời ngườiTận trừ gốc sinh tửTrí tâm vĩnh tịch diệt[46]Tự biết tâm giải thoátLìa dục không chấp trướcBa Minh đã thành tựuMới là bậc tịnh hạnh[47]Tự biết việc đời trướcBiết nhân duyên hữu tìnhNhư Lai Phật vô nhiễmMới là bậc tịnh hạnh[48]Trừ sạch tất cả kếtNhiệt não cũng chẳng cònNhư Lai Phật vô nhiễmMới là bậc tịnh hạnh[49]Long tượng giữa tiên nhânĐại Tiên bậc tối tônTắm gội Tám Giải ThoátMới là bậc tịnh hạnh[50]Tận trừ mọi phiền nãoQua sông đến vô lậuTừ đây qua bờ kiaMới là bậc tịnh hạnh[51]Bhikṣu mặc Pháp yQuán dục chẳng chân thậtTĩnh tọa dưới cây vắngMới là bậc tịnh hạnh[52]Không việc gì chẳng biếtVĩnh trừ mọi hoài nghiDiệt tận các phiền nãoMới là bậc tịnh hạnh[53]Rời bỏ duyên gia đìnhXuất gia không sợ hãiUống được vị cam lộMới là bậc tịnh hạnh[54]Đoạn tuyệt chuyện thế sựKhông thốt lời ác ônQuán sát Tám Chính ĐạoMới là bậc tịnh hạnh[55]Đơn độc đi cùng khắpẨn tàng vô hình ảnhKhó hàng khéo tự điềuMới là bậc tịnh hạnh[56]Vô hình không thể thấyĐó cũng chẳng thể thấyAi thấu hiểu câu nàyThì phải luôn tư duyGiác ngộ trừ kết sửMới là bậc tịnh hạnh[57]Khéo đoạn sông sinh tửKhéo nhẫn vượt thế gianTự giác thoát hào sâuMới là bậc tịnh hạnh[58]Hãy cầu dứt luân hồiTịnh hạnh chẳng có dụcTâm tự quán các tìnhTự mình tu tịnh hạnhAi khéo biết như thếMới là bậc tịnh hạnh[59]Trước đoạn tâm tham áiKiêu mạn và tà kiếnDiệt sạch mọi kết sửĐó là bậc tịnh hạnh[60]Nếu ai biết diệu PhápChẳng kể già hay trẻQuán kỹ giữ giới tínNhư Phạm Chí thờ lửa[61]Đối với Pháp tu hànhTịnh hạnh là tối thượngTất cả các hữu lậuTrừ sạch chẳng thừa sót[62][Đối với Pháp tu hành][Tịnh hạnh là tối thượng]Hoặc lại quán các phápTrừ sạch chẳng thừa sót[63][Đối với Pháp tu hành][Tịnh hạnh là tối thượng]Hoặc lại quán tụ hộiTrừ sạch chẳng thừa sót[64][Đối với Pháp tu hành][Tịnh hạnh là tối thượng]Hoặc lại quán nhân duyênTrừ sạch chẳng thừa sót[65]Ví như nội Pháp bổnTịnh hạnh là biểu dươngGiả sử cùng đồng ngồiNhư Bhikṣu Thiện Dung[66]Ví như nội Pháp bổnTịnh hạnh là biểu dươngBiết sinh biết già bệnhBiết chuyển đến đường chết[67]Ban ngày trời chiếu sángBan đêm trăng sáng soiÁo giáp rạng quân binhThiền định soi Đạo NhânKhi Phật hiện thế gianSáng rực khắp muôn nơi[68]Bậc tịnh hạnh không cóVấn vương niệm vui buồnÝ như như, bất độngNiệm niệm diệt hoài nghi[69]Sinh ra các diệu PhápBậc tịnh hạnh tu thiềnKhéo giải lưới hoài nghiTự biết các pháp khổ[70]Sinh ra các diệu PhápBậc tịnh hạnh tu thiềnChiếu soi khắp thế gianNhư trời giữa hư không[71]Sinh ra các diệu PhápBậc tịnh hạnh tu thiềnDẹp tan chúng ma quânNhư Phật lìa trần cấu❖Tâm Ý và BhikṣuSau cuối Phẩm Tịnh HạnhCác phẩm lần lượt nóiĐầy đủ ba mươi baThánh Tôn giả Pháp Cứu đã soạn tập xong các bài kệ Pháp của Phật.



Kinh Pháp Tập Yếu Tụng ♦ Hết quyển 4Soạn tập: Tôn giả Pháp CứuDịch sang cổ văn: Pháp sư Thiên Tức Tai (?-1000)Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên ThuậnDịch nghĩa: 19/10/2014 ◊ Cập nhật: 21/8/2021☸ Cách đọc âm tiếng PhạnBhikṣu: bíc su.



Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui