Kinh Bách Thiên Ấn Tổng TrìTÔI NGHE NHƯ VẦY:Một thuở nọ, Đức Phật ở trên núi Thứu Phong gần thành Vương Xá, cùng với các vị đại Bhikṣu [bíc su] và chư đại Bồ-tát.
Lúc bấy giờ Thế Tôn bảo các vị Bhikṣu rằng:"Có một tổng trì tên là Bách Thiên Ấn.
Các ông hãy nên thọ trì.
♪ Quy mạng Diện Mạo Quảng Đại - Đỉnh Xuất Chân Kim - Quang Minh Tràng Như Lai♪ Quy mạng Năng Tịch Như Lai, Ứng Cúng, Chính Đẳng Chính Giác"❖Đức Phật liền nói căn bổn tổng trì rằng:|| đát điệt tha, án, bộ địa, bộ địa, bộ địa, bộ địa, tát bà, đát tha yết đa, cù chiết ra, đà ra, đà ra, ha ra, ha ra, bạt ha ra, bạt ha ra, ma ha bồ đề chất đa, chú lỗ, chú lỗ, thiết đa ra, thấp di san, chiêu địa đê, tát bà, đát tha yết đa, át địa sử tha na, a tỳ sắc đê, cù nảnh, cù na, bạt đê, bộ đà, cù na, a bà bà tây, nhị lễ, nhị lễ, già già na, đát lê, tát bà, đát tha yết đa, a địa sử sỉ đê, nạp bà, sa đát lê, thiểm ma, thiểm ma, bạt thiểm ma, bạt thiểm ma, tát bà bá ba, bạt thiểm ma ninh, tát bà bá ba, tỳ thú thiêu đạt ninh, hổ lô, hổ lô, bồ đề mạt già, tam bát ra, sắt sỉ đê, tát bà, đát tha yết đa, bát ra đê sắt sỉ đa, thú đệ, sa bà ha ||"Đây là căn bổn tổng trì.
"❖|| án, tát bà, đát tha yết đa, tỳ bà chỉ đê, xã da, xã da, sa bà ha ||"Đây là tổng trì tâm chú.
"❖|| án, hổ rô, hổ rô, xã da, mục khư, sa bà ha ||"Đây là tùy tâm chú.
❖Nếu có những vị Bhikṣu, Bhikṣuṇī [bíc su ni], Thanh Tín Nam, Thanh Tín Nữ, hay các thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào với tín tâm thanh tịnh, mà có thể xây một ngôi tháp, rồi biên chép Bách Thiên Ấn Tổng Trì này và an trí vào bên trong, thì công đức có được do từ sự tạo lập ngôi tháp đó, sẽ bằng như công đức xây tạo trăm nghìn ngôi tháp--không chút sai khác.
"Lúc Phật thuyết Kinh này xong, các vị Bhikṣu, chư Bồ-tát, trời, người, phi thiên, và những loài hữu tình khác, khi nghe lời Phật dạy, họ đều sinh tâm đại hoan hỷ và tín thọ phụng hành.
Kinh Bách Thiên Ấn Tổng TrìDịch sang cổ văn: Pháp sư Hỷ Học (652-710)Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên ThuậnDịch nghĩa: 27/8/2013 ◊ Cập nhật: 8/7/2021☸ Cách đọc âm tiếng PhạnBhikṣu: bíc suBhikṣuṇī: bíc su ni.