Đại Tống Phong Lưu Tài Tử


Triệu Trinh và Thạch Kiên liếc mắt nhìn nhau, rồi đi đến bên Chân Tông. Chân Tông nói:
- Trẫm mong các khanh sẽ đối tốt với nhau như Lưu Bị và Gia Cát Lượng ngày xưa, quân thần một nhà. Nhưng Trinh nhi! Ta không hy vọng con sẽ giống như A Đẩu đâu.

Triệu Trinh đáp:
- Nhi thần rõ rồi.

Chân Tông lúc này mới nhìn sang Đinh Vị, nói với hắn:
- Còn khanh và Thạch thị lang , Trẫm cũng không hy vọng sau này giữa hai khanh tồn tại bất cứ ân oán gì.

Đinh Vị và Thạch Kiên đều gật đầu bảo vâng, nhưng trong ánh mắt của hai người khi nhìn nhau đều lộ rõ sự khinh thường đối phương.

Rồi Chân Tông lại nghĩ đến đứa con trai ngài, nó sẽ sao đây khi ngài sắp phải về với trời đất, nó còn quá bé, Lưu Nga lại là một phụ nữ, chắc gì đã có thể có đủ sức trấn áp các phe phái phản đối bà. Do dự một lát, cuối cùng ngài quyết định phong Đinh Vị làm Tấn Quốc Công, Phùng Chửng làm Ngụy Quốc Công, Tào Lợi làm Hàn Quốc Công. Mục đích là để tỏ sự sủng ái đối với họ, muốn mượn tay họ để chống lại những kẻ chống đối.

Sau đó ngài xuống chiếu, truyền ngôi cho thái tử Triệu Trinh, tôn hoàng hậu làm thái hậu, Dương thục phi làm hoàng thái phi. Song ngài vẫn lo trong đám quần thần nếu có kẻ không đồng tình, ngôi vị hoàng đế cuối cùng sẽ rơi vào tay kẻ khác, bèn xuống chiếu chỉ thị Lưu Nga sẽ cùng tham gia xử lý việc nước và điều động quân đội, rồi ngài nhìn khắp lượt những người đang có mặt, lại nhìn sang Bát Vương Gia, chờ bọn họ biều thị đồng ý, mới yên tâm thở một hơi dài, sau đó không nói thêm được gì nữa, chỉ nhìn Triệu Trinh và Thạch Kiên mỉm cười rồi trút hơi thở cuối cùng ở tẩm cung Diên Khánh.

Đám đại thần an ủi Triệu Trinh lúc này đang khóc, khuyên thái tử lập tức kế vị, không ai quan tâm đến cảm xúc đau buồn của Triệu Trinh lúc này, nhưng nước không thể một ngày không có vua, cần ngay lập tức xác lập ngôi vị hoàng đế mới. Thạch Kiên hiểu rõ vấn đề mấu chốt lúc này, bèn cùng với các đại thần khuyên Triệu Trinh lập tức đăng cơ.

Vì Triệu Trinh tuổi nhỏ, nên Lưu Nga một bên sai người lo hậu sự cho Chân Tông một bên thương lượng việc kế vị. Y chiếu di chú của Chân Tông, quốc sự tạm thời giao cho Lưu thái hậu xử lý. Nhưng lúc này giữa các quan đại thần có bắt đầu có sự tranh cãi. Đinh Vị muốn nịnh bợ Lưu Nga, khuyên bà nên trực tiếp lo việc tang lễ, như vậy sẽ đồng nghĩa với việc coi bà đã trực tiếp kiêm quản quốc gia đại sự. Nhưng lúc này Trung Thư Môn hạ Bình Trương Sự, Tập Hiền Viện đại học sỹ Vương Tăng bèn đứng ra, nói:
- Thánh thượng tuổi cũng không còn nhỏ nữa, đã đủ sức chấp chính, thái hậu không nên can dự.
Đinh Vị nghe xong không dám mở miệng, Vương Tăng lại tiếp:
- Hơn nữa vừa rồi thánh thượng tôn Dương thục phi làm hoàng thái phi có chút hơi vội vàng, xin đợi một thời gian nữa mới nói đến chuyện này cũng chưa muộn.

Đinh Vị nói:
- Vương đại nhân, tiên đế vừa hạ khẩu dụ, nhà ngươi dám thay đổi thánh chỉ sao.

Hai người tranh cãi không dứt.

Nhìn thấy Vương Tăng phản đối Đinh Vị, các lương thần còn sót lại trong triều thấy rất vui sướng. Nhưng bọn họ đều không hiểu được rằng, việc làm này chỉ làm nặng thêm bệnh nghi ngờ của Lưu Nga, về sau Vương Tăng sẽ bị bà tìm được lý do chính đáng giáng xuống Thanh Châu.

Lúc này Lưu Nga mới nhìn sang Thạch Kiên. Hỏi:
- Ý Thạch ái khanh thế nào?

Thạch Kiên nhớ lại, trong lịch sử, vị Lưu thái hậu này cũng không phải độc ác, ngược lại cũng có tiếng tăm khá tốt. Đương nhiên vì củng cố địa vị của mình, bà đã từng giáng quan một số trung thần. Nhưng lúc này nếu tước mất chữ “ quyền” ở bà, chưa chắc đã làm bà mất đi dã tâm. Hắn bèn đáp:
- Bẩm thái hậu. Ly nước đầy ắt sẽ tràn. Ngày xưa Dương Quảng dùng quan văn Trương Trì phụ trách công việc của võ quan, thế nên lên ngôi chẳng được bao lâu thì bị lật đổ. Còn như Đường Thái Tông là bậc thánh hiền xưa nay hiếm gặp, lại khiêm tốn, luôn lấy tấm gương Ngụy Trinh ra để học tập. Bây giờ, thái hậu chơ nên theo đuổi hư danh mà làm hỏng đại sự.

Giọng điệu Thạch Kiên rất khéo léo. Nhưng rõ ràng nếu không khéo léo thì chẳng xong. Thực tế lúc đó Lưu Nga đang ở tình thế hết sức nhạy cảm. Ý của Thạch Kiên là dù sao Lưu Nga cũng đang tham gia chấp chính, cần gì phải để ý đến mấy thứ hữu danh vô thực mà làm gì. Còn nếu cứ khăng khăng đòi bà bỏ chữ " quyền " kia đi. Chắc chắn bà sẽ chẳng để yên, như thế lại càng không tốt. Chỉ dựa vào những lời lẽ hết sức uyển chuyển đó, Thạch Kiên đã làm yên mọi chuyện. Nguyên Nghiễm vì không muốn thị phi, đứng bên không nói lời nào. Sau khi nghe Thạch Kiên nói xong, đôi mắt chợt sáng lên, nhìn về phía hắn tỏ ý rất tán thưởng. Triệu Dung cũng nhìn hắn bằng ánh mắt khen ngợi.

Lưu Nga bây giờ mới bớt giận. Bà nói:
- Thế thì ta sẽ làm như lời khuyên của Thạch ái khanh vậy. Nhưng việc phong thái phi cho Dương thục phi không được thay đổi.

Được như vậy cũng coi như bà đã hạ mình lắm rồi, không muốn lùi thêm bước nào nữa. Bà làm vậy một là do bà và Dương phi rất thân thiết, hai là vì nếu không tôn Dương phi làm thái phi, sẽ khiến kẻ khác nói xấu bà, nghĩ bà muốn ức hiếp thục phi.

Vương Tăng nhìn Thạch Kiên với ánh mắt lộ vẻ không vui. Ông nghĩ :" Té ra ta cãi nhau cả buổi, đã khô cả cổ họng, lại bị tên Thạch Kiên này cướp mất công lao. " Đương nhiên ông không hề nghĩ đến kiểu ăn nói của ông ai nghe cũng thấy không thoải mái, chẳng như kiểu nói năng uyển chuyển của Thạch Kiên, làm ai nghe cũng thấy lọt tai.

Làm rõ xong vấn đề danh phận, bây giờ đến vấn đề lăng mộ của Chân Tông. Vấn đề này dễ thương thuyết hơn, cuối cùng quyết định Đinh Vị phụ trách việc xây dựng lăng, Tây Kinh tác phỏng Sử nhập nội áp ban (tên một chức quan thái giám phụ trách trông coi việc xây dựng và các xưởng thủ công trong cung thời Tống) thái giám Lôi Duẫn Cung làm đô giám.

Tên thái giám Lôi Duẫn Cung này và Đinh Vị có quan hệ rất gần gũi, hai tên câu kết với nhau làm đủ chuyện gian. Bây giờ lại muốn cùng nhau thâu tóm mọi việc trong triều.

Lúc này, ánh mặt Thạch Kiên hơi sáng lên, nhưng chỉ mình Triệu Dung nhìn thấy, nàng nhìn về phía hắn, ánh mắt như muốn hỏi hắn vừa nghĩ đến điều gì.

Đương nhiên trước mặt nhiều người như vậy, Thạch Kiên không thể nói rõ cho Triệu Dung hiểu rõ về điều mà hắn đang nghĩ tới, hắn đang lục lại kiến thức lịch sử, Đinh Vị chỉ vì việc xây dựng lăng mộ này mà phải về vườn, sự cố Lôi Duẫn Cung có liên quan trực tiếp đến Đinh Vị. Mà kể cả khi chỉ có hai người, Thạch Kiên cũng không dám nói cho Triệu Dung biết những điều ấy, nếu không nàng sẽ nghĩ hắn là một tên yêu quái. Mặt khác, Chân Tông đã chết muộn hơn mất một năm, lịch sử đã bị thay đổi.

Bàn xong việc xây dựng lăng mộ, lại đến chuyện chấp chính, Vương Tăng đề nghị học cách làm thời Đông Hán, cứ năm ngày một lần đến ngự triều ở điện Thừa Minh, Triệu Trinh ngự bên phải, thái hậu ngự bên trái buông màn nhiếp chính. Vì Lưu Nga là phụ nữ, không được phép trực tiếp lâm triều.

Nhưng Đinh Vị chợt nhớ đến quan hệ của Triệu Trinh và Thạch Kiên, không muốn Triệu Trinh nắm quá nhiều quyền lực, bèn tấu:
- Bệ hạ còn nhỏ tuổi, chưa đủ sức quyết định quốc gia đại sự, có thể mỗi nửa tháng chiêu kiến quần thần một lần, chuyện lớn sẽ do thái hậu chiêu kiến quần thần rồi quyết định, chuyện bé do cho Lôi Duẫn Cung truyền tấu.

Làm như vậy, coi như đã tước hết quyền lợi trong tay Triệu Trinh, Thạch Kiên liếc nhìn về phía vị vua nhỏ đang hết sức nóng giận, bèn nháy mắt ra ý phải nhẫn nhịn.

Vương Tăng nghe xong liền phản đối:
- Đinh tể tướng, từ thời Thái Tổ đã không cho phép hoạn quan tham chính, nay làm thế này ắt không tốt về sau, sẽ tạo cơ hội cho hoạn quan làm phản.

Hai người lại bắt đầu lời quan tiếng lại, cuối cùng Lưu Nga vì quyền lợi bản thân đã nghe theo ý kiến của Đinh Vị. Những việc làm ngày hôm nay của Vương Tăng đã khiến Lưu Nga phải cảnh giác, bà sợ trong triều sẽ có nhiều người học gương ông mà thi nhau phản đối bà, liền phong thêm cho Đinh Vị làm Tư Đồ, Phùng Chưởng làm Tư Không, Khu Mật sử Tào Lợi Dụng làm Tả Bộc Xạ, kiêm Thị Trung. Bà muốn dùng những người này để trấn áp những kẻ dám đứng ra chống đối.

Lúc này trời đã tối, quần thần thấy không ít việc đã được giải quyết, mới yên tâm ra về, chỉ có Thạch Kiên được Lưu Nga giữ lại cung.

Lưu Nga nói
- Thạch thị lang, hôm nay khanh ở lại đây dùng cơm với ta.

Thạch Kiên biết bà có điều muốn nói liền thưa :
- Vâng

Lưu Nga nhìn quần thần đã đi khuất, mới nói:
- Thạch thị lang, ai gia định tin dùng Đinh tể tướng, khanh thấy có hợp ý không?

Thạch Kiên trầm ngâm suy nghĩ một lúc sau mới đáp:
- Bẩm thái hậu, bây giờ đại sự trong triều đã được định đoạt, thái hậu không cần lo lắng quá. Mặc dù bên cạnh thái hậu có Đinh Vị bảo vệ, nhưng cho phép thần nói một câu hơi khó nghe rằng, hắn bảo vệ thái hậu chỉ là giả, chỉ là cái cớ để bảo vệ chính bản thân hắn. Vi thần thấy nếu cứ để mọi chuyện tiếp diễn như thế, sau này trong triều không còn chính khí nữa, gian thần sẽ làm mưa làm gió, điều đó thật không có lợi tí nào.

Nói đến đó, hắn thấy Lưu Nga có đôi chút do dự, lại nói:
- Hay như vừa rồi Vương đại nhân tỏ ra không chịu nhượng bộ, cũng chẳng qua là vì muốn tốt cho triều đình, chứ không hề có ý đụng đến ngôi vị của thái hậu.

Hắn thấy Lưu Nga vẫn cau có mặt mày, hiểu rằng không thể một lúc mà có thể khiến bà trút bỏ được nghi ngờ, mặt khác hắn cũng hiểu rằng, Triệu Trinh vốn dĩ không phải con đẻ của bà, lại nói tiếp:
- Bẩm thái hậu, vi thần thấy Đinh tể tướng không phải thực sự muốn giúp người, hắn chẳng qua là thấy người là một phụ nữ cả tin, dễ bị bắt nạt, muốn một mình cai quản giang sơn, nên lừa trên dối dưới. Nhưng nếu thái hậu nắm chắc được cục diện, hắn cũng sẽ chẳng làm gì được, thái hậu cũng chẳng cần quan tâm đến suy nghĩ của thần. Chỉ có điều Đinh Vị vô cùng gian xảo, xin thái hậu hãy cẩn thận.
Lưu Nga bây giờ mới gật gật đầu, bà suốt đời không có lấy một mụn con, bây giờ được Chân Tông chủ động tôn làm thái hậu, quần thần cũng không ai phản đối, đã coi Thạch Kiên như người trong nhà. Nếu những lời vừa rồi là do người khác nói chắc bà đã nổi giận, nhưng tên thiếu niên này lại là một trung thần, giỏi đoán suy nghĩ của người khác. Mà những lời hắn nói cũng xuất phát từ đáy lòng. Triệu Trinh ngồi bên đột nhiên đưa tay lên cổ làm động tác chém đầu, khiến Thạch Kiên xanh xẩm mặt mày, nói không nên lời. Hắn biết hôm nay lúc ngự triều, Đinh Vị đã nói không ít lời khó nghe, khiến Triệu Trinh càng tăng thêm mối hận thù với Đinh Vị.
Triệu Cận lúc này đang hết sức đau buồn cũng được Lưu Nga gọi đến dùng cơm. Bây giờ Triệu Cận cũng không còn nhỏ nữa, đã đến tuổi dậy thì, nếu là một vị đại thần khác, chắc chắn không được ngồi cùng mâm với nàng. Nhưng trong suy nghĩ của Lưu Nga, bà coi hôn nhân của hai người đã được định xong, chỉ còn thiếu một đám cưới hỏi, chỉ là Chân Tông mới băng hà, việc cưới gả còn phải đợi thêm vài năm nữa.
Thạch Kiên có đôi chút e ngại, vì một số chuyện, hôm nay các đại thần đã làm cho Chân Tông phải nổi nóng. Sau này khi hắn thành thân với Triệu Cận và Triệu Dung rồi, thì không biết họ sẽ còn gây khó dễ như thế nào. Có điều bản thân hắn còn ít tuổi, đến đâu hay đến đó, hắn cũng không suy nghĩ quá nhiều.
Triệu Cận hiếu kỳ chăm chú nhìn Thạch Kiên. Dù sao cũng đã một năm không gặp, Thạch Kiên lớn rất nhanh, bây giờ đã trông giống một ông quan hơn, đôi mắt sáng như sao khuê, lông mày sắc như thanh kiếm, lúc nào cũng lộ một vẻ cương nghị, khiến nàng nhìn mà đỏ cả mặt.
Lưu Nga và Triệu Trinh ngồi bên nhìn thấy thế bèn mỉm cười. Đây là lần đầu tiên thấy họ cười từ lúc Chân Tông mất, sự đau thương đã qua đi rất nhanh.
Lưu Nga nói:
- Tội nghiệp, Tiên Hoàng lúc nào cũng coi khanh như con đẻ, thật là ông trời có mắt, trước lúc ngài băng hà, khanh cũng đã kịp về đây để nhìn mặt Tiên Đế lần cuối.
Nói đến Chân Tông, Thạch Kiên lại rưng rưng nước mắt, hắn nghẹn ngào nói:
- Vi thần bất trung, đã để Tiên Đế phải mỏi mắt ngóng chờ.
Lưu Nga nói:
- Con trai ngoan! Con đừng tự trách mình nữa, nếu xét về lòng trung thành, trong số các đại thần trong triều ta xem không ai được bằng nhà khanh. Khanh cũng thấy đấy, tiên đế rất thích dùng phi bạch thư để viết lại chính khí ca của khanh. (phi bạch thư là tên một kiểu chữ viết xuất hiện vào thời Bắc Tống)
Bây giờ Triệu Trinh mới nói với Thạch Kiên:
- Đáng tiếc, từ khi Thạch thị lang ra đi, mấy quyển sách " Truy nguyên học " chẳng có ai dạy trẫm đọc, nên trẫm cũng không đọc tiếp nữa. Trẫm đang nghĩ, nếu trẫm mà đọc hết những điều viết trong sách đó có lẽ cũng sẽ làm được nhiều điều có ích như Thạch thị lang?
Thạch Kiên đột nhiên nghiêm sắc mặt nói:
- Thánh thượng chẳng cần việc gì cũng biết làm, chỉ cần làm một đấng minh quân là đủ rồi.
Lưu Nga nghe xong không ngừng khen hay.
Triệu Trinh lại tỏ ra nghi hoặc, hỏi:
- Làm thế nào để trở thành một đấng minh quân.
Thạch Kiên đáp:
- Một đấng minh quân việc đầu tiên cần phải biết làm gương cho kẻ khác, phải từ bỏ các tật xấu, để người khác noi theo mà học tập. Hai là, phải biết dùng người tài đức, như Hán Cao Tổ ngày xưa đã dùng bốn người Tiêu, Trương, Hàn, Trần mới bình định được thiên hạ. Bệ hạ, chắc người còn nhớ lần đầu thần vào cung chứ, lúc đó bệ hạ cứ hỏi thần mãi về quân tử và tiểu nhân?
- Trẫm làm sao có thể quên được..
Triệu Trinh nhớ lại lúc trước từng làm khó Thạch Kiên, lần đầu tiên nhìn thấy nhau, hai người đều cười như rất hiểu suy nghĩ của đối phương.
- Rất tốt, một vị vua tốt có khi chẳng cần biết làm bất cứ một việc gì trên đời, nhưng họ chỉ cần làm tốt hai việc trên chắc chắn sẽ trở thành một đấng minh quân. Bất cứ việc gì dù có khó đến đâu, thì cũng tìm được trong số mấy nghìn vạn con dân Đại Tống ít nhất một vài người làm tốt, mà chẳng cần bệ hạ trực tiếp đụng tay vào. Như Dương Kiên ngày xưa, có thể coi là một vị vua cần mẫn, nhưng địa vị của ngài trong lịch sử vĩnh viễn không bằng Hàn Văn, Hàn Cảnh. Hoặc như Gia Cát Lượng...
- Ồ, thừa tướng Gia Cát Lượng ấy à? Trẫm nhớ hình như khanh rất ngưỡng mộ ông ấy.
Triệu Trinh hỏi một cách rất hiếu kỳ, làm cho Lưu Nga cũng cảm thấy hứng thú, tên thiếu niên này rất sùng bái Gia Cát Lượng, nên khi viết " Tam quốc" đã thần thánh hóa, coi ông như một vị thần.
- Tâu bệ hạ, trên đời không ai hoàn mỹ, cũng chẳng có thứ gì toàn vẹn. Vi thần sùng bái Gia Cát Lượng là vì ông ta nhất mực trung thành, tình thần cúc cung tận tụy ( cúc cung tận tụy chỉ dùng để chỉ riêng Gia Cát Lượng, ý nói dốc toàn bộ sức lực ra để phục vụ), chứ không có ý nói ông ta đã làm đúng, thần viết " Tam Quốc " là để tuyên dương tinh thần tận trung ấy, nên mới viết về ông ta hoàn mỹ như thế. Khuyết điểm lớn nhất của ông ta là việc gì cũng ôm đồm, kết quả vì lao lực mà chết. Hơn nữa trong nước Thục thời ấy, bởi vì mọi việc đều do một tay Gia Cát Lượng làm hết nên văn võ bá quan không có cơ hội tập luyện, khi ông ta chết, nước Thục không có người tài đắc dụng, mới mau chóng bị diệt vong đến thế.
- Ý Thạch thị lang là trẫm không cần động tay vào bất cứ việc gì, chỉ cần để các đại thần làm thay là được ư?
- Cũng không hẳn thế. Bệ hạ không cần động tay vào bất cứ việc gì, nhưng cần phải hiểu rõ tính cách, sở trường của từng vị đại thần, xem ai nên giữ chức vụ gì. Như quan ngự sử phải có những người khí chất thẳng thắn như Khấu Chuẩn đảm nhiệm. Còn tể tướng thì phải để những người to gan, chín chắn lại công tâm như Vương đại nhân làm, hoặc như tiên đế đã để cho thần giữ chức Công bộ Thượng thư, như thế mới là ông vua tốt.
Nghe đến đó, Lưu Nga và Triệu Trinh gần như quên hết buồn đau vì sự ra đi của Chân Tông, cười ha ha. Nếu nói rằng Thạch Kiên không xứng đáng đảm nhiệm chức Công bộ Thượng thư thì trong thiên hạ chẳng còn ai xứng đáng nữa.
Lưu Nga nghe thấy Thạch Kiên đặt vị trí của Khấu Chuẩn đứng sau Vương Đán, lại càng vui mừng, nói:
- Thạch thị lang nói rất đúng, người đâu, kêu Sử quan ghi chép lại những lời vừa rồi.
Lưu Nga nói xong, lại tiếp lời :
- Thạch thị lang không những là một lương thần, còn là một người biết làm cho người khác thấy vui vẻ, chỉ tiếc phải quay về quê thủ hiếu, chưa thể lưu lại đây giúp đỡ quan gia, nếu không quan gia lại đã thọ thêm được vài năm nữa.
Thạch Kiên nghe xong mà mướt mồ hôi, cũng may không ai ngồi cạnh nghe thấy, nếu không mấy lời này mà đến tai Đinh Vị, thì chẳng biết sẽ ra sao nữa.
Lưu Nga nói tiếp:
- Thạch thị lang, lần này khanh vào kinh dự định ở lại đây vài hôm rồi quay về thủ hiếu, sau đó mới trở lại triều đình, hay là ở luôn lại đây giúp đỡ ai gia và hoàng thượng?
Thạch Kiên chắp tay hành lễ đáp:
- Bẩm thái hậu cùng bệ hạ, vi thần thủ hiếu cũng gần hết ba năm, hơn nữa vi thần cũng đang có một việc phải làm ở Hòa Châu, nếu việc này thành công, thiên hạ sẽ có thêm nhiều người được đọc sách.
Triệu Trinh vội cắt ngang:
- Là cái máy in ấn sách ấy đấy ư?
Thạch Kiên hơi mỉm cười, trong đầu nghĩ, triều đình thật xem trọng hắn, nhất cử nhất động của hắn đều không lọt khỏi tầm mắt. Thật ra hắn không biết được rằng, nếu Đinh Vị bây giờ lật giở sổ sách hoàng gia, nhìn thấy lợi nhuận cao ngất của xưởng thủy tinh và xưởng xi măng của hắn cũng phải giật mình, nghĩ thầm rằng không trách người ta vẫn nói “một lời nói của Thạch Kiên trị giá vạn lạng hoàng kim”. Những thứ hắn phát minh ra thu được lợi nhuận cao đến mức Đinh Vị cũng không thể tin nổi. Bây giờ lại xây dựng xưởng in, chắc chắn triều đình sẽ chẳng ai không để ý tới.
- Đúng vậy, lần này mà thành công, giá cả các loại thư tịch trong thiên hạ sẽ giảm xuống bảy tám phần 70, 80%), như thế, sẽ có nghìn nghìn vạn vạn người mua được sách đọc, đồng thời cũng góp phần bồi dưỡng cho Đại Tống ta vô số nhân tài.
Lưu Nga nghe xong thở dài một hơi, nói:
- Tiên đế thường hay nói nhà khanh là Tiểu thánh nhân, một vài đại thần cho rằng tiên đế quá khen nhà khanh, nhưng ta thấy kể cả Khổng phu tử có sống lại chắc cũng từ bi được như khanh là cùng.
Thạch Kiên vội vàng từ chối.
Lưu Nga lại tiếp:
- Như ý khanh nói, bây giờ thánh thượng mới đăng cơ, địa vị chưa vững, cũng chưa rõ được ý các đại thần trong triều thế nào, ai gia hy vọng khanh có thể ở lại đây, giúp đỡ ai gia và thánh thượng. Bây giờ mẹ con ai gia chỉ thực sự dám tin tưởng một mình Thạch thị lang.
Thạch Kiên tỏ ra do dự. Một là bây giờ hắn vẫn chưa hết thời hạn chịu tang, hai là thế lực của Đinh Vị đang rất mạnh, như mặt trời đúng lúc chính ngọ, có thể diệt được ai liền diệt người ấy. Lúc này hắn phải sáng suốt, liền lấy lí do đang phải chịu tang, tạm thời tránh xa chốn nguy hiểm này, đợi đến lúc Đinh Vị gặp vấn đề, ngay lập tức hồi kinh, một nhát đâm chết hắn. Nhưng thấy hai mẹ con hoàng hậu thân cô thế quả lại động lòng thương sót. Trong lịch sử thật, Đinh Vị khinh xuất Lưu Nga, kết quả khi Lưu Nga đã yên vị liền lập tức hất đổ y. Nếu không phải là Phùng Chửng nói hộ, Lưu Nga đã không tiếc tay giết chết Đinh Vị rồi. Nhưng bây giờ có sự xuất hiện của Thạch Kiên, khiến cho Chân Tông sống thêm được một năm, cũng đồng nghĩa với việc để cho Đinh Vị giữ chức tể tướng thêm một năm, dẫn đến thế lực của y ngày càng hùng mạnh và thâm hậu, Lưu Nga không dễ mà giết chết được y, đến Thạch Kiên cũng còn chưa chắc, chí ít nhất trong lịch sử Đinh Vị cũng là một kẻ gan to bằng trời.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui