Sau đó vô cùng thất vọng mà lắc đầu, quay sang Triệu Cận hỏi:
- Quận chúa, vừa rồi bản quan nói đùa. Chứ bản quan không phải là đao thương bất nhập.
Triệu Cận tuy biết loại vũ khí này rất nguy hiểm và biểu hiện của Thạch Kiên hôm nay rất kỳ lạ nhưng Triệu Cận vẫn không sợ. Nàng nói:
- Thạch thị lang, tuy rằng đã có sự thay đổi nhưng cũng có chút buồn cười. Hóa ra là huynh cũng biết nói cái câu dễ nghe kia.
Thạch Kiên gãi đầu nói:
- Hóa ra câu kia là cái gì? Bản quan đã quên rồi.
- Không thể nào! Câu kia chính là tường lỗ tan thành tro bụi, huynh quên rồi sao?
Thạch Kiên vỗ đầu, đứng dậy khỏi người tên mập kia nói:
- Ta chỉ nói là cảm giác không đúng. Đao thương bất nhập thì có ích gì. Phải tan thành tro bụi thì mới có hiệu quả.
Nói xong, hắn lấy trong ngực ra một ngọn lửa, thản nhiên nói:
- Các ngươi không biết hối cải. Như vậy bản quan sẽ khiến các ngươi trở thành tro bụi.
Hắn tự tin như vậy là có nguyên nhân. Nếu là cung tên loại nhỏ cùng với khoảng cách giữa hắn và bọn loạn đảng chỉ có hai trăm thước thì nó sẽ tự động bị nam châm dưới mặt đất hút lấy. Cục đại nam châm này là do hắn và Tằng Công Lượng khi nghiên cứu hỏa dược thì vô tình phát hiện được tại một ngọn đồi nhỏ. Lúc ấy cục nam châm này rất lớn, chất lượng lại tốt. Lúc trước, hắn có nhờ người chế tạo la bàn để phục vụ cho việc tìm kiếm khai thác, nay không ngờ lại có thể sử dụng đến. Do bọn loạn đảng đều mặc trọng giáp nên tự nhiên sẽ bị cục nam châm hút lấy. Thứ duy nhất của hắn có thể tạo thành thương tổn đó chính là nỗ, đặc biệt là bàn máy nỗ. Nếu không có nam châm phát huy hiệu ứng trước thì có thể chính bản thân hắn sẽ bị thương tổn. Nhưng nó cũng có một khuyết điểm rất lớn, khí cụ phức tạp, thao tác chậm rãi, hơn nữa độ chính xác không cao. Bằng không thì tại sao Tăng Cách Lâm mang theo ba vạn kỵ binh Mãn Mông tinh nhuệ nhất đối phó với mấy ngàn bọn lính Tây Âu bị bọn chúng đánh cho thất bại thảm hại như vậy. Phải biết rằng lúc ấy bọn Tây Âu sử dụng súng kíp nhưng tầm bắn vẫn kém hơn cung nỏ. Bởi vậy hắn đã dành ra nhiều thời gian để chuẩn bị. Cái mà hắn sợ nhất đó chính là cung khảm sừng nỗ. Loại này thao tác nhẹ nhàng, một người cũng có thể sử dụng được. Tuy rằng loại nỏ nhẹ nhưng so với cung tiễn thì tốc độ bắn lớn hơn. Ngày trước bọn thích khách chính là sử dụng loại nỗ này để ám sát Thạch Kiên. Hắn còn nhớ rõ những mũi nỗ này đâm xuyên qua được cả tấm sắt, chứng tỏ được uy lực của nó mạnh như thế nào.
Đúng như suy đoán của hắn, từ khi xảy ra vụ ám sát và vụ án cấm binh tham ô, bộ binh đã tăng cường giám sát loại nỏ này. Ở đây, bọn loạn đảng không có sử dụng loại khinh nỗ. Theo quy chế của Tống triều, cung tiễn có thể lưu thông dễ dàng trong nhân gian nhưng đối với nỏ thì phải có sự quản lý của quan binh.
Thực ra, sau khi Thạch Kiên bị ám sát, hắn đã muốn sử dụng loại cung nỏ hiện đại trong quân đội. Loại cung nỏ này tầm bắn xa, lực bắn lớn, hơn nữa một người có thể thao tác được. Nhưng nghĩ đến nguyên lý của nó thì hắn lại chủ động bỏ cuộc. Loại cung nỏ này chẳng những cần vật liệu thép tốt, hơn nữa còn phải có ròng rọc tinh vi. Năng lực của mình căn bản không thể thực hiện được. Với từng đó công sức thì hắn nghiên cứu chế tạo sung còn nhanh hơn.
Sau khi nhìn thấy bọn loạn đảng sử dụng cung nỏ, Thạch Kiên trong lòng đã động sát khí. Tại lầu ba của điện Ngọc Hoa có một ống trúc thô thông ngầm xuống. Hai ngày trước, Thạch Kiên đã cho người đến điện Ngọc Hoa lấy danh nghĩa tra án để bố trí vật này. Khi hắn rời khỏi cũng đã cắt cử người ở lại trông coi. Trong lúc tiến hành, hắn không cho bất cứ ai ở lại cho nên không có ai chú ý đến việc này. Tất cả đều nghĩ rằng Thạch đại nhân đang làm việc chứ không biết rõ thực hư bên trong.
Thạch Kiên vạch miệng ống trúc ra, bên trong có hơn mười đầu sợi dây. Nếu Tằng Công Lượng ở chỗ này thì sẽ biết đây chính là mồi lửa do y và Thạch Kiên nghiên cứu ra. Hắn nhìn đến vị trí phát nổ rồi châm ba cái mồi lửa, sau đó đứng lên vỗ tay nói với Triệu Cận:
- Công chúa, nàng hãy xem đây!
Hắn vừa mới dứt lời thì ngoài điện đã vọng đến một tiếng vang thật lớn.
Thạch Kiên ở trong này vô cùng thoải mái nhưng đám người bên ngoài thì không biết đã xảy ra chuyện gì rồi.
Bàn tay của Lã Di Giản run lên khiến con cờ trên tay y rớt xuống.
Lưu Nga cũng run người lên khiến cho nước trong chén trà sóng sánh ra ngoài.
Chu Sỉ nghe tiếng vang lên thì không biết đã xảy ra chuyện gì. Nghĩ đến cha mình đang gặp nguy hiểm, y bất chấp việc bảo vệ dây thừng, gầm lên một tiếng rồi đuổi theo binh lính ở đầu thành, đồng thời quát to:
- Ta sẽ liều mạng với bọn loạn đảng các ngươi!
Bọn quân lính canh gác cổng thành nghe thấy tiếng nổ thì họ đã biết tình thế không giống như lời quan trên đã nói, là Lôi Duẫn Cung và Đinh Vị đang tróc nã phạm nhân mưu phản.
Trong cung đã xảy ra biến cố quan trọng!
Mà bọn họ thì không hề nghi ngờ cho nên đã trở thành kẽ đồng lõa, nhất thời toàn bộ đều không còn ý chí chiến đấu, bị Chu Sỉ truy đuổi chạy tứ tán.
Nhìn thấy một mình Chu Sỉ đánh bại rất nhiều người, binh lính dưới trướng Dương Văn Quảng đều dâng cao ý chí chiến đấu. Bọn họ nhanh chóng bắc những cái thang tự chế xông lên tường thành.
Dương Văn Quảng lên đến đầu cổng thành nói với Chu Sỉ:
- Tiểu dã trư, hôm nay ngươi đã lập một chiến công lớn.
Nếu không phải Chu Sỉ đột nhiên tập kích thì với tường thành cao lớn như vậy, cùng với nhiều vũ khí phòng ngự, muốn hạ thành thì không phải là dễ mà còn có thể tạo ra nhiều thương vong. Chẳng những Dương Văn Quảng khen y mà những binh lính quen thuộc khác cũng ôm chầm lấy vai y mà khen ngợi.
Nói xong những lời này, Dương Văn Quảng lập tức ra lệnh ột nhóm người ra nghênh đón quân đội của Tào Vĩ vào thành, sau đó mang theo đội nhân mã hướng về hoàng cung chạy tới.
Hạ Tủng giúp Lã Di Giản nhặt quân cờ lên rồi nói:
- Lã đại nhân lo lắng chuyện gì? Ngài đang nghĩ người mà gây ra tiếng nổ này không ai khác ngoài Thạch Kiên? Chẳng qua là số lượng bọn phản tặc chống đối lại với Thạch đại nhân giảm đi nhiều mà thôi.
Lã Di Giản thở dài nói:
- Bản quan lo lắng là Thạch đại nhân xuất đòn sát thủ. Sau khi sự việc giải quyết xong thì sẽ không cần người trợ giúp. Lúc đó sự tình sẽ rất khó thu dọn.
Hạ Tủng cười nói:
- Chẳng lẽ ngài muốn điều động nha dịch tiến cung trợ giúp Thạch đại nhân?
Hớp một ngụm trà, gã nói tiếp:
- Như vậy ngài chẳng những không có công lao mà ngược lại còn làm cho tình hình xấu thêm. Hiện tại, do lệnh giới nghiêm của ngài mà một số người không thể ra ngoài. Bằng không thì sẽ có nhiều người tham gia vào vụ việc này. Đến lúc đó sự tình càng trở nên rắc rối hơn.
Không cần nói thêm thì Lã Di Giản cũng biết gã đang đề cập đến ai. Trong lúc Hạ Tủng đang nói thì bên ngoài có tiếng vó ngựa vọng đến.
Hai người đều ra khỏi phủ. Bọn họ thấy Dương Văn Quảng đang mang theo quân lính chạy ngang qua đây. Bởi vì thời gian khẩn cấp nên Dương Văn Quảng chỉ ngồi trên lưng ngựa, gật đầu một cái ra hiệu rồi chạy nhanh về hướng hoàng cung.
Hạ Tủng lúc này mới thở phào nhẹ nhõm. Gã hướng về Lã Di Giản nói:
- Lã đại nhân, chúng ta vào nhà nói đi.
Tuy rất khinh thường nhân phẩm của người này nhưng Lã Di Giản không thể không thừa nhận tâm tư người này quá kín đáo. Y khách khí nói:
- Xin thỉnh giáo!
- Không dám! Hiện tại cơ bản Thạch đại nhân đã đại cáo công thành. Đêm qua, đại nhân ra lệnh cưỡng chế kinh thành khiến kinh thành không có nhiều thay đổi, ít có sự quấy nhiễu hơn. Có thể nói là ngài đã có công, tuy nhiên dựa vào điểm này thì cũng vẫn chưa đủ.
- Chà, vậy thì làm như thế nào?
- Hiện tại, Dương tướng quân bây giờ mới vào được kinh thành. Hạ quan cho rằng ngoại trừ Dương tướng quân, còn có Tào đại nhân cũng mang theo binh lính bảo vệ xung quanh kinh thành. Chỉ vì Dương tướng quân bị cản trở nên bây giờ mới vào thành được, mà Tào đại nhân chắc giờ này cũng vẫn còn ở bên ngoài. Đây là vì sao?
Lã Di Giản lập tức hiểu được dụng ý của Hạ Tủng. Nếu nói về phân chia đảng phái, hiện tại Tào Vĩ có thể nói là từ người của phái Khấu Chuẩn biến thành người của phái Thạch Kiên. Chuyện lớn như vậy chắc chắn là có sự tham gia của Tào Vĩ. Đồng thời, Hạ Tủng còn làm sáng tỏ một sự kiện, đó là cấm quân thủ thành cũng có người tham gia hoặc gián tiếp tham gia cuộc chính biến này. Cấm binh bảo vệ kinh thành có thể nói là có vai trò quan trọng đối với an nguy của triều đình.
Lã Di Giản hơi nhíu mày nói:
- Nhưng bản quan không có quyền ra mệnh lệnh cho cấm quân.
Hạ Tủng nói:
- Lã đại nhân không có nhưng Thái hậu và Thánh thượng thì có.
- Ngài nói ta nên tiến cung gặp mặt Thái hậu, thỉnh cầu người hạ chỉ cho ta đi lùng bắt bọn loạn đảng trong cấm quân?
- Không sai! Hơn nữa, có không ít người của Đinh Vị còn nắm giữ quân quyền trong tay. Điều này khiến cho Thái hậu rất lo lắng, đặc biệt là đối với cấm quân. Lần này đại nhân học theo Mao Toại tự tiến, đề cử mình vào xu mật viện, hỗ trợ cho Tào đại nhân nhanh chóng khống chế được cấm quân. Việc này nên làm gấp. Chỉ có điều Thái hậu và Hoàng thượng chưa chắc đã ở trong hoàng cung.
Nhìn dáng vẻ suy nghĩ của Lã Di Giản, Hạ Tủng còn nói thêm:
- Bởi vì Thạch đại nhân không thể mạo hiểm để Thái hậu và Thánh thượng ở lại hoàng cung. Cho dù hắn cho rằng không mạo hiểm thì sau này cũng sẽ bị các quan lại khác lấy làm đề tài công kích. Cho nên hạ quan nghĩ hai vị đó một là ở trong Dương phủ, còn không là Tào phủ. Hiện tại Lã đại nhân chỉ cần xem quý phủ nào có nhiều người canh gác thì sẽ biết Thái hậu và Thánh thượng ở nơi nào.
Ý Hạ Tủng bảo Lã Di Giản tới chỗ Lưu Nga. Đây chính là thời điểm dễ dàng được Lưu Nga tín nhiệm nhất, hơn nữa còn có thể có được quyền hành trong tay. Nói đến đây, gã thi lễ rồi nói:
- Hạ quan chỉ nói đến đây thôi. Hạ quan xin phép cáo từ.
Lã Di Giản cũng lãnh hội được tâm ý của Hạ Tủng. Y đứng lên cung kính nói:
- Ngài đi thong thả!
Tuy nhiên chính bọn họ cũng không biết rằng cuộc nói chuyện hôm nay của mình về sau lại có ảnh hưởng đến cục diện chính trị của triều đình trong vài thập niên.
Triệu Cận nói với Thạch Kiên:
- Hì hì! Ta không sợ!
Nói xong nàng quay người lại nhìn thấy một cảnh tượng làm cho người ta cảm thấy sợ hãi. Mấy chục thi thể bị ném tung lên cao, rớt xuống bãi đất gần đó kèm theo vô số đất đá. Lôi Duẫn Cung và Lương Quan Khánh hiện tại đều nghĩ rằng Thạch Kiên bố trí chặt chẽ như vậy thì chắc chắn Lưu Nga và Triệu Trinh đang ở trong điện. Bọn chúng còn nhìn thấy được bóng dáng của Dương thái phi. Cho nên bọn chúng đã chuẩn bị cung nỏ để công hạ cung điện. Đương nhiên ngoại trừ tiểu cung điện của Lý thị thì tất cả đều tập trung tại đây.
Lần phát nổ này khiến ấy chục tên binh lính bị tử vong và bị thương. Tay chân bị gãy rời khắp nơi, mấy cây cung nỏ cũng bay đi đâu mất.
Triệu Cận kêu lên một tiếng rồi nép vào lòng ngực Thạch Kiên.
Thạch Kiên nói vào tai nàng:
- Công chúa, nhiều người đang nhìn chúng ta kìa!
Sau đó đỡ nàng dậy. Trên thực tế chuyện giữa hắn và Triệu Cận đã nổi tiếng ở kinh thành. Cho nên nhìn thấy cảnh thân thiết giữa hắn và Triệu Cận mọi người không cảm thấy ngạc nhiên.
Thạch Kiên tiếp tục nói với bọn loạn đảng:
- Các người hãy mau đầu hàng nếu không muốn liên lụy đến người nhà.
Thạch Kiên lần này đã cài rất nhiều thuốc nổ ở điện Ngọc Hoa nhưng thực sự hắn không muốn giết chết quá nhiều người. Tuy những người này khó lòng thoát khỏi tội chết nhưng chết dưới tay hắn hay bị xử tử thì cũng khác nhau. Hắn muốn lưu lại càng nhiều người sống thì hắn sẽ càng có thể bắt được nhiều người chủ mưu phía sau. Loại thuốc nổ này uy lực rất lớn. Khi phát nổ thì tiểu cung điện bên cạnh Ngọc Hoa điện cũng bị ảnh hưởng, xiêu xiêu vẹo vẹo tưởng chừng như sắp đổ xuống. Hôm nay hoàng cung tổn thất không nhỏ, cho nên hắn không muốn bất cứ một cung điện nào đỏ xuống nữa. Đặc biệt là trong Ngọc Hoa điện vẫn còn Dương Thái phi.
Những tiếng rên la bên ngoài vọng vào trong khiến cho những người còn lại bên trong sợ hãi. Tất cả đều nhìn ra bên ngoài như muốn chạy trốn.
Thạch Kiên nói:
- Các ngươi một khi đã đến đây rồi thì đừng có hy vọng trốn thoát.
Sau đó hắn lại tiếp tục châm lửa. Bên ngoài thêm mấy chục tên lính bị hất tung lên như những con chim nhỏ bay lượn trên bầu trời.
Lần này bọn loạn đảng đã bị thiệt hại về người không ít.
Trời đã bắt đầu sáng và mưa cũng đã dừng lại một cách đột ngột. Phía đông, ánh bình minh đã chiếu rọi những tia sáng đầu tiên.
Khi Dương Văn Quảng mang theo binh lính tiến vào hoàng cung thì cuộc chiến đã vào hồi kết thúc.
Khi Thạch Kiên châm thuốc nổ lần thứ hai thì đã có những binh lính và thái giám làm phản bắt đầu đầu hàng, duy nhất chỉ còn lại bọn áo đen đang cố gắng chống cự. Tuy nhiên bọn chúng cũng nhanh chóng bị cấm binh bao vây và bắt hoặc tiêu diệt gọn.
Thạch Kiên bắt đầu phân loại những nhóm người phạm tội rồi mang theo người tiến thẳng đến cung điện của Lý thị.
Lúc này Chu Lịch đã chém chết hai mươi bảy tên lính, sức lực cũng bắt đầu cạn dần, trên người cũng đã bị trọng thương. Trong lúc đang kêu gào thì Lôi Quan Tăng nhìn thấy Thạch Kiên mang theo quân lính xông vào thì biết tình thế đã thay đổi. Tất cả đều buông vũ khí đầu hàng.
Thạch Kiên tán dương Chu Lịch:
- Ngươi đúng là một hảo tráng sĩ!
Sau khi ra lệnh cho Chu Lịch đi băng bó lại vết thương, lúc này Thạch Kiên mới tham kiến Lý thị. Hắn cư xử rất khách khí vì dù sao Lý thị cũng là thân mẫu của Triệu Trinh. Tuy nhiên hắn không dám lưu lại lâu vì sẽ khiến cho Lưu Nga nghi ngờ. Thạch Kiên bố trí một nhóm binh sĩ ở lại bảo vệ cho Lý thị. Sau đó cùng với Dương Văn Quảng vào hoàng cung tiến hành lùng bắt bọn mưu phản. Lúc này Tào Vĩ cũng đã tiến vào hoàng cung, nhưng trong chốc lát bọn họ đã nhận được thánh chỉ ra lệnh cho Tào Vĩ cùng với Xu mật viện và Lã Di Giản tất cả cùng tham gia truy bắt bọn cấm quân phản loạn.
Tào Vĩ bị những người này cầm chân cả một ngày trời nên thẹn quá hóa giận, khi nghe được thánh chỉ thì lập tức tuân mệnh ngay. Chỉ có Thạch Kiên là hiện lên nét âu lo. Hắn không nghĩ đến lần này Lã Di Giản lại đến Dương phủ cầu kiến Lưu Nga. Hắn tưởng là Lưu Nga hạ chỉ cho Lã Di Giản tham gia. Thạch Kiên cũng hiểu là khi sau khi Đinh Vị rớt đài thì y sẽ có cơ hội tiến lên. Nhưng bây giờ Đinh Vị còn chưa rơi đài thì y đã đi trước một bước. Người này trong lịch sử có ghi lại là luôn có ý nghĩ duy trì hòa bình cho Tống triều, nhưng lại học theo người Tây Hạ và Liêu quốc ở thái độ quá ngoan cố và bảo thủ. Hắn cũng không biết về sau người này có hãm hại mình hay không. Thạch Kiên cũng biết sắp tới Lưu Nga sẽ đẩy mạnh xử trí việc xẩy ra hôm nay, như vậy thì sẽ càng có nhiều gia đình của người tham gia làm phản bị giết sạch. Đây hoàn toàn là điều mà hắn không mong muốn. Đa số binh lính đều là bị quan trên ép buộc hoặc không biết rõ thị phi nên bị cuốn vào. Nói tóm lại là vô tình mà bị hại.
Tuy nhiên hắn không có nhiều thời gian để tự hỏi về vấn đề này. Hắn còn nhiều việc phải xử lý.
Hắn phái Dương Văn Quảng khống chế tình hình trong cung, sau đó đợi cho Chu Lịch băng bó vết thương xong thì ra lệnh mang theo năm trăm tinh binh ra ngoài thành bắt tất cả bọn đạo sĩ. Lúc này Thạch Kiên muốn đưa Lưu Nga và Triệu Trinh hồi cung. Triệu Cận nghe xong cũng liền xin đi.
Khi gặp Lưu Nga và Triệu Trinh, Thạch Kiên liền đem tình hình nói sơ qua một lần. Tuy nhiên khi nói đến những tổn thất trong cung thì Lưu Nga kên tiếng:
- Thạch thị lang, điều đó không quan trọng. Lần này khanh làm rất tốt.
Đương nhiên lần này có thể diệt trừ được những thế lực chống đối nàng thì tự nhiên nàng phải cảm thấy mừng rỡ. Khi Triệu Cận thêm mắm thêm muối những chuyện Thạch Kiên làm tại điện Ngọc Hoa thì Triệu Trinh ghé vào tai hắn nói:
- Thạch thị lang, khanh quả thật là không đúng. Chuyện vui như vậy mà lại gạt trẫm ra ngoài.
Thạch Kiên nghe xong trên trán đổ mồ hôi lạnh.
Lưu Nga ra lệnh cho Triệu Trinh và Triệu Cận hồi cung trước, đồng thời truyền tất cả mọi người ra ngoài rồi mới hỏi Thạch Kiên:
- Thạch thị lang, trong lúc tình huống đang nguy cấp như vậy, tại sao khanh còn phái một số lớn binh lính đi bảo hộ cho Lý Uyển Nghi. Như vậy là có ý gì?
Thạch Kiên nghe Lưu Nga hỏi về việc này thì thấy an tâm trong lòng. Nếu như Lưu Nga không hỏi thì nhất đinh đã có sự ngờ vực.
Thạch Kiên thi lễ nhưng không đáp mà hỏi ngược lại:
- Khởi bẩm Thái hậu, Thái hậu muốn chính mình làm Hoàng đế hay là muốn giúp đương kim Thánh thượng xử lý tốt việc triều chính?
Đây là một câu hỏi vô lý cực kỳ. Lưu Nga nghe xong thì biến đổi sắc mặt. Nàng lạnh lùng nói:
- Thạch Bất Di, khanh đừng ỷ mình có công lao rồi muốn nói gì thì nói. Lá gan của khanh cũng to nhỉ? Khanh hỏi câu này là có ý gì? Chẳng lẽ ai gia mà khanh cũng không nể mặt sao?
Thạch Kiên trong lòng cảm thấy có chút bất an. Tuy rằng trong lịch sử ghi chép lại thì người đàn bà này không làm ra những chuyện kinh thiên động địa nhưng hiện tại lịch sử đã thay đổi đến mức hắn không nhận ra nổi, đồng thời cũng đã xuất hiện tổ chức Thiên Lý giáo. Hắn biết tổ chức này xuất hiện là vì hắn. Bây giờ chỉ có trời mới biết Lưu Nga lúc này có phải là Lưu Nga trong lịch sử hay không?
Nhưng Thạch Kiên không hề biết hiện tại Lưu Nga rất là tin tưởng hắn. Nhưng danh vọng của hắn mỗi ngày một cao, lại vừa mới phá được một vụ án lớn. Không cần phải nói thì cũng biết Đinh Vị cũng sẽ bị liên can. Nếu như Đinh Vị rơi đài thì trong triều chỉ còn lại một mình phe của Thạch Kiên. Như vậy có đảm bảo là hắn sẽ không thay đổi tâm tính? Lưu Nga có còn khống chế được hắn hay không? Cho nên vừa rồi khi Lã Di Giản xin cầu kiến thì Lưu Nga đã lập tức trọng dụng y. Trong triều cần phải có một phe phái mà người đứng đầu phải là tâm phúc của Lưu Nga. Triều đình không thể chỉ thuộc riêng về một người. Lưu Nga cần phải bảo vệ quyền lợi của nàng.
Thạch Kiên định thần lại rồi nói:
- Lời nói lúc nãy của vi thần có chút quá đáng. Nhưng trước sau gì thì Thái hậu cũng sẽ gặp vấn đề này. Vi thần tuy ngu muội nhưng không thể giả bộ như không biết việc này. Như vậy là lừa dối.
Lưu Nga lại hỏi:
- Như vậy theo ý khanh là như thế nào?
Thạch Kiên nghĩ thầm trong bụng: “Bà hỏi tôi thì tôi biết hỏi ai bây giờ. ” Tuy nhiên hắn vẫn đáp:
- Ý của vi thần là Thái hậu cứ giữ nguyên hiện trạng như bây giờ. Tuy rằng trong lịch sử cũng đã từng có Võ Tắc Thiên làm hoàng đế, lại còn làm tốt lắm. Nhưng về sau hoạn quan lại chuyên quyền, đất nước chia cắt. Ngoài ra còn có Huyền Tông tín nhiệm An Lộc Sơn. Cuối cùng An Lộc Sơn nổi loạn khiến cho uy tín của vương triều họ Lý bị suy giảm nghiêm trọng. Như vậy nguyên nhân khiến cho triều đình của Võ Tắc Thiên và Huyền Tông bị sụp đổ là có quan hệ với nhau. Vi thần muốn đề cập đến tình cảm của tiên đế và Thái hậu. Chính nhờ tình cảm đó mà Thái hậu được đăng vị về sau hay là sẽ chuyển quyền lực cho đương kim Thánh thượng. Đừng vì một chút hư danh mà hủy hoại tôn nghiêm của nhà Tống. Vi thần nghĩ Thái hậu sẽ không làm ra những chuyện như vậy.