Thạch Kiên hiểu ý nàng muốn nói. Hiện giờ hắn tham gia vào chuyện chính sự, ý Triệu Dung là trong triều hắn có thể trực tiếp điều động quân vụ tây bắc.
Lần này Nguyên Hạo cũng không thể dẫn toàn bộ binh sĩ trong cả nước tới, dù sao thì cũng cần phải đề phòng sự phản công của Liêu quốc, Hồi Hột và cả Thổ Phiên. Đồng thời cũng cần phải đề phòng người Tống từ các hướng khác đánh vào chỗ sơ hở. Cho dù không có những khả năng này thì phụ thân y cũng không thể nào giao toàn bộ binh sĩ vào tay y. Lần này, ngoài việc đem theo đội quân chính quy thì y còn mang theo một số lượng lớn dân quân. Lượt công kích thành Duyên Châu đầu tiên và đóng giữ ngoài thành Duyên Châu của y đều do đội dân quân này đảm nhiệm. Tuy đám dân quân này cũng khá dũng mãnh so với binh sĩ Tống triều, nhưng so với đội quân chính quy thì vẫn còn kém xa nên mới để cho Chu Lịch giành được thắng lợi.
Nhưng sự tổn thất lần này khiến Nguyên Hạo thẹn quá hóa giận. Y kéo quân chinh chiến gần một năm, từ Hồi Hột đến Thổ Phiên vẫn chưa lần nào gặp phải tổn thất lớn thế này. Ngày đầu tiên y đã khiến quân Tống chứng kiến thế nào gọi là “khoảng cách”. Quân binh Tây Hạ còn chưa tấn công lên tường thành thì đã ơngswr dụng vô số những chiếc nỏ và những chiếc xe ném đá, bọn chúng ném những tảng đá rất lớn khiến quân Tống bị thương tổn không nhẹ. Đó mới chỉ là bắt đầu, chỉ cần có một tên leo lên tường thành thì Tống triều nhất định phải hi sinh tính mạng của ít nhất hai binh sĩ mới có thể giết chết được tên đó. Hơn nữa Nguyên Hạo lại phát động tấn công cùng một lúc vào bốn cửa thành.
May mà trận đánh úp ban đêm đã khơi dậy dũng khí và lòng tin của binh sĩ. Cộng thêm phần thưởng của Phạm Ung khiến dũng khí của binh sĩ mạnh lên rất nhiều. Khi Nguyên Hạo phát động tấn công từ bốn phía, Chu Lịch lệnh cho Chu Sỉ và Đinh Mão phòng thủ cửa đông, Thôi Diệt Lang và Định Thanh phòng thủ cửa nam. Chu Lịch và con trai nhỏ là Chu Hận cộng thêm Phạm Ung phòng thủ hai cửa nguy hiểm nhất là cửa Tây và cửa Bắc. Sự xếp đặt ngẫu nhiên của ông không ngờ lại có được tác dụng rất lớn. Mấy thiếu niên này tuy rất dũng cảm, nhưng đều còn nhỏ tuổi. Thấy đám thiếu niên tuổi còn nhỏ mà lại không hề sợ chết như thế khiến các binh sĩ cũng quyết tâm liều mạng. Vì thế mới trải qua được trận chiến đầy gian nan này.
Tuy mặt trời đã xuống núi, nhưng khí nóng trong không khí vẫn chưa mất hẳn. Bầu trời phía tây rực đỏ như lửa, trông giống như một biển máu khổng lồ. Biển máu này cũng che khuất cả thành Duyên Châu. Thi thể của binh sĩ ngổn ngang khắp trên dưới cổng thành khiến Duyên Châu ngập trong mùi vị của sự chết chóc.
Nghe binh sĩbáo cáo , Chu Lịch không khỏi nhíu mày. Trận chiến ngày hôm nay có tất cả hai nghìn binh sĩ tử vong, mấy trăm người bị trọng thương không thể tiếp tục ra tiền tuyến nữa. Có thể nói tổn thất lần này không hề nhẹ, cũng có thể nói đã mất đi một phần ba binh lực trong thành. Nếu cứ tiếp tục như thế này, không biết thành Duyên Châu còn có thể chống cự được bao nhiêu ngày nữa. Ông thầm nhận ra trong vòng hai mươi năm qua, sức chiến đấu của quân Tống đã giảm xuống rất nhiều.
Sự thật cũng đúng là như thế. Hai mươi năm trước, khi chưa ký hiệp ước Thiền Uyên (ký kết năm 1005), quân Tống trải qua trận bình định Hậu Hán (Trung Quốc, 947 - 950), lại thường xuyên xảy ra chiến tranh với nước Liêu. Tuy sức chiến đấu của quân Tống lúc đó không bì được so với Liêu quốc, nhưng so với hiện giờ thì vẫn mạnh hơn nhiều. Hiện nay quân Tống sống trong cảnh hòa bình đã lâu, còn người Đảng Hạng tuy trước đó không xung đột với Tống triều nhưng đã không ngừng giao chiến với Hồi Hột và Thổ Phiên khiến sức chiến đấu của bọn chúng không những không giảm mà còn tăng lên rất nhiều. Trận đại thắng vừa rồi đã triệt tiêu được nỗi sợ hãi khi lâm trận của quân Tống, nếu không e rằng kết quả còn tồi tệ hơn thế này.
Ngày hôm sau, Nguyên Hạo tiếp tục phát động tấn công. Theo những gì y được biết thì đã có mấy vạn quân chi viện của Tống triều đang kéo tới Duyên Châu. Hiện giờ bắt buộc phải chiếm được thành Duyên Châu trước khi đội quân chi viện của Tống triều tới, như thế thì y mới có được vị trí “tiến có thể tấn công, lui có thể phòng thủ”. Và lần tấn công ngày hôm đó lại một lần nữa tạo nên thương vong lớn cho Tống triều, thế nhưng thành Duyên Châu vẫn vững chãi uy nghiêm khiến bọn chúng chẳng thể hạ được. Trong lúc phẫn nộ, y bắt hết tất cả những nông dân, người chăn nuôi và cả những người thợ săn ngoài thành Duyên Châu đem đi chém đầu. Y nói với những binh sĩ và bách tính trong thành:
- Hạn cho các ngươi một ngày để đầu hàng, nếu không sẽ bị tiêu diệt toàn bộ.
Hai tên mưu sĩ hàng đầu của Nguyên Hạo là Trương Nguyên và Ngô Hạo nghe được tin này thì lập tức chạy tới ngăn cản, nhưng bọn họ đã không tới kịp. Tuy nhiên bọn họ vẫn nói với Nguyên Hạo:
- Chắc Thái tử biết cuốn sách nổi tiếng “bách chiến sách lược” của tên Thạch Kiên chứ?
Nguyên Hạo tuy coi thường người Hán, nhưng đối với hai tên này thì y vẫn rất coi trọng. Nguyên Hạo đánh úp Cam Châu trong đêm tuyết, dùng mưu hạ thành Tây Tạng chắc chắn, hai tên này đã hiến cho y không ít mưu kế. Bản thân y cũng là một kẻ tinh thông binh pháp, người Tây Hạ cũng được biết tới cuốn sách Thạch Kiên viết thông qua gián điệp. Đặc biệt, vì y coi Thạch Kiên là kẻ thù số một nên lại càng thuộc làu làu cuốn sách đó. Y nói:
- Ta vẫn còn nhớ, khi đương đầu với kẻ địch thì không được để binh sĩ liên lạc với ngườithân, tin tức qua lại không đồng nhất sẽ làn lòng người không yên. Sách có viết thư đến thì lòng không yên, người thân đến thì lòng sẽ lưu luyến. Chính bởi vậy ta đã không cho binh sĩ nhận thư của người nhà.
Thực tế thì sau khi Thạch Kiên tới Duyên Châu đã cho người đi nghe ngóng tin tức về hai kẻ này. Theo những gì hắn biết thì phải một thời gian rất lâu nữa Trương Nguyên và Ngô Hạo mới đầu hàng Tây Hạ, đó là lúc Nguyên Hạo đăng cơ. Nhưng bây giờ hai tên này vẫn còn trẻ, tại sao lại đầu quân cho Nguyên Hạo? Sau đó mới biết, vì thấy Thạch Kiên không hề thông qua thi cử mà đã được triều đình trọng dụng nên hai kẻ này ghen tức . Tuy bọn chúng cũng không thi đỗ, nhưng muốn dùng tài năng quân sự của mình để thử vận khí nên đã tới cửa phủ của một biên soái để hiến kế. Thế nhưng tên biên soái này lại do dự không biết có nên dùng hai tên này không, thế là bọn chúng tức giận rồi chạy tới Linh Châu đầu quân cho Nguyên Hạo. Chúng bày kế cho Nguyên Hạo công kích Cam Châu. Thuộc hạ của Nguyên Hạo ngoài hai tên này thì còn có Trương Trắc trong “lục đại cố vấn” và những mưu sĩ người Hán gồm: Trương Giáng, Dương Khoách, Từ Mẫn Tông và Trương Văn Hiển. Phần lớn những bất mãn vớicách thi cử nên mới tới đầu quân cho Nguyên Hạo. Sau đó Thạch Kiên tiến hành cải cách quy chế thi cử, và còn nói: “Muốn đất nước phát triển không nên hạn chế bất kỳ một cách thức nào để chọn nhân tài. Triều đình cũng không nên hạn chế cách trọng dụng nhân tài.” Chỉ là tố chất quân sự trời cho năm kẻ này không bằng được hai tên kia mà thôi.
Lúc này Trương Nguyên mới nói:
- Thái tử, sách lược đó không phải dành cho bản thân mình. Xin Thái tử chú ý vế sau của sách lược này có câu “thân thích lui tới thì chắc chắn trong lòng có gì lưu luyến”. Phần sau, khi Thạch Kiên chú thích về trận đánh này cũng dùng tới ví dụ Lã Mông (1) đánh bại Quan Vũ (2).
(1) Lã Mông (còn gọi là Lữ Mông) (tiếng Trung: 吕蒙/呂蒙, 178-219, bính âm: Lu Meng) tự là Tử Minh (子明), là vị tướng quân đội của nước Đông Ngô sống vào cuối đời Hán, đầu đờiTam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông trở thành người đứng đầu của quân đội Đông Ngô sau cái chết của Chu Du và Lỗ Túc và nổi tiếng qua việc chiếm Kinh Châu dẫn đến cái chết của Quan Vũ, người đứng đầu trong ngũ hổ tướng phe Thục Hán vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A3_M%C3%B4ng
(2) Quan Vũ (關羽, 162? - 220), cũng được gọi là Quan công (關公), tự là Vân Trường (雲長), Trường Sinh (長生) là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Ông cũng là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán theo cách nói của tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Ông là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi.
vi.wikipedia.org/wiki/Quan_V%C5%A9
Nguyên Hạo coi Thạch Kiên là kẻ thù số một cũng vì Thạch Kiên là kẻ tài hoa xuất chúng. Còn cả cuốn “bách chiến sách lược”nữa, hơn mười trận đánh lớn nhỏ của y đều có thể tìm thấy ví dụ giống hệt trong cuốn sách này. Đặc biệt là trận đánh úp Cam Châu mà y đắc ý nhất, thì trong cuốn sách này cũng có một bài về “trận chiến tuyết”, lúc xem tới đó, y sợ hãi tới mức làm rơi cả cuốn sách.
Đối với trận bại chiến của Quan Vũ trong lịch sử, cho dù Thạch Kiên không đem nó ra làm ví dụ thì lúc này ai nấy cũng đều biết tới chuyện đó. Vì bại chiến của Quan Vũ khiến Trương Phi bị giết, Lưu Bị bỏ mạng ở Thành Bạch Đế(1) dẫn tới hàng loạt sự kiện lớn xảy ra. Thế nên trong“Tam Quốc Diễn Nghĩa” đã ghi lại rất nhiều sự việc quan trọng. Lúc đó Quan Vũ dìm chết quân Tào, uy danh lừng lẫy khắp Trung Nguyên. Nhưng chỉ vì nhất thời khinh địch mà đại bại trong trận chiến ở Kinh Châu (2) với Lã Mông. Sau đó Lã Mông đối đãi tốt với bách tính và người nhà của các tướng sĩ nhà Thục, lại cố tình để sứ giả do Quan Vũ phái tới trông thấy tình cảnh này. Sau khi đám sứ giả này trở về, binh sĩ lén lút tới hỏi thăm tin tức thì bọn họ đều nói Lã Mông đối đãi với người thân của họ còn tốt hơn cả ngày thường. Và thế là đám binh sĩ này dần dần mất đi ý chí chiến đấu, cuối cùng dẫn tới thất bại của Quan Vũ.
(1) Thành Bạch Đế nằm ở bờ bắc Trường Giang của thành phố trực thuộc trung ương Trùng Khánh, Trung Quốc. Đây là một trong ba cảnh quan du lịch trọng yếu của Trường Giang Tam Hiệp.
vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA...C4%90%E1%BA%BF
(2) Kinh Châu (giản thể: 荆州, phồn thể: 荊州; bính âm: Jīngzhōu) là một thành phố (địa cấp thị) thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, nằm bên sông Dương Tử với dân số 6,3 triệu người, trong đó dân nội thành 1,56 triệu người.
vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_Ch%C3%A2u
Hiện giờ Trương Nguyên nhắc tới chuyện này là muốn nói cách làm của Nguyên Hạo chỉ có thể khơi dậy ý chí chiến đấu của tướng sĩ Tống triều. Ít nhất thì giờ Phạm Ung cũng không phải kẻ chỉ cần Nguyên Hạo dọa một chút là ra đầu hàng. Trong tình thế “ngang dọc đều là chết” thế này chi bằng trước khi chết hãy hành động thật vinh quang. Thế thì triều đình còn có thể đối tốt với người thân của mình. Đương nhiên đời sau vẫn còn một người nữa cũng làm như thế. Đó chính là Thành Cát Tư Hãn. Nhưng lúc đầu ông ta tàn sát hàng loạt dân trong thành cũng không có ai để tâm, sau đó tiếng ác truyền đi khắp nơi. Đó lại là cách đối phó hiệu quả nhất với tính cách hiếp yếu sợ mạnh của người phương tây lúc bấy giờ. Nhưng đối với Tống triều thì dường như chiêu này chẳng có tác dụng gì cả.
Hành động này của Nguyên Hạo quả nhiên là do y phẫn lộ vì hơn mười vạn quân của y không hạ nổi thành Duyên Châu. Tuy giành được thắng lợi ở cửa Tam Xuyên, nhưng y cũng tổn thất nặng nề. Lần này nếu không hạ được thành Duyên Châu, trở về bị phụ thân quở trách thì không nói làm gì nhưng sẽ khiến rất nhiều người trong tộc kể từ nay trở đi sẽ không dám động tới Tống triều nữa. Nói cho cùng thì điều này có liên quan trực tiếp tới tính cách hung tàn của y.
Y im lặng một hồi lâu rồi nói:
- Bây giờ người đã bị ta giết hết rồi, ta phải giải thích như thế nào đây?
Ngô Hạo nói:
- Nếu Thái tử đã lựa chọn bá đạo thì hãy tiếp tục bá đạo vậy.
Câu nói này của gã bắt nguồn từ chuyện Thương Ương cầu kiến Tần vương. Ban đầu Thương Ương nói vương đạo với Tần vương nhưng Tần vương không nghe, sau đó dùng thái độ hỗn xược với Tần vương, Tần vương mới lĩnh hội. Thế nên mới có “biến pháp Thương Ương”.
Nguyên Hạo hiểu ý gã muốn nói mình đã lựa chọn cách tàn bạo thì cần phải tiếp tục tàn bạo cho tới khi nào kẻ địch nghe thấy tên mình thì phải khiếp sợ mới thôi.
Thế là ngày hôm sau y lại bắt rất nhiều bách tính Đại Tống rồi đem chém dưới cờ của y. Sau đó lại phát động tấn công một lần nữa. Qua hai ngày tấn công, y nhận thấy quân phòng thủ thành Duyên Châu tập trung ở cửa bắc và cửa tây nhiều nhất, sau đó là cửa nam và cửa đông là ít nhất. Kỳ thực cũng là vì địa thế của cửa đông không thuận lợi cho việc tấn công. Thế là ngay trong đêm đó, y lệnh cho những binh sĩ giỏi bơi lặn chuẩn bị gỗ, rồi lại đem rất nhiều binh sĩ mai phục ở núi Thái Hòa cách Duyên Châu không xa. Sáng sớm phát động tấn công vào ba cửa kia, đám binh sĩ chuẩn bị xong mười cái thang dưới nước thì đội quân ở núi Thái Hòa xông ra. Hành động này lập tức đạt hiệu quả .
So với ba cửa khác thì binh sĩ phòng thủ ở cửa đông ít hơn. Đồng thời do binh sĩ ở ba cửa kia tổn thất nặng nề nên đã điều động khá nhiều binh sĩ sang các cửa kia viện trợ. Lúc này lại điều quân từ ba cửa kia về thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sĩ khí, có thể sẽ dẫn tới việc mất thành. Chỉ là sau hai giờ tấn công dữ dội, cửa đông chỉ còn lại vẻn vẹn vài trăm người. Khi Nguyên Hạo phát động lượt tấn công thứ tư thì lúc này đã sang giờ chiều, cũng là thời điểm nóng nhất trong ngày. Do ít người, lại không được nghỉ ngơi nên những binh sĩ ở cửa đông đều tỏ ra rất mệt mỏi. So với quân Tống thì quân Tây Hạ được thay nhau nghỉ ngơi nên sức chiến đấu của bọn họ vẫn khá mạnh mẽ. Trước tình thế này, ngày càng có nhiều quân Đảng Hạng trèo lên tường thành.
Thủ lĩnh cửa thành này là Chu Sĩ và Đinh Mão. Chu Sĩ võ dũng nên được binh sĩ tôn trọng. Đinh Mão là người kém cỏi nhất trong năm người. Nhưng cậu hiểu được nhược điểm của mình, hơn nữa cũng vì lòng tôn trọng đối với Thạch Kiên nên sau lần Thạch Kiên về kinh, cậu đã đem hết những gì không hiểu ra nhờ Thạch Kiên chỉ giáo. Cậu từng nghe rất nhiều kiến thức Thạch Kiên nói, đặc biệt là hắn nói nếu muốn binh sĩ bán mạng cho chủ tướng thì nhất định phải thương binh sĩ như con đẻ mình. Thế nên sau mỗi trận chiến với người Tây Hạ, cậu đều đích thân băng bó vết thương cho binh sĩ.
Hiện giờ cậu nhận chức phó chỉ huy sứ phòng ngự cửa đông do Phạm Ung bổ nhiệm tạm thời. Giờ cậu đã là một trưởng quan “danh xứng với thực” của đám binh sĩ, hơn nữa cậu còn là học trò của Thạch Kiên. Lần đầu tiên cậu băng bó cho binh sĩ thì họ vẫn chưa có cảm giác gì, nhưng tới lần thứ ba, cậu vẫn lê thân thể nặng nề của mình đi băng bó cho binh sĩ thì khiến đám binh sĩ này vô cùng cảm động, có kẻ bị thương nặng còn không chịu rời tiền tuyến.
Đồng thời sự chiến đấu anh dũng trong lần này, cộng thêm sự tàn bạo của Nguyên Hạo khiến cho toàn bộ dân chúng thành Duyên Châu trở nên xem trọng đội quân này. Bọn họ không màng nguy hiểm đưa cơm nước lên thành, làm tăng thêm sĩ khí của binh lính. Ngay cả Nguyên Hạo ở dưới thành trông thấy cảnh này cũng phải nói: “Nếu toàn bộ quân Tống mà giống như Duyên Châu này thì cả đời này ta cũng không dám động tới Tống triều.” Nhưng như thế lại càng khiến hắn thêm quyết tâm hủy diệt thành Duyên Châu, nếu không sau này binh sĩ Tống triều sẽ càng thêm hùng mạnh hơn. Cũng như Ngô Hạo từng nói, đã lựa chọn tàn bạo thì cần phải tàn bạo tới cùng. Nếu phản kháng thì ắt sẽ lâm vào kết cục bị tiêu diệt, như thế thì sau này Tống triều mới không dám giao chiến với mình nữa.
Binh sĩ trên tường thành rất ít, nhưng dưới sự động viên cổ vũ của Chu Sỉ và Đinh Mão, họ đã thể hiện sự ngoan cường nhất của mình. Có những binh sĩ bị thương nặng nhưng vẫn ôm chặt tên binh sĩ Tây Hạ đang leo lên tường thành rồi bất thình lình nhảy xuống dưới, cùng chết với chúng. Còn có binh sĩ nằm bất động trên đất nhưng vẫn ghì chặt lấy chân của quân Tây Hạ. Cảnh tượng này cuối cùng cũng khiến toàn bộ người dân trong thành cảm động. Đặc biệt là Phạm Ung vì ngăn chặn việc Nguyên Hạo giết hại bách tính mà đón phần lớn bách tính vào trong thành. Chỉ là một số nhỏ dân chúng không chịu rời mảnh đất của mình nên cuối cùng đã bị Nguyên Hạo giết hại. Tất cả những điều này khiến bọn họ càng thêm hận thù người Tây Hạ.
Sau khi hai người Chu - Đinh phản công chống lại lượt tấn công thứ tư của quân Tây Hạ xong thì có một người thợ săn già chủ động yêu cầu được tham gia vào cuộc chiến. Điều này khiến Chu Lịch không khỏi do dự.
Tống triều ngoài Cấm quân, Sương quân thì còn có một đội binh chủng quan trọng, cũng là đội binh chủng không được phát lương — Hương binh. Lúc nhà nông bận rộn thì trồng trọt, khi việc nông nhàn nhạ thì luyện binh. Đặc biệt là nông dân vùng Thiểm Tây và Hà Đông thì càng được triều đình yêu mến. Đó là những vùng tiếp giáp với nước Liêu và Tây Hạ. Nông dân vùng này rất nhanh nhẹn hoạt bát, có rất nhiều hộ làm nghề săn bắt, phần lớn đều là những tay xạ thủ tầm cỡ.
Như lần này Phạm Ung đã dùng tới hơn sáu vạn Hương binh bảo vệ thành Duyên Châu, nếu không chỉ trông chờ vào mấy nghìn quân giữ thành ban đầu thì thành Duyên Châu sớm đã rơi vào tay Nguyên Hạo rồi. Nhưng cũng tương tự như thế, người ngoài muốn chiêu mộ Hương binh thì bắt buộc phải có phù hiệu của tri châu địa phương mới có thể chiêu mộ. Thế nên Chu Sĩ mới hơi do dự, Chu Sĩ nói:
- Lão tráng sĩ, ngài tuổi tác đã cao. Hơn nữa bản quan còn phải đợi tri châu đại nhân hạ lệnh mới có thể thu nạp ngài vào đội quân của bản quan được.
Chu Sĩ không hề nói sai. Cho dù Phạm Ung hạ lệnh cho cậu có quyền chiêu mộ Hương quân tại đây thì người thợ săn già này cũng không có tư cách gia nhập hàng ngũ binh sĩ. Nếu không phải binh sĩ thì sẽ không được cấp binh khí theo luật lệ Đại Tống. Không có binh khí, lẽ nào lại bảo ông ta tay không lên tường thành đương đầu với quân Tây Hạ? Như thế có khác gì bảo ông ta đi liều mạng với bọn Tây Hạ chứ?
Lúc này trong đầu Đinh Mão đột nhiên tóe lên một ý tưởng. Cậu nhớ lại, Thạch Kiên đã từng nói:
- Kỳ thực so với việc bảo vệ đất nước thì tấn công nước người mới là chuyện gian nan nhất. Vì cần phải kết hợp vừa rộng lượng vừa nghiêm khắc. Làm thế nào để nắm chắc mức độ này mới thật sự khó khăn. Nếu biết cách bảo vệ đất nước thì bất kể kẻ địch có lớn mạnh thế nào đi nữa cũng không có gì đáng sợ.
Khi đó cậu không hiểu nên hỏi:
- Người bình thường, trong tay không một tấc sắt, lại chưa từng được huấn luyện thì làm sao có thể là đối thủ của đội quân chính quy được?
Thạch Kiên cười đáp:
- Ngươi cần phải biết loài động vật nào hung mãnh nhất? Đó không phải là hổ báo mà là sói. Một khi sói kết thành bầy đàn thì ngay cả hổ báo cũng sẽ bị chúng giết chết. Tục ngữ nói “hảo hán khó địch bốn tay”, chỉ cần toàn bộ lão bách tính đứng lên phản kháng, cho dù là phụ nữ thì cũng có thể hợp thành một sức
mạnh không thể xem thường. Điều này cũng không đơn giản, làm sao để toàn bộ bách tính đứng lên phản kháng cũng cần cả một kho tri thức.
Sau đó Đinh Mão lại tiếp tục truy hỏi nhưng Thạch Kiên không trả lời nữa. Thạch Kiên thật không muốn đem cả cuốn giải phóng quân cho cậu xem, vì trong đó có rất nhiều tư tưởng đại nghịch bất đạo.
Lúc này cậu thấy người thợ săn già kia quỳ xuống nói:
- Tiểu tướng quân cho phép lão đi. Trong nhà lão chỉ còn một mẹ già, lần này vì tuổi tác đã cao nên bà không thể vào thành được, nhưng bà đã trốn trong hẻm núi mà vẫn bị đám cẩu tặc này tìm được rồi đem ra sát hại. Cho dù lão chỉ giết được một tên giặc thì lão cũng cam tâm.
Người thợ săn này vừa dứt lời thì có rất nhiều người quỳ xuống xin được gia nhập quân đội. Thì ra bọn họ đều có người thân bị Nguyên Hạo giết hại bên ngoài thành.
Đám người này phần lớn đều là những người tuổi già sức yếu. Chu Lịch vốn định từ chối nhưng lại không đành lòng. Đang lúc khó xử thì nghe thấy Đinh Mão nói:
- Chu tướng quân, đưa binh khí cho họ đi.
Chu Sỉ nói:
- Như thế có vẻ không tốt lắm.
Đinh Mão nói:
- Sự việc cấp bách ta có quyền tự quyết định. Nếu bọn họ bị đám quân Tây Hạ xông vào trong thành giết chết thì thà để họ gia nhập vào đội quân của ta đánh cược một lần còn hơn.
Đây cũng là vì Đinh Mão chứ nếu là kẻ khác thì Chu Lịch cũng chẳng thèm xem xét ý kiến. Dù sao thì Đinh Mão cũng là học trò của Thạch Kiên, chỉ dựa vào điều này đã khiến người khác kính nể rồi. Thế là cậu đem binh khí phát cho bọn người này. Nhưng cậu còn chưa kịp ghi tên họ vào danh sách thì lượt tấn công thứ năm của quân Tây Hạ lại ập tới.
Vì người thợ săn già này là người đầu tiên khởi xướng nên rất nhiều binh sĩ đều quan sát biểu hiện của ông ta. Tuy ông ta đã hơn năm mươi tuổi, sức lực cũng có chút yếu đi nhưng vì nhiều năm đương đầu với dã thú nên kinh nghiệm của ông ta rất phong phú. Ông đứng trên tường thành, đợi người Đảng Hạng trèo lên công kích thành, mới kéo cung nhắm vào kẻ địch. Không ngờ ông bắn chết ba tên địch, việc này khiến người trên tường thành trầm trồ khen ngợi.
Nhưng không phải bất kỳ ai trong đám dân binh vừa gia nhập cũng được như người thợ săn này. Một lát sau, người Đảng Hạng lại một lần nữa công kích lên tường thành. Người thợ săn này bắn tên xuống rồi giơ đao lên, một lần nữa lại chém chết thêm một tên Đảng Hạng nữa. Nhưng ông cũng bị trúng đao của một tên Đảng Hạng khác từ phía sau, thế nhưng ông vẫn dùng đao trong tay giết chết tên đánh lén mình. Ông bị mất máu quá nhiều nhưng vẫn đứng hiên ngang trên tường thành mà không hề gục ngã.
Trông thấy cái chết bi thảm của lão anh hùng vô danh này, Chu Sĩ phát ra một tiếng thét lớn. Lúc này cậu cũng không còn cảm thấy hai tay mệt mỏi rã rời nữa, cậu phát huy tất cả tiềm lực của bản thân truy đuổi kẻ địch trên tường thành. Đến cả bản thân cậu cũng bị binh khí của bọn Đảng Hạng đánh trúng, bị thương tới mấy chỗ nhưng cũng không hề có cảm giác gì.
Nguyên Hạo trông thấy cậu thiếu niên anh hùng này thì hỏi tên đứng bên cạnh y:
- Tên thiếu niên này là ai?
Kẻ đứng cạnh y đem những gì biết về Chu Sĩ nói cho y nghe. Y trầm ngâm một hồi lâu rồi nói:
- Đúng là một thiếu niên anh hùng, hắn chẳng khác gì một con sói. Cha hắn cũng không phải một kẻ đơn giản, nhẫn nại được cả hơn hai mươi năm thì cũng là một con sói già. Nếu không thì sao có được đứa con trai như thế này?
Cũng kể từ đó, “tướng quân sói già” và “tướng quân sói con” bắt đầu nổi danh.
Đinh Mão cũng rưng rưng nước mắt, cậu nói:
- Lão anh hùng, xin hãy an tâm. Triều đình và thiếu gia nhà ta sẽ báo thù cho ông.
Cái chết của người thợ săn già này lại một lần nữa khơi dậy sĩ khí của binh lính và đội dân binh vừa gia nhập. Cuối cùng thì sau thất bại của lượt tấn công thứ sáu, Nguyên Hạo trông thấy sĩ khí binh lính của y giảm sút thì đã chủ động rút lui.
Khi Chu Lịch và Phạm Ung tới cửa đông thì đều sững người bởi cảnh tượng thê thảm ở cửa đông. Trải qua một ngày tấn công, gần một nghìn binh sĩ ở cửa đông chỉ còn lại không tới hai trăm người. Trong đó không có một ai lành lặn, ai cũng bị thương. Chu Sĩ và Đinh Mão thì máu nhuộm đỏ chiến bào, đứng dựa vào thành, ngay cả sức lực để lết đi cũng không còn nữa. Còn cả hơn hai nghìn dân chúng tham gia bảo vệ thành cũng tử vong mất hơn một nửa. Những bách tính khác thì giữ chặt binh khí, đứng ngây người trên tường thành.
Phạm Ung không giống như bọn Hạ Tủng. Ông vốn là một vị quan hết lòng thương yêu bách tính. Trông thấy cảnh tượng này, ông không khỏi xót xa. Ông nói:
- Bản quan vô dụng, nên khiến bách tính chịu khổ.
Lúc này đám bách tính này mới tỉnh lại sau “cuộc chiến với tử thần”, ai cũng khóc thút thít.
Phạm Ung hỏi:
- Đây là chủ ý của ai?
Đinh Mão đứng ra nói:
- Chính ta đã làm như vậy đó.
Phạm Ung tức giận nói:
- Tại sao phải làm liên lụy tới bách tính của ta?
Nếu không phải cậu là học trò của Thạch Kiên, hơn nữa lại đang bị thương thì có lẽ ông đã hạ lệnh cho người lôi cậu ra đánh một trăm gậy rồi.
Đinh Mão đáp:
- Hôm nay nếu không có sự gia nhập của những bách tính này, thì cửa đông đã không còn. Điều đó cũng có nghĩa là thành Duyên Châu cũng không giữ được nữa. Tên tặc tử Nguyên Hạo đòi tàn sát tất cả dân chúng trong thành, thế thì thà để họ đứng lên phản kháng còn hơn ngồi yên chờ bọn chúng tới giết. Đây cũng là điều mà Thạch đại nhân nhà chúng ta dạy.
- Ồ, Thạch đại nhân nhà ngươi còn dạy ngươi gì nữa không?
Chu Lịch thích thú hỏi.
Đinh Mão đem lời của Thạch Kiên nói lại một lần. Chu Lịch tuy không tinh thông nhiều binh thư, nhưng cũng cảm thấy trong đó chứa một nguồn tri thức không nhỏ. Ngay cả Phạm lão phu tử nghe xong cũng bắt đầu suy nghĩ. Chu Lịch lại hỏi:
- Thạch đại nhân nhà ngươi có nói cho ngươi, làm thế nào để phòng thủ thật tốt không?
Đinh Mão nói:
- Cũng dạy một chút. Nhưng ta còn nhỏ nên không biết làm thế nào để vận dụng.
Nói rồi cậu đem một số điều được Thạch Kiên dạy bảo ra nói ngắn gọn lại một lần. Ngay cả tám chữ nổi tiếng “địch tiến ta rút, địch rút ta tiến” mà Thạch Kiên nói với cậu, cậu cũng đem hết ra kể. Đồng thời, do sự ra đời của thuốc nổ nên Thạch Kiên còn dạy cho cậu những chiến thuật như “địa lôi trận”, “địa đạo trận” ...Có thể nói thời đại này chưa từng nghe nói tới những chiến thuật đó, nên giờ nghe được khiến đám quan quân này không khỏi há hốc miệng.
Chu Lịch suy nghĩ một lát, bỗng nhiên cười lớn rồi nói:
- Ta đã biết Thạch đại nhân đưa Đinh tướng quân tới đây vì mục đích gì rồi.
Phạm Ung vẫn đang mơ hồ, ông hỏi:
- Chu tướng quân, ý ngài là gì?
Chu Lịch nói:
- Phạm đại nhân, ngài thử nói xem Thạch đại nhân ở Hòa Châu thì làm sao nhìn thấy được tình hình cụ thể ở Duyên Châu?
Tuy hiện giờ Phạm Ung đã bắt đầu sùng bái Thạch Kiên, nhưng vẫn chưa coi hắn là thần. Ông nói:
- Thạch đại nhân tuy thông minh hơn người, nhưng cũng không thể nhìn ra tình hình cụ thể của Duyên Châu sau gần hai mươi ngày được.
Chu Lịch nói:
- Thế thì đúng rồi. Nhưng Đinh tướng quân lại do Thạch đại nhân đích thân dạy bảo. Thạch đại nhân muốn mượn lời Đinh tướng quân để nói cho chúng ta cách giữ thành đó. Chỉ là chúng ta quá sơ suất, không hỏi Đinh tướng quân mà thôi.
Nghe Chu Lịch nói, đám Phạm Ung đều biết Chu Lịch đã nghĩ ra điều gì đó. Nhưng Phạm Ung lại không tin tưởng vào lời của Chu Lịch. Thế nhưng Chu Lịch vẫn luôn sùng bái Thạch Kiên, bất kỳ chuyện gì cũng suy đoán theo cách sắp xếp của Thạch Kiên. Kỳ thực thì chuyện này đúng là chẳng liên quan gì tới Thạch Kiên, hắn cũng đang ở Hòa Châu lo lắng cho hai người Thôi - Đinh. Thế nhưng muốn làm một quân nhân thì bắt buộc phải chấp nhận khả năng bỏ mạng trên chiến trường bất kỳ lúc nào. Nếu không sẽ không thể là một tương quân giỏi, chuyện này cũng không còn cách nào khác.
Chu Lịch lại ghé miệng thì thầm bên tai Phạm Ung, Phạm Ung nghe xong thì có vẻ rất sốt ruột.
Chu Lịch quỳ xuống nói:
- Phạm đại nhân, nếu không làm như thế thì chắc chắn sẽ mất thành, bách tính vẫn sẽ bị Nguyên Hạo sát hại.
Lúc này Phạm lão phu tử mới bất đắc dĩ gật đầu ưng thuận.
Thế là Phạm Ung đem tất cả thi thể của những bách tính kia đi mai táng, rồi quỳ xuống khóc trước linh hồn họ. Đồng thời ông cũng cho phép bách tính trong thành gia nhập quân đội, lập danh sách và phát binh khí cho bọn họ. Chu Lịch cũng phái binh sĩ cổ vũ những người trong thành, nói một khi thành bị phá thì Nguyên Hạo sẽ sát hại tất cả già trẻ trai gái trong thành. Thà rằng đứng lên đánh cược một lần còn hơn là ngồi đó chờ chết. Chỉ cần qua được những ngày này, đợi quân cứu viện tới thì thành Duyên Châu sẽ được cứu. Chu Lịch còn hạ lệnh cho binh sĩ đem bùn đất bịt chặt tất cả các cửa thành lại để thể hiện quyết tâm sống chết cùng thành Duyên Châu. Kỳ thực thì không bịt lại cũng không được, vì bọn Tây Hạ dùng gỗ đập vào bốn cửa thành nên chúng cũng không còn chắc chắn nữa.
Khi Chu Lịch cho binh lính cổ vũ bách tính gia nhập quân đội, thì Phạm Ung lại đem ngân khố thưởng cho binh lính. Mấy năm nay, Duyên Châu vì giao dịch với Tây Hạ nên kinh tế khá giả, tiền trong ngân khố cũng không ít. Hành động này khiến binh sĩ vô cùng phấn khởi. Dưới sự chỉ đạo của hai người này, bách tính sôi nổi gia nhập quân đội. Cùng lúc này, Phạm Ung và Chu Lich lại ra một mệnh lệnh rất kỳ quái, họ hạ lệnh cho toàn bộ bách tính trong thành đào hầm, xây dựng một ngôi thành nhỏ.
Ngày thứ tư trời vẫn nắng, Nguyên Hạo lại một lần nữa phát động tấn công. Ngày hôm đó y phát hiện trên thành Duyên Châu xuất hiện một số binh sĩ kỳ quái, bọn họ có già có trẻ, thân thủ rất kém cỏi nhưng lại rất kiên cường. Và ngày hôm đó thành Duyên Châu cũng xảy ra hiện tượng thiếu binh khí trầm trọng, đặc biệt là đám dân binh mới gia nhập, bọn họ lãng phí rất nhiều cung tên. Lúc này Chu Lịch lại hạ lệnh tháo dỡ nhà cửa. Vì rất nhiều dân chúng trong thành tiết kiệm nên tường nhà đều được xây dựng bằng đá. Số đá này được quân Tống mang lên tường thành rồi ném vào đám quân Tây Hạ đang dùng thang trèo lên tường thành. Cả một ngày trời tấn công nhưng quân Tây Hạ vẫn không vào nổi thành, hơn nữa trong mấy ngày này quân Tây Hạ cũng có một đô thống quân, hai phó đô thống quân, một số chỉ huy sứ bị giết chết, tổn thất khá nặng nề. Đương nhiên Tống triều cũng tổn thất không kém. Hiện giờ trên dưới tường thành, khắp nơi đều thấy vết máu và xác người chết cùng chân tay bị chém đứt.