Thủ từ này là một trong những câu đầu tiên trong bài “Lãng đào sa” nối tiếng của Lý Hậu Chủ. Thiếu phụ này sợ người khác nghe được nên thanh âm tựa như muỗi kêu, nhưng nếu có thể nghe được, sẽ thấy âm điệu vô cùng bi thảm.
Triệu Dung nhìn thanh niên này tuy là một người chẳng có công danh gì nhưng cử chỉ lại vô cùng ung dung. Điều này làm Triệu Dung cảm thấy tò mò, nên biết hiện tại Thạch Kiên danh chấn thiên hạ, hơn nữa địa vị cao, ngay cả tri châu Hòa Châu đứng trước mặt Thạch Kiên cũng bất an không yên. Nhưng qua cách ăn mặc của thiếu niên này có thể thấy e là hắn chưa có công danh. Từng này tuổi chắc chưa thi tiến sĩ, nhưng ít nhất cũng được cử nhân, không thì tú tài cũng được. Nếu đến tú tài cũng không qua, thì chỉ có một vấn đề, đó là học vấn của hắn quá thấp. Đương nhiên Triệu Dung không nghĩ như vậy, có thể được Thạch Kiên nhìn trúng, mà không có học vấn sao? Vậy mới quái lạ. Điều này làm Triệu Dung nảy sinh tò mò với y.
Thân Nghĩa Bân lúc này cũng nhìn hai nữ tử. Thực ra muốn không nhìn cũng không được, giờ trên bàn chỉ có 4 người, mình được Thạch Kiên nhìn trúng nên chỉ có thể ngồi ở phía dưới. Nhưng giờ Thạch Kiên lại ngồi ở bên cạnh. Ngồi chính giữa là một thiếu nữ còn rất trẻ, mặc váy dài bằng tơ lụa trù lục có hình hoa mẫu đơn, khuôn mặt xinh đẹp, thơ ngây. Nàng hiện đang dùng ánh mắt tò mò nhìn Thạch Kiên, được một lúc lại quay sang nhìn mình. Còn có một thiếu nữ chỉ có thể dùng từ kinh diễm để hình dung về nàng, không chỉ có thế, cử chỉ ung dung, đẹp đẽ quý phái, tuy chỉ mặc một chiếc váy dài xanh nhạt, nhưng nhìn qua cũng cảm thấy trên người nàng có khí chất quý phái. Ánh mắt nàng sáng ngời đầy trí tuệ hiện đang đánh giá mình.
Hắn kinh sợ vội vàng thi lễ:
- Thảo dân bái kiến Công chúa điện hạ, Quận chúa điện hạ.
Triệu Cận không nói gì, chỉ cười hì hì. Triệu Dung thì phất tay, nói:
- Miễn lễ.
Với việc Thân Nghĩa Bân làm sao nhận ra các nàng, nàng cũng không thấy khó hiểu, giờ quan hệ của mình và Triệu Cận với Thạch Kiên đã truyền khắp thiên hạ, y đoán được cũng không có gì lạ. Nếu không y cũng không đáng để Thạch Kiên gọi tiên sinh. Đương nhiên, hai ngày này khi quan viên Hòa Châu đến hỏi thăm Thạch Kiên, bọn họ cũng đã đoán ra thân phận của 2 người, nhưng khi bọn họ nhìn mình với ánh mắt nịnh bợ và thần sắc sợ hãi thì có lẽ bọn họ không có gan mà nói toạc ra thôi.
Sau đó Triệu Dung hỏi:
- Ngươi vừa nói Thạch đại nhân giờ vào kinh không thích hợp, là vì lý do gì?
Thân Nghĩa Bân không trả lời, lại hỏi ngược lại:
- Thạch đại nhân, chẳng lẽ ngài thật sự muốn làm thánh nhân sao?
Lúc này Triệu Cận mới nói:
- Vì sao không thể? Chính miệng phụ hoàng ta đã nói, Thạch đại nhân là tiểu thánh nhân.
Nhưng Triệu Dung và Thạch Kiên sắc mặt đều biến đổi. Thánh nhân mà Thân Nghĩa Bân nói và tiểu thánh nhân chỉ khác nhau một chữ tiểu, nhưng ý nghĩa lại khác rất lớn. Từ khi Hán Vũ Đế trục xuất bách gia, độc tôn học thuật Nho gia tới nay, ngoại trừ Khổng phu tử xưng là thánh nhân, còn lại thì chỉ có bản thân Hoàng đế thôi. Mặc dù là vậy, thì Khổng phu tử cũng chỉ là một người chết, không có ảnh hưởng gì đến đế vị Hoàng đế. Nhưng hiện tại ngay cả trong các đại thần, rất nhiều người cương trực không xưng Lưu Nga là Thánh thượng. Bây giờ Thạch Kiên làm việc gì cũng rất hoàn mỹ, rất nhanh hắn sẽ bị dân chúng xưng hô từ tiểu thánh nhân thành thánh nhân. Nếu thật sự như thế, bản thân Thạch Kiên cũng trở thành điều tối kỵ của Lưu Nga. Hơn nữa, tuổi Thạch Kiên còn rất trẻ, có rất nhiều không gian và thời gian để trưởng thành phát triển.
Ba người đều thông minh. Ngày đó, Thân Nghĩa Bân và Thạch Kiên cũng từng bàn trì hoãn một thời gian nữa thì tới kinh, lúc ấy Thạch Kiên còn tưởng rằng ý tưởng ấy là để gây khó dễ cho triều đình một phen, để về sau không cần ngờ vực vô căn cứ hắn, gây trở ngại việc hắn vì nước vì dân làm việc. Sau đấy Triệu Dung và Triệu Cận đến, làm hắn lú lẫn quên mất việc này. Giờ hắn lại đổi ý, Tiểu Dương công công đã sớm rời Hòa Châu đến kinh thành để thông báo, còn hắn lại tự giác, không nghĩ rằng ở đây lại trở thành người thừa. Đương nhiên hắn với Triệu Dung không phân tích cẩn thận như thiếu phụ kia, nhưng hai người lập tức nhận ra, cứ thế này vào kinh đúng là không hay.
Thạch Kiên cười khổ nói:
- Thanh danh, đôi khi đúng là hại chết người.
Từ khi hắn đến thời đại này, ở Lý phủ làm thơ, tuy khinh Lý gia quá thực dụng, nhưng ý tưởng của hắn đích xác là có ý để thanh danh mình được đề cao. Nếu 3 bộ tiểu thuyết là vì để lão thái thái vui, như thế việc viết “Tư trì” thì chính bản thân cũng không có cách nào biện bác. Từ sâu trong nội tâm, đặc biệt là sau khi nhìn thấy sự phồn thịnh của thành Khai Phong, hắn đã lập lời thề, muốn triều đại này trở nên hùng mạnh, bởi vậy mà hắn làm việc không biết mệt mỏi, không ngờ lại khiến danh tiếng của mình đạt đến đỉnh à gần như không có người nào sánh bằng.
Hắn nhìn ra ngoài cửa sổ, vừa như trả lời Thân Nghĩa Bân, lại như tự nói với mình:
- Không muốn lại được.
Thân Nghĩa Bân biết lúc này nói gì cũng đã muộn, tuy nhiên hắn nhìn sang 2 thiếu nữ, nghĩ thầm: Thạch đại nhân của ta, chẳng lẽ ngài thực sự không muốn có sao?
Sự thực giờ nói gì cũng vô dụng. Khi Thân Nghĩa Bân đã quay về, Thạch Kiên liền chuẩn bị xuất phát. Hắn thấy lần đầu tiên vào kinh đã rất chấn động, không ngờ lần thứ 2 vào kinh này cũng thế. Lặng lẽ xuất phát từ sáng sớm, lời Lý Nam nói lần trước hắn vẫn còn nhớ rõ, sau khi Thiên lý giáo bị mình bắt được một số lớn, đặc biệt sau khi Tiết Khuê áp dụng biện pháp giam giữ của mình, đã điều tra ra không ít người đầu sỏ. Nhưng thông qua triều đình, Thạch Kiên biết được chủ mưu cũng không bắt được nhiều, chỉ là rất nhiều sản nghiệp của họ đã bị bại lộ. Có thể nói lần này Thiên lý giáo và mình kết thù sâu như biển, hơn nữa còn đồng hành với 2 vị thiếu nữ tôn quý, hắn không dám qua loa, đưa toàn bộ hộ vệ trong nhà đi theo, đồng thời còn có cả hộ vệ của Triệu Dung và Triệu Cận lưu lại. Một đội ngũ này từ từ đi. Để che dấu, Thạch Kiên đổi cờ Vương gia thành cờ của hiệu buôn.
Hai ngày sau, bọn họ đến Lư Châu, lúc này trời đã tối, bọn họ tìm một nhà trọ để ở lại. Triệu Dung thi thoảng vẫn còn được đi ra ngoài, nhưng Triệu Cận khó lắm mới được ra khỏi cung, thấy cái gì cũng mới mẻ, muốn đi dạo trên đường phố. Thạch Kiên ngăn không được, hắn quay sang nhìn Triệu Dung, ý bảo nàng khuyên nhủ Triệu Cận. Nhưng Triệu Dung trên mặt cũng cười, xem ra nàng cũng có ý muốn đi. Thạch Kiên không có cách nào, đành đưa các nàng ra phố. Nhưng hắn cũng không chủ quan, cho hộ vệ âm thầm bảo hộ.
Là một cổ thành, tuy Lữ Châu so với Hòa Châu lớn hơn một chút, nhưng vẫn kém rất nhiều so với Khai Phong. Cho dù mới xế chiều, trên đường rất thưa thớt người đi đường và người bán hàng rong. Những người bán hàng rong bán đồ gì cũng rất bình thường, nhưng Triệu Cần đa phần đều chưa từng thấy, hơn nữa giá cả cũng không đắt, thấy cái gì cũng phải mua. Trong số thê tử của Thạch Kiên hiện giờ chỉ có nàng là nhỏ nhất, nên cũng cưng chiều nàng nhất từ khi nàng đến. Ngay cả Triệu Dung cũng dừng chân ở một số hàng mỹ nghệ đặc sắc, Thạch Kiên cũng không thể được cái này mất cái khác, chủ động mở hầu bao lấy tiền mua đồ mỹ nghệ nàng thích. Chẳng mấy chốc trên người Đinh Phố có không biết bao nhiêu đồ không rõ là hữu dụng hay vô dụng. Thạch Kiên nhìn mà toát mồ hôi, nghĩ thầm: xem ra dù là ở kiếp trước hay tại triều đại này, mua sắm là thiên phú của phụ nữa.
Trời sụp tối rất nhanh. Đoàn người đi vào một tửu lâu ăn cơm. Có Triệu Dung và Triệu Cận ở đây, Thạch Kiên chỉ có thể đưa các nàng tới gian phòng trên lầu. Kỳ thực Thạch Kiên khá nhớ cách ăn thoải mái ở kiếp trước, nếu giờ không có 2 thiếu nữ này ở cùng, hắn cũng không thể nếm thử chút thức ăn ở quán ven đường, thử phong vị bản xứ. Tuy nhiên khi bọn họ lên lầu, nhìn thấy một thiếu nữa đang gảy đàn hát rong. Bình thường các đại tửu lâu lớn đều có các cô nương hát rong, nên Thạch Kiên cũng không để ý. Nhưng vừa lúc thiếu nữ này xướng ca khúc Thạch Kiên “làm” trong Hồng Lâu Mộng, hoa từ buồn bã, mà xướng nghe rất êm tai. Thạch Kiên không khỏi nhìn lướt qua. Thiếu nữ này khá thanh tú, nhưng khiến Thạch Kiên thấy ngạc nhiên là thiếu nữ này ăn mặc quần áo cực kỳ mộc mạc. Hắn không cần đến gần cũng nhìn ra váy mà nàng mặc là làm từ vài bông. Hiện giờ vì bông thông dụng, hơn nữa Thạch Kiên còn công bố máy dệt bông mới, giá bông ngày càng giảm. Mọi nhà đều có quần áo để mặc không phải là giấc mơ nữa. Nhưng tơ lụa lại tăng, giá cả so với khi Thạch Kiên vừa tới thế giới này có thay đổi một chút. Mùa đông thì còn tốt, mùa hè như này vải bông thấm mồ hôi tốt, nhưng dù sao cũng không mát như tơ lụa. Bây giờ không cần hỏi, nhìn vào quần áo có thể biết được tình hình cơ bản. Mặc quần áo cũ gia cảnh có lẽ khá nghèo. Mặc quần áo mới hoặc tơ lụa đều là những gia đình có điều kiện. Giống như thiếu nữ này, tư sắc cũng khá được, nhưng ăn mặc giản dị như thế, không cần phải nói cũng biết nàng là môộ cô giá lưu lạc hồng trần nhưng vẫn giữ thân trong sạch.
Thạch Kiên nhìn thấy tình hình của nàng, trong lòng rất khâm phục nàng “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Tuy nhiên hắn không thể tiến lên nói với nàng, tiểu cô nương ngươi phẩm đức rất tốt, ngay cả ta cũng rất khâm phục đấy. Hắn chỉ bảo Đinh Phố lấy một thỏi bạc ra đưa cho nàng. Thiếu nữ kia thấy thỏi bạc phải được hơn 2 lượng, vô cùng nghi ngờ nhìn hắn. Chỉ có điều khi thấy bên người hắn còn có mấy nữ quyến, tư sắc còn hơn cả mình, lúc này mới tin hắn không phải vì sắc đẹp của mình mà đến, vội