Đó là một mạng người, hơn nữa lại là người vợ mà hắn yêu thương. Chẳng gì hắn cũng là một tú tài, không tất nhiên không phục. Cuối cùng kiện đến phủ Khai Phong. Quan phủ đương thời ở phủ Khai Phong không phải là quan xấu. Ông đã giúp hắn nghĩ cách đòi lại công bằng, nhưng cũng không có điều khoản pháp luật nào trừng trị, chỉ còn cách đem tên công tử đó ra đánh cho hai mươi trượng, bắt hắn bồi thường một khoản tiền mà thôi.
Chuyện này có tác động rất lớn đến hắn, sau khi chấm dứt kiện tụng, hắn ngày nào cũng mượn rượu giải sầu. Hắn vẫn nhớ ngày hôm đó, một ngày mùa xuân nắng vàng rực rỡ, hắn lại say bí tỉ. Chẳng biết hắn tỉnh lúc nào, chỉ biết mình đã nằm trên giường ở nhà. Một bà cụ ngồi trên xe lăn đang dùng khăn ướt đắp lên trán hắn. Đến tận bây giờ hắn vẫn nhớ đến cụ già phúc hậu ấy. Đôi mắt ấy lóe lên cái nhìn cảm thương. Hắn nghe cụ nói rằng:
- Con thật đáng thương
Nói xong, hai a hoàn xinh xắn bên cạnh cụ đẩy xe lăn đưa cụ đi mất. Sau này hắn mới biết cụ già ấy chính là bà của tiểu thánh nhân nổi tiếng khắp thiên hạ. Hôm ấy cụ cho người đưa hắn về nhà, còn sai hai a hoàn nhỏ giúp hắn quét dọn nhà cửa. Ai cũng khen hắn gặp may.
Cần biêt rằng hai a hoàn ấy chính là phu nhân tương lai của chàng thiếu niên. Từ sau việc ấy, hắn dần đứng lên.
Đương nhiên hắn cũng hiểu tuy bà cụ là người nổi tiếng ở kinh thành giống như một bồ tát sống, nhưng cuối cùng bà cụ và hắn như sống ở hai thế giới. Nhưng hắn không hề biết bà cụ nghe xong chuyện của hắn, thấy hắn đáng thương, nên khi về bà đã nhờ Thạch Kiên giúp Mai Đạo Gia đòi lại lẽ công bằng. Thạch Kiên xem xong hồ sơ vụ án thì cười khổ não. Thực sự tên công tử ăn chơi trác táng đó cũng chỉ sờ mó qua loa, cùng lắm cũng chỉ xé rách quần áo của vợ hắn trên đường, rồi sờ soạng vài cái. Phủ Khai Phong xử như vậy là đã công bằng lắm rồi.
Nhưng cụ bà suốt ngày chỉ nói đến chuyện này. Thế nên Thạch Kiên cho gọi Mai Đạo Gia đến, nói với hắn:
- Hôm nay hạ quan cho gọi ngươi ra ngoài, vậy ngươi ra ngoài như thế nào ?
Mai Đạo Gia không hiểu Thạch Kiên nói câu này có ý gì, nhưng vốn ngưỡng mộ cậu thiếu niên nên trả lời:
- Thảo dân đi ra từ cửa chính.
- Như vậy nếu hạ quan đóng cửa chính lại thì sao?
Lúc này mắt Mai Đạo Gia chợt sáng lên, dường như hắn đã hiểu được một chút dụng ý của Thạch Kiên. Hắn nói:
- Như vậy thảo dân sẽ đi ra từ của phụ hoặc cửa sau.
Thạch Kiên tỏ ra rất vừa lòng với sự tỉnh ngộ của hắn. Chàng mỉm cười, nói:
- Vậy nếu hạ quan đóng tất cả cửa lại thì sao?
Mai Đạo Gia nói:
- Vậy thì thảo dân chỉ còn nước trèo tường mà ra thôi.
Thạch Kiên lại hỏi:
- Vậy bây giờ anh hiểu rồi chứ?
Mai Đạo Gia tuy từng bị đả kích, tinh thần từng sa sút, nhưng không có nghĩa hắn là thằng ngốc. Ngược lại hắn rất thông minh, hắn lập tức hiểu được dụng ý của Thạch Kiên. Thạch Kiên muốn nói với hắn vụ án này đến đây đã được xác định. Cho dù hắn có kiên trì thế nào chăng nữa cũng chẳng làm được gì tên công tử đó. Đi cửa phụ. Đi cửa phụ không được thì đi cửa sau. Cửa sau không được, lẽ nào tường cũng không trèo được?
Thạch Kiên muốn nói tên công tử ăn chơi trác tác ấy cả đời này cũng không thể bị khép tội làm nhục vợ hắn. Thế phí sức với vụ án ấy chẳng bằng xem hắn có phạm tội nào khác. Thế là từ đó hắn chú ý đến mọi hành tung của tên công tử ấy.
Cuối cùng phát hiện nhà hắn lúc cướp ruộng đất. Từng ép một gia đình đến bước đường cùng. Chủ nhà ấy cũng đã tự sát. Nhưng sau đó người nhà ông ta thấy khuất tất. Nên nhà hắn đã tặng cho vợ góa của người ấy rất nhiều tiền. Nhờ đó góa phụ ấy mới không kiện cáo hắn. Thế nên Mai Đạo Gia đem chuyện này kể với Thạch Kiên.
Hắn còn nhớ lúc đó thiếu niên ấy rất phẫn nộ. Cuối cùng nhờ tác động của cậu thiếu niên, vụ án này được lật lại. Sau đó tìm được một tội danh khác của tên công tử đó. Lúc này quan phủ Khai Phong có muốn bao che cho hắn cũng không được. Tên công tử này bị phán quyết đến mùa thu thi đem đi xử trảm.
Cũng qua việc này hắn được Thạch Kiên đánh giá cao, sau đó lại được vào một tổ chức.
Tên của cơ quan này là “thiêu thân”. Cái tên này thoạt tiên cũng khiến hắn cảm thấy kỳ quái.
Hắn cũng không biết rằng cả Đại Tống chỉ có Tống Chân Tông, Lưu Nga và Thạch Kiên biết đến sự tồn tại của cơ quan này. Điều này là do Thạch Kiên nhận thấy hệ thống gián điệp hiện tại của triều Tống có quy mô đồ sộ, nhưng hiệu suất thấp. Về phương diện nào đó cũng giống như quan đội nhà Tống, nhìn giống như một con rồng hùng mạnh, nhưng đến lúc cần dùng đến thì chẳng ra làm sao. Như vậy thật lãng phí người và của của đất nước.
Thế nên Thạch Kiên kiến nghị Tống Chân Tông xây dựng một đội gián điệp tinh nhuệ khác.
Lúc này Tống Nhân Tông đang thích người thiếu niên này, nên đồng ý với kiến nghị ấy, còn giao cho Thạch Kiên phụ trách việc này. Cũng có nghĩa quan trên của “ thiêu thân” hiện nay chỉ có Lưu Nga, tiếp đến là Thạch Kiên. Nhưng sau này Thạch Kiên chỉ tuyển có ba mươi mấy người.
Thế là chuyện này cũng dần bị quên lãng. Đến hôm nay ngay cả Lưu Nga cũng quên mất sự tồn tại của tổ chức này.
Sau một thời gian tập luyện cùng nhau, Thạch Kiên cũng để họ đi. Mai Đạo Gia được cử đến Hạ Môn. Lúc ra đi Thạch Kiên đưa cho họ một số kinh phí lớn để hoạt động. Đương nhiên khoản kinh phí này cũng được ghi vào khoản tiền đóng thuyền mới.
Sau khi Mai Đạo Gia đến Khánh Dương thì dùng số tiền này mở một quán trà. Thường ngày hắn cũng chú ý đến việc tìm kiếm thông tin. Nhưng điều lắm hắn khó hiểu nhất là sau khi hắn tìm được thông tin về thì triều đình chẳng cho ai đến liên hệ với hắn cả. Cứ như vậy ba năm trôi qua, nếu không vì sự tin tưởng đối với Thạch Kiên, thì có lúc hắn đã nghi ngờ Triều đình đã quên hắn rồi. Mãi đến ngày hôm qua mới có người đến tìm hắn. Nhưng nhiệm vụ mà hắn nhận được lạ khiến hắn ngẩn người, thì ra Thạch Kiên sai hắn đi khuyên Sơn Ngộ Duy Vĩnh quy hàng.
Đến lúc này, Mai Đạo Gia mới hiểu được hàm ý của cái tên “thiêu thân” mà Thạch Kiên đặt cho tổ chức này. Cũng có nghĩa là cả đời họ chỉ hành động có một lần. Nhưng là hành động rất nguy hiểm, giống như thiêu thân lao vào lửa vậy, không thành công cũng thành nhân, giống như hắn bây giờ, Sơn Ngộ Duy Vĩnh là ai ở cái đất Tây Hạ này chứ, có thể nói là tương đương với Kinh Lược Sứ của nhà Tống. Hắn có thể tưởng tượng dựa vào công trạng này hắn sẽ được triều đình phong thưởng và trọng dụng, và ra khỏi cái tổ chức gián điệp này. Nhưng trước sự hóa thân từ phận bướm thành phượng hoàng này, hắn phải trải qua một quá trình rèn luyện rất lớn. Viên quan lớn như vậy đâu dễ thuyết phục.
Lúc nảy người đến truyền lệnh mới nói:
- Ngươi không phải khó xử, Thạch đại nhân đã sắp xếp xong cả rồi.
Nói xong liền rút từ trong túi ra một xấp thư dày.
Lúc này, điều khiến Mai Đạo Gia kính phục không phải là Thạch Kiên từ mấy năm trước đã dự liệu việc Nguyên Hạo sẽ tấn công nhà Tống, cũng không phải là nước cờ đưa hắn đến Khánh Dương, mà là bối cảnh của Sơn Ngộ Duy Vĩnh trong bức thư mà Thạch Kiên đã viết cho hắn, lại còn viết rất rõ những hoàn cảnh mà hắn có thể gặp phải.
Đặc biệt là việc hiện nay Sơn Ngộ Duy Vĩnh thà chết đứng, chứ không sống quỳ cũng đã được dự liệu. Quả là thông thái, chẳng trách, Thạch Kiên ở tận Hòa Châu cũng đoán được hành động của Nguyên Hạo.
Đương nhiên, Mai Đạo Gia không hề biết bức thư này là sự kết hợp của ba bộ óc thông minh nhất nhà Tống là Thạch Kiên, Triệu Dung và Thân Nghĩa Bân. Đến việc bố trí dùng gần mười mấy người thuộc tổ chức Thiêu Thân ở Tây Hạ, ba người họ cũng đã thảo luận lựa chọn kỹ càng.
Quả nhiên Duy Vĩnh hỏi:
- Ngươi cười gì?
Mai Đạo Gia nói:
- Lẽ nào đại nhân độ lượng như vậy mà đến việc nghe ta nói hết câu cũng không làm được sao?
Sơn Ngộ Duy Vĩnh hừ một tiếng rồi nói:
- Được, ta sẽ cho người một cơ hội để nói hết. Nhưng dù nhà ngươi có nói thế nào chăng nữa, bản quann cũng không bao giờ đầu hàng nhà Tống các ngươi.
Mai Đạo Gia nói:
- Thứ nhất, tôi xin nói về vấn đề binh sỹ của Đảng Hạng, Sơn Ngộ đại nhân nói binh sỹ của Đảng Hạng dũng cảm. Thảo dân cũng thừa nhận việc này. Nhưng Sơn Ngộ đại nhân chớ quên, so với người phương bắc, người phương nam vẫn yếu hơn.
Về điểm này Sơn Ngộ không thể phủ nhận, sự thật từ khi Tấn xáo trộn thiên hạ, đến Tùy, rồi đến Tống đều do người phía bắc tấn công người phía nam.
Mai Đạo Gia nói:
- Nhưng người phương nam có sông nước mẫn tiệp, thế nên Trần Khánh Chi đem bảy ngàn binh mã đánh tan tác đội quân hùng mạnh của mấy mươi vạn dân du mục phương bắc, công thanh phá lũy như qua đồng cỏ.
Trần Khánh Chi, võ thần đầu tiên của Nam Bắc Triều, ông ta chỉ đem bảy ngàn binh sĩ vượt sông, nhiều lần giao chiến với quân đội của các dân tộc thiểu số khác. Trận nào cũng thắng, mà đều là toàn thắng. Khi ông dẫn đội quân bảy ngàn binh sĩ này trở về, để lại phía sau là mấy mươi ngàn quân đội phương bắc. Nhưng tuy là rớt lại, nhưng không kẻ nào thực sự dám giáp mặt tấn công. Tiếp theo, đến thời Nam Bắc triều, Hoàng đế khai quốc của triều Tống, có một võ thần khác là Lưu Dụ.
Mai Đạo Gia lại nói:
- Thạch đại nhân của chúng tôi nói một con cừu dẫn một con hổ, không bằng một con hổ dẫn một con cừu. Người Đảng Hạng các ngài dũng cảm, nhưng quốc lực không bằng Đại Tống chúng tôi. Dân số cũng không bằng Đại Tống, cộng với sự lãnh đạo của Thạch đại nhân, ngài có thật sự có lòng tin có thể bảo vệ được Tây Hạ.
Hắn nhìn Sơn Ngộ Duy Vĩnh đỏ mặt tía tai, muốn tranh cãi, liền phẩy tay nói:
- Có thể không nói về vấn đề này, nhưng dân tộc cũng có vấn đề. Trước đây Đại Tống chúng tôi cũng không ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề này. Bởi vì quốc thổ nhỏ hẹp nên vấn đề dân tộc không nghiêm trọng lắm.
Đây cũng là vấn đề quan trọng mà Thạch Kiên có viết trong thư, Mai Đạo Gia nói:
- Cùng với biên cương triều Tống ngày càng rộng lớn, vấn đề ngày sẽ ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy triều đình đã và đang triển khai bàn bạc về vấn đề các dân tộc cùng chung sống hòa bình. Sau này triều đình không những không có chính sách kỳ thị đối với các dân tộc quy thuận, mà có khi còn dành cho họ những sự tôn trọng nhất định và những chính sách ưu tiên. Đương nhiên ngài có thể không tin, nhưng không lâu nữa, triều Tống chúng tôi sẽ công bố chiếu thư. Đây chỉ là một phương diện. Điều thứ hai, Thạch đại nhân đã nói sẽ phải tiêu diệt cha con nhà họ Lý, nhưng không hề nói đến việc tiêu diệt người Đảng Hạng. Điều đáng buồn cười là Nguyên Hạo lòng lang dạ thú, xuyên tạc cách nói của Thạch đại nhân thành đem người Đảng Hạng các ngài dìm xuống nước.
Đối với việc Nguyên Hạo cổ động các bộ tộc, Sơn Ngộ Duy Lượng cũng biết. Điều này không phải là bí mật, Mai Đạo Gia biết được cũng không có gì là lạ.
Mai Đạo Gia lại nói:
- Do vậy cuộc chiến này không phải là vấn đề sinh tồn của người Đảng Hạng các ngài. Mà là dã tâm của họ Lý muốn ép triều đình giao chiến với các ngài. Cho dù các ngài có tham gia cũng chỉ là giúp đỡ cho dã tâm của họ, cái mà họ gọi là đại nghiệp. Các ngài cũng chỉ là vật hy sinh của họ, là đối tượng bình loạn của triều đình. Vốn dĩ Linh Châu thuộc triều đình, nhưng triều đình cho rằng đây chỉ là mâu thuẫn nội bộ, không muốn biến nó thêm gay gắt, không muốn nhiều người Tống, người Đảng Hạng, người Phiên, người Khương hơn nữa phải vì đó mà chết. Cho nên, sự kiên quyết của ngài cơ bản chẳng có chút ý nghĩa gì cả. Đương nhiên ngài sẽ chẳng tin lời nói của tôi, nhưng ngài nên biết để có nhiều chiến lợi phẩm hơn, Nguyên Hạo đã từng từ bỏ Diên Châu, đến lượt người Đảng Hạ các ngài ở Hạ Châu, chẳng lẽ không phải cũng bị giết như vậy hay sao? Thạch đại nhân ở Kinh thành đã viết một quyển kịch nói, cũng đã vạch trần vấn đề này.
Câu nói này cuối cùng đã đảo lộn suy nghĩ của Sơn Ngộ Duy Vĩnh, thực sự ông cũng nhìn thấy bản lĩnh, tài năng và mưu lược của Nguyên Hạo. Nhưng hắn tham lam, hiếu sát. Thực ra Thạch Kiên, Triệu Dung và Thân Nghĩa Bân cũng đã phải thảo luận cả buổi mới tìm ra điểm cách biệt và khác nhau giữa dã tâm của Nguyên Hạo và vấn đề dân tộc.
Mai Đạo Gia lại nói:
- Cho dù ngài không nghĩ cho người nhà và dân tộc ngài, mà hết lòng trung thành với nhà Lý, về họ mà đánh đổi giang sơn. Nhưng Nguyên Hạo sẽ thấy được tấm lòng của ngài chăng? Tôi không tin hắn se tha cho ngài, đương nhiên ngài cũng không tiếc tính mạng của mình, nhưng người nhà ngài mấy người thì sao? vợ ngài? Con ngài?
Nói đến đó, hắn đứng dậy, phủi áo, nói:
- Thảo dân nói đến đây, còn quên một câu. Những lời này đại đa số đều là Thạch đại nhân chỉ thảo dân nói, Thạch đại nhân còn nói, hiện nay Tống và Hạ vẫn chưa khai chiến, chẳng qua chỉ vì Nguyên Hạo mà tiến công, hiện nay bên ngoài thì phía Hạ các ngài chiếm thế thượng phong, nếu lúc này Sơn Ngộ đại nhân theo chúng tôi, thì vì đó mà được sẽ rất được trọng thị, và nhận được sự trọng đãi của triều đình. Đương nhiên sau khi Thạch đại nhân đánh bại nhà Lý, cũng sẽ không tàn sát quan viên đầu hàng, cũng sẽ dùng họ, nhưng đó là cách dùng nào, Sơn Ngộ đại nhân có thể hiểu được.
Nói đến đây, hắn lưu lại chỗ ở của mình, rồi cáo từ Sơn Ngộ Duy Vĩnh.
Thực ra hắn học Thạch Kiên, không cần sự trả lời của Sơn Ngộ Duy Vĩnh. Đương nhiên hắn cũng rõ việc lớn như vậy nên Son Ngộ Duy Vĩnh cũng cần có thời gian suy nghĩ.
Nhưng cùng lúc đó một cuộc vận động âm thầm, rộng lớn cũng đang được triển khai. Gián điệp ở Khánh Dương đang tạo thanh thế, nói rằng Sơn Ngộ Duy Lượng đến triều Tống đã được trọng thị như thế nào. Triều đình đã ban cho bao nhiêu ruộng đất, bao nhiêu tài sản. Đương nhiên những lời này chỉ là khoa trương nhưng lại tạo ra ảnh hưởng không nhỏ đến các bộ lạc ở Tây Hạ. Nguyên Hạo vừa mới đoàn kết các bộ tộc lại, bây giờ đã có những tiếng bất đồng. Điều này tạo nên đả kích lớn hơn đối với Sơn Ngộ Duy Vĩnh, bây giờ y vào triều nhìn thấy ánh mắt Nguyên Hạo nhìn mình lạnh như băng.
Hai nước còn chưa giao chiến, ở một nơi khác đã có khó lửa bốn bề. Có lẽ trước mắt, triều Tống đã chiếm thế thượng phong, nhưng bố trí của Nguyên Hạo lại lâu dài hơn. Nhưng Thạch Kiên không chỉ có một nước cờ, cùng lúc đó ở một doanh trại ở Diên Châu, lão tướng Chu Kịch mắt nhìn hai đội quân trước mắt. Bây giờ không thể gọi là quân đội, một bên mặc quân phục của người Khiết Đan, nước Liêu, một bên mặc quân phục của người Đảng Hạng. Quân số của hai đội quân không nhiều, gộp lại cũng không đến năm trăm người. Nhưng Chu Lịch biết rằng đội quân năm trăm người ấy có sức mạnh hơn cả ngàn binh mã.
Thạch Kiên lấy làm lạ, tuy nói hoàng thượng không thể phong lưu thích cô gái nào là tìm cô gái ấy như trong tiểu thuyết. Tối thiểu nếu không phải là hôn quân thì cũng không làm như vậy. Còn phải xem xét xuất thân, phẩm hạnh của đối phương. Nhưng bây giờ Triệu Trinh đang tuyển người đẹp, nếu gã để ý cô nương nào, thì lập tức đưa vào cung. Chỉ cần không có hôn ước hay hôn sự, thì dựa vào việc ngày thường sủng ái Triệu Trinh, Lưu Nga cũng sẽ không từ chối. Khỏi phải nói đến cha mẹ của cô nương ấy, chỉ cần họ biết con gái mình được tiểu hoàng đế để ý, thì sẽ vui sướng biết nhường nào.
Hắn cảm thấy không bình thương, nhìn Triệu Trinh hỏi:
- Làm sao có thể như thế cơ chứ?
Thì ra lúc tuyển mỹ nữ, Triệu Trinh đã để ý đến con gái của Vương Mông Chính người Thục. Nhưng Lưu Nga cho rằng cô gái này quá đẹp, có lẽ sau này sẽ trở thành một Đát Kỷ thứ hai, hoặc nếu không giống Đát Kỷ thì e rằng cũng khiến Triệu Trinh mê mẩn, lơ là quốc sự. Thế nên đem cô gái ấy gả cho cháu mình là Lưu Tòng Đức. Nhưng Triệu Trinh thực sự đã mê cô gái ấy, thấy cô gái ấy không thuộc về mình, thì rất đau lòng, nên tìm Thạch Kiên nhờ giúp đỡ.
Thạch Kiên nghe đến đây cũng đã rõ, hắn còn nhớ mơ hồ trong lịch hôn nhân của Triệu Trinh không hạnh phúc. Có lẽ sau đó Triệu Trinh còn phế hoàng hậu. Phạm Trọng Yêm đã từng can gián, nhưng lại bị Lữ Di Giản lợi dụng dịp này trấn áp. Nhưng sau đó hoàng hậu cũng chết mà không rõ nguyên nhân. Cụ thể thế nào thì hắn cũng không nhớ rõ. Hắn vẫn chưa biết việc Lưu Tòng Đức cũng đã chết mà không rõ nguyên nhân, Triệu Trinh còn phong Vương thị làm Toại quốc phu nhân. Cho phép ả tự do ra vào cung, nhưng sau đó bị Trình Lâm cùng các quan thần phản đối, nên mới thôi. Từ đó có thể nói Triệu Trinh là một hoàng đế biết tiết chế nổi tiếng trong lịch sử. Hay có thể nói lo lắng của Lưu Nga là thừa.
Đương nhiên Thạch Kiên không hiểu rõ về giai đoạn lịch sử này, đối với hắn có lẽ lời của Lưu Nga là đúng, có lẽ đúng là người phụ nữ này đã khiến Triệu Trinh không vui. Hoàng thượng đang sầu não, Triệu sốt ruột nói:
- Thầy ơi, thầy mau nghĩ cách gì đi.
Thạch Kiên khua tay, nói
- Việc này phải đợi sau khi ta hỏi thái hậu, mới biết nguyên do.
Triệu Trinh lo lắng đến sắp khóc. Mới tờ mờ sáng hôm nay, Lưu Nga đã đưa Vương thị về phủ của Lưu Tòng Đức, Lưu Nga sợ Triệu Trinh gây chuyện, nên dặn dò Lưu Tòng Đức làm mọi việc đơn giản, đêm nay sẽ tổ chức hôn sự. Lưu Tòng Đức chẳng biết đầu đuôi sự việc, có được mỹ nhân thì vô cùng vui sướng. Mới nghe được tin này, Triệu Trinh vội chạy đến nhà Thạch Kiên nhờ giúp đỡ. Nhưng Thạch Kiên nói còn phải thương lượng với Lưu Nga. Đợi đến ngày mai hắn vào cung thì mọi chuyên đã rồi. Không thể đợi đến ngày mai, chỉ còn hai ba tiếng nữa, cô nương xinh đẹp sẽ trở thành thiếu phụ rồi.
Thạch Kiên nghe xong buồn cười, hóa ra hoàng đế nhỏ tuổi mà cái gì cũng biết. Nếu Triệu Trinh biết hắn đang nghĩ gì hẳn sẽ nói:
- Chuyện này mà ta cũng phải cần các người dạy sao
Nhưng Thạch Kiên cũng khó xử. Nếu biết chuyện này sớm hơn một chút thì còn có cách, nhưng bây giờ có lẽ trong phủ Lưu Tòng Đức đã đang bái thiên địa, bái cao đường, phu thê giao bái rồi. Nếu hắn chạy đến hét:
- Các ngươi không thể kết hôn, cô gái này là người Hoàng Thượng để ý rồi
Xong việc rồi thì ngày mai Lưu Nga sẽ nổi giận lôi đình. Nước bọt của các đại thần thôi cũng khiến hắn chết đuối rồi, lúc ấy đến Triệu Trinh cũng không thoát khỏi dính líu.
Nếu là người ngoài, dù Thạch Kiên có bị đánh chết cũng chẳng giúp việc này. Nhưng đây là Triệu Trinh nói một cách khác cũng có thể tính là anh em của hắn. Trong mấy huynh đệ cùng kết bái với Thạch Kiên, trừ Phú Bật là lớn hơn hắn nhiều, Đinh Mão, Thôi Diệt Lang tuy rằng tuổi tác không hơn hắn bao nhiêu, nhưng chung quy cũng là kẻ dưới ở nhà hắn. Vậy nên những bạn bè cùng lứa với hắn không nhiều. Hắn nghĩ một lúc rồi nói với Triệu Trinh:
- Được rồi, để thần thử xem. Nhưng có thành công không thần cũng không thể đảm bảo với bệ hạ được. Hơn nữa chuyện này cần phải xử lý khéo léo, bệ hạ cần phải biết mình bây giờ còn nhỏ.
Thực ra câu nói sau cùng của hắn rất hàm súc. Nhưng hiện tại Triệu Trinh không biết Lưu Nga không phải mẹ ruột của hắn. Hiện tại Lưu Nga nắm mọi quyền hành, nếu Triệu Trinh khiến bà ta nổi giận, thì đến Thạch Kiên cũng không dám chắc chuyện gì sẽ xảy ra. Đương nhiên Triệu Trinh nghe xong cũng chỉ nghĩ là Thạch Kiên nói chuyện theo tình bạn. Nghĩ rằng mình giờ chưa nắm được quyền lực, chính sự đều do Lưu Nga quyết định. Với lại Lưu Nga là mẹ hắn, nên một số chuyện cũng phải thuận theo bà. Vì thế mà bất cứ tình cảm, tình thân gì dính líu đến hoàng quyền đều trở nên xấu xa. Cái đạo lý ấy Triệu Trinh cũng hiểu được. Thực sự lúc trước vì chuyện của Chu Hoài Chinh mà Tống Chân Tông cũng từng muốn giết Triệu Chinh. Sau việc đó mà Triệu Chinh sợ vã mồ hôi. May mà Lý Địch và các đại thần khuyên bảo, nếu như các đại thần đều là bè phái của Đinh Vị, thì lần ấy có lẽ gã cũng xong đời, nhẹ lắm cũng bị phế bỏ.