Gã kéo tay Thạch Kiên, ánh mắt chân thành, nói:
- Thạch đại nhân, trẫm biết trong tất cả văn võ bá quan, chỉ có mình khanh là thật lòng với trẫm.
Chẳng cần nói gì nữa, chỉ cần có ánh mắt ấy, câu nói ấy cũng khiến Thạch Kiên có thể liều mạng một lần.
Hắn lập tức sai Đinh Phổ gọi kiệu cho hắn.
Quả nhiên khi Thạch Kiên đến phủ họ Lưu thì họ đã bái xong thiên địa. Thực ra lúc tuyển mỹ nhân, Lưu Nga cũng đã đánh tiếng với Vương Mông Chính. Vương Mông Chính chỉ là một tài chủ nhỏ ở Tứ Xuyên, tuy cũng mong con gái với đến cành cao là Triệu trinh. Nhưng suy đi tính lại, có thể với được đến ngoại thích Lưu Tòng Đức cũng tốt lắm rồi. Về giai đoạn lịch sử này người đời sau có rất nhiều suy đoán. Biểu hiện của Triệu Trinh sau đó cho thấy cô gái họ Vương này chẳng đến mức hại nước hại dân. Thế nên có người nói Lưu Nga mượn cớ cô gái họ Vương “đẹp quá lộng lẫy, e sẽ gây hại cho chủ nhân” để ép gả thiếu nữ “tư sắc quan thế” này cho con trai của Lưu Mỹ là Lưu Tòng Đức. Lưu Mỹ chính là người thợ bạc Cung Mỹ. Đáng tiếc trước khi được sắc phong hoàng thái hậu, Lưu thị đã chết. Để lại hai đứa con trai. Lưu Tòng Đức chính là đứa lớn. Thái hậu muốn báo đáp Cung Mỹ. Nhưng suy luận này không đáng tin cậy. Nếu như vậy, sau khi Lưu Nga chết, Triệu Trinh cũng chẳng khóc lóc thương tâm như vậy.
Hai là Triệu Trinh sức khỏe không tốt, Lưu Nga sợ rằng gã quyến luyến với cái đẹp của Vương thị, không trễ nãi chính sự, cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Có cách nói này là vì, sau đó Triệu Trịnh sủng ái hai người đẹp họ Dương, họ Thượng, kết quả là lâm trọng bệnh, đến mức bất tỉnh mấy ngày. Kết quả Dương thái Phi đã trục xuất hai người đẹp này ra khỏi hậu cung. Triệu Trinh tại vị bốn mươi hai năm, là vị hoàng đế tại vị lâu nhất nhà Tống. Ông ban hành chế độ pháp luật, tính tình ôn hòa, biết cách dùng người. Vì thế thời gian ông tại vị có nhiều danh thần. Nhưng trong đối ngoại của vương triều Tống đánh trận nào thì thua trận ấy. Hôn nhân của ông cũng không hạnh phúc. Tuy ông làm hoàng đế mà đầy đau buồn, cuộc đời ông đầy bi kịch. Dẫn đến điều này, thứ nhất là do Nguyên Hạo hung hăng làm nhục triều Tống. Hai là dù Lưu Nga có dụng tâm gì, cũng do một tay bà mà ra, đầu tiên là đưa Vương Thi xuất cung. Sau đó là việc lập hoàng hậu, bất chấp Triệu Trinh muốn lập Trương mỹ nhân, vẫn quyết lập cháu của đại thần Quách Sùng là Quách thị làm hoàng hậu. Nhưng Quách thị lại nhỏ nhen, hay ghen. Ở một góc độ nào đó ả giống với Hồng Diên. Đều là những thanh niên tốt của thời hiện đại. Nhưng Hồng Diên chỉ là đùa giỡn chuyện nhỏ, chứ còn biết đến đại thể. Nhưng Quách thị thì không biết trời cao đất dày, lai còn ra tay đánh Thượng mỹ nhân trước mặt Triệu Trinh. Kết quả Thượng mỹ nhân chỉ tránh sáng một bên, thì ả đánh trúng ngay vào cổ Triệu Trinh, móng tay của ả cào trúng cổ Triệu Trinh hằn lên hai vệt máu lớn. Lúc này Lưu Nga đã chết, không có Lưu Nga làm chỗ dựa, nên trong cơn thịnh nộ Triệu Trinh đã bị phế ả. Lại liên lụy đến Phạm Trọng Yêm, Khổng Đạo Phổ và các đại thần khác.
Sử viết khi Vương Mông Chính và Lưu Nga sắp xếp hôn sự, thì cha của Vương Mông Chính phản đối kịch liệt, nhưng ngăn cản không được, chỉ còn biết mắng:
- Cả họ nhà Vương Mông là dân đen, trước nay chưa từng có hôn nhân với ngoại thích, sau này nhất định sẽ gặp tai họa.
Không ngờ lời nói ấy thực sự ứng nghiệm. 10 năm sau, tỳ nữ của cha Vương Mông Chính tư thông với hắn và sinh con nhưng lại không được thừa nhận, do hắn sợ sẽ phân tán tài sản. Tỳ nữ này kiện lên quan phủ, qua điều tra chứng cớ rõ ràng, Vương Mông Chính bị xóa tên, đầy đi Lĩnh Nam. Nhân Tông hạ chiếu cấm chỉ con gái hắn lấy thân phận quốc thích để vào hoàng cung. Con cháu của hắn cũng không được kết hôn với hoàng tộc, cách trừng phạt ấy có lẽ là do Nhân Tông trút mối hận nhiều năm tích tụ. Với tính cách của Triệu Trinh thì việc hại ra chiếu này có thể thấy năm ấy ông đã vì chuyện này mà tức giận đến nhường nào.
Kỳ thực Thạch Kiên không biết ông làm như vậy không chỉ cứu được nhà họ Vương, mà còn cứu được sinh mạng của Lưu Tòng Đức.
Do hôn lễ tổ chức chóng vánh, mặt khác Lưu Nga anh minh hơn nhiều so với Chân Tông, phẩm hạnh của các đại thần trong triều cũng tốt hơn hẳn ngũ quỷ mà Chân Tông trọng dụng. Do vậycốt khí của các sĩ phu rất cao. Vì là ngoại thích, nhiều đại thần sợ lời ong tiếng ve nên không đến. Nên rất ít đại thần đến tham dự hôn lễ này,
Nhưng cho dù như vậy và làm vội vàng đi nữa thì hôn lễ này vẫn được tổ chức rất xa xỉ. Lưu phủ chỗ nào cũng giăng đèn kết hoa. Bàn tiệc toàn là cao lương mỹ vị. Phòng nào cũng thắp nến to như cánh tay, khiến cho phủ Lưu sáng như ban ngày.
Chú rể đang mời rượu quan khách, nhìn thấy Thạch Kiên đến, Lưu Tòng Đức không biết Thạch Kiên đến để phá hoại hôn lễ của mình. Bây giờ Thạch Kiên là ai kia chứ? chẳng cần nói đến danh tiếng của hắn, sự uy hiếp đối với Tây Hạ, sự bức bách đối với nước Liêu hiện nay đều chỉ trông vào sắp xếp của người thiếu niên này. Bây giờ đến Lưu Nga cũng phải nhường hắn ba phần, Lữ Di Giản và đám người theo hắn không tiếc lời ca ngợi hắn. Hắn lại đến tham gia hôn lễ của mình, thì dù cho hắn đến lúc nào, Lưu Tòng Đức cũng thấy nở mặt nở mày, liền sai kẻ dưới mở của lớn, mặc quần áo chủ rể đích thân ra của tiếp đón Thạch Kiên.
Thạch Kiên nhìn thấy gã cười mà lòng buồn rười rượi, cho dù có bắt hắn phải nghĩ cách đánh bại nước Liêu cũng chỉ hơi khó một chút, nhưng bây giờ bắt hắn chia cắt vợ chồng người ta, thì hắn chẳng biết làm thế nào.
Hắn tặng quà mừng, ngần ngừ cả buổi mới nói:
- Lưu đại nhân, hôm nay bản quan đến thứ nhất là để chúc mừng hôn lễ của đại nhân. Thứ hai là muốn thương lượng với Lưu đại nhân một việc.
Lưu Tòng Đức mặt đỏ rạng rỡ, vui vẻ nói:
- Đa tạ, đa tạ
Người vợ mới cưới này gã từng nhìn thấy khi vào cung tham kiến Lưu Nga. Theo sách xưa thường nói chim sa cá lặn cũng không quá. Lúc ấy gã cũng mê mẩn, nhưng đó là người đẹp của hoàng đế, gã chỉ còn biết ngắm nhìn thôi.
Chẳng ngờ vài ngày sau thái hậu lại ban nàng cho hắn. Gã nói:
- Không biết Thạch đại nhân tìm hạ quan có chuyện gì?
Thạch Kiên lại ấp úng cả buổi, hắn không thể bảo gã bỏ vợ. Hơn nữa hắn không rõ cô gái ấy có phải đã khiến Lưu Nga cho rằng đẹp đến mức hại nước hại dân không. Hắn chỉ nhớ nếu thực sự phải nói đến thì Tống triều chỉ có một kỹ nữ Lý Sư Sư có ảnh hưởng đến hoàng đế Đại Tống, nhưng cũng phải để các nhà khảo cổ chứng mình thì không đáng tin, vì Lý Sư Sư lớn hơn Tống Huy Tông hai mươi tuổi. Tông Huy Tông dù có phong lưu thế nào cũng chẳng thể lâm hạnh với một kỹ nữ già như vậy.
Nhìn thấy bộ dạng khó xử của hắn, Lưu Tòng Đức liền nói:
- Thạch đại nhân có chuyện gì xin sai bảo, nếu hạ quan làm được thì nhất định sẽ làm
Thạch Kiên nói:
- Đương nhiên là ngài có thể làm được. Chỉ có điều làm ngài khó xử.
Thạch Kiên nói ra điều này không biết Lưu Tòng Đức có khó xử hay không, chứ hắn thực sự rất khó xử. Nhưng không nói không được, tiểu hoàng đế còn đang ở nhà hắn chờ câu trả lời của hắn.
Thạch Kiên nói với Lưu Tòng Đức:
Chi bằng chúng ta ra bên ngoài nói chuyện.
Lưu Tòng Đức chột dạ, xem ra Thạch Kiên đến tìm mình là có nguyên cớ gì chăng, chứ với danh tiếng của hắn, làm gì có chuyện đến tham gia hôn sự của ta.
Trong đầu hắn lo lắng một điều, dù bản thân cũng được coi là người tốt, nhưng người trong gia tộc thì đã gây bao chuyện thị phi ở đất Tứ Xuyên này.
Chẳng lẽ những chuyện này gây sự chú ý của viên quan trẻ tuổi Thạch Kiên. Vì vậy anh ta mới đến tìm mình, vậy thì không hay rồi. Hắn không dám tin khi triều đình tin dùng Thạch Kiên, Thái hậu còn dám bảo vệ người trong gia tộc mình.
Hắn cùng Thạch Kiên bước ra bên ngoài đại sảnh. Nhưng Thạch Kiên vẫn ấp a ấp úng, nói không lên lời. Hắn kiếp trước tính tình thật thà, nay lại mang trên mình sự kính ngưỡng của vạn người, khó tránh nghiêm khắc với bản thân. Có lẽ chính hắn cũng không biết, cách hành sự của mình vừa đúng như Mạnh Tử nói “Chính khí ngất trời”. Bắt hắn làm những việc này, khiến hắn tự thấy hổ thẹn với lòng mình. Nhưng hắn không biết rằng, mình càng im lặng, thì Lưu Tòng Đức càng nơm nớp lo sợ. Lưu Tòng Đức dè chừng gạn hỏi:
- Thạch đại nhân, rốt cục là có chuyện gì?
Thạch Kiên trầm tư hồi lâu, cuối cùng cũng lên tiếng:
- Lưu đại nhân, bản quan hỏi ngươi, chức quan này từ đâu mà có?
Những lời này, thiếu chút nữa khiến Lưu Tòng Đức trở mặt. Vì nó chẳng khác nào thời kỳ loạn lạc thời Hán Đường, thời kỳ mà ngoại thích và hoạn quan chuyên chính triều Đông Hán, thời Đường và Ngũ Đại phân tranh, khiến triều đình nghiêm khắc với ngoại thích, hoạn quan giống như với chính những võ quan vậy.
Trong việc này, Lưu Nga rất giỏi, bà ưu sủng người trong dòng tộc, nhưng không để họ nắm giữ trọng trách, càng không để tái hiện vết xe đổ của Võ Tam Tư. Do đó, bà đã tạo một mở màn êm đẹp cho thời kỳ chuyên chính của các vị thái hậu đời Tống.
Xét trên phương diện nào đó, các sĩ phu Tống triều đã coi thường ngoại thích. Điều này giải thích vì sao không mấy đại thần xuất hiện trong hôn lễ. Giờ đây Thạch Kiên lại nhắc đến chuyện này, nếu không phải hắn là người có danh vọng, Lưu Tòng Đức sớm đã đuổi hắn đi từ lâu.
Nhờ vào ánh sang mấy chiếc đèn lồng treo ngoài cửa, Thạch Kiên nhìn rõ sắc mặt của Lưu Tòng Đức, hắn nói:
- Lưu đại nhân xin đừng hiểu lầm. Trong mắt bản quan không coi trọng xuất thân, chỉ cần xét đức độ và năng lực. Ý ta đang nói đến một việc khác.