Thạch Kiên về đến nhà trời đã sang chiều.
Thạch Kiên còn chưa vào tới phủ, Đinh Phố đã ra đón. Ông ta lo lắng hỏi:
- Thiếu gia, tối qua thiếu gia đã đi đâu, làm tôi lo lắng quá.
Thạch Kiên trả lời qua loa:
- Tối qua ta đến Bát vương phủ dùng cơm, uống rượu.
Đinh Phố liền nói:
- Thiếu gia, lần sau uống ít rượu thôi, uống nhiều không tốt cho sức khỏe đâu.
Thạch Kiên gật đầu, nhưng Hồng Diên đã chặn lấy hắn, đưa mũi ngửi:
- Không đúng, thiếu gia, nô tì không ngửi thấy mùi rượu mà ngửi thấy mùi son phấn.
Thạch Kiên trong lòng không khỏi trách móc Triệu Cận, nàng ta xức nhiều nước hoa lên người làm gì chứ. Tuy nhiên hắn vẫn làm ra vẻ điềm tĩnh nói:
- À, đó là do Dung quận chúa khi trang điểm đã làm rớt một ít nước hoa lên người ta.
Hồng Diên bán tín bán nghi nhưng cũng không nghĩ tới Triệu Dung, Triệu Cận lại dám to gan tới vậy. Bỗng nhiên lại có tới ba người.
Đinh Phố nói xen vào:
- Thiếu gia về thật đúng lúc. Thằng con trai tôi có thích một cô nương, nó muốn cưới cô nương ấy làm vợ nhưng tôi khó quyết quá. Vừa lúc thiếu gia về, thiếu gia góp ý giúp tôi.
Thạch Kiên nói:
- Ôi, đây đúng là chuyện tốt! Không biết cô nương nhà nào có diễm phúc được Đinh tướng quân để mắt tới đây!
- Đinh tướng quân gì chứ! Người ngoài nói thì không sao chứ thiếu gia chớ nên nói vậy, người ta sẽ chê cười tôi mất. Nếu không có thiếu gia nó đâu có được phúc phận như ngày hôm nay chứ. Mà cô nương này thiếu gia cũng biết đó.
Thạch Kiên cảm thấy rất tò mò, những cô nương biết hắn có rất nhiều nhưng những cô nương hắn biết lại rất ít. Với địa vị của hắn, bình thường luôn phải chú ý đến hình ảnh của bản thân. Bắt chuyện với các cô nương khác khó tránh khỏi tình ngay lý gian. Hơn nữa nếu khiến cho những cô nương này hiểu lầm thì càng gay go.
Đinh Phố ấp a ấp úng nói:
- Chính là cô gái hát rong ở thành Lư Châu đó.
Thạch Kiên chưa kịp phản ứng gì. Tại sao Đinh Mão lại quen được cô gái hát rong thành Lư Châu? Thảo nào Đinh Phố lại ấp a ấp úng như vậy. Những cô nương này bất luận là vì lí do nào mà phải làm nghề này đều có điều tiếng không tốt. Hiện giờ Đinh Mão lại là mẫu người hàng nghìn, hàng vạn cô gái kinh thành mơ ước. Đinh Phố làm sao có thể thích cô con dâu như vậy.
Đinh Phố còn nói thêm:
- Cô nương đó phẩm chất không tồi chỉ có điều xuất thân không được tốt.
Thạch Kiên lúc này mới cất lời, hỏi:
- Cô nương mà ngươi nói chính là muội muội của Hoa Nãi?
Đinh Phố đáp:
- Đúng vậy.
Thạch Kiên vẫn còn nhiều chỗ khúc mắc. Hắn nghĩ, chẳng phải cô nương ấy đang ở Lư Châu sao? Tại sao lại đến kinh thành được?
Chu Lịch nhìn ba người, một là Mã Như Long, một là Chiết Kế Tổ, một là Chiết Kế Thế. Đối với ba người này y rất tôn trọng. Lai lịch Mã Như Long ngay cả Chu Lịch cũng không biết chỉ là do nhận được thư tín của Thạch Kiên nên mới qua lại với người này. Nhưng y hình như nghe được rằng vì hành động lần này tại Liêu quốc mà Mã Như Long đã ẩn danh ở Giáp Sơn suốt ba năm. Giáp Sơn này có nhiều núi san sát nhau. Phía nam có sông Hoàng Hà, phía Tây dựa vào ngọn núi Hắc Sơn hiểm trở ở quận Uy Đức. Nơi này vì có sông lớn nên rất thích hợp trồng trọt, cũng vì thế mà có rất nhiều người cư ngụ. Nhưng đây là biên giới Liêu quốc và Tây Hạ, nên ngoại trừ người Khiết Đan còn có rất nhiều Đảng Hạng, cùng với người dân tộc Mông Cổ. Phía sau còn có núi lớn dựa, nên địa hình tương đối phức tạp. Đương nhiên Tống triều đối với khu vực này chả có hứng thú gì. Cũng không có khả năng cảm thấy hứng thú. Nhưng mà Mã Như Long đã từng sống tại đây suốt ba năm, chuyện này thật cũng chẳng phải chuyện dễ dàng. Chẳng những phải là người có kiên nhẫn, ý chí kiên định, mà còn phải có thân thể dũng mãnh. Bằng không cũng đều có thể bị giết bất cứ lúc nào. Đặc biệt vì người Khiết Đan ức hiếp, người ở Đảng Hạng khởi binh phản kháng, Liêu quốc cũng từng phái binh trấn áp. Nhưng bọn họ dựa vào núi lớn và địa hình quen thuộc nên binh Liêu dù có xuất binh liên tục cũng không thể thành công. Khu vực này xảy ra chiến tranh liên miên. Hành động lần này nếu không có Mã Như Long dẫn đường căn bản không thể nào hoàn thành được.
Cũng như thế, hai thống lĩnh quân còn lại cũng là do Thạch Kiên chỉ tên yêu cầu. Bọn họ càng không thể coi thường. không phải vì bọn họ có bản lĩnh lớn cỡ nào mà là vì tổ tiên của bọn họ. Chiết gia Chiết Từ Nguyễn. Vân trung đại tộc ngũ đại danh tướng. Từ sau Tấn, Hán tới nay, chỉ ở phủ châu, bám trụ tại Tây bắc. Khi đó triều đình suy yếu, nhưng Chiết Từ Nguyễn vũ dũng hơn người. Bởi vậy mà các dân dộc thiểu số không dám xâm phạm Thiểm Bắc. Sử xưng “ Trung Quốc lại chi”. Sau đó là huynh đệ Chiết Đức, Chiết Đức Nguyện. Chiết Đức là đứa con cả dũng mãnh thiện chiến. Thực tế khi còn sống Từ Nguyễn đã cho Chiết Đức phụ trách quân sự phủ châu, đảm nhiệm Vĩnh Yên quân Tiết Độ Sứ, còn mình thì đảm nhiệm Tứ Châu Tiết Độ Sứ. người đương thời ai ai cũng đều tôn kính phụ tử hai đời Tiết Độ Sứ. Sau này Chiết Đức đem nữ nhi gả cho tướng Bắc Hán là Dương Nghiệp. Chính Chiết Đức cũng tin tưởng Hậu Chu. Liên tiếp tiến đánh Bắc Hán vì muốn lập công. Kỳ thật ca ca Dương Nghiệp lúc ấy là Dương Trọng Huân cũng đã phục tùng Bắc Chu. Lại nói về Dương Nghiệp, thật ra Dương Nghiệp là người trung nghĩa. Nói đi theo Bắc Hán là đi. Chỉ đến khi Lưu thị diệt vong mới quy thuận Bắc Chu sau này là Tống triều.
Đời thứ ba là huynh đệ Chiết Ngự Huân, Chiết Ngự Khanh. Đây là đời có mối quan hệ chặt chẽ với Dương gia tướng. Chính là anh ruột của Chiết thái quân, bác Dương Lục Lang! bình thư “ Dương Gia Tướng” Liêu bang đại tướng Hàn xương, thực tế không cùng Dương Lục Lang giao thủ mà là cùng Chiết thị huynh đệ huyết chiến. Đặc biệt là lão nhị, Chiết Ngự Khanh. Đại tướng Khiết Đan Hàn Đức Uy ( bình thư Lý Hàn Xương) tụ tập các quân binh tự động xâm phạm biên giới. Chiết Ngự Khanh xuất chiến, tướng Khiết Đan đại bại. Các tộc binh phản bội, Đức Uy chỉ muốn tháo thân. Năm thứ hai, Ngự Khanh bệnh nặng. Hàn Đức Uy thừa cơ báo thù. Ngự Khanh ôm bệnh xuất chiến. “ Tống sử” ghi lại cực kỳ cảm động: Ngự Khanh tận lực xuất chiến. Đức Uy nghe thấy không dám tiến. Kỳ mẫu ( chính là Dương lão công nhạc mẫu) bí mật sai người triệu Ngự khanh về. Ông viết: Thân chịu quốc ân, biên khấu chưa diệt, Ngự Khanh cũng tội. Nay lâm trận không thể tự tiện. bỏ rơi binh sĩ. Dầu có chết cũng cam lòng. Xưa nay, trung hiếu khó toàn. Bấy nhiêu đã đủ. Dực nhật tốt. Năm ba mươi tám.
Đời thứ tư, Chiết Duy Tín, Chiết Duy Xương, Chiết Duy Trung. Ba đường huynh đệ đều có ba đặc điểm khác nhau. Duy Tín dũng mãnh, chết trận rất sớm. Duy Trung đa trí, trị quân điềm tĩnh. Duy Xương mưu dũng song toàn. Duy Tín tử chiến ngay trong trận chiến. Ông ấy bị tên bắn trúng té ngựa nhưng vẫn mang thương lên yên ngựa tiếp tục phá vòng vây. Sau lần đó chiến công hiển hách. Chân Tông triệu kiến, thưởng thức tài bắn cung Chiết gia. Chọn đúng thời điểm, y nói: “ thúc thúc Ngự Khanh ta năm đó lập công, thánh thượng ban cho Đại Kỳ ba mươi mặt cho ông ấy, ra trận vô cùng uy phong. Nay chẳng hay người có thể ban cho tôi cũng tương tự vậy? lúc bấy giờ người người khen người này dũng cảm. Chiết Duy Xương và Ngự Khanh chết tương tự nhau. Đều bệnh trong khi Liêu chặn đánh đường lương thực quân Tống. Duy Xương xuất binh chi viện. “
Nếu như nói về Tống triều tứ đại võ tướng thế gia. Không nghi ngờ gì nữa Chiết gia sẽ được xếp hạng đầu. Lúc ấy Dương nghiệp chết oan, Chiết Lão thái quân nhanh chóng lật đổ Phan Mỹ, Cũng không phải do có quan hệ với Bát Hiền Vương, mà là thực lực của Chiết gia.
Hiện tại Chiết Duy Trung đúng là đảm nhiệm sáu tỉnh, tuần kiểm cả tri phủ châu kiêm lân phủ độ, lĩnh phổ châu thứ sử. Lần trước ở thành Duyên Châu, sở dĩ viện binh có thể nhanh chóng tới để ông ta có thể điều binh khiển tướng cũng là có công lao lớn của ông ta. Tuy rằng thoạt nhìn bề ngoài viện binh không có tác dụng, vì còn nhu nhược, bị triều đình và dư luận lên án, nhưng nếu không có viện binh này trấn áp. Nguyên Hạo có thể an tâm tiêu diệt thành Duyên Châu. Nếu Nguyên Hạo chiếm lĩnh thành Duyên Châu thì hiện tại tình thế biên giới sẽ trở nên đổi khác. Chu Lịch cũng là vì lần này lập được công lao nên được thăng chức làm Phó tuần phủ, vừa lúc lại là thuộc hạ của Chiết Duy Trung.
Chiết Kế Tổ và Chiết Kế Thế đều là con trai của Chiết Duy Trung. Lúc Chu Lịch thấy sự an bài của Thạch Kiên, trong lòng cũng không phục lắm. Nhưng hành động lần này rất nguy hiểm. Vả lại cũng mất rất nhiều thời gian, nên không thể khiến cho triều đình khen thưởng công lao ngay. Chính là Thạch Kiên thật có thể tiêu diệt Liêu quốc, chuyện này bọn họ cũng không có cách nào công bố ra ngoài.
Nhưng Chiết Duy Trung không ngờ Thạch Kiên lại chỉ ngay tên hai người con trai ông thực hiện nhiệm vụ này. Ông mặt mày hớn hở nói:
- A, Thạch đại nhân cũng biết đến hai người con trai ta ư? Xem ra danh tiếng của ta cũng không nhỏ.
Chiết Duy Trung có mấy người con và cháu đều rất xuất chúng. Nhưng chỉ có hai người này là xuất sắc nhất.
Xem bộ dạng phấn khởi của lão tướng quân, Chu Lịch chỉ biết lắc đầu. Chính cha con Chu Lịch còn được xưng là sát thần nhưng so với Chiết gia hãy còn kém xa. bọn họ đều là sát tướng, căn bản không biết sống chết là gì. Vừa nghe có đánh là lập tức xông tới phía trước. Kỳ thật nếu không phải tại hai con trai của mình vào kinh thì Chu Lịch cũng đưa con trai mình thay thế. Tướng sĩ thực hiện nhiệm vụ lần này chẳng những phải nói được tiếng Đảng Hạng và Khiết Đan, mà còn phải có ngoại hình không được giống người Hán, tốt nhất là giống người Phiên. Bất kể điều kiện nào thì Chu Lịch đều thấy con trai mình đều phù hợp
Đương nhiên lão cùng với Chiết Duy Trung không biết nguyên nhân tại sao Thạch Kiên lại biết huynh đệ Chiết Kế Tổ có bản lĩnh. Càng không biết Thạch Kiên chẳng những biết bọn họ có bản lĩnh mà còn biết cháu ông ta Chiết Khắc Di, Chiết Khả Thích tuy rằng là cháu nhưng so với tổ tiên bọn họ tuyệt nhiên không hề thua kém. chỉ có điều hiện tại Chiết Khắc Di còn nhỏ không thể dùng. Chiết Khả Thích còn không biết ở nơi nào. đồng thời Thạch Kiên còn chú ý tới một người gia tướng là Chủng Thế Hành. Cũng chính là người giấu mặt đã thả cháu trai mình. tuy nhiên hắn biết hiện tại Chủng Thế hành đảm nhiệm chức vụ thông phán Phượng Châu, ở phương quan thanh cũng không tồi. nhưng không khiến triều đình chú ý. Thạch Kiên không nghĩ là sẽ bỏ qua người này. Y có thể nói là mưu lược hơn người.
Chu Lịch nhìn đoàn người này, lão cũng không nói thêm hư ngôn giả ngữ gì nữa, lão nói thẳng:
- Ta muốn các ngươi hãy nói một tiếng đi. nhiệm vụ lần này tương đối nguy hiểm, hơn nữa bất luận thế nào cũng không được để bại lộ thân phận. tuy nhiên Thạch đại nhân đã nói, việc này triều đình sẽ không quên công lao các ngươi. Nếu các ngươi tử trận, triều đình cũng sẽ hậu đãi với gia quyến các ngươi. Các ngươi nhất định phải tin lời nói Thạch đại nhân.
Hiện tại sự vụ Tây Bắc do Thạch Kiên phụ trách. mặt khác ở Tây bắc tuy là nguy hiểm nhất nhưng cũng cấm quân được đãi ngộ cao. Cho nên bọn họ cảm nhận uy tín Thạch Kiên còn cao hơn cả so với triều đình. Ít ra thì bọn họ cũng biết nhân phẩm Thạch Kiên. Còn biết thêm một việc hắn sẽ kiếm tiền.
Tại một trận chiến Thành Duyên Châu. Phụ tử Chu gia đi tiên phong. Khi Nguyên Hạo rút quân, toàn thân ba người này đầy máu, Chu Lịch còn mang theo mấy chục vết thương lớn nhỏ trên người. Hơn nữa bình thường lại ít nói nhưng đối đãi với binh sĩ rất tốt. Điểm này hoàn toàn giống với Đinh Mão.. Mà tất cả mấy trăm binh lính đều là những binh lính dũng cảm nhất do Chủng Thế Hành chọn tới. Đặc biệt vì tham gia đại chiến thành Duyên Châu, binh lính thành Duyên Châu chiếm đa số, bọn họ đối với đại lang tướng quân (Chu Lịch) đúng là tâm phục khẩu phục.
Bởi vậy sau khi Chu Lịch nói xong. Toàn bộ binh lính đều vỗ ngực cam đoan.
Chu Lịch nhìn Chiết Kế Tổ và Chiết Kế Thế. Kế hoạch lần này Thạch Kiên đề ra là “ Kiến Huyệt”. Chu Lịch không biết nhiều chữ nhưng cũng biết câu “ thiên lý đê ngạn, hội vu kiến huyệt” (tạm dịch: đê dài ngàn dặm, cũng sẽ hội tụ ở một điểm). hơn nữa lão cũng đã xem qua thư kế hoạch của Thạch Kiên, đây là lấy nhỏ thắng lớn. chỉ cần kế hoạch lần này thành công. Liêu và Tây Hạ không thể không trở mặt. chỉ cần hai nước không liên kết, điều này còn hơn cả thiên quân vạn mã. bởi vậy hành động lần này rất quan trọng, hơn nữa tuyệt đối không thể cho người Liêu và Tây hạ phát hiện. nhiệm vụ lần này thật không thể coi thường.
Chiết Kế Tổ và Chiết Kế Thế nghe Chu Lịch nói cũng đồng ý. Tổ tiên Chiết gia vốn định cư Tây Hạ, nên ngôn ngữ dân tộc này hai huynh đệ này vô cùng tinh thông. Hơn nữa Chiết Kế Tổ vốn dũng mãnh, Chiết Kế Thế mưu trí hơn người. Chu Lịch lúc này mới bảo họ xuất phát.
Bốn ngày sau. dưới chân núi Giáp Sơn.
Giờ Hợi. Giáp Sơn ở giữa Kỳ Liên Sơn và Âm Sơn, có Hắc Hà xuyên qua. Hướng nam có Hoàng Hà trải dài theo núi Kỳ Liên Sơn tạo thành một đường chữ bát ở hai bên Nam Bắc Giáp Sơn. Giữa là thảo nguyên, lúc này chưa hình thành sa mạc. hiện tại nơi này ít người sinh sống, nhưng ở đây điều kiện tự nhiên rất tốt, nên nhiều người sinh sống. Đặc biệt Thạch Kiên phổ biến loại lương thực ngắn ngày và bông đến đây nên nơi này càng hấp dẫn được nhiều người đến định cư.
Từ sau khi Nguyên Hạo tiến công Tống triều. Tống triều đối với Tậy Hạ thực hành chính sách bế quan tỏa cảng. Về phần Tây Hạ tài nguyên nghèo khó, phía nam lại còn có Thanh Hải đại sơn cản trở, trừ khi khai thông giao lộ nơi đây. Nhưng việc này là không thể. Chỉ còn có hướng Bắc. hiện tại Liêu chủ động đưa ra chủ ý, mà Tống triều cũng không dám đắc tội Liêu quốc. Vì thế nơi này trở thành một con đường vận chuyển mới. Vô số hàng hóa Tây Hạ sản xuất theo con đường này tiến vào Thái Nguyên phủ Tống triều. Sau đó hàng hóa theo Thái Nguyên phủ tiến vào Liêu quốc. Theo Giáp Sơn này trở về Tây Hạ. Việc này khiến cho tình hình càng trở nên phức tạp.
Dưới chân núi Giáp Sơn có một bộ lạc người Đảng Hạng, Khả Kim Tộc. Tộc này ở Giáp Sơn lớn nhỏ cả thảy có hơn một ngàn dân tộc khác nhau. Bọn họ sinh sống dọc theo triền núi. Bởi vì địa cư không tốt, nên cuộc sống người dân rất nghèo khổ. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây do có gieo trồng các loại lương thực ngắn ngày nên cuộc sống đã có chút khởi sắc. Bộ lạc này ước chừng có năm trăm người. trong đó tráng niên gần một trăm người, còn lại đều là phụ lão ấu.
Chiết Kế Tổ đứng ở trong rừng. Tay cầm kính viễn vọng mượn được của Thạch Kiên. Kỳ thật kính này không thể nhìn kỹ vào ban đêm được. Tuy là nhìn không rõ và hắn biết hành động lần này rất quan trọng. nhưng bọn họ đối mặt ở đây không phải quân sĩ mà là những người dân bình thường. Buổi chiều còn có mấy đứa trẻ vô tư chơi đùa. Thanh niên nam nữ hát đối tình ca.
Trong lòng y hơi lưỡng lự. y tự nghĩ: nghe nói thiếu niên kia danh chấn thiên hạ, hắn còn định ra tam đại kỷ luật, bát hạng chú ý. Sau khi chuyện này truyền ra mọi người đều khen hắn nhân từ, còn khiến Nguyên Hạo cười hắn viễn vông. Chẳng ai ngờ rằng thiếu niên kia lại định ra kế hoạch này. Có lẽ khi định ra kế hoạch này hắn cũng rất khổ tâm.
Chẳng mấy chốc đã đến giờ hợi. Toàn bộ người bộ lạc kia đều đã ngủ say. Chiết Kế Tổ nhìn sang Mã Như Long. Toàn bộ bộ tộc và địa điểm đều do anh ta lựa chọn. mục tiêu thứ nhất phải phù hợp “lạc đan”. Bốn phía địa hình phức tạp, như vậy tập kích sẽ hiệu quả mà tẩu thoát cũng dễ. thứ hai bộ tộc phải thân quen với nhiều bộ tộc khác. Như vậy mới có thể khiến cho bộ tộc khác tức giận. thứ ba bộ tộc không thể quá lớn như vậy sẽ gây khó khăn. Mà cũng không thể quá nhỏ sẽ không thể tạo thành chấn động được.
Mặc dù Khả Kim tộc thế lực yếu, nhưng cùng thế vô tranh với các tộc quần khác. Đặc biệt quan hệ với Đảng Hạng tộc rất tốt. Tộc trưởng Xúc Thổ Hồn còn có một cô con gái rất xinh đẹp được gả cho con trai thứ ba của tộc trưởng tộc Đảng Hạng. nhưng lão tộc trưởng này thật không ngờ chính vì điều này sẽ mang đến tai họa cho ông.
Mà Chu Lịch cũng thật kính trọng sự hiểu biết của Mã Như Long. Khi thấy Mã Như Long đem theo cuốn sổ thật dày chứa tất cả tư liệu về bộ lạc ở Giáp Sơn, khiến Chu Lịch ngây cả người. tư liệu này phải là người có nhiều nghị lực và tài năng mới làm được.
Mã Như Long thấy Chiết Kế Tổ do dự, điều này anh ta có thể hiểu được. Lúc trước khi mới đến nơi đây, tận mắt nhìn thấy hai bộ tộc giao chiến. Xác chết khắp nơi. Nơi nơi đều là các phần của thi thể. Anh ta nhìn đã nôn mửa.
Anh ta quay sang Chiết Kế Tổ nói:
- Chiết tướng quân, hạ lệnh đi. Nếu bỏ lỡ thời gian, trời sang, khiến bộ tộc khác biết sẽ rất khó thoát thân.
Người ở đây tuy rằng mới định cư, nhưng cũng biết chăn nuôi ngựa. bởi vậy tất cả đều là những thiện kỵ. nếu để trời sáng, chẳng những không thể tiêu diệt bộ tộc được, mà sẽ khiến những bộ tộc có giao hảo với Khả Kim tộc đến trợ giúp. Như vậy bọn họ sẽ gặp nguy hiểm ngay. Vì vậy bọn họ chọn thời điểm tập kích là vào giờ hợi. lúc này mọi người bắt đầu đi vào giấc ngủ, không có phòng bị. Hơn nữa cũng là để có thời gian tập kích và tẩu thoát.
Chiết kế tổ khẽ cắn môi nói:
- Sát.
Một đạo quân đầy nộ khí lao thẳng xuống núi.
Tháng tám năm hai mươi tám. Khả Kim tộc toàn bộ bị phỉ nhân tiêu diệt. chỉ có mấy người trẻ tuổi, động tác nhanh nhạy trốn thoát. Còn lại đều bị giết sạch. Ngay cả tài sản cũng bị cướp hết. Nhưng những người trong quá trình chạy trốn đều nghe mấy tên đạo tặc này toàn bộ đều nói bằng giọng Khiết Đan.
Sự việc này khiến cho người Đảng Hạng phẫn nộ. bọn họ bắt quản hạt Giáp Sơn vân nội tri châu đề xuất Liêu quốc yêu cầu người Khiết Đan giao ra hung thủ. Nhưng vân nội tri châu là sao giao ra được, ngay cả bộ tộc nào đã gây ra chuyện này cũng không biết.
Đầu tháng chín, một bộ tộc người Đảng Hạng khác toàn bộ ba trăm người lần nữa lại bị giết. Lần này thì không một người nào trốn thoát được.
Ngày thứ tư của tháng chín, Đảng Hạng nhân Cát Đạt hàn tộc bốn trăm người bị giết,
Ba bộ tộc gặp phải cùng cảnh ngộ. Khiến tất cả các bộ tộc vừa và nhỏ của Đảng Hạng nhân mỗi người đều cảm thấy bất an. Đều liên kết tự bảo vệ mình.
Nhưng chỉ như vậy được tới ngày thứ chín của tháng chín. Đảng Hạng nhân Hợp Khôn tộc một trăm người lại bị giết.
Bốn bộ tộc cùng một vận mệnh khiến tất cả người Đảng Hạng đều cảm thấy tức giận. Ngày mười ba tháng chín. Khi người Khiết Đan cao hứng cười nhạo Đảng Hạng nhân. Một bộ tộc Khiết Đan La Thị tộc hơn sáu trăm người đều bị giết. Hơn nữa bọn giết người này còn đem cả thảy đầu của hơn sáu trăm người này để ở trước cửa trại.
Ngày mười lăm tháng chín. Khi người Khiết Đan chưa hết khiếp sợ khi La Thị tộc bị giết. Đảng Hạng nhân Côn Hợp nhĩ tộc một trăm người lại bị giết. Tài vật đều bị cướp. Hơn nữa không những là giết người, mà ngay cả doanh trại đều bị thiêu rụi
Việc này khiến vùng Giáp sơn nơi nơi đều tràn ngập mùi máu tanh. Mọi người đều ngờ vực vô căn cứ và luôn luôn bất an.
.