- Không được.
Cả Chủng tiểu thư và Tô Sĩ Quốc đều lên tiếng phản đối.
- Các ngươi nghĩ phủ quan là nơi nào, muốn tới là tới muốn đi là đi sao? Không được? Không được cũng phải đi.
Khóe miệng Thạch Kiên lộ ra một tia cười xảo quyệt. Hắn sai người áp giải bọn chúng đến Phượng Châu, tuy nhiên hắn có nói nhỏ với binh lính vài câu, mấy binh lính kia gật gật đầu hiểu ý.
Sau đó Thạch Kiên mới nói một câu:
- Ra đi.
Mai Đạo Gia và Ngô Hạo đi ra. Sắc mặt Ngô Hạo xám như tro. Bọn họ đã nghe toàn bộ câu chuyện vừa nãy Thạch Kiên và Tô Sĩ Quốc nói với nhau. Những lời y nói không còn nghi ngờ gì sẽ là án tử hình cho Ngô Hạo. Tuy nhiên Mai Đạo Gia lại nói:
- Thạch đại nhân, Tô Điển kia xem ra cũng là một nhân tài, vì sao Thạch đại nhân lại đưa y đến Phượng Châu?
Thạch Kiên ra hiệu cho anh ta ngồi xuống. Tuy nhiên không ra hiệu cho Ngô Hạo ngồi. Thạch Kiên nói:
- Thứ nhất, chuyện này cũng là chuyện nhà họ. Ta không muốn xem vào, cứ để cho Chủng đại nhân giải quyết.
Mai Đạo Gia cũng hiểu ra. Con rể không cánh mà bay, sau đó con gái cũng mất tích, chỉ sợ lão Chủng kia đang nổi trận lôi đình ở nhà. Hơn nữa chuyện này Tô Sĩ Quốc cũng không sai. Tuy rằng là do Chủng tiểu thư ép buộc nhưng y cũng không ngờ rằng dựa vào uy của nàng mà lão Chủng cũng phải đồng ý chuyện hôn nhân. Việc này chẳng khác nào bỏ qua ý kiến cha mẹ, thiếu cả người mai mối nhưng hôn sự kết quả cũng đã được định đoạt. Lão Chủng làm quan không lớn lắm nhưng cũng không phải là một thương nhân thế gia dễ bị lừa gạt. Thạch Kiên cũng không thể ép Tô Sĩ Quốc cưới Chủng Đại tiểu thư vì thế hắn áp giải đôi oan gia này về Phượng Châu nhất định sẽ khiến lão Chủng phải đau đầu.
Thạch Kiên còn nói thêm:
- Y đúng là một nhân tài nhưng xuất thân danh gia vọng tộc, không được tôi luyện. Hơn nữa tính cách cũng thiếu kỷ luật. Muốn tìm bản quan cầu tiền đồ nhưng không ngờ còn mang theo cả bốn mươi cô nương rêu rao khắp nơi. Hơn nữa tâm tính cũng có chút yếu đuối, hy vọng Đại tiểu thư Chủng gia có thể giúp y trở nên cứng cỏi mạnh mẽ hơn đôi chút.
Mai Đạo Gia mặc dù không đi ra nhưng ở trong cũng nghe thấy bọn họ nói chuyện với nhau, nghĩ tới người vợ ngang ngược kia có đủ trí tuệ đối phó được với Tô Sĩ Quốc thì cũng mỉm cười.
Nhưng Thạch Kiên nói ra câu đó thì sắc mặt lại trở nên u ám. Hắn nhìn ra xa, nói:
- Ta và Tô Điển nói chuyện ngươi cũng đã nghe rồi. Có lẽ bản quan không bao lâu sẽ phải rời khỏi nơi này. Ta hy vọng có thể lưu mấy người đó ở Tây Bắc. Đến lúc đó tình trạng Tây Bắc hy vọng sẽ không đến nỗi mục nát không cứu vãn được.
- Chẳng lẽ triều đình thật sự để ngài rời khỏi nơi này?
Mai Đạo Gia cảm thấy không thể tin nổi. Trong suy nghĩ của anh ta, hiện tại thế cục Tây Bắc đang rất tốt, nếu triều đình triệu Thạch Kiên trở về lúc này thì chẳng khác nào tự hủy đi tất cả thành quả đang có.
- Đây chỉ là dự đoán của ta, tuy nhiên khả năng này rất lớn. Hơn nữa Nguyên Hạo thua trận này rất thê thảm, khiến mọi người đều coi thường y. Nhưng trên thực tế người này không đơn giản, nếu ta không đoán sai, triều đình nếu đúng là chỉ vì cái lợi trước mắt thì sẽ gặp phiền toái rất lớn.
Nới tới đây nét mặt Thạch Kiên lại trở nên u ám, giống như bão táp bất chợt đến trong một khoảnh khắc. Trận chiến này đã bình ổn trong một thời gian dài nhưng triều đình phong thưởng các binh sĩ có công vẫn chưa ban xuống. Khi bàn luận việc này với Thạch Kiên, Thân Nghĩa Bân đã nói đây là vì triều đình còn cân nhắc về bản thân hắn. Nếu còn để hắn ở lại Tây Bắc có nghĩa là triều đình còn muốn tiếp tục chiến tranh, như vậy ban thưởng cho binh sĩ sẽ không quá hậu, bằng không về sau Thạch Kiên thu phục được Tây Bắc, U Vân, thậm chí mở rộng được biên cương càng lúc càng lớn, các tướng sĩ này không giống hắn vốn không mưu cầu lợi lộc gì, đến lúc đó cũng không có cách nào thưởng cho họ được. Tuy nhiên triều đình lại lo ngại nếu Thạch Kiên cứ theo đà đại thắng thế này, trong tay có danh vọng và quân quyền thì dần dần sẽ vượt qua cả triều đình. Triều đình vì cả giang sơn có thể dừng lại ở đây. Bọn họ tin rằng về sau Nguyên Hạo cũng sẽ không dám xâm phạm Tống triều nữa.
Thân Nghĩa Bân nói đến đây thì cười nhạt:
- Nguyên Hạo có thể dễ dàng buông tay như vậy sao?
Như vậy triều đình sẽ triệu hồi Thạch Kiên trở về để có thể nhàn nhã không lo lắng trong một khoảng thời gian và cũng sẽ trọng thưởng cho các tướng sĩ trong trận chiến này, sau đó sẽ điều động bọn họ đi các nơi khác, không để cho họ tập trung ở một nơi. Dân chúng, Thân Nghĩa Bân thật sự xem trọng hai chữ này, không thể tái phạm sai lầm lần trước, chỉ có thể tiếp tục thực hiện kế hoạch kia thôi.
Từ trong đáy lòng Thạch Kiên không thể không thở dài. Với sự nghi ngờ vô căn cứ của triều đình hắn nghĩ không nói đến giấc mộng tạo ra một Đại Tống hưng thịnh hoàng kim mà thậm chí ngay cả việc lấy lại lãnh thổ cũng rất khó khăn. Hắn cũng biết không thể lại do dự được nữa, làm như vậy sẽ lại có thêm biết bao tướng sĩ anh dũng hy sinh trong tay Nguyên Hạo. Nghĩ đến đây hắn lại cảm thấy áy náy. Cũng vì thế mà hắn luôn làm việc hết sức vất vả, hy vọng người dân Tây Bắc có được những ngày tháng yên bình để bù đắp lại cho họ. Nhìn thấy Thạch Kiên hàng ngày cùng chung lưng đấu cật như vậy, ngay cả Phạm Trọng Yêm cũng không ngừng cảm thán, nhưng ông ta cũng không biết suy nghĩ lấy công chuộc tội này của Thạch Kiên.
Mai Đạo Gia tuy rằng không cẩn thận tìm hiểu triều đình, đặc biệt là tâm lý Lưu Nga như Thân Nghĩa Bân nhưng anh ta cũng hiểu được triều đình vì để phòng ngừa như thời quân phiệt cát cứ Đường Mạt và thời Ngũ đại chi loạn mà đối với quân nhân vẫn còn nhiều hạn chế, tuyên bố Tống triều lấy chính sách phòng thủ là chính. Bất kể thế nào triều đình cũng không để Thạch Kiên một mình nắm giữ cả thế trận. Anh ta cũng cảm thấy rất phiền não, vì cục diện tốt đẹp ngày hôm nay mà có bao nhiêu tráng sĩ đã hy sinh không tiếc máu xương, ngay cả bản thân mình cũng nhiều lần gặp nguy hiểm nhưng may mà vẫn không sao.
Nghe đến đây đột nhiên Ngô Hạo nói:
- Thật ra vẫn còn một cách có thể giải quyết tất cả vấn đề trong một lần.
Thạch Kiên tò mò nhìn anh ta hỏi:
- Phương pháp gì?
- Trước khi đi Thạch đại nhân từng nói chưa thu phục được Tây Bắc thì triều đình không được can thiệp vào bất cứ một động thái nào của ngài ở Tây Bắc. Thạch đại nhân có thể lấy đó làm lý do để ở lại Tây Bắc, sau đó tiêu diệt Tây Hạ. Thắng lớn như vậy rồi, Thạch đại nhân sẽ có được quyền hạn lớn nhất muốn làm gì thì làm hà tất phải sợ bóng sợ gió như vậy nữa?
Ngô Hạo còn chưa mở miệng Thạch Kiên đã biết y không thể nói được lời nào hay, khẽ mỉm cười nói:
- Nếu quân Tống và Tây Hạ đấu đơn lẻ ai lợi hại hơn?
Ngô Hạo nói:
- Tiểu nhân nói thật, nếu quân Tây Hạ xuống ngựa giao đấu cùng quân Tống thì khả năng thắng của quân ta cũng không vượt qua được ba phần.
Thạch Kiên liền hỏi:
- Như vậy vì sao lần này Nguyên Hạo lại thất bại như thế?
- Đó là do Thạch đại nhân mưu trí hơn người cho nên Nguyên Hạo mới thua.
Ngô Hạo nói tới đây còn liếc sang nhìn Mai Đạo Gia, nghĩ bụng tiểu tứ này không ngờ khi mới mười ba tuổi, vào lúc Tống và Tây Hạ còn đang vui vẻ đã sắp xếp việc này, anh ta liền cảm thấy lạnh cả người. Ngay cả Nguyên Hạo oai phong vô địch, lại vô cùng mưu trí chỉ sợ cũng không phải đối thủ của hắn.
Thạch Kiên nói:
- Ngươi chỉ biết một mà không biết hai. Có thể trận chiến Bảo An Quân và Dữ Mã Đầu Sơn còn có bản quan, trận Thiên Đô Sơn còn có Chủng đại nhân bày mưu tính kế. Nhưng còn trận chiến Kim Minh Trại, toàn bộ là cứng đối cứng, vì sao tường thành Kim Minh Trại nhiều lần bị quân Tây Hạ công kích đến lung lay nhưng vẫn bảo vệ được. Đây là một loại tinh thần, như lời Tô Điển kia vừa nói, là tinh thần bảo vệ quốc gia của binh lính. Như vậy, trong trận chiến, binh sĩ mới chính là vua. Bọn họ có thể hơi yếu sức chiến đấu một chút nhưng bọn họ lại có thể liều mạng. Mang theo một quân đội không sợ hy sinh như vậy bản quan mới có thể bách chiến bách thắng.
Nhưng bản quan không có dã tâm như vậy, có thể tính tình bản quan đã có chút thay đổi, nhưng thực là ở trong lòng mình, bản quan chỉ muốn mỗi ngày được cùng thê tử đi dạo, sau đó cùng bằng hữu uống chút rượu, tâm sự việc nhà rồi chơi vài ván cờ. Nhưng dòng máu chảy trong người ta cũng là dòng máu của bách tính, vì để bách tính của ta thêm cường thịnh, không bị ngoại nhân chèn ép nên ta mới vào triều đảm nhiệm chức quan này. Cũng vì ta hết lòng hết dạ với bách tính mà binh lính mới cam tâm nghe lời ta.
Ngô Hạo nghe vậy không khỏi hổ thẹn cúi đầu.
- Nếu bản quan làm theo lời ngươi thì binh lính sẽ không vì bản quan mà bán mạng nữa, quân binh trong tay bản quan sẽ không còn có dũng khí như hiện nay. Đến lúc đó bản quan lấy gì thay vào đây?
Trên thực tế Thạch Kiên nói những lời này là hoàn toàn chính xác. Tuy rằng dã tâm của Lưu Nga khá lớn nhưng về trị quốc thì quả thật cao tay. Trong triều sau khi tiêu diệt được Đinh Vị thì lần lượt đề bạt một số danh thần. Về Lữ Di Giản tuy lòng dạ hẹp hòi nhưng cũng không đến mức đen tối như Đinh Vị, ông ta đả kích đối thủ cũng chỉ bằng cách tước quyền của họ, chứ không như Đinh Vị diệt cỏ tận gốc. Nói chung hiện tại Tống triều đang ở giai đoạn hưng thịnh.
Thạch Kiên nghĩ lúc này nếu có kẻ muốn tạo phản thì nhất định sẽ thất bại.
Sau đó Thạch Kiên còn nói:
- Bây giờ chúng ta sẽ xử lý việc của ngươi thế nào đây?
Sắc mặt Ngô Hạo lập tức trở nên xám xịt, y nói:
- Tiểu nhân biết tính mạng tiểu nhân vốn dĩ đã treo trên sợi tóc, hơn nữa như Tô Điển kia nói, tiểu nhân không mong Thạch đại nhân tha cho tiểu nhân.
- Ta cũng không định tha cho ngươi. Việc này cũng giống như một chiếc Ferrari đã lao ra khỏi vách núi, bất kể là phía sau còn có người kéo hay là kẻ đẩy cũng không thể thay đổi được vận mệnh của ngươi.
Mai Đạo Gia tò mò hỏi:
- Ferrari là cái gì vậy?
Thạch Kiên toát mồ hôi, vừa rồi hắn lỡ mồm nên vội vàng nói lấy lệ:
- Đó là tên một chiếc xe ngựa xa hoa.
Mai Đạo Gia giờ mới hiểu. Một chiếc xe ngựa rơi xuống vách núi có tốc độ nhanh như thế nào, dù Tô Sĩ Quốc có đẩy hay kéo thì cũng không có tác dụng gì.
Thạch Kiên nói:
- Một dân tộc từ khi ra đời và phát triển trải qua vô số lần kì ngộ. Nhớ ngày xưa khi tổ tiên chúng ta còn ăn lông ở lỗ, bất cứ khi nào có tai họa thì cũng có thể là dấu chấm hết cho họ. Trải qua hơn mười vạn năm, thậm chí cả triệu năm tiến hóa, cuối cùng thành con người ngày nay, số lượng nhiều nhất trong thiên hạ, cũng là dân tộc giàu có nhất. Khổng Tử đã nói ba người đồng hành tất có thầy của ta. Kỳ thật mỗi người đều có sở trường, sở đoản riêng, triều đình không thể trọng dụng tất cả được. Thiên hạ này nếu mọi người đều là sĩ phu thì ai cày ruộng? ai dệt cửi? ai sản xuất? Những người như ngươi ở Đại Tống nhiều thế nào? Ví dụ như ngoài mưu sĩ Thân Nghĩa Bân của ta, còn có Mai Đạo Gia và Tô Sĩ Quốc, tài hoa của họ cũng như ngươi. Đây có lẽ là bọn họ may mắn gặp được bản quan, nếu không bọn họ cũng sẽ mai một trong lịch sử. Nếu mỗi người mà như ngươi và Trương Nguyên, bởi vì không được triều đình trọng dụng lại đi nương nhờ kẻ thù, thậm chí chứng minh bản lĩnh của mình bằng máu tươi của đồng bào thì dân tộc này sẽ suy yếu rất nhanh, điều này có thể thấy trong dòng chảy của lịch sử. Dân tộc này có thể sẽ bị tuyệt diệt. Ta không biết liệu có phải như vậy mới không phụ lòng dòng máu chảy trong người ngươi hay không?
Một câu hỏi này lại khiến Ngô Hạo đỏ mặt.
Thạch Kiên nói tiếp:
- Vì sao Vương Mãnh Sở làm nên sự nghiệp không thua kém gì Gia Cát Lượng nhưng có mấy ai ca tụng ông ta đâu? Đó là bởi vì ông ta trợ giúp ngoại tộc chứ không vì người Hán.
Phù Kiên cùng tộc nhân thời Nam Bắc triều không đi theo Tần Hoàng đế, trên thực tế ông ta là người rất độ lượng, đối xử với người Hán rất tốt, nhưng khi tấn công Tấn triều đã bị đánh bại bởi một trận đại thủy chiến nên cả vương triều mới sụp đổ.
Ngô Hạo không cam tâm nói:
- Nếu vận mệnh của tiểu nhân đã định thì sao Thạch đại nhân còn gọi tiểu nhân đến đây?
Thạch Kiên nói:
- Đúng là sự việc đã không thể vãn hồi nhưng chết cũng có nhiều kiểu chết.
Trung Quốc thời cổ đại định ra nhiều tội chết, ví dụ như thời Trụ Vương có luộc sôi, phanh thây, cắt khúc, thiêu sống, thời Tần có chôn sống, phanh thây, dìm nước, rượu độc, đóng đinh. Về sau có chém ngang lưng, chém đầu, bắn chết, treo cổ, tàn nhẫn nhất là lột da và lăng trì. Lột da là từ thời Tam Quốc, Tôn Hạo bắt đầu dùng, Phù Kiên và Cao Lâm cũng đã dùng đến nhưng chỉ là lột da mặt. Đến triều Nguyên xuất hiện lột toàn bộ da người, dưới tay Chu Nguyên Chương lại càng hay dùng cách này nhưng chỉ để đối phó với tham quan. Tuy nhiên so với lăng trì thì lột da cũng chỉ như kiến gặp voi. Lăng trì đau đớn gấp ngàn vạn lần, đây là hình phạt do Vu Cao Dương tạo ra, hiện nay ở Liêu quốc vẫn còn sử dụng. Ở Tống triều vì lễ giáo nên trong hình luật không có hình pháp này nhưng khó tránh khỏi vì để hả giận và để trấn an lòng dân Tây Bắc mà Thạch Kiên sử dụng hình phạt này với y. Sự thật trong lịch sử, thời Tống Nhân Tông có Lý Phùng, Lưu Dục, Từ Cách vì mưu phản nên đã bị xử lăng trì.
Đao pháp trong lăng trì cũng không đến nỗi mười ngàn đao. Tiêu chuẩn đao pháp chia làm tám đao, hai mươi bốn đao, ba mươi sáu đao, bảy mươi hai đao, một trăm hai mươi đao. Nhưng cũng tùy từng tình huống, như thời Minh, thái giám Lưu Cẩn chịu hình phạt tới bốn ngàn ba trăm đao, tuy nhiên đao phủ mới thực hiện được ba ngàn ba trăm năm mươi bảy đao thì Lưu Cẩn đã chết rồi.
Cho dù Thạch Kiên dựa theo pháp lệnh Tống triều chém đầu y rồi giao thi thể cho người nhà của những người dân đã bị Nguyên Hạo hại chết ăn tươi nuốt sống y cho hả giận thì cũng đã là chuyện vô cùng tàn nhẫn rồi.
Bất kể nghĩ đến loại hình phạt nào thì trên mặt Ngô Hạo cũng đều đổ mồ hôi như tắm.
Thạch Kiên còn nói thêm:
- Bởi vậy lần này bản quan gọi ngươi đến là cho ngươi một cơ hội. Nếu ngươi có thể nói ra một chút thông tin tình báo hữu ích thì bản quan có thể cho ngươi tự xử bằng rượu độc.
Trong tất cả hình phạt thì rượu độc là nhẹ nhàng nhất, ít ra có thể bảo toàn thi thể, hơn nữa vì trong thi thể có độc nên dân chúng không thể ăn được.
Sắc mặt Ngô Hạo trở nên xám xịt, y nói:
- Được rồi, xin Thạch đại nhân cho tiểu nhân một cây bút.
Trong đêm đó, Ngô Hạo chẳng những viết hết tất cả tin tình báo của Tây Hạ ra mà còn vẽ cả địa lý vùng đóng quân của quân Tây Hạ. Sau đó y uống hết chén rượu độc Thạch Kiên đưa cho, từ từ nhắm mắt.
Vẻ mặt của y giờ là hối lỗi, chắc hẳn trước khi chết y đã cảm thấy thất vọng tại sao ngày đó không đi tìm Thạch Kiên, ngược lại chỉ vì cái lợi trước mắt mà đến cậy nhờ Nguyên Hạo. Hiện tại y đã chứng minh được năng lực của mình rồi nhưng đường sống thì cũng đã kết thúc.
Thạch Kiên nhìn thi thể của y thở dài:
- Sớm biết như thế ngày đó sao còn làm vậy.
Sau đó hắn vội tới Duyên Châu, hiện giờ mọi việc đều xảy ra theo đúng quỹ đạo của nó.
Hắn phải ở thành Duyên Châu chờ tin từ triều đình.
Nhưng hắn không biết việc hắn đưa Tô Sĩ Quốc đến Phượng Châu là khởi nguồn của một chuyện, có lẽ với hắn lúc đó thì chỉ là một chuyện nhỏ nhưng sự việc này đã phát triển rất nhanh khi hắn quay về kinh thành.
Ngọn nguồn sự việc rất đơn giản. Chủng Thế Hành biết được tri huyện Kính Dương Vương Tri Khiêm tuy chỉ là một viên quan nhỏ, phẩm bậc cũng không có, ở quê nhà lại làm chuyện xằng bậy. Nhưng y là một ác bá, nên không ai dám kiện cáo gì. Đến một lần y cưỡng đoạt một cô nương, lại đánh cha mẹ cô gái bị thương, mẹ cô gái cuối cùng không chịu nổi, không sợ bị y trả thù nữa mà đến tìm Chủng Thế Hành.
Tuy nhiên Vương Tri Khiêm này cũng không đơn giản. Bè lũ của y biết tin nên đã mật báo trước cho y vì thế Chủng Thế Hành chưa kịp thấy dẫn người tới bắt thì đã chạy trốn rồi. Tây Bắc vốn rộng lớn, phức tạp, y chạy tới đâu thì có trời mới biết. Chủng Thế Hành cũng không có cách nào tìm ra y, lại sợ người nhà cô gái kia bị trả thù nên đã đưa bọn họ tới huyện Kính Dương, rồi cho thêm ít tiền sống tạm. Vừa khéo lúc đó trong nhà ông ta cũng thiếu người hầu nên đã thu nhận cô gái về phủ làm nữ tỳ. Sau này thiên hạ đại xá, Vương Tri Khiêm cho rằng không còn nguy hiểm gì nữa nên lại trở về Kính Dương. Nhưng vì bình dân căm phẫn nên Chủng Thế Hành đã bỏ qua lệnh đại xá, bắt y về chịu tội, đánh một trăm gậy thật nặng. Cũng may cho Vương Tri Khiêm là thân thể y cũng tốt nếu không chịu một trăm gậy này chỉ sợ không toàn mạng. Trăm gậy này khiến y phải nằm liệt giường đến nửa năm mới đứng dậy được. Chuyện này chẳng những khiến người dân Kính Dương hả lòng hả dạ mà còn khiến Vương Tri Khiêm bớt lộng hành đi rất nhiều.
Kỳ thật chuyện này đã qua từ lâu, Chủng Thế Hành trải qua mấy lần nhậm chức nên cũng đã quên mất. Lần này Chủng Thế Hành lập đại công, người dân Phượng Châu tôn cha con Chủng gia thành đại anh hùng. Bên cạnh đó cũng có không ít kẻ nhìn không thuận mắt, trong đó có tri châu Phượng Châu. Bọn chúng không ngờ Chủng Thế Hành bình thường bất lộ sơn bất lộ thuỷ thế mà lại hoành tráng như vậy. Tuy rằng triều đình còn chưa phong thưởng xuống dưới nhưng ai cũng biết rằng Chủng gia từ giờ sẽ phát đạt.
Chủng Thế Hành cũng không phải kẻ ngốc. Ông ta biết đạo “trung dung” của người Trung Quốc. Làm quan càng phát thì lại càng phải cẩn thận. Hơn nữa con gái mình gây chuyện rắc rối khiến ông ta vô cùng tức giận, cả ngày đều như mất hồn ở trong phủ không bước chân ra ngoài.
Chung quy ông ta cũng là một người ngay thẳng, thế mà tai họa vẫn ập vào cửa. Ở Phượng Châu còn phải nhắc đến một người, đó là Vương Mông Chính. Ông ta vốn là một đại địa chủ Tứ Xuyên, lần này bởi vì con gái gả cho Lưu Tòng Đức, tuy không thành phi tần Hoàng đế nhưng cũng là Hoàng thân quốc thích. Hoàng thân quốc thích thì đương nhiên phải ở kinh thành. Thạch Kiên với những người này căn bản cũng không để ý.
Nhưng đây là thành Phượng Châu, không ai có thể trêu chọc vào. Còn có Hạ Tủng vì nịnh bợ Lưu Nga, lần này thắng trận Thiên Đô Sơn, nhờ trực giác nhạy bén mà y đã biết trước được, còn kéo theo Vương Mông Chính vào, để lão ta lão ta cũng có được một chức quan nhỏ. Sau đại thắng, Vương Mông Chính không biết trời cao đất rộng, tưởng rằng chính mình có thể vượt qua được Thạch Kiên, hiện tại lại có thêm quyền hành, luôn khoe khoang công lao, làm xằng làm bậy.
Rốt cuộc Chủng Thế Hành nhìn không vừa mắt, lấy tư cách là vị quan đứng thứ hai ở Phượng Châu ông ta xen vào chuyện này. Nhưng ông ta cũng biết Vương Mông Chính là Hoàng thân quốc thích vì thế đầu tiên ông ta thu thập chứng cứ, đối với Vương Mông Chính cũng không kiêng nể gì. Vương Mông Chính sau khi biết được tin này thì liền lấy quyền thế của mình ra uy hiếp nhưng Chủng Thế Hành vốn là một con người chính trực, giờ lại lập được công lớn, Tây Bắc còn có Thạch Kiên trấn giữ nên ông ta không thèm quan tâm đến lý lẽ Vương Mông Chính đưa ra.