Đại Tống Phong Lưu Tài Tử


Phu nhân của Đinh Phố thấy vậy, vội túm tay Hồng Diên và Lục Ngạc kéo lại, sau đó thì thầm vào tai các nàng. Nghe xong, các nàng cười khanh khách, xoay người tò mò nhìn Thạch Kiên.

Thạch Kiên cảm thấy rất bực bội, không phải chỉ là mình dậy thì sao, có vậy cũng phải nhiều chuyện ?

Hắn nhìn lại các nàng, nhưng ánh mắt lại nhìn chằm chằm vào ngực.

Hai thiếu nữ thấy vậy gắt nhẹ một tiếng, mặt đỏ hồng chạy về phòng. Từ đó về sau, ánh mắt các nàng nhìn Thạch Kiên luôn có thêm một tia xuân sắc.

Thạch Kiên thấy bộ dạng của hai tiểu nha đầu, hắn động tâm, vội niệm A Di Đà Phật, thầm nghĩ “Tiểu sinh mới dậy thì, còn chưa thể xx, đối với thân thể không có lợi”

Hết tết âm lịch, Thạch Kiên dậy thì, thân thể bắt đầu mọc trứng cá như nấm, càng ngày càng nhiều. Nhưng nhờ cuộc sống an bình, hắn lại cố gắng chăm chỉ luyện tập, vì thế khuôn mặt so với thiếu niên thường cũng không khác biệt nhiều. Hắn mặt ngọc, mày ngài, mắt kiếm sáng rực, thân người nho nhã, vô cùng khí chất, mỗi khi hắn ra ngoài là các tiểu cô nương lại vụng trộm bám theo ngắm nhìn không thôi.

Ngay cả Hoa tri huyện thấy hắn cũng ghen tị, Thạch Kiên chiếm hết tám phần tài hoa của thiên hạ thì thôi, không ngờ ngay cả tướng mạo, hấp dẫn nữ nhân cũng chiếm nốt tám phần.

Một buổi tối, khi Thạch Kiên kiểm tra lại sách vở, hắn chợt phát hiện rất nhiều bản thảo của hắn bị đánh cắp, số lượng có tới phân nửa. Hóa ra vì sách vở mua về ngày càng nhiều, lại thêm Hoàng đế ban thưởng, Thạch Kiên phải mở thêm một gian phòng, thông với thư phòng để chứa sách. Kẻ trộm lợi dùng trời mưa, đột nhập qua cửa sổ phía sau thư phòng để vào ăn trộm.

Đầu tiên, hắn ngẩn người, nhưng nghĩ lại chợt cuống lên. Không phải hắn tiếc mấy cuốn sách kinh, sử, tử , tập, mà trong số sách vở bị đánh cắp có cả những cuốn sách số học mà hắn viết mấy năm qua, có cả Truy Nguyên Học, thậm chí có cả bản nháp thiết kế loại thuyền mới. Bản nháp này hắn đã vẽ khá tỉ mỉ, nhưng chưa dám dâng cho Tống Chân Tông bởi vì có một số thứ còn chưa thực sự đúng lúc, hơn nữa trong triều hiện tại vô cùng lộn xộn, hắn cũng không muốn nhập cung.

Hắn lập tức bảo Đinh Phố báo án với Hoa tri huyện. Sau đó gọi Hồng Diên và Lục Ngạc canh giữ hiện trường, không cho ai tới gần.

Hoa tri huyện vừa nghe đã cảm thấy da đầu tê rần, đặc biệt là khi nghe Thạch Kiên nói bản nháp thiết kế loại thuyền mới cũng bị trộm đi, hắn ngay lập tức huy động toàn bộ nha địch tới Thạch gia.

Khi nha dịch tới, hắn thấy Hồng Diên đang dùng một cái dây thừng bao vây bốn phía căn phòng, khắp nơi đầy người tới xem, họ cũng muốn nhìn, ai là người cả gan dám ăn cắp cả đồ của bà cháu bồ tát sống Thạch gia.

Hoa tri huyện lập tức gọi người phong tỏa toàn bộ đường bộ và đường thủy, chợt Thạch Kiên nói:
- Hoa đại nhân, không cần.

Nói xong, hắn chỉ vào thư phòng lúc này đang dăng dây khắp nơi, nói:
- Đại nhân, người xem, hôm qua kẻ cắp lẻn vào thư phòng đã để lại dấu chân, hơn nữa dấu chân khắp nơi đều như nhau, chứng tỏ chỉ có một người gây ra. Đại nhân, lại nhìn dấu chân này, một dấu nông, một dấu sâu, chứng tỏ chân người này có tật. Hơn nữa qua cửa sổ có thể thấy dấu chân còn mới, chứng tỏ kẻ trộm còn chưa đi xa.

Thạch Kiên bình thường đều đọc sách đến hết giờ Hợi, khoảng 9-11h đêm giờ hiện đại, hắn cũng muốn nghỉ sớm nhưng không thể, ngoài đọc sách hắn còn luyện thư pháp, viết lại tri thức kiếp trước, hơn nữa hắn còn phải dùng bút lông để viết lại mọi thứ, không thể viết nhanh. Đối với điểm này Hoa tri huyện vốn rất bội phục Thạch Kiên, thiên phú trọng yếu, nhưng mấu chốt của thiên tài là cố gắng.
Ngay cả việc trước mắt, bằng vào trí thông minh, óc quan sát chỉ trong chốc lát hắn đã kiếm ra manh mối.

Có manh mối của Thạch Kiên, kẻ cắp rất nhanh đã bị tóm. Hắn là lão Tứ, ở Hà gia trang, cách Thạch gia hai dặm, hắn bị tàn phế một chân, trong nhà nghèo khó lại có một mẹ già bị bệnh, lão Tứ không có tiền mời đại phu xem bệnh vì thế phải đi ăn cắp.

Bà nội nghe qua gia cảnh của hắn, thở dài:
- Người này rất có hiếu, nhưng dù gia đình nghèo khổ cũng không cần phải đi trộm. Nếu thiếu tiền tìm ta được rồi.

Hoa tri huyện biết bà nội Thạch Kiên thiện lương, lại được Hoàng thượng ban thưởng rất nhiều, thêm tiền chia phần bán Thần Đồng Tửu nên không thiếu tiền bạc. Bà thường xuyên ra ngoài làm việc thiện, ngay cả đám tá điền cày ruộng nhà Thạch Kiên bà cũng miễn không thu tô. Năm ngoái, khi thu hoạch hoa màu, ai cũng biết ơn, mang rất nhiều thứ tới Thạch gia biếu tặng. Đời sống của đám tá điền ngày một tốt, bà nội Thạch Kiên lại thuê xe đi tới tận Thái Hồ để thắp hương lễ thần. Nghe nói chùa miếu ở đầu linh thiêng là tìm cách tới lễ, bất kể xa gần.

Khi lễ phật bà còn thưởng cho các hòa thượng rất nhiều tiền, lâu dần, mấy lão hòa thượng thấy bà nội Thạch Kiên lập tức chạy ra tiếp đón, bộ dạng khúm núm như chó gặp chủ nhân vậy.

Không bao lâu sau, lão Tứ bị bắt. Mặc dù hắn không ngu ngốc, đi rao bán ngoài đường, mà chào mời khách bên ngoài, nhưng những người này sao có thể tin tưởng đó là chữ của Thạch Kiên, có người nghĩ hắn muốn lừa đảo, có điều thấy chữ đẹp, cũng có người cho hắn mấy đồng.

Mặc dù so với giá của Hoàng thượng đưa ra mà hắn nghe được cách biệt rất xa, nhưng cực chẳng đã hắn vẫn bán. Khi bộ khoái túm được, hắn vẫn đang giao dịch với một thương nhân, người này vô cùng tinh mắt, nhìn thấy thư pháp hoàn mỹ, mặc dù không tin là Thạch Kiên viết nhưng cũng trả mười đồng một tấm. Lão Tứ thấy khách thích, kì kèo tăng giá, hai người cò kè qua lại đánh động bộ khoái, nên hắn bị tóm.

Khi bộ khoái xác nhận đó chính là chữ của Thạch Kiên, thương nhân kia vô cùng hối hận, khi đi còn tự vả vào miệng vài cái, đầu óc lùng bùng, quên cả bộ khoái, nói:
- Được rồi, ta trả ngươi một trăm đồng một chữ.

Nha dịch nghe vậy quát lớn:
- Ngươi muốn mua tang vật ?

Vị thương nhân kia bị dọa khiếp, liên tục lui lại phía sau, vấp ngã dúi dụi.

Tên nha dịch lại gần, khám xét một hồi rồi nói:
- Tên nhà giàu đáng thương, đầu óc của người vứt đi được rồi, một từ của tiểu Thạch tướng công mà muốn dùng một trăm đồng tiền để mua ?

Trải qua sự tra xét của Hoa tri huyện và nha sai, vụ án nhanh chóng chấm dứt.
Căn cứ theo lời khai của lão Tứ, họ tìm thấy sách vở của Thạch Kiên ở chuồng bò.
Hóa ra lão Tứ sợ bị lộ, nên đem giấu toàn bộ ở trong chuồng bò rồi dùng rơm rạ phủ lên. Không ngờ trong lúc hoảng hốt không cẩn thận để một tờ lòi ra.

Thấy những văn tự xinh đẹp bị vùi dưới chuồng bò hôi thối, Hoa tri huyện đau xót không thôi, thầm chửi mắng lão Tứ, giấu chỗ nào không giấu lại giấu ở chỗ hôi thối này. May mà những sách vở này không bị mất đi, nếu không sợ rằng lão Tứ có chết cũng không đền nổi.

Án tưởng đã dứt nhưng thực tế thì không, mặc dù án này chỉ là mất mát một ít sách vở văn tự, nhưng dựa trên giá thị trường, những văn tự này đáng giá bao nhiêu ?

Theo luật pháp đại Tống:
- Ăn trộm quá năm quan tiền sẽ bị xử tử, ăn trộm trên một trăm đồng tiền sẽ bị chặt tay.

Chữ của Thạch Kiên lúc này lại vô cùng quý giá, không phải ai cũng có, giá trị thì càng không phải bàn, nếu dựa trên luật pháp, chỉ cần ăn trộm một trang sách của Thạch Kiên lập tức sẽ bị tử hình.

Trải qua nghị án, tất cả thống nhất, tuyên án lão Tứ bản án tử hình.

Mẹ lão Tứ nghe tuyên án, lăn lộn trên mặt đất khóc lóc xin tha, nhưng luật pháp là luật pháp, cứ theo luật, mỗi trang sách của Thạch Kiên đáng giá 200 lạng vàng, có chém lão Tứ cả trăm lần sợ cũng chưa bù đủ.

Mấy hôm sau, Hoa tri huyện tới Thạch gia đúng lúc Thạch Kiên đang viết sách.

Lúc này, trên tay hắn cầm cuốn Tự Trị Thông Giám, mặc dù tiểu thuyết Thạch Kiên viết nổi tiếng khắp thiên hạ, mặc dù chưa đạt tới tầm những biên niên sử bất hủ, nhưng khi đọc qua một đoạn cuốn Tự Trị Thông Giám, Hoa tri huyện ngây người không tin vào mắt mình, đây là biên niên sử do một thiếu niên mười hai tuổi viết ?


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui