Đại Tống Phong Lưu Tài Tử


Đường vào Hoàng cung được mở rộng đến hai trăm thước, có thể nói, trên thế giới, đây là con đường rộng nhất. Cứ như vậy, người qua lại tấp nập hai bên đường. Cuối cùng xe ngựa cũng dừng tại đây, mọi người đều lấy làm lạ. Trên xe ngựa là một chiếc thùng thật lớn, ở trên có một vài sợi dây thừng to, trên nữa là một khí cầu làm bằng da trâu rất lớn. Có chút lành lạnh của gió xuân thổi qua còn làm nó lắc lư trên bầu trời trong trẻo.

Chân Tông và các đại thần đứng trước Hoàng cung, mong ngóng nhìn ra. Con người có thể bay lên trời, điều này ai mà không hiếu kì. Nhìn thấy khí cầu, Chân Tông quay sang hỏi Thạch Kiên:
- Thạch ái khanh, dựa vào nó mà có thể lên trời sao?

Thạch Kiên gật đầu. Kì thực, nguyên lí của nhiệt khí cầu rất đơn giản, cũng giống như trong sách vở. Trăm ngàn năm nay, nhân dân vẫn nhìn trời mà kính sợ. Nước ta thời xưa đã có Khổng Minh sáng chế ra đèn trời, ai nghĩ rằng có thể làm vật lớn hơn để đưa con người bay lên bầu trời? Hiện tại không có cao su, Thạch Kiên đành phải dùng da trâu thay thế. So với khinh khí cầu thì thì nhiệt khí cầu tương đối an toàn hơn. Ngay cả khi gặp sự cố, hơi nóng sẽ ngừng cung ứng. Do sức nâng của khí cầu, cũng chính là sức cản của không khí, khí cầu hạ xuống với tốc độ rất chậm, sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Quan trọng nhất là không có tấm da trâu nào lớn như vậy. Để làm được khí cầu này đã cần đến rất nhiều mảnh da ghép lại. Chỗ tiếp xúc phải khâu thật chắc, bằng không, khi khí nóng giãn nở, khí cầu nổ tung không phải là chuyện đùa. Thực tế trong lịch sử, lần đầu tiên khí cầu lên không đã gặp phải tình huống này. Bởi vậy khi làm khí cầu này, Thạch Kiên không dám qua loa mà phải tự mình giám sát.

Tiểu công chúa ngẩng đầu lên hỏi:
- Thạch học sĩ, cái đó có thể làm cho người ta bay lên trời được sao?

Nàng đã sớm hy vọng được thấy khí cầu này, đã mong chờ hơn nửa năm nay.

Triệu Trinh đứng bên cạnh Thạch Kiên đáp:
- Có thể chứ, bởi vì khi không khí bị đốt nóng, mật độ nhẹ, lại cộng thêm sức gió, cho nên có thể mang theo con người bay lên trời.

Hắn theo Thạch Kiên học vật lí được hơn nửa năm, những nguyên lí đơn giản này đã sớm hiểu. Nhưng về hoá học Thạch Kiên không dám dạy. Hắn sợ, nó sẽ đi ngược lại những nhận thức hàng trăm ngàn năm qua của dân chúng về tự nhiên cũng như những quan niệm Nho Giáo. Dựa vào một thiếu niên như hắn, làm sao dám đối đầu với dân chúng toàn thiên hạ.

Tiểu công chúa còn nói:
- Thạch học sĩ, ngươi thực sự là thần tiên hạ phàm, đến trợ giúp phụ hoàng chăng?

Thạch Kiên toát mồ hôi. Trong dân gian có thể có lời đàm tiếu như vậy, nhưng không thể đem chuyện đó nói với Hoàng Thượng mà được. Tiểu công chúa này không biết nghe được từ đâu, không ngờ trước mặt các đại thần cùng Hoàng Thượng, Hoàng Hậu mà dám nói ra.

Hắn nói:
- Công chúa điện hạ, lời này ngàn vạn lần cũng không thể nói ra. Tiểu thần chẳng qua là đọc nhiều sách một chút. Nếu quả thật là thần tiên hạ phàm thì cũng chỉ là một tiểu tiên. Bệ hạ mới chính là đại tiên, chuyên cai quản tiểu thần.

Chân Tông đắc trí cười. Tiểu tử này quả là lanh lợi.

Thạch Kiên nối một cái ống, châm lửa. Trong chốc lát, không khí trong khí cầu đã nóng lên, tạo thành gió thổi căng khí cầu, dây thừng cũng được kéo căng. Thạch Kiên biết đã sắp tới lúc. Nhưng lại có chút khó khăn, hắn hỏi Chân Tông:
- Bây giờ là ai lên trước đây?

Theo đạo lý, Chân Tông phải là người lên trước, dù sao hắn cũng là Thiên Tử, chỉ là lên trời thôi, chuyện này bảo lớn thì lớn mà bảo nhỏ thì là nhỏ. Nhưng nếu có người đem chuyện này ra để đàm tiếu, Thạch Kiên sẽ không gánh nổi tội. Mà nếu Chân Tông lên đầu tiên cũng có thể có người nói ra nói vào.

Cũng giống như Khấu Chuẩn. Năm Cảnh Đức thứ nhất (năm 1004), Liêu Thánh Tông thân chinh chinh phạt Tống. Tống Chân Tông sợ địch, nghe theo lời Vương Khâm, dời đô về Kim Lăng. May có Khấu Chuẩn sắp xếp, khuyên Chân Tông tới đốc thúc binh sĩ, kết quả là binh sĩ đại chấn, ký kết “Hiệp ước Thiền Uyên” (1). Năm Cảnh Đức thứ ba, Vương Khâm khiêu khích Tống Chân Tông :
- Hiệp ước Thiền Uyên, bệ hạ không nghĩ đến sỉ nhục mà chỉ Khấu Chuẩn có công với xã tắc sao được??... Hiệp ước Thiền Uyên chẳng qua là vì bất đắc dĩ, quả thật là sỉ nhục.
Sau đó bãi chức của Khấu Chuẩn.

1. Hiệp ước Thiền Uyên: Năm 1004, người Khiết Đan phát động chiến tranh chống nhà Tống. Đại đa số đại thần của Tống không muốn giao tranh mà chỉ muốn hòa hoãn; duy chỉ có tể tướng Khấu Chuẩn, người đứng đầu phe thiểu số chủ chiến, là cực lực phản đối, muốn giao tranh. Cuối cùng thì Khấu Chuẩn cũng thuyết phục được Chân Tông ngự giá thân chinh. Quân đội hai bên giao tranh tại Thiền Uyên (nay là khu vực phụ cận địa cấp thị Bộc Dương, tỉnh Hà Nam, phía bắc Hoàng Hà). Kết quả quân Tống thắng. Mặc dù giành chiến thắng, nhưng năm 1005 triều đình nhà Tống vẫn ký hòa ước Thiền Uyên. Hiệp ước này đã tạo ra hòa bình giữa hai quốc gia trong trên 100 năm, nhưng với một giá mà nhà Tống phải ở vị trí thua sút so với nhà Liêu, với mỗi năm Tống phải nộp cho Liêu 100.000 lạng bạc và 20.000 thếp lụa. Hai nước kết nghĩa làm huynh đệ quốc (nước anh em) với Liêu Thánh Tông Da Luật Long Tự nhận Chân Tông là anh, Chân Tông gọi Tiêu thái hậu nhà Liêu là thúc mẫu. Sự chấp nhận vị trí thua sút có thể coi là tai họa trong chính sách ngoại giao của nhà Tống, trong khi việc cống nộp này, dù chậm chạp, nhưng dần dần làm hao mòn ngân khố quốc gia của Tống.
Tống Chân Tông – Wikipedia tiếng Việt

Phải nói hiện tại Vương Khâm đối với hắn không xấu, có lẽ Vương Khâm thấy Thạch Kiên ở Hoà Châu và hắn có chút tương đồng nên tiến cử hiền tài. Nhưng trong triều không ít người đố kị với hắn. Nếu chẳng may là tiểu nhân hay nguỵ quân tử, đem chuyện đó ra mà bắt bẻ, thật là tự làm khó mình. Dù sao cũng là lần đầu tiên loài người bay lên trời. Năm đó Khấu Chuẩn có công lao lớn như vậy, có thể nói không có Khấu Chuẩn, Tống triều đã sớm thành triều đại Nam Tống hoặc là Đông Tấn, tử thủ ở Giang Nam, bị Vương Khâm làm cho lụn bại, tính gì đến mình nữa.

Vương Khâm từng khuyên Thạch Kiên:
- Truy nguyên số học là một môn học vấn, nhưng dù sao cũng là học vấn của thợ thủ công. Thiên tử là phải học kinh nghĩa, thống tri thiên hạ. Ngàn vạn lần không thể để đế vương rơi vào cuộc truy nguyên luẩn quẩn.

Thạch Kiên cũng đồng ý với lời này của hắn. Không thể để Triệu Trinh trở thành hoàng đế thợ mộc của Minh triều kia, suốt ngay chỉ biết đóng đồ đạc mà bỏ bê việc triều chính, khiến cho Minh triều rối loạn, sau đó đem một giang sơn rách nát trao cho đệ đệ. Cuối cùng Tuý Trinh có muốn thống trị thiên hạ cũng không được nữa. Đầu tiên là nội chiến, sau là người Thanh nhập quan rồi mất nước.

Lúc này Triệu Trinh lại nói đỡ cho Thạch Kiên:
- Vương thái bảo, Thạch học sĩ cũng thường xuyên dạy ta học đạo thống trị thiên hạ. Chỉ có điều hắn không nói đạo lý lớn.

Vương Khâm cũng nghe nói ngày đầu tiên Thạch Kiên tiến cung, Hoàng thái tử thông minh này đã giao hỏi khó hắn một số vấn đề, liền cười cười không nói.

Đợi cho Vương Khâm rời khỏi, Triệu Trinh lén lút hỏi Thạch Kiên:
- Ta thường nghe nói về tiểu nhân quân tử, họ Vương kia có phải là một kẻ tiểu nhân không hay nên nói là một gian thần?

Thạch Kiên, thiếu chút nữa muốn bịt miệng hắn lại. Hắn trầm mặc trong giây lát rồi nói:
- Cũng không hoàn toàn đúng, mà cũng không thể hoàn toàn phủ nhận. Vương đại nhân cũng vì cống hiến cho Tống Triều thôi.

Nhắc tới Vương Khâm, không ai nói lời hay về hắn. Chân Tông lúc tuổi già sở dĩ làm ra những chuyện hoang đường như vậy đều là do Vương Khâm bày ra. Nhưng không thể phủ nhận tài năng của hắn trong lĩnh vực kinh tế. Khi hắn chấp chính, Tống Triều ở giai đoạn phồn thịnh nhất, hơn nữa hắn không như Vương An Thạch, âm mưu tạo phản nhưng không thành. Nói cách khác, theo lời Thạch Kiên, hắn là nhân vật không thích tiếng tăm. Cho nên, luận về tiểu nhân hắn đích thị là tiểu nhân, còn kẻ đáng sợ hơn chính là Đinh Vị.

Triệu Trinh suy tư một chút rồi nói:
- Thạch học sĩ, theo ta biết, quân tử có cách làm của quân tử, tiểu nhân có cách làm của tiểu nhân. Tỷ như ngươi viết bản “Tam Quốc” kia, trong đó có đoạn “ngoại sự hỏi Chu Du, nội sự hỏi Trương Chiêu”.

Thạch Kiên mừng rỡ, hắn cười nói:
- Điện hạ anh minh.

Triệu Trinh vui vẻ nói:
- Học sĩ, ngươi ngày đó đã huyết thề trợ giúp Đại Tống ta đánh lại các cường quốc. Nhất định ngươi phải giúp ta.

Rồi hắn cầm chặt tay Thạch Kiên. Hai thiếu niên nhìn nhau cười, nụ cười từ tận đáy lòng, khiến hai người một lần nữa cảm thấy yên lòng.

Vấn đề Thạch Kiên hỏi đủ bén nhọn để các đại thần không một ai dám mở miệng.

Lúc này Lưu Nga hỏi:
- Thạch ái khanh, người ở trên khí cầu liệu có nguy hiểm gì không?

Thạch Kiên đáp:
- Người khác làm thần không dám nói, nhưng thần làm cam đoan không có nguy hiểm. Nhưng sau một thời gian nếu muốn sử dụng lại cần phải tu sửa. Bởi vì những chỉ gai này sẽ mòn dần theo thời gian, có thể gây nguy hiểm

Chân Tông nghe nói không có gì nguy hiểm cũng nóng lòng muốn lên khí cầu sớm. Vì thế hắn nói:
- Vậy trẫm sẽ lên khí cầu trước.

Thạch Kiên nói:
- Bệ hạ có thể lên khí cầu này, cũng chỉ có bệ hạ mới có tư cách là người đầu tiên đặt chân lên khí cầu, và tiểu thần cũng sẽ luôn ở bên cạnh bệ hạ, còn vì bệ hạ biểu diễn một tiết mục. Là tiết mục rất hay. Nhưng bệ hạ về sau không được cho phép có những người khác đem chuyện này ra đàm tiếu.

Chân Tông cười cười nói:
- Trẫm có thể cam đoan. Nhưng ngươi còn có tiết mục hay gì?

Thạch Kiên khẽ mỉm cười, hắn thần bí nói:
- Đến lúc đó bệ hạ sẽ biết, nhưng bệ hạ yên tâm, tiểu thần biểu diễn tiết mục này đặc biệt rất an toàn.

- Sao?
Chân Tông nghe xong lại càng nóng ruột. Hắn biết sự kiện đấu trí với đám người Liêu Quốc ở Hoà Châu, việc nào cũng đều thần kỳ vô cùng.

Tiểu công chúa cũng muốn lên trước. Vì vậy khí cầu đầu tiên có Chân Tông, tiểu công chúa, Thạch Kiên và một binh sĩ. Đương nhiên người lên khí cầu đầu tiên phải là Chân Tông. Thạch Kiên còn bảo bọn họ mặc nhiều áo, dù sao trên trời cũng lạnh hơn so với mặt đất. Chân Tông vốn thân thể không được tốt, lại dễ bị cảm. Nếu chẳng may bị cảm lạnh rồi nguy hiểm đến tính mạng thì mạng của Thạch Kiên cũng khó giữ.

Sau khi bọn họ lên khí cầu, có một người do Thạch Kiên huấn luyện chuyên môn, bắt đầu thả dây phía dưới khí cầu. Dây thừng này cũng là do Thạch Kiên mời thợ giỏi dùng dây chắc để bện.

Nhìn khí cầu lên cao. Mọi người bên dưới càng ngạc nhiên, thán phục.

Khấu Chuẩn lại kêu lên, nói:
- Truy nguyên thật sự là thần kỳ, không được, lão tử ngày mai cũng phải học.

Nghe hắn tự xưng lão tử, các đại thần bên cạnh nghĩ đến sáng nay Thạch Kiên viết đề bài từ có câu “lão tử kim triêu” (2), nhìn lại hắn mà bật cười.

2. Thấm viên xuân - Tương chỉ tửu, giới tửu bôi sử vật cận (Tân Khí Tật)
Bôi nhữ lai tiền!
Lão tử kim triêu,
Điểm kiểm hình hài.
Thậm trường niên bão khát,
Yết như tiêu phủ;
Ư kim hí thuỵ,
Khí tự bôn lôi.
Nhữ thuyết Lưu Linh,
Cổ kim đạt giả,
Tuý hậu hà phương tử tiện mai.
Hồn như thử,
Thán nhữ ư tri kỷ,
Chân thiểu ân tai!

Cánh bằng ca vũ vi môi,
Toán hợp tác bình cư chậm độc sai.
Huống oán vô đại tiểu,
Sinh ư sở ái;
Vật vô mỹ ác,
Quá tắc vi tai.
Dữ nhữ thành ngôn,
Vật lưu cức thoái,
Ngô lực do năng tứ nhữ bôi.
Bôi tái bái đạo:
Huy chi tức khứ,
Chiêu tắc tu lai.

Thấm viên xuân - Sắp từ rượu, khuyên chén rượu chớ đến gần (Người dịch: Nguyễn Xuân Tảo) – thivien
Chén lại đây!
Hôm nay già này,
Xem xét kỹ trong người.
Bao năm trường mang bệnh,
Cổ khô nóng rát,
Giờ chỉ buồn ngủ,
Thở ngáy vang trời.
Mày bảo Lưu Linh,
Là bậc hiểu đời,
Chết thì chôn, có sợ gì say.
Nếu quả vậy,
Ôi! Mày đối với bạn,
Ân tình bạc thay.

Mày mượn ca hát nhử mồi,
Khác nào đưa thuốc độc cho người đời.
Huống yêu gây hờn oán,
Lớn nhỏ ai hay,
Quá mức sinh hại,
Xấu tốt kệ thây.
Giờ ta bảo thật,
Phải cút tức khắc,
Sức ta đủ phanh thây mày.
Chén cúi đầu lạy:
Xua xin đi thẳng,
Gọi sẽ về ngay.

Trên khí cầu Thạch Kiên còn lo lắng một việc, đó là sức khoẻ Chân Tông không được tốt, có chứng sợ độ cao. Nhưng khí cầu càng lên cao, Chân Tông lại càng tỉnh táo. Hắn còn trỏ tay xuống dưới nói kia là kinh thành, cung điện của trẫm, đây là đường phố, còn khen nhìn được rất xa. Có lần vì muốn xem cho rõ, hắn vươn cả người ra bên ngoài, làm Thạch Kiên hoảng hốt, liều mình với tay túm hắn vào.

Tiểu công chúa thì khác, ban đầu nàng còn hưng phấn mà la lên, nhưng sau lại co rúm người vào bên trong, không dám nhìn xuống nữa.

Lúc này dây thừng đã căng, cũng là năm trăm thước, vì sức gió nên khí cầu cách đất khoảng 300 thước theo phương vuông góc. Chân Tông hứng trí nói:
- Thạch ái khanh, quả đúng là cao hơn so với cái lò cao do ngươi làm ra.

Thạch Kiên nói:
- Nhiệt khí cầu này là tiểu thần nghiên cứu chưa tốt, nếu không đã có thể bay cao hơn nữa.

Chân Tông lại sửng sốt. Hiện tại bọn họ đang ở rất cao vậy mà còn có thể cao hơn sao.

Thạch Kiên nói:
- Cho nên tiểu thần nói học không bao giờ là đủ.

Chân Tông vỗ vỗ bờ vai của hắn nói:
- Cho nên toàn bộ Đại Tống chỉ có ngươi có thể nói như vậy, bọn họ đều không lãnh hội được đến học vấn chân chính.

Thạch Kiên lại đổ mồ hôi, đây là ở trên khí cầu, nếu trên mặt đất, Chân Tông nói ra lời này còn không khỏi làm người khác đố kỵ.

Thạch Kiên vội vàng nói:
- Đó là vì chuyên môn của từng người, ví như Khấu đại nhân chuyên chính sự, Vương đại nhân khéo kinh tế. Ai cũng có sở trường riêng.

Chân Tông quay đầu nói:
- Trẫm biết ngươi khiêm tốn, nhưng trẫm thấy ngươi cái gì cũng tài giỏi hơn người, phải nói là toàn tài. Đáng tiếc ngươi còn quá nhỏ, nếu không trẫm sẽ trọng dụng ngươi.

Thạch Kiên vội vàng chắp tay nói:
- Tiểu thần không dám nhận khích lệ này, nhưng tiểu thần có thể cam đoan tiểu thần sẽ vì bệ hạ và giang sơn cung cúc tận tụy, báo đáp bệ hạ đã hậu ái tiểu thần.

Chân Tông trìu mến nói:
- Hảo hài tử.

Hắn lại nghĩ tới, nói:
- A, trẫm đã quên, ngươi đã nói vì trẫm biểu diễn một tiết mục.

Thạch Kiên nói:
- Vâng, tiểu thần lập tức biểu diễn vì bệ hạ, nhưng trong chốc lát bệ hạ không cần kinh hoảng, tiểu thần rất an toàn.

Nói xong hắn lấy ra đồ gì đó khoác lên trên người, sau đó đầu hướng ra phía ngoài, nhìn độ ột chút, hướng gió và hoàn cảnh phía dưới, rồi từ khí cầu nhảy xuống.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui